Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Không quân Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng “chiến tranh tổng lực” với Trung Quốc

Hôm 26/7, Tư lệnh Không quân Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng cho mọi xung đột kể cả một cuộc chiến tranh tổng lực, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 nước tại khu vực biên giới. 

Trung Quốc, tranh chấp biên giới, chiến tranh tổng lực, Ấn Độ,
Máy bay chiến đấu Ấn Độ trong một cuộc diễn tập. (Ảnh: Reuters)
Chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Căng thẳng ở khu vực (biên giới) vẫn đang tiếp diễn, các giải pháp ngoại giao đang được xem xét“, Indian Today hôm 26/7 dẫn tuyên bố của Tư lệnh Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa.
Tư lệnh Dhanoa cũng khẳng định, mặc dù thiếu hụt chiến đấu cơ, Không quân Ấn Độ vẫn sẵn sàng tham gia “một cuộc chiến tổng lực” với Trung Quốc, hoặc thậm chí chiến đấu ở hai mặt trận là Trung Quốc và Pakistan.
Cuộc chiến tổng lực cần số lượng phi đội nhất định, điều mà chúng tôi không có vào lúc này. Chính phủ (Ấn Độ) nắm rõ về tình hình thiếu hụt này“, Tư lệnh Dhanoa nói.
Tuy nhiên, ông Dhanoa tin rằng tình trạng thiếu hụt máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ sẽ sớm được giải quyết khi chính phủ Ấn Độ mới đây ký hợp đồng mua các chiến đấu cơ Rafale của Pháp.
Trước đó ngày 18/7, Global Times, ấn phẩm phụ của People’s Daily – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ báo nổi tiếng với luận điệu cứng rắn của Trung Quốc, đăng bài xã luận bằng tiếng Anh cảnh báo về Bắc Kinh sẵn sàng “đối đầu tổng lực” với New Delhi.
Căng thẳng giữa 2 nước nổ ra từ giữa tháng 6, khi Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường đi qua cao nguyên Doklam theo cách gọi của Ấn Độ hay Donglang theo cách gọi của Trung Quốc.
Kể từ khi xảy ra căng thẳng, Ấn Độ và Trung Quốc đã bổ sung thêm các đơn vị tới khu vực để đề phòng nguy cơ va chạm. Báo chí Ấn Độ trích dẫn nguồn tin quân đội cho biết đã có khoảng 3.000 binh sĩ được triển khai mỗi bên trong cuộc đối đầu “gần như trực diện” ở khu tam giác hẻo lánh của Sikkim, Tây Tạng và Bhutan trong mấy tuần qua.
Các chuyên gia nhận định hai nước có mọi lý do để không làm bùng phát một cuộc xung đột và cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 sẽ không lặp lại. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng không có giải pháp nhanh chóng nào cho căng thẳng kéo dài giữa 2 nước lớn ở châu Á, vì hai bên tỏ ra có rất ít động lực để chấp nhận khác biệt và dung hòa lợi ích của nhau.
TinhHoa tổng hợp

Không có nhận xét nào: