Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ: 'Chưa có kết luận sai phạm nào được đưa xuống cơ quan'

07:55 | 03/08/2017 GMT+7

(VTC News) - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết hiện tại vẫn chưa nhận được thông tin về sai phạm của các cán bộ nguyên là lãnh đạo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Bất ngờ vì thông tin báo chí đăng số liệu "quá cụ thể"
Tối 2/8, trả lời VTC News, ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết về những thông tin về sai phạm của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ,  ông mới chỉ được biết qua kênh thông tin báo chí trong những ngày gần đây.
“Cho đến giờ phút này, chưa có bất kì văn bản liên quan đến kết luận sai phạm nào được triển khai trực tiếp tại cơ quan. Do chưa triển khai tại cơ quan nên tôi cũng chưa biết gì hết”, ông Sơn Minh Thắng cho biết.
Video: Quy trình bổ nhiệm chưa từng có đối với Vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng
Bên cạnh đó, ông Thắng cũng cho biết Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vẫn chưa nhận được bất kì văn bản chỉ đạo nào từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) hoặc Thanh tra Chính phủ (TTCP).
“Tôi cũng chỉ biết tin qua thông tin đài báo đưa vậy thôi. Phải đợi khi nào UBKTTƯ vào cuộc triển khai, có thông tin cụ thể thì mới có kết luận được chứ”, ông Thắng nói.

sonminhthang
 Ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)

Liên quan đến thông tin về những sai phạm của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộđược đăng tải trên báo chí gần đây, ông Thắng cho biết mình bị bất ngờ vì báo chí đã đăng tin với những số liệu quá cụ thể.
Ông Thắng nhận xét: “Báo chí nói trước đôi khi không đúng, có tờ báo đưa tin cũng nói không đúng quan điểm của tôi. Nhưng mà đưa những thông tin, số liệu rất là cụ thể thì tôi không biết "lọt" từ đâu ra. Như thế là rất không ổn”.
Tuy nhiên, ông Thắng vẫn xác nhận việc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ bị UBKTTƯ vào cuộc kiểm tra các sai phạm trước đây là có thật.
“Bây giờ họ (tức UBKTTƯ) mới đang triển khai mà”, ông Thắng xác nhận.
Nhiều cán bộ “rút ruột” ngân sách
Trước đó, thông tin trên báo chí đăng tải, theo kết luận của đoàn kiểm tra UBKTTƯ, qua kiểm tra ra soát việc thu chi, quản lý tài chính tại cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trong vòng 5 năm (giai đoạn 2011 – 2016) phát hiện cơ quan này đã vi phạm nguyên tắc tài chính rất nghiêm trọng.
Cụ thể, trong số tiền khoảng trên 100 tỉ đồng bỏ ngoài sổ sách kế toán, qua kiểm tra phát hiện bộ phận kế toán tài chính gồm các ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh Văn phòng; bà Lê Thị Thu Hằng, nguyên Phó chánh Văn phòng kiêm kế toán trưởng và bà Sơn Thị Quanh Ni, Thủ quỹ cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã có các thủ đoạn tinh vi, có tổ chức nhằm rút ruột tiền ngân sách của Nhà nước.
Điển hình là khoản thanh toán số tiền trên 3,6 tỉ đồng mua xăng phục vụ công tác trong hai năm 2013 - 2014. Theo đó, Vụ Công tác lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo bộ phận văn phòng và kế toán ký 14 hợp đồng mua xăng cho đội xe của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đi công tác với 3 cửa hàng xăng dầu ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Theo hợp đồng, sau khi hai bên ký kết hợp đồng, cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn bán xăng và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chuyển tiền qua hệ thống Kho bạc trả cho cửa hàng xăng dầu.
Tuy nhiên, sau khi Kho bạc Nhà nước chuyển tiền cho cửa hàng xăng dầu, thay vì nhận khối lượng xăng thực tế hàng tháng, bà Hằng lại nêu lý do cơ quan vừa có nhu cầu đổ xăng vừa có nhu cầu rút tiền mặt để chi công tác phí của lãnh đạo và cán bộ đi công tác nên đến cửa hàng xăng dầu đề nghị được rút tiền mặt.
Với cách làm này, trong vòng 2 năm (2013 – 2014), hơn phân nửa 3,6 tỉ đồng nói trên được cơ quan lấy tiền mặt từ chủ cửa hàng xăng dầu nhưng thực tế hóa đơn thể hiện mua xăng đàng hoàng, qua mặt cơ quan giám sát về tài chính.
Không chỉ vậy, bộ phận kế toán tài chính cơ quan bị đoàn kiểm tra phát hiện một số vụ việc thanh toán khá bất thường, không đúng quy định như khoản thanh toán tiền vé máy bay đi công tác của lãnh đạo và cán bộ cơ quan trong quý 2/2016 lên đến 600 triệu đồng.
Qua kiểm tra, có hiện tượng lập khống, nâng số người đi công tác để thanh toán khi toàn bộ các cán bộ đi công tác bằng máy bay, nhưng thủ tục thanh toán không có bất cứ thẻ lên tàu bay nào mà chỉ thể hiện qua hóa đơn thanh toán một cục. Chưa kể nhiều người không thuộc diện được thanh toán vé máy bay đi công tác bằng ngân sách như nghệ sĩ, ca sĩ…
Xem xét kỷ luật 2 Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
Từ ngày 25 đến 27/7, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 16. Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và một số cá nhân.

ong viet va ong phong
 Ông Nguyễn Quốc Việt (trái) và ông Nguyễn Phong Quang trong cuộc trao đổi với báo chí - Ảnh: Chí Quốc

UBKT Trung ương nhận thấy Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc, các quy định về công tác cán bộ, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài tại Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chưa phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Thường trực Cơ quan Ban Chỉ đạo và Đảng ủy Cơ quan, để một số cá nhân vi phạm quy chế làm việc, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch công chức, xếp bậc lương, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Cơ quan này cũng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định về công tác cán bộ.
Đơn vị này đã buông lỏng lãnh đạo, quản lý, để văn phòng, bộ phận nghiệp vụ tài chính, kế toán Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (giai đoạn 2011-2016) vi phạm các quy định về quản lý tài chính, để ngoài sổ sách kế toán nguồn kinh phí vận động tài trợ số tiền trên một trăm tỷ đồng.
UBKT Trung ương cũng nhận thấy ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, giai đoạn 2011-2016 với trách nhiệm người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016.
Ông Quang cũng đã vi phạm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết định về công tác tổ chức, cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp Vũ Minh Hoàng và Nguyễn Tiến Khoa.
Ngoài ra, ông Quang cũng buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên một trăm tỷ đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất thoát nghiêm trọng tiền, tài sản của Nhà nước.
UBKT Trung ương cho biết ông Quang đã vi phạm trong việc chuyển giao hơn hai nghìn m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ.
Ông Quang đã vi phạm quy định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ, lấy danh nghĩa Ban Chỉ đạo để vận động tài trợ cho Hội là không đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bên cạnh đó, UBKT Trung ương cũng cho biết ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ông Việt đã trực tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Ngoài ra, ông Việt còn ký ban hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; ký văn bản đề nghị UBND thành phố Cần Thơ giao đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định.
UBKT Trung ương nhận thấy ông Việt đã vi phạm các nguyên tắc, quy định của Đảng trong việc quyết định tiếp nhận và phân công nhiệm vụ cho một số đảng viên.
Bên cạnh đó, UBKT Trung ương đã kiểm tra và kết luận vi phạm, khuyết điểm của Chánh Văn phòng, nguyên Chánh Văn phòng, Kế toán trưởng, nguyên Kế toán trưởng, Thủ quỹ và nguyên Thủ quỹ của Cơ quan Ban Chỉ đạo giai đoạn 2011-2016.
Cuối cùng, UBKT Trung ương khẳng định những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Phong Quang, ông Nguyễn Quốc Việt và một số cá nhân trong Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật Đảng.
LƯU THỦY

Trầm Bê: Nhà đất 100 triệu USD ở Mỹ, lâu đài 30ha bậc nhất Việt Nam

02/08/2017  11:15 GMT+7

Đại gia Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Sacombank, sở hữu 2 BĐS thuộc hàng "khủng" khiến dư luận xôn xao. Đó là một khu thương mại ở Mỹ và một lâu đài ở quê nhà Trà Vinh
Trung tâm thương mại trên đất Mỹ thu trăm triệu đô
Ông Trầm Bê được “trời phú” cho khả năng nhạy cảm với thị trường, luôn “thức thời” trên thương trường. Khởi nghiệp từ gỗ, ông Trầm Bê sau đó thành công ở nhiều ngành nghề khác nhau như mở bệnh viện, kinh doanh bất động sản, tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đặc biệt là ở lĩnh vực bất động sản (BĐS), ông Trầm Bê đã sớm gặt hái được thành công.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Ông Trầm Bê từng rất thành công ở lĩnh vực bất động sản.
Năm 1999, khi đang kinh doanh gỗ, nhưng nhận thấy sự phát triển đầy tiềm năng của thị trường BĐS, ông Trầm Bê quyết định lấn sân sang thị trường còn rất mới mẻ này. Mở đầu bằng việc đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) và trở thành thành viên HĐQT ngay sau đó. Trong nhiều năm, BCCI trở thành đại gia bất động sản phía Nam khi sở hữu quỹ đất rộng lớn cùng nhiều dự án tham vọng thời đó.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Hình ảnh trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall thời điểm đại gia Trầm Bê chốt xong thương vụ trị giá hơn 100 triệu đô.
Đặc biệt, tròn 10 năm sau khi "dấn thân" vào thị trường BĐS, vị đại gia này đã quyết định mang tiền ra xứ người đầu tư BĐS. Đó là vào năm 2009, ông đã bỏ ra khoảng 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall thuộc trung tâm thương mại tại Cupertino (bang California, Mỹ).
Sau khi ông Trầm Bê thâu tóm một phần khu trung tâm thương mại này, đã có lời đồn đoán trên thị trường rằng hàng loạt công ty của Mỹ đã cố gắng thương lượng với Trầm Bê trong suốt nhiều năm, nhằm mua lại phần vốn này nhưng không thành công, trong đó có cả "ông lớn" công nghệ Apple.
Phải 5 năm sau, vào năm 2014, vị đại gia này mới quyết định chuyển nhượng để chốt lời khoản đầu tư này. Đối tác của Trầm Bê lúc bấy giờ là Công ty bất động sản Sand Hill.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Thương vụ bán trung tâm thương mại này của Trầm Bê gây chấn động dư luận.
Theo giới truyền thông lúc bấy giờ, trong vụ đầu tư này, sau khi trừ đi 36 triệu USD giải quyết các khoản thuế tại Mỹ, đại gia Trầm Bê mang về Việt Nam 80 triệu USD, tức lãi 16 triệu USD sau 5 năm rót vốn.
Đây là một con số không hề nhỏ và có thể nói là một trong những thương vụ đầu tư thành công nhất của đại gia BĐS Việt vào thị trường Mỹ. Thương vụ này đã khiến cả thị trường BĐS Việt Nam lẫn Mỹ xôn xao. Đây được coi là một trong những thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử bán lẻ của thung lũng Silicon.
Lâu đài trên đất nghèo Trà Vinh
Không chỉ nổi danh trên thương trường, đại gia Trầm Bê còn nổi tiếng với thú "chơi ngông" khi bỏ tiền ra xây dựng dinh thự được đánh giá là lớn nhất Nam Bộ.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Dinh thự nguy nga của gia đình đại gia Trầm Bê tại quê nhà Trà Vinh.
Dinh thự của đại gia Trầm Bê tại quê nhà ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh từng gây xôn xao dư luận.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Dinh thự của đại gia Trầm Bê có năm chóp, tọa lạc trong một khuôn viên rộng.
Ông Trầm Bê vốn là một đại gia khá im tiếng đối với báo chí. Khi căn biệt thự của ông xuất hiện trên báo chí... một lần nữa lại chứng tỏ sự giàu có, sành chơi của vị đại gia này.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Mặt chính của dinh thự hoành tráng.
Ngôi biệt thự của đại gia Trầm Bê có năm chóp tọa lạc trên khu đất rộng 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Một góc dinh thự lớn nhất miền Nam của đại gia Trầm Bê.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Điểm đặc biệt nhất trong khuôn viên dinh thự có rất nhiều cây kiểng cổ thụ...quý trị giá lên đến cả tỷ đồng.
Dinh thự này có thiết kế quý phái như một cung điện nguy nga cũng như trang trí xung quanh bởi những vật dụng đắt tiền. Dinh thự của vị đại gia này khiến nhiều người phải “lác mắt” khi được chiêm ngưỡng.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Dinh thự có hai lối vào, được lót gạch cao cấp. Mỗi bên đều có con lân hùng dũng đứng chầu....
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Đồ đạc trong tòa lâu đài của ông Trầm Bê đều rất sang trọng, và có xuất xứ ở khắp thế giới.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng của nó được dát bằng vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Bộ xương voi ma mút trong dinh thự của đại gia Trầm Bê.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối.
Căn biệt thự này được đánh giá là lớn nhất Nam Bộ và được dư luận đồn đoán thuộc hàng sang nhất Việt Nam.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Dù trở nên giàu có nhưng đại gia Trầm Bê vẫn giữ cho mình nét văn hóa Khơ-me truyền thống.
trầm bê,Sacombank,SouthernBank,ngân hàng phương nam,lâu đài,dinh thự
Trong khuôn viên còn có những căn chòi lá tô điểm cho sự khổng lồ của dinh thự lớn nhất miền Nam mà đại gia Trầm Bê sở hữu.
Ngoài biệt thự trăm tỷ, đại gia Trầm Bê đã công đức số tiền hàng trăm tỷ để xây dựng những ngôi chùa kiến trúc độc đáo với vẻ ngoài lóng lánh như dát vàng tại quê nhà Trà Vinh.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)

Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

03/08/2017 08:14 GMT+7

TTO - Một loạt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) phải chịu kỷ luật do những sai phạm liên quan đến những “dự án thua lỗ lên tới hàng nghìn tỉ đồng gồm đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP Lào Cai.
Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Dự án đạm Hà Bắc là một trong những dự án thua lỗ của Vinachem có nhiều sai phạm - Ảnh: L.B.
Với hàng loạt những sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã chỉ rõ những cá nhân sau có sai phạm rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật gồm: ông Nguyễn Anh Dũng (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinachem), ông Đỗ Quang Chiêu (nguyên chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Quốc Tuấn (nguyên chủ tịch HĐQT tổng công ty, nguyên chủ tịch HĐTV), ông Đỗ Duy Phi (nguyên ủy viên HĐQT, tổng giám đốc công ty).
Lỗ lớn, mắc kẹt 
với nhà thầu
Tại cuộc họp mới đây về triển khai kết luận của Bộ Chính trị trong việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết đã tập trung giảm chi phí cho các nhà máy được hơn 100 tỉ đồng, có giá bán tốt hơn nhưng hiện công suất chỉ duy trì được 70-80%.
Tuy nhiên, gặp khó khăn lớn nhất là việc quyết toán dự án, hiện đang phải rà soát và mời cơ quan kiểm toán độc lập.
Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, tổng vốn đầu tư của bốn dự án thuộc Vinachem là trên 19.000 tỉ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh tăng thêm lên tới trên 28.800 tỉ đồng.
Đạm Ninh Bình là công ty có số lỗ phát sinh nhiều nhất lên tới 3.217 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2016), Bộ Công thương đánh giá tình hình tài chính gặp khó khăn do chi phí đầu tư dự án quá cao, phải trả nợ vay ngân hàng, lại thêm các khoản thua lỗ nên sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Mặc dù nhận nghĩa vụ trả nợ, nhưng công ty mới trả được 4.047 tỉ đồng, riêng Vinachem đã phải trả nợ thay lên tới gần 1.600 tỉ đồng trong khi tổng nợ phải trả là 11.063 tỉ đồng.
Theo kết luận thanh tra được Bộ Công thương công bố, Vinachem đã phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn rủi ro, dự báo còn hạn chế.
Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Đồ họa: VĨ CƯỜNG
Nhiều sai phạm, 
buông lỏng giám sát
Còn tại dự án mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ quá trình triển khai thực hiện dự án đã để xảy ra nhiều sai phạm như tính thừa chi phí, xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng, thi công sai phép, bố trí cán bộ không đủ điều kiện tham gia quản lý dự án... với tổng số tiền phạt vi phạm lên tới hơn 100 tỉ đồng.
Hiện dự án cũng chưa hoàn thành quyết toán gói thầu EPC, do chủ đầu tư chưa cân đối và thu xếp đủ nguồn vốn để giải ngân và vướng mắc về thủ tục.
Tình hình tài chính của nhà máy gặp khó khăn do chi phí đầu tư quá cao (tăng tới 1,45 lần) nên chi phí khấu hao và lãi vay lớn (chiếm 63% giá thành), cộng thêm các khoản thua lỗ, thiếu vốn lưu động.
Bộ Công thương cũng đánh giá năng lực chủ đầu tư hạn chế, yếu kém, thiếu chặt chẽ trong quá trình giám sát thi công khiến dự án chậm tiến độ, quản lý điều hành chưa bám sát thị trường làm chi phí đội lên.
Kết luận của thanh tra Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước tại dự án DAP số 2 Lào Cai cũng chỉ rõ việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình còn sai sót, làm tăng tổng mức đầu tư lên gần 80 tỉ đồng.
Việc đàm phán, ký kết hợp đồng với gói thầu EPC còn tồn tại, dẫn đến giá một số hạng mục công trình, vật tư, thiết bị trong hợp đồng cao hơn giá dự thầu, làm tăng giá trị hợp đồng trên 145 tỉ đồng.
Việc nghiệm thu, thanh toán vượt hơn 1,2 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng mua hàng nhập khẩu, không tính đủ tỉ trọng thanh toán của các thành phần, làm tăng chi phí lên tới hàng nghìn USD...
Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo xử lý các dự án thua lỗ, Vinachem phải chỉ đạo các chủ đầu tư dự án giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp để quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án trước ngày 30-9-2017.
Theo chỉ đạo này, lãnh đạo của Vinachem là ông Nguyễn Anh Dũng “hứa” sẽ xử lý xong trước quý 3-2017.
“Đã báo cáo 
cấp trên”
Chiều 2-8, Tuổi Trẻ nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Anh Dũng nhưng đều nhận được câu trả lời “đang bận họp” nên không có ý kiến phản hồi.
Trong khi đó, một số cán bộ nguyên là lãnh đạo của Vinachem (được nhắc đến trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương) cho biết trong quá trình triển khai, các dự án trên đều được báo cáo với cấp trên đúng quy định.
“Dự án triển khai được Chính phủ chấp thuận và đều được báo cáo đầy đủ theo nghị quyết của HĐQT, riêng việc lỗ lã của dự án có nhiều nguyên nhân” - một vị nguyên lãnh đạo đề nghị không nêu tên nói.
MINH NGỌC