Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Ông Putin nói thật về việc Liên Xô tan rã



Sự kiện Liên Xô tan rã đã cung cấp cho ông Putin những bài học trong quá trình thực thi quyền lực…
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm đào tạo Sirius dàn cho các tài năng trẻ ở Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ sự kiện có tác động lớn nhất tới cuộc đời ông chính là sự tan rã của nhà nước Liên Xô vào năm 1991, theo Reuters.
Còn nhớ vào ngày 18/3/2014, khi tuyên bố xác lập lại chủ quyền của nhà nước Nga đối với bán đảo Crimea, Tổng thống Putin đã miêu tả việc Liên Xô tan rã là bi kịch địa chính trị lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20.
Theo giới phân tích, nhận định của Tổng thống Putin về tác động bởi sự mất đi của thực thể được xem là 1 trong 5 cường quốc vĩ đại nhất mọi thời đại – theo xếp hạng của Tạp chí The Nation Interest – đã thể hiện rõ sự nuối tiếc của nhà lãnh đạo Nga về sự tan rã của Liên Xô.
Ong Putin noi that ve viec Lien Xo tan ra Tổng thống Putin đang làm tái sinh những giá trị tiến bộ của chế độ Xô viết Nay ông Putin cho biết đó là sự kiện ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời ông càng làm sâu sắc thêm cảm nhận đó và qua đó càng cho thấy khát vọng của người đứng đầu điện Kremlin trong việc làm hồi sinh nhà nước Nga vĩ đại.
Liên Xô tan rã chỉ là bi kịch nên lịch sử sẽ tái sinh những giá trị tiến bộ của chế độ Xô viết
Khi nhận định một sự kiện chính trị tiêu cực là một bi kịch, nghĩa là nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga đã xem kết quả tiêu cực của sự kiện ầy là do lỗi của tác giả sự kiện, chứ không xem những tác động ngoại lai yếu tố chính gây nên hiệu ứng tiêu cực của sự kiện.
Đối với sự tan rã của Liên Xô, việc nhìn nhận tình hình tại Liên Xô là biểu hiện một cuộc khủng hoảng trong lịch sử phát triển của một quốc gia – đỉnh điểm bi kịch của một quốc gia – đã được nhiều người khẳng định, trong đó có ông Brzezinski, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Carter.
Nhà chính trị Mỹ cho biết : “Theo tôi, cuộc khủng hoảng sâu sắc tại Liên Xô không phải là một cuộc khủng hoảng chuyển đổi mà là một cuộc khủng hoảng lịch sử. Đó là cuộc khủng hoảng trì trệ, mất tinh thần, phân rã và có nguy cơ nổ ra bạo lực”.
Khi Liên Xô tan rã chỉ là một bi kịch địa chính trị, chỉ là kết quả của một cuộc khủng hoảng trong lịch sử phát triển quốc gia thì ngay trong nguyên nhân tan rã đã có lý do cho nó tái sinh, ngay khi Liên Xô sụp đổ đã phôi thai sự hồi sinh của chế độ Xô viết.
Ong Putin noi that ve viec Lien Xo tan ra Trong sự sụp đổ của Liên Xô đã phôi thai sự tái sinh những giá trị ưu việt của nó Bởi sau bất cứ cuộc khủng hoảng nào, dù là khủng hoảng kinh tế hay khủng hoảng chính trị, việc khắc phục hậu quả của nó luôn tạo ra lực hút hướng tâm với mọi nguồn lực xã hội.
Vì vậy, khi tiến hành khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết thì lịch sử cũng đồng thời làm xuất hiện điều kiện tái sinh những giá trị tiến bộ đã bị vùi lấp trong cuộc khủng hoảng đó.
Có thể nhận định rằng, nhà nước Xô viết sẽ hồi sinh không phải với tư cách một cường quốc mang tên Liên Xô ngày nào, mà nó nằm ở chỗ những giá trị mà chế độ Xô viết tạo ra làm phong phú nền văn minh nhân loại được khôi phục và được vận dụng để thúc đẩy tiến bộ xã hội.
The New York Times ngày 25/12/1991 đã cho biết, lúc 7 giờ 32 phút tối hôm đó, chứng kiến cảnh quốc kỳ Liên Xô trên Quảng trường Đỏ bị hạ xuống, một người đàn ông Nga đã nói với những người nước ngoài đang quan sát sự kiện rằng “đừng vội cười vào di sản của Lenin”.
Người đàn ông đó cho rằng nước Nga sẽ hồi sinh – Liên Xô sẽ tái sinh. Trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, lời khẳng định đó bị xem như lời nói của một gã say rượu.
Sau khi Liên Xô biến mất hơn 1/4 thế kỷ, với những gì đang diễn ra tại nước Nga thời hậu xô viết, “lời của gã say rượu” năm nào dường như đang trở thành hiện thực và người đóng vai trò chính trong việc hiện thực hoá điều đó là Tổng thống Putin.
Khắc phục sai lầm là điều kiện tiên quyết để tái sinh những giá trị của nước Nga
Ong Putin noi that ve viec Lien Xo tan ra Trong quá trình thực thi quyền lực, Tổng thống Putin đã khắc phục sai lầm của những nhà lãnh đạo Xô viết Theo giới phân tích, những sai lầm đưa đến sự tan rã của Liên Xô thể hiện trong hành động của chính quyền Xô viết liên quan tới cả bốn yếu tố cấu thành sức mạnh quốc gia là thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia, cộng đồng dân tộc và văn hoá dân tộc.
Do vậy, khi được trao nắm giữ quyền lực, Tổng thống Putin đã tái sinh nước Nga bằng việc khắc phục cả bốn yếu tố này.
Về thể chế chính trị. Chính quyền Xô viết đã xây dựng một thể chế chính trị liên bang, thể hiện tính chất trung ương tập quyền nhưng lại không xây dựng được hệ thống luật pháp vững mạnh làm nền tảng trong điều hành đất nước và quản lý xã hội.
Điều đó khiến các thực thể trong liên bang không có một cơ chế kết nối thống nhất, mà trong quan h-..ệ luôn chứa đựng mâu thuẫn. Do vậy, khi ông Gorbachev thực hiện cải tổ chính trị thì ngay lập tức nhà nước liên bang rệu rã, các thực thể trong liên bang thể hiện ngay xu thế li tâm.
Chính Tổng thống Putin đã cho rằng nhà lãnh đạo Liên Xô đầu tiên là Vladimir I.Lenin đã đặt một “quả mìn nổ chậm” với việc tán thành quyền ly khai chính trị của các nước cộng hòa riêng rẽ trong một nhà nước liên bang.
Sau khi được trao quyền lực, Tổng thống Putin đã ngay lập tức giải quyết vấn đề ly khai tại nước Cộng hoà Chechnya. Và từ sau sự kiện đó, nhà nước liên bang Nga luôn được đảm bảo là một thực thể thống nhất – nền tảng quan trọng nhất để ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Về chủ quyền quốc gia. Có thể thấy rằng, chính quyền Xô viết đã rất mâu thuẫn trong việc khẳng định và đảm bảo chủ quyền quốc gia. Quản lý một cơ chế nhà nước liên bang nhưng chính quyền Xô viết không đảm bảo chủ quyền cho những thực thể trong thể chế liên bang.
 Đoàn kết xã hội luôn là kim chỉ nam cho hành động của Tổng thống Putin Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc sáp nhập, rồi tái sáp nhập vùng lãnh thổ Karabakh qua lại giữa Armenia và Azerbaijan, khiến cho vấn đề độc lập tại Nagorno-Karabakh luôn là vấn đề nóng bỏng.
Năm 1919, Liên Xô quyết định sáp nhập Karabakh vào Armenia nhưng bị Azerbaijan phản đối nên năm 1921 Liên Xô lại quyết định sáp nhập Karabakh vào Azerbaijan, rồi năm 1923 thành lập tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh thuộc Azerbaijan, trong khi 94% dân số là người Armenia.
Phải nhận định rằng, quyết định của Liên xô là một quyết định không hợp lý, và trong lịch sử chính trị thế giới chưa có một sự chia tách, sát nhập nào phức tạp như việc Liên Xô thực hiện tại vùng Nagorno-Karabakh, mà ở đó chủ quyền của các thực thể trong liên bang bị xem nhẹ.
Tổng thống Putin đã tránh sai lầm của những nhà lãnh đạo Xô viết khi thực hiện tái sáp nhập Crimea, trong đó chủ quyền của Crimea được đặt lên hàng đầu. Bởi mọi việc chỉ được tiến hành khi thực thể chính trị đại diện tại bán đảo này có văn bản để nghị sáp nhập Crimea vào Nga.
Về cộng đồng dân tộc. Trong suốt quá trình tồn tại, nhà nước Xô viết đã chưa tạo ra một cộng đồng dân tộc đoàn kết trong toàn liên bang.
Chỉ qua việc sáp nhập qua lại vùng lãnh thổ Karabakh gây mâu thuẫn giữa người Armenia với người Azerbaijan và cắt chuyển bán đảo Crimea từ Cộng hoà liên bang Nga sang Cộng hoà Ukraine, khiến cho người Nga và người Ukraine khó có thể hoà hợp, đã chứng tỏ điều đó.
Năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Khrushchev đã ủng hộ quyết định cắt chuyển Crimea từ Nga sang Ucraina nhằm củng cố sự thống nhất cũng như tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Song thực tế chứng minh đó chỉ là mong muốn của chính quyền Xô viết.
Vì vậy, dù có tới gần 70% dân số Crimea là người nói tiếng Nga, song Tổng thống Putin chỉ thực hiện tái sáp nhập bán đảo này, sau khi lực lượng chính trị đại diện tại Crimea tổ chức trưng cầu dân ý với hơn 95% người dân Crimea ủng hộ tái hoà nhập với nước Nga.
 Trân trọng giá trị của lịch sử Xô viết là một trong những phương cách củng cố quyền lực tuyệt vời của Tổng thống Putin Về văn hoá dân tộc. Một đất nước liên bang luôn tồn tại hai nền văn hoá, văn hoá các dân tộc và văn hoá của cộng đồng dân tộc liên bang. Văn hoá các dân tộc là những giá trị lưu giữ trong lịch sử phát triển của các dân tộc, còn văn hoá cộng đồng dân tộc liên bang là kết quả của việc chuyển những giá trị của lịch sử nhà nước liên bang thành giá trị văn hoá chung.
Chính quyền Xô viết không làm được điều này. Bởi văn hoá là trường tồn, song khi Liên Xô tan rã thì những gíá trị của lịch sử chế độ Xô viết ngày một nhạt nhoà, ngay cả với những gía trị đáng tự hào. Nguyên nhân là do chính quyến Xô viết đã “chính trị hoá văn hoá”.
Ngày nay, Tổng thống Putin đã hồi sinh những giá trị của lịch sử Xô viết và chuyển thành những di sản văn hoá dân tộc để đảm bảo sẽ tồn tại vĩnh hằng. Ông Putin đã thực hiện “văn hoá hoá chính trị”, qua đó biến giá trị lịch sử trở thành một phần quan trọng trong cấu thành sức mạnh quốc gia.
Giới phân tích cho rằng, khi Tổng thống Putin xem sự tan rã của Liên Xô là sự kiện ảnh hưởng nhất với cuộc đời ông thì không chỉ đơn giản là cảm xúc của nhà lãnh đạo về một sự mất mát lớn lao.
Với Tổng thống Putin, sự kiện Liên Xô tan rã được xem đó là định hướng hành động cho ông, cung cấp cho ông những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi quyền lực nhằm khôi phục những giá trị tiến bộ, ưu việt của chế độ Xô viết.
Nguồn : Baodatviet.vn

Không có nhận xét nào: