Lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc : Tham ô trở thành văn hóa
Trưởng ban Kỷ Luât đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Kỳ Sơn. Ảnh chụp ngày 2/09/2015.REUTERS/Jason Lee/File Photo
Bằng lời lẽ gay gắt pha chút tuyệt vọng, Trưởng ban Kỷ Luật đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Kỳ Sơn mô tả tình trạng tham nhũng tại Trung Quốc mà ông gọi là « đã trở thành bệnh hoạn ». Sau 5 năm nỗ lực bài trừ, nạn tham ô không giảm mà còn bám sâu, lan rộng, như một thứ « văn hóa chính trị » của Đảng.
Theo Reuters, những lời bình luận trên đây của Vương Kỳ Sơn, người được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao trách nhiệm bài trừ tham nhũng, được công bố vào lúc lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Trùng Khánh, Tôn Chính Tài, đột nhiên bị cách chức và bị điều tra tội tham ô. Một nhân vật khác, thân cận với Tập Cận Bình là Trần Mẫn Nhĩ, lên thay.
Trong bài tham luận trên Nhân Dân Nhật Báo, thứ Hai 17/07/2017, ông Vương Kỳ Sơn cho biết, chính sách trong sạch hóa bộ máy Đảng do chủ tịch Tập Cận Bình phát động từ khi lên cầm quyền cách nay 5 năm, thường xuyên đụng phải những vấn đề cố hữu : thanh tra cơ quan nào là phát hiện cơ quan đó có tham ô. Ông chỉ ra ba nhược điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc để giải thích : lãnh đạo suy yếu, tổ chức buông thả, kỷ luật lỏng lẻo. Căn nguyên nguồn cội của tình trạng này, cũng theo Vương Kỳ Sơn, là « sinh hoạt trong Đảng không nghiêm túc và không lành mạnh ».
Nhân vật được xem là có uy quyền đứng hàng thứ hai tại Trung Quốc, chỉ kém chủ tịch Tập Cận Bình, cho rằng cuộc chiến chống tham ô là một cuộc « vạn lý trường chinh ».
Còn theo giới thạo tin tại Bắc Kinh, vây cánh của ông Tập Cận Bình chuẩn bị sắp xếp nhân sự, chọn người thân tín cho đại hội Đảng vào cuối năm. Lãnh đạo Đảng tại Trùng Khánh, Tôn Chính Tài, dường như bị Ủy Ban Kiểm Tra và Kỷ Luật Đảng phê bình là không chu toàn nhiệm vụ bài trừ tận gốc ảnh hưởng « độc hại » của người tiền nhiệm là Bạc Hy Lai. Đối thủ của ông Tập Cận Bình trong đợt tranh giành quyền lực 5 năm trước đây đang thọ án tù chung thân với tội danh tham nhũng.
Tưởng Giới Thạch: ‘Nước bị diệt vong còn có thể phục hưng, nhưng văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả đều bị hủy’
“Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt”. Nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc (sau này là Đài Loan) Tưởng Giới Thạch đã từng nói như vậy. Ông hoàn toàn thấu hiểu tầm quan trọng sống còn của giáo dục và văn hóa.
Trong thời kỳ kháng Nhật, toàn bộ sinh viên trường Đại học Liên hợp Tây Nam cuốc bộ từ Bắc Kinh đến Côn Minh để tránh nạn. Trước nay, nhiều người vẫn chỉ nghĩ đơn thuần như vậy.
Tuy nhiên, sau khi tra lại các tài liệu mới biết rằng, họ đi từ Trường Sa đến Côn Minh, tất cả chỉ có khoảng hơn 300 nam sinh viên và vài chục giảng viên. Tất cả những người đi bộ đều phải qua kiểm tra sức khỏe rất kỹ lưỡng và được trung tướng Hoàng Sư Nhạc dẫn quân theo bảo hộ. Những sinh viên và giảng viên còn lại đều ngồi xe đi đường vòng qua Quảng Tây rồi tới Côn Minh. Toàn bộ chi phí đều được Bộ giáo dục đảm trách.
Hồi đó Quốc quân (quân Quốc Dân Đảng) một hàng mới có một cái khăn mặt, trang bị cho mỗi người một cái mũ sắt cũng là điều khó thực hiện, vậy đất nước làm gì có đủ tiền để di chuyển nhiều người đi như vậy?
Lý do chính là bắt đầu từ một câu nói của Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt“.
Tưởng Giới Thạch đã bỏ rất nhiều tâm huyết cho giáo dục. Lúc đó, ông ra lệnh cho các trường không được ngừng dạy, thầy cô giáo không thể bị cắt giảm lương. Trường học nằm trong vùng bị chiếm đóng phải tiếp nhận học sinh lưu vong một cách vô điều kiện. Đến tận lúc nước mất nhà tan, Tưởng Giới Thạch vẫn luôn lo nghĩ cho nền giáo dục nước nhà và thế hệ tương lai của đất nước. Ông còn nói, nước mất nhà tan, việc gì có thể chậm trễ nhưng cho trẻ em đi học thì không thể chậm trễ.
Trong tiểu thuyết “Vây thành”, Tiền Chung Thư miêu tả rằng, Phương Hồng Dần và những giáo viên dạy tại trường Đại học Tam Lư là ngồi trên khoang hạng nhất của tàu từ Thượng Hải mà đến. Khoang hạng nhất vốn chỉ dành cho thương gia, quan chức, đủ hiểu các giáo viên thời ấy được biệt đãi thế nào.
Sau này, Phương Hồng Dần lâm vào cảnh khốn cùng trên đường chính là bởi vì tiền trợ cấp gửi không thể đến tay họ. Trong toàn cuộc kháng chiến, các giáo viên này chưa từng lâm vào cảnh thiếu tiền trợ cấp như vậy.
Hơn 300 sinh viên đi bộ có Hoàng trung tướng hộ vệ, cứ sau mỗi giờ lại uống nước một lần, đi 40 dặm thì nghỉ ngơi một lần, quân hộ vệ đối xử với họ rất chu đáo. Hồ Nam là nơi có rất nhiều thổ phỉ nhưng bất ngờ là người ta thấy có treo những tấm bảng kiểu như: “Thổ phỉ, xin hãy buông tha cho sinh viên”.
Đến Vân Nam, chủ tịch là Long Vân Long lệnh cho quân lính đến dàn ra hai bên đường để hộ vệ, không được mắc một sai lầm nào. Khi sinh viên đến Côn Minh cũng không lập tức đi vào thành, mà ở tại cầu gỗ lớn nghỉ ngơi một đêm. Ngày hôm sau mới tổ chức một lễ đón sinh viên vào thành phố rất long trọng, mọi người đổ xô ra đường chào đón.
Trung tướng Hoàng bàn giao 300 sinh viên cho hiệu trưởng trường Bắc Đại tại cửa khẩu Viên Thông Sơn. Trên suốt chặng đường núi cao hiểm trở ấy, các sinh viên không hề hấn gì dù chỉ là một cọng tóc.
Trong thời gian ở Côn Minh, sinh viên trường Đại học Liên hợp Tây Nam ngoài việc lên lớp học tập như bình thường, còn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền chống Nhật. Dưới sự giúp đỡ của trường Đại học Liên hợp Tây Nam, Đài phát thanh Côn Minh dùng 19 loại ngôn ngữ khác nhau để thông tin cho thế giới biết về cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc.
Trong thời gian kháng chiến, những nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cũng không hề gián đoạn, thậm chí sau kháng chiến chống Nhật trường Liên hợp Tây Nam đã bắt đầu nghiên cứu về bom nguyên tử.
Trường Đại học Liên hợp Tây Nam còn xây dựng các học viện giáo dục. Học sinh trong học viện cần phải thực tập nên họ lập thêm các trường tiểu học và trung học trực thuộc. Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh, đây có thể được coi là những khoản đầu tư “vô cùng xa xỉ”.
Động viên học sinh ra trận là tự hủy diệt đi tương lai của mình
Trường Đại học Liên hợp Tây Nam đã 4 lần tổ chức phong trào tòng quân cùng đất nước chống Nhật, nhưng ba lần đầu đều bị chính phủ cự tuyệt, thậm chí… “đàn áp”.
Nguyên nhân vì chính phủ Quốc Dân Đảng đương thời nhận định học sinh là tương lai của đất nước, không ai có thể thay thế vai trò của học sinh, sinh viên được. Động viên học sinh ra trận là tự hủy diệt đi tương lai của mình.
Trường Đại học Liên hợp Tây Nam thực sự là một kỳ tích trong lịch sử giáo dục thế giới. “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt”.
Chính tầm nhìn xa trông rộng của chính phủ Quốc Dân Đảng, sự coi trọng giáo dục, hiền tài của Tưởng Giới Thạch.
Phục hưng văn hóa truyền thống Á Đông
Sau này, khi ra đảo Đài Loan, Tưởng Giới Thạch cũng dành rất nhiều công phu quan tâm, coi sóc giáo dục, đặc biệt xem trọng lịch sử và quốc ngữ. Tại bậc học phổ thông, các tiết học quốc văn, lịch sử và văn hóa Trung Hoa phải chiếm một nửa chương trình học. Ông cũng yêu cầu nhà trường phải dạy cho học sinh biết “lễ nghĩa và liêm sỉ” để nuôi dưỡng cái gốc văn hóa truyền thống Á Đông.
Vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5.000 năm.
Chỉ cách đó một eo biển, Đài Loan dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5.000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở đại lục“.
Giáo dục là khởi nguồn của mọi điều, là gốc rễ sự hưng thịnh của một quốc gia, là nền móng của mọi sự phát triển. Một học giả Mỹ từng nói: Ở bất kỳ một quốc gia hay trong một xã hội nào bất kể hạng người nào cũng có thể trở nên xấu xa. Tuy nhiên có ba loại người không thể trở nên xấu đó là giáo viên, bác sĩ và thẩm phán.
Giáo viên trở nên xấu xa sẽ khiến cả một thế hệ học trò lầm lỡ, bác sĩ trở nên xấu xa sẽ coi mạng người như cỏ rác, thẩm phán trở nên xấu xa sẽ làm mất đi sự công bằng của pháp luật. Nếu ba kiểu người này trở nên xấu xa, xã hội sẽ đảo loạn, đạo đức, luân thường về cơ bản là chẳng còn.
(Tham khảo bài viết của Giáo sư Ngụy – trường Đại học Sư phạm Thủ đô (Capital Normal University))
Kiên Định
Đằng sau việc 'ngôi sao đang lên' Tôn Chính Tài bị điều tra
TPO - Tại phiên khai mạc cuộc họp cấp cao về kinh tế ở Bắc Kinh, Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài vẫn xuất hiện tươi cười, chụp ảnh cùng các thành viên Bộ Chính trị. Chiều 15/7, tại phiên bế mạc, người ta không còn nhìn thấy ông xuất hiện trên ống kính truyền hình. Ngay tối đó, Tân Hoa xã đưa tin: "Bí thư thị ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật".
Theo các nguồn tin của tờ South China Morning Post, Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài có thể sẽ không được tiếp tục trọng dụng trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19 sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay.
Ông Tôn Chính Tài, 54 tuổi, từng là một trong ba ứng cử viên trẻ nhất cho vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tương lai. Hai ứng viên còn lại là Bí thư tỉnh ủy Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ, sinh năm 1960, và Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, sinh năm 1963.
Ngay sau khi thông báo ông Tôn Chính Tài không còn là Bí thư của Trùng Khánh, ông Trần Mẫn Nhĩ đã được bổ nhiệm làm Bí thư thành phố này. Ông Tôn Chính Tài cũng không có mặt tại lễ bàn giao chức vụ. Đây được cho là một dấu hiệu bất thường.
Ông Tôn từng được coi là ứng viên tiềm năng cho chức thủ tướng Trung Quốc. Tuy nhiên cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc đã chỉ trích ông và nhà chức trách Trùng Khánh vì chưa nỗ lực hết mình để loại bỏ ảnh hưởng của ông Bạc Hy Lai. Ông Bạc, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, đã bị tuyên án tù chung thân vì tội tham nhũng và lạm quyền.
Vắng mặt bất thường
Theo một nguồn tin ở Trùng Khánh, ông Tôn Chính Tài là thành viên trẻ tuổi nhất trong số 25 ủy viên Bộ chính trị, bị cho là "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng".
Cuộc họp nội bộ vừa diễn ra tài Trùng Khánh không nêu rõ ông Tôn đã chính thức bị điều tra hay chưa., nhưng việc ông Tôn không có mặt tại lễ bàn giao chức vụ là dấu hiệu bất bình thường. Trong khi đó, một nguồn tin khác khẳng định ông Tôn đã bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc cho miễn nhiệm.
Ông Trần Đạo Ấn, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Đại học Khoa học chính trị và luật Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, tên của ông Tôn Chính Tài không được đề cập trong lễ chuyển giao quyền lực cũng là chuyện bất thường và nó cho thấy ông Tôn có thể đang gặp rắc rối.
“Thông thường, quy trình cuộc họp là tổng kết hoạt động của người tiền nhiệm, sau đó người kế nhiệm cảm ơn người tiền nhiệm", ông Trần nói.
Nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh Trương Lập Phàm cho biết: "Riêng lời phê bình 'Trùng Khánh chưa quét sạch tầm ảnh hưởng độc hại của Bạc Hy Lai-Vương Chí Quân' của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương đã có thể hiểu rằng đường quan lộ của ông Tôn Chính Tài khó có thể diễn ra suôn sẻ".
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng không đưa tin vị trí sắp tới của ông Tôn Chính Tài là gì. Nhưng chắc chắn, con đường vào Bộ Chính trị của ông Tôn đang bị thu hẹp lại.
Ông Tôn Chính Tài được cho là người thân tín của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông là Bộ trưởng trẻ nhất của Trung Quốc dưới thời cựu Thủ tướng này, khi trở thành Bộ trưởng Nông nghiệp lúc 43 tuổi.
Năm 2009, ông Tôn được chuyển sang làm Bí thư tỉnh Cát Lâm và sau đó được bổ nhiệm làm Bí thư Trùng Khánh vào năm 2012 sau khi cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị điều tra vì tham nhũng.
Tân Bí thư Trùng Khánh là ai?
Ông Trần Mẫn Nhĩ được xem là một trong những người thân tín nhất của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Ông hiện là một trong 205 ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị.
Ngay từ tháng 3/2017, giới thạo tin đồn đoán, ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ nhảy "2 cấp" để vào Bộ Chính trị. Việc ông Nhĩ được bổ nhiệm làm Bí thư Trùng Khánh cũng đồng nghĩa với việc ông chắc chân vào Bộ Chính trị. Bởi lẽ, Trùng Khánh với hơn 30 triệu dân và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân, và theo truyền thống, Bí thư luôn là uỷ viên Bộ Chính trị.
Ông Trần Mẫn Nhĩ đã từng phụ trách cơ quan tuyên giáo tỉnh Triết Giang khi ông Tập Cận Bình làm Bí thư tỉnh này, giai đoạn từ 2002 - 2007. Ở vai trò này, ông Trần thường cho đăng các bài viết của ông Tập trên báo tỉnh. Đã có hơn 200 bài xã luận được in thành sách, được xem là khởi nguồn cho các tư tưởng chính trị của ông Tập.
Vào tháng 11/2012, chỉ 33 ngày sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trần Mẫn Nhĩ được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quý Châu, tỉnh nằm ở phía đông nam Trung Quốc. Vào tháng 7/2015, ông Trần được chỉ định làm Bí thư tỉnh này và trở thành một trong những bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Trung Quốc.
Giáo sư Lôi Cường thuộc khoa chính trị ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói: “Ông Trần được cho là người ủng hộ ông Tập trong chiến dịch xóa nghèo và gặt hái được những kết quả ở một trong những chương trình làm việc của ông Tập. Ông Trần luôn ủng hộ các chủ trương của ông Tập”.
SCMP, Wall Street Journa
Xem thêm:
- Tâm sự của du khách Trung Quốc: ‘Tới Đài Loan, tôi mới nhận ra mình đã từng bị lừa dối’
- Tưởng Giới Thạch và công cuộc phục hưng văn hóa
- Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ tại Đài Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét