Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ

Tuyết Nhung | 

Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ

Những căn nhà thuê xiêu vẹo cùng những con người đang ngày đêm oằn mình để tìm kế mưu sinh là hình ảnh chung tại mảnh đất được mệnh danh là nơi nghèo nhất của nước Mỹ.

Delta Mississipi từ lâu đã được xem là khu vực nghèo nhất của nước Mỹ. Tại đây nghèo đói đã tồn tại dai dẳng, đeo bám người dân suốt hàng chục năm qua.
Công việc khan hiếm. Hàng chục ngàn hộ gia đình phải nhờ đến trợ cấp thực phẩm và bảo hiểm y tế của chính phủ để duy trì cuộc sống. Trường học cũng phải vật lộn đấu tranh tìm nguồn quỹ để tiếp tục hoạt động.
Bà mẹ đơn thân ở một vùng quê nghèo
Otibehia Allen sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo nằm giữa những cánh đồng bông và đậu tương ở khu vực Delta, hạt Sunflower, tiểu bang Mississipi, Mỹ.
Ở tuổi 32, cô là một bà mẹ đơn thân của 5 đứa con nhỏ. Với đồng lương ít ỏi từ công việc nhập dữ liệu và vận chuyển hàng hóa cho một trạm y tế ở địa phương, việc đảm bảo cuộc sống cho các con luôn là gánh nặng mỗi ngày của Allen.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 1.
Allen luôn phải vật lộn với cuộc sống mỗi ngày để có thể một mình nuôi 5 đứa con nhỏ
Cô và các con hiện phải sống trong một căn nhà di động thuê lại từ người khác với điều kiện sống vô cùng thiếu thốn. Vào mùa hè, cả căn nhà như biến thành một cái lò lửa vì máy điều hòa nhiệt độ đã hỏng từ lâu.
Có đêm, cô cùng 5 người con của mình phải đến nhà bạn bè hoặc người thân ngủ nhờ để tránh nóng. Nhưng cũng có đêm, cả gia đình phải ngủ lại tại nhà, chịu đựng cái nóng với một chiếc quạt máy nhỏ nhưng cũng không giúp ích được gì.
Căn nhà của cô có 2 phòng ngủ. Cô để dành một phòng cho những đứa con trai, một phòng cho những cô con gái còn bản thân thì thường xuyên ngủ lại trên ghế.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 2.
Allen làm việc 30 giờ một tuần tại một trạm y tế ở địa phương để có thu nhập nuôi các con.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 3.
Với đồng lương ít ỏi, Allen không thể có được một chiếc xe để di chuyển và phải bỏ tiền thuê người chở nếu muốn đi đâu đó.
Allen không có xe vì thế mỗi lần muốn đi đến cửa hàng tạp hóa ở Clarkdale cách nhà khoảng 21 km để mua sắm hay đơn giản là trở về nhà sau ngày làm việc cô đều phải nhờ người chở đi vì không có phương tiện công cộng ở khu vực này. Mỗi lần như thế cô tốn khoảng 20 USD (450.000 đồng).
"Một mình nuôi 5 đứa trẻ là một chuyện không hề dễ dàng. Không ai bắt tôi phải có nhiều con nhưng tôi đã chọn như thế và điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải chịu trách nhiệm với chúng", Allen nói cố ngăn những giọt nước mắt sắp tuôn trào.
Lưng và cánh tay Allen thường xuyên đau nhức nhưng cô không dám đi khám bác sĩ. Cô nói: "Tôi không muốn phải nhìn thấy những hóa đơn mà tôi không thể trả."
Những đứa con của Allen, từ 9 đến 14 tuổi đều đang nhận tài trợ từ chương trình Medicaid. Cách đây vài tháng Allen cũng đã được tăng lương – khoảng 40 cent một giờ, nhưng với chừng ấy tiền, cô chỉ có thể đảm bảo cho bản thân có thể sống mà không cần trợ cấp từ chính phủ.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 4.
Allen nghẹn ngào chia sẻ về hoàn cảnh của mình giữa những giọt nước mắt.
Những câu chuyện của một vị bác sĩ ở vùng quê nghèo
Bác sĩ nhi khoa Barbara Ricks - 49 tuổi cũng là một người con sinh ra và lớn lên tại vùng Delta nghèo khó. Trước đây, gia đình bà từng phải nhận tem phiếu thực phẩm để duy trì cuộc sống.
Bà đã phải tự chi trả cho việc học đại học của mình nhờ vào các khoản học bổng và tiền kiếm được từ việc làm thêm. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở về quê và bắt đầu hành nghề y ở Greenville - một trong những thành phố lớn của Delta với dân số 31.500 người năm 1999.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 5.
Bác sĩ nhi khoa Barbara Ricks cũng được sinh ra và lớn lên trong nghèo khó ở Delta.
Ricks cho biết khoảng 95% bệnh nhân của bà đều là những người thuộc diện được nhận trợ cấp y tế Medicaid của chính phủ. Trong đó có những người đến từ những cộng đồng nhỏ ở rất xa, cách nơi bà làm việc từ 60-80 km.
"Những bệnh nhân đến từ những gia đình có nguồn tài chính ổn định thường có sức khỏe tốt hơn những người thường xuyên sống trong nghèo đói vì những người này họ phải thường xuyên đối mặt với stress, béo phì và tiểu đường", Ricks nói.
Một trong những bệnh nhân để lại ấn tượng sâu đậm với bà là một cậu bé 11 tuổi bị hen suyễn nặng. Cậu bé hiện đang sống với bà ngoại vì người mẹ đơn thân của cậu đang thất nghiệp và đã quá kiệt sức khi phải nuôi cả 5 anh chị em của cậu.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 6.
Ricks bắt đầu hành nghề y, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở những vùng nông thôn nghèo khó từ năm 1999.
Cậu bé nhập viện vì bệnh trở nặng do không không được thường xuyên thực hiện các biện pháp chữa trị vì người bà còn bận chăm sóc cho một người họ hàng khác cũng đang mắc bệnh.
Một bệnh nhân khác là một đứa trẻ sơ sinh có mẹ là một học sinh 15 tuổi. Mặc dù quyết tâm sẽ học hành chăm chỉ để thi vào đại học nhưng người mẹ vẫn phải thường xuyên cúp học một vài ngày hay thậm chí vài tuần để ở bên chăm sóc cho con mình.
Ricks nói: "Nghèo đói không chỉ là một vấn đề của xã hội mà nó còn là một vấn đề của y học. Những đứa trẻ này có quá nhiều thứ phải đối mặt. Và mặc dù kết quả của nghèo đói là điều có thể dự đoán được, nhưng chúng ta tuyệt đối không được phép chấp nhận nó như một điều hiển nhiên."
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 7.
Nghèo đói đã tồn tại dai dẳng ở Delta Mississipi suốt nhiều thập kỉ qua, nguyên nhân một phần là do những nhà lãnh đạo của tiểu bang không sẵn lòng chi tiền cho cộng đồng dân cư nơi đây.
Lí tưởng chưa kịp thực hiện của thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
Cách đây 50 năm, hai thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ là Robert F. Kennedy ở New York và Joe Clark ở Pennsylvania đã từng có chuyến thăm đến khu vực này. Họ đã tận mắt chứng kiến sự nghèo khổ của nơi đây qua hình ảnh của những ngôi nhà đổ nát và những đứa trẻ đang lả người vì đói.
Cùng tham gia vào chuyến hành trình còn có Curtis Wilkie – một phóng viên trẻ của tờ the Clarksdale Press Register. Hồi tưởng lại những điều đã nhìn thấy trong chuyến hành trình, ông nói: "Chúng tôi nhìn thấy một đứa bé đang bò trên sàn nhà. Trên người bé chỉ mặc mỗi một chiếc tả bẩn.
Cậu bé bò quanh nhà để nhặt và ăn những hạt cơm rơi vãi trên sàn nhà bẩn. Nhìn thấy cảnh tượng này, thượng nghị sĩ Kennedy đã quỳ xuống bên cạnh bé, mắt ngấn lệ nhưng không thể thốt lên được lời nào, ông chỉ biết vuốt ve má và trán của cậu bé."
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 8.
Đa số người dân ở Delta đều phải sống nhở vào khoản trợ cấp của chính phủ.
"Chuyến đi đã để lại một ảnh hưởng to lớn đối với thượng nghị sĩ Kennedy. Sau khi trở lại Washington, ông đã trở thành một trong những người ủng hộ và nhiệt tình đấu tranh cho quyền lợi của những người nghèo ở nông thôn", Wilkie cho biết.
Năm 1968, Kennedy đã ra tranh cử tổng thống để thực hiện lí tưởng của mình nhưng vào khoảnh khắc giành chiến thắng tại vòng bầu cử sơ bộ của bang California, ông lại bị ám sát.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 9.
Marian Wright - người sáng lập ra Quỹ bảo trợ Trẻ em năm 1973.
Cùng tham gia vào chuyến đi của Kennedy và Clark còn có Marian Wright, một luật sư trẻ chuyên đấu tranh cho quyền lợi của người dân ở Mississipi. Năm 1973, sau khi kết hôn, bà đã thành lập nên Quỹ Bảo trợ Trẻ em – một nhóm ủng hộ các dịch vụ xã hội cho người nghèo trên phạm vi cả nước.
Thời gian gần đây, Marian đã trở lại Mississipi để tìm hiểu về những ảnh hưởng của nghèo đói lên đời sống những cư dân ở đây như trường hợp của bà mẹ đơn thân Allen. 
Hiện cả Edelman và Ellen đều cho biết họ vô cùng lo lắng việc chính quyền của tổng thống Donald Trump sẽ thực sự ra lệnh cắt giảm các khoản dịch vụ xã hội trợ giúp cho người nghèo. Nếu điều đó xảy ra, cuộc sống của những cư dân ở Delta sẽ càng khó khăn hơn nữa.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 10.
Tổ chức Quỹ Bảo trợ trẻ em là một nhóm ủng hộ, vận động cho các dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo trên phạm vi cả nước.
Những tư tưởng đối lập
Trong lúc Kennedy tìm cách hỗ trợ cho người dân nghèo ở nông thôn thì những nhà lãnh đạo của Mississipi lại làm điều ngược lại.
Năm 1967, đoàn đại biểu Quốc hội của Mississipi dẫn đầu là các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ James Eastland và John Stennis cùng thượng nghị sĩ Jamie Whitten thuộc Đảng Cộng hòa đã đồng loạt bỏ phiếu chống, phản đối việc thành lập quỹ liên bang hỗ trợ thực phẩm cho người nghèo.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 11.
Mississipi là một trong 19 tiểu bang từ chối mở rộng chương trình Medicaid của tổng thống Obama.
Bên cạnh đó, những đại biểu này còn ra sức phản đối chương trình Head Start – một chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ em nghèo người da đen vì lo sợ chương trình sẽ đe dọa đến quyền lực của những người da trắng.
Phil Bryant - Thống đốc bang Mississipi được sinh ra trong một gia đình bình dân ở khu vực Delta năm 1954. Ông thường nói rằng ông không muốn người dân phải phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ.
Dưới thời của ông, Mississipi là 1 trong 19 tiểu bang từ chối mở rộng chương trình Medicaid – chương trình bảo hiểm y tế của liên bang và tiểu bang dành cho người nghèo, theo luật chăm sóc sức khỏe do cựu tổng thống Barack Obama kí.
Bryant đã ra sức ủng hộ cho tổng thống Donald Trump vì ông cho rằng tạo ra công việc mới là cách tốt nhất để chống lại đói nghèo.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 12.
Mặc dù cuộc sống đã được cải thiện trong hơn 50 năm qua, nhưng Delta vẫn là khu vực nghèo nhất ở Mỹ.
Trong thời gian ông tại nhiệm, Mississipi đã thành công thu hút 2 nhà máy sản xuất lốp xe – một cái đã được vận hành và một cái đang xây dựng tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Nhưng đáng tiếc là không có cái nào nằm ở khu vực Delta.
Mặc dù cuộc sống đã được cải thiện ít nhiều trong hơn 50 năm qua nhưng Delta vẫn là một trong những khu vực nghèo nhất ở Mỹ. Trong khi tỉ lệ nghèo đói của cả nước chỉ khoảng 15%, thì ở Mississipi lại là 22% và ở những hạt khác của khu vực Delta, tỉ lệ này lại lên đến 30% – 40%.
Cuộc sống bần hàn của những người sống tại nơi nghèo nhất nước Mỹ - Ảnh 13.
Trong khi tỉ lệ nghèo đói của cả nước chỉ dừng ở mức 15% thì ở Delta tỉ lệ này lại lên đến 30-40%.
theo Trí Thức Trẻ

Chờ xem: Đoàn Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia sẽ được ai tiếp ?

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn Thượng viện Vương quốc Campuchia

VOV.VN - Quốc hội Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Campuchia.
Chiều nay (9/8), tại nhà Quốc hội, Đoàn Thượng viện Vương quốc Campuchia do Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Nay Pena đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
chu tich quoc hoi kim ngan tiep doan thuong vien campuchia hinh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn Thượng viện Vương quốc Campuchia
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước và sẽ hợp tác chặt chẽ với Quốc hội, Thượng viện Campuchia.
Nhiệt liệt chào mừng Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Vương quốc Campuchia Nay Pena sang thăm chính thức Việt Nam, trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Campuchia nói riêng.
Năm mươi năm qua là thời kỳ đặc biệt của quan hệ hai nước, thời kỳ mà nhân dân hai nước đoàn kết kề vai sát cánh bên nhau, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ trong sáng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc và phát triển phồn vinh của mỗi nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có trách nhiệm gìn giữ và vun đắp hơn nữa tài sản thiêng liêng vô giá này của hai dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường vừa qua, đây sẽ tạo tiền đề quan trọng để Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện và bầu cử Quốc hội sắp tới. Việt Nam luôn vui mừng trước những thành tựu mà Camphuchia đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân được nâng cao, vị thế của Campuchia ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.
chu tich quoc hoi kim ngan tiep doan thuong vien campuchia hinh 2
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 
Hoan nghênh những kết quả tốt đẹp của cuộc Hội đàm sáng nay giữa Phó chủ tịch Thượng viện Camphuchia và Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước và sẽ hợp tác chặt chẽ với Quốc hội, Thượng viện Campuchia thúc đẩy việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Chính phủ, nhân dân hai nước, cũng như hợp tác giữa hai Quốc hội tại các diễn đàn Liên Nghị viện khu vực và quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội mong Thượng viện Campuchia tiếp tục quan tâm giúp đỡ bà con Việt kiều tại Campuchia yên tâm làm ăn sinh sống ổn định, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia cũng như quan hệ láng giếng hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
chu tich quoc hoi kim ngan tiep doan thuong vien campuchia hinh 3
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam chụp ảnh cùng đoàn Thượng viện Campuchia
Phó Chủ tịch Thượng viện Campuchia Nay Pena cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; đồng khẳng định, Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ lâu dài, cùng kề vai, sát cánh chống lại kẻ thù vì độc lập của mỗi quốc gia. Truyền thống đó cần được vun đắp, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Cho rằng, trước đây nếu không có sự giúp đỡ tận tình, vô tư, trong sáng của Việt Nam thì Campuchia sẽ không có được như ngày hôm nay, thay mặt nhà nước và nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thượng viện Campuchia cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt; đồng thời chúc cho mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp./.
Lê Tuyết/VOV

Cần đưa những người “chống lưng” cho Trịnh Xuân Thanh ra ánh sáng ( Chắc đám này đang nấp trong đống rơm?-Bình luận P.V.Đ); "Người cầm cờ phải là người đốt bó đuốc chống tham nhũng"

6:56AM 09/08/2017
Trịnh Xuân Thanh sẽ khai những gì, ai đứng sau “chống lưng” và nhóm lợi ích nào chung chi tài sản tham nhũng? Những vấn đề này được dư luận đặc biệt quan tâm sau khi bị can Trịnh Xuân Thanh bị tạm giam.
Cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an vừa ra lệnh tạm giam bị can Trịnh Xuân Thanh để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Diễn biến vụ việc đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Trịnh Xuân Thanh sẽ khai những gì, ai đứng sau “chống lưng” và nhóm lợi ích nào chung chi tài sản tham nhũng?… Dưới đây là cuộc trao đổi của PV báo Người Đưa Tin với ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Chính trị - Xã hội - Cần đưa những người “chống lưng” cho  Trịnh Xuân Thanh ra ánh sáng
ĐBQH Phạm Văn Hòa.
PV: Thưa ông, đã có ý kiến cho rằng, một mình Trịnh Xuân Thanh không thể thực hiện được những việc làm “tày trời” như vậy. Suy nghĩ của cá nhân ông thế nào?
ĐBQH Phạm Văn Hòa: Trước hết, tôi nghĩ Trịnh Xuân Thanh đầu thú là một tín hiệu mừng. Tuy nhiên, với những sai phạm phải căn cứ vào pháp luật để xử lý một cách thích đáng. Nếu Trịnh Xuân Thanh thật sự ăn năn hối cải, thật thà khai báo, giúp thu hồi tài sản thất thoát do mình gây ra thì sẽ nhận được chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khai báo trung thực, chỉ rõ những ai đứng đằng sau sai phạm, ai là người cấu kết với Trịnh Xuân Thanh để thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Bởi, một mình Trịnh Xuân Thanh không thể làm nên những sai phạm nghiêm trọng trong thời gian dài. Tôi mong chờ những khai báo này và tôi chắc chắn dư luận cũng mong muốn sớm biết rõ những ai cùng “nhúng chàm” như Trịnh Xuân Thanh, những ai đang “ném đá giấu tay”, những ai đang ở trong “nhóm lợi ích” của Trịnh Xuân Thanh...
Cá nhân bao che, cùng hưởng lợi ích nhóm với Trịnh Xuân Thanh chắc hẳn sẽ mất ăn, mất ngủ. Cần đưa những người “chống lưng” cho Trịnh Xuân Thanh ra ánh sáng. Tôi không tin một mình Trịnh Xuân Thanh có thể dễ dàng đi qua nhiều “cửa gác”, bỏ lại sau lưng hàng loạt sai phạm, việc doanh nghiệp thua lỗ để ngày càng “leo cao”. Người “tiếp tay” trong trường hợp này có lẽ phải là cấp trên của Trịnh Xuân Thanh, cấp dưới cũng a dua, im lặng để cấp trên thực hiện hành vi bao che. Kể cả việc Trịnh Xuân Thanh trốn đi nước ngoài cũng phải làm rõ có ai tư vấn, chỉ điểm hay không? Đi bằng con đường nào?... Không phải cứ đầu thú là nhận được sự khoan hồng. Khoan hồng cũng phải có điều kiện là sự khai báo thật thà. Những lời khai quanh co, chối tội, giấu giếm sẽ phản tác dụng.
PV: Điều đó có nghĩa là, vụ việc đang đặt lên vai những người làm công tác điều tra một trọng trách lớn lao?
ĐBQH Phạm Văn Hòa: Không để Trịnh Xuân Thanh đổ thừa trách nhiệm cho người khác, đưa được những cá nhân liên quan sai phạm ra ánh sáng... là những nhiệm vụ nặng nề. Nhưng đó là chuyên môn, nghiệp vụ của những người làm công tác điều tra. Chúng ta luôn tin tưởng vào họ.
PV: Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Lò đã nóng rồi thì củi tươi cũng phải cháy”. Không chỉ Trịnh Xuân Thanh mà nhiều cán bộ đương chức khi mắc sai phạm cũng đã nhận kỷ luật thích đáng, như vụ việc liên quan đến Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề chống tham nhũng hiện nay?
ĐBQH Phạm Văn Hòa: Chức vụ hiện tại của bà Hồ Thị Kim Thoa có phải do năng lực, trình độ hay có yếu tố khác chi phối? Đó là điều cơ quan chức năng cần làm rõ. Nhưng với những thua lỗ ở công ty bóng đèn Điện Quang, bà Thoa đã không còn đủ uy tín ngồi vào vị trí Thứ trưởng. Khối tài sản “khủng” của bà Hồ Thị Kim Thoa cùng gia đình xuất phát từ đâu mà có, điều gì khuất tất đằng sau khối tài sản này... là những điều mà dư luận cũng đang nóng lòng chờ đợi câu trả lời.
Vụ việc Trịnh Xuân Thanh và bà Hồ Thị Kim Thoa có thể đi từ những nguyên nhân khác nhau, diễn biến khác nhau, nhưng cùng khiến dư luận nghi ngại về lợi ích nhóm. Hành động xin nghỉ việc chẳng khác nào trốn tránh trách nhiệm để “hạ cánh an toàn”.
Chủ trương của Đảng, Nhà nước là khuyến khích tất cả người dân, trong đó có các đảng viên, cán bộ Nhà nước làm giàu một cách chính đáng từ bàn tay, khối óc của chính mình, nhưng lợi dụng chức vụ quyền hạn, dùng lợi ích nhóm gây thiệt hại ngân sách Nhà nước – cũng là tiền thuế của nhân dân thì phải xem xét xử lý nghiêm.
PV: Một trong những vấn đề quan trọng được dư luận hết sức quan tâm là làm sao thu hồi tài sản tham nhũng trong những vụ việc này, thưa ông?
ĐBQH Phạm Văn Hòa: Điều quan trọng nhất sau những vụ việc tham nhũng là thu hồi tài sản. Thực tế, nhiều vụ án khó thu hồi tài sản hoặc tỉ lệ thu hồi tài sản quá thấp. Kê khai tài sản hàng năm, nhưng kê khai có trung thực hay không lại là chuyện khác.
Cán bộ sai phạm tìm đường lui thành công sẽ tạo tiền lệ xấu, không làm gương cho cấp dưới cũng như người đương nhiệm. “Lò đã nóng thì củi tươi cũng phải cháy”,  người dân mong muốn ngọn lửa chống tham nhũng sẽ cháy mãi, thiêu rụi những “con sâu làm rầu nồi canh” để bộ máy của Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!

"Người cầm cờ phải là người đốt bó đuốc chống tham nhũng"

VOV.VN - Ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, khi dân và Đảng ủng hộ thì quan trọng người cầm cờ phải là người đốt bó đuốc chống tham nhũng.
Chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, thành xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc… và “cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”.
Nếu ai đó cưỡng lại “xu thế, phong trào” thậm chí là đứng ngoài cuộc chiến cam go này như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì cũng sẽ phải chịu chung sự trừng phạt của Pháp luật.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
nguoi cam co phai la nguoi dot bo duoc chong tham nhung hinh 1
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (Ảnh: Infonet)
PV: Một loạt quyết định thi hành kỷ luật và xử lý sai phạm của các cá nhân, đơn vị là thông tin đáng mừng nhưng cũng là câu chuyện đau lòng về công tác cán bộ thời gian qua. Tâm trạng cũng như suy nghĩ của ông như thế nào khi nghe những thông tin như vậy?
Ông Nguyễn Đình Hương: Tôi vui mừng trước thái độ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của cơ quan cao nhất của Đảng, Nhà nước đối với những người phạm sai lầm.
Những cán bộ, đảng viên thoái hóa phải xử lý một cách nghiêm túc, đó cũng là lòng dân – ý Đảng. Theo tôi, đó cũng là bài học kinh nghiệm trong công tác cán bộ. Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ lọt đến 5 “cửa ải”, đó là bài học lớn.
PV: Việc chỉ ra những sai phạm cũng như xử lý kỷ luật một loạt cán bộ cao cấp như vậy đã cho thấy không có sự nể nang, không có vùng cấm. Theo ông, những việc làm này đã đủ sức răn đe đối với những cá nhân sai phạm và lấy lại được lòng tin trong nhân dân hay không?
Ông Nguyễn Đình Hương: Theo tôi, đó là một cơ chế mới đối với những người đã về hưu họ nghĩ đã thoát, không bị kỷ luật nữa. Rồi đây, những người sẽ và đã về hưu sẽ suy nghĩ điều đó.
Sức răn đe ở chỗ, khi đương chức mà mắc sai phạm thì sẽ bị kỷ luật, nhưng khi về hưu anh cũng không thoát được. Điều đó mở ra một hướng mới cho công tác xử lý kỷ luật của Đảng. Tôi cho rằng, bước đầu dân có tin.
"Nếu sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng và Bộ Chính trị có quyết tâm cao, tiếp tục đốt lò lửa này lên thì tôi rất tin tưởng sẽ thành công. Bất kỳ họ là ai, họ giữ chức vụ gì, họ đương chức hay về hưu đều phải chịu án trước vấn đề quần chúng lên án" - ông Nguyễn Đình Hương.
PV: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ví von: “Cái lò đã nóng lên thì củi tươi vào cũng phải cháy”, cá nhân nào không muốn làm cũng không thể được. Ông bình luận và đánh giá như thế nào khi công tác phòng, chống tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước quyết tâm thực hiện mạnh mẽ như vậy?
Ông Nguyễn Đình Hương: Tôi rất thấm thía và tâm đắc với câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi quần chúng và toàn Đảng đã lên án, tất cả mọi người đều vào cuộc thì bất kỳ ai có khuất tất gì cũng phải được làm sáng tỏ.
Ý thứ hai của Tổng Bí thư là động viên toàn Đảng, toàn dân vào cuộc thì mới bóc được gốc rễ, úng nhọt của tham nhũng.
PV: Với công cuộc phòng, chống tham nhũng, có thể nói là không được nguội lạnh mà phải đốt lên lò lửa. Câu hỏi dư luận đặt ra lúc này là liệu để có được lò lửa chống tham nhũng thì ai sẽ là người đốt. Và để nó cháy thực sự thì cần có cơ chế giám sát như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Hương: Người ta thường nói: “cờ ngoài, bài trong”, tức là người trong cuộc, người đương chức, đương quyền phải là người nhen nhóm, đốt lên và làm bùng cháy ngọn lửa đó. Dân và Đảng ủng hộ, báo chí vào cuộc, quan trọng là người cầm cờ phải là người đốt bó đuốc đó.
Vấn đề cơ chế giám sát, nếu thể chế của ta như bây giờ thì không thể kiểm soát ai, không ai chịu trách nhiệm trước thất thoát của đất nước. Ai chịu trách nhiệm Formosa, AVG, Vinashin? Đáng lẽ phải kỷ luật những người phụ trách việc đó, phải cách chức họ.
Thứ hai là một việc chống tham nhũng nhưng anh nào cũng nói làm nhưng cuối cùng thì không ai làm.
PV: Chống tham nhũng phải song hành với xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực thì mới giải quyết căn cơ của vấn đề. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Hương: Về kiểm soát quyền lực thì trước tiên phải kiểm soát được quyền lực của cơ quan cao nhất. Nếu không kiểm soát được cơ quan cao nhất thì sẽ không kiểm soát được cơ quan thấp nhất.
Phải có cơ quan cao nhất, tức là có Ủy ban Kiểm tra do Đại hội bầu. Đã có lần tôi đề nghị lập Ủy ban giám sát gồm những cán bộ kiên cường nhất và những người có uy tín nhất trong Đảng để giám sát cơ quan quyền lực.
PV: Xin cảm ơn ông./.

Thanh Hương/VOV2

PHẢI CHĂNG CHUYẾN THĂM MỸ CẤP TẬP CỦA BT BỘ QP NGÔ XUÂN LỊCH PHÁT TÍN HIỆU: VIỆT NAM VẪN CỦNG CỐ QUAN HỆ VỚI MỸ; NHỮNG CHUYỆN LÙM XÙM HIỆN TẠI LÀ VẤN ĐỀ NỘI BỘ...KHÔNG LIÊN QUAN TỚI QUAN HỆ VIỆT-MỸ-TRUNG ? Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ




 

Tú Anh


mediaBộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis (T) tiếp đồng nhiệm Việt Nam tướng Ngô Xuân Lịch, tại Lầu Năm Góc, Arlington, Virginia, ngày 08/08/2017REUTERS
Ngày 08/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis tiếp đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc, Virginia. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức ép tại Biển Đông, Hoa Kỳ cam kết củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam và sẽ gửi một hàng không mẫu hạm đến thăm vào năm tới.
Theo Reuters, trong cuộc gặp gỡ tại bộ Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đồng ý là hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng bị Trung Quốc lấn áp, quan hệ Hà Nội và Bắc Kinh có dấu hiệu xấu đi.
Tại Biển Đông, ngư dân Việt Nam liên tục bị tấn công và gần đây nhất, hồi tháng 7, Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án thăm do dầu hỏa do áp lực của Bắc Kinh.
Tại hội nghị ASEAN, cuối tuần qua ở Manila, Philippines, Việt Nam đòi phải đưa lời lẽ cứng rắn chỉ trích Bắc Kinh «quân sự hóa Biển Đông» vào bản thông cáo chung. Trung Quốc biểu lộ giận dữ hủy bỏ cuộc gặp cấp ngoại trưởng hai nước.
Trong bối cảnh này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố với đồng nhiệm Việt Nam là «mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam đặt trên nền tảng (bảo vệ) quyền lợi chung kể của quyền tự do lưu thông tại Biển Đông ».
Bộ trưởng Jim Mattis hoan nghênh vai trò «lãnh đạo đang lên » của Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một trong những cử chỉ tiêu biểu cho xu hướng quan hệ ngày càng được củng cố giữa Mỹ và Việt Nam là chủ nhân Lầu Năm Góc thông báo một hàng không mẫu hạm sẽ đến Việt Nam vào năm 2018.
Dự án này đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thảo luận với tổng thống Donald Trump hồi tháng 5.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam 1975, một hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ thăm Việt Nam.



Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ ghé Việt Nam lần đầu tiên vào năm tới

8-8-2017

Bộ Trưởng Jim Mattis (trái) và Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch tại Ngũ Giác Ðài. (Hình: Bộ Quốc Phòng Mỹ)

ARLINGTON, Virginia (NV) – Việt Nam sẽ lần đầu tiên tiếp một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào năm tới, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Mỹ.
Ðây là một trong những chủ đề của cuộc thảo luận giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt tại Ngũ Giác Ðài, Arlington, Virginia, hôm Thứ Ba, 8 Tháng Tám.
Theo Ngũ Giác Ðài, Bộ Trưởng Jim Mattis gặp Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch để thảo luận gia tăng quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt và các thách thức về an ninh khu vực.
Hai vị lãnh đạo quốc phòng hai nước đồng ý các công tác gia tăng hợp tác quốc phòng, bao gồm chuyến viếng thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam vào năm tới, gia tăng hợp tác hải quân, và gia tăng chia sẻ thông tin.
Tướng Mattis cũng nhấn mạnh gia tăng mức độ gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo, và hợp tác với lực lượng Tuần Duyên Mỹ, bao gồm chuyển giao một khu trục hạm cũ của Tuần Duyên Mỹ cho Hà Nội, để Việt Nam gia tăng tuần tra vùng biển của mình.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý là quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt mạnh mẽ sẽ gia tăng an ninh khu vực và toàn cầu.
Quan hệ này dựa trên quan điểm tôn trọng lẫn nhau và vì quyền lợi chung của nhau, bao gồm tự do hải hành trong Biển Ðông và toàn cầu; tôn trọng luật quốc tế; và công nhận chủ quyền quốc gia.
Bộ Trưởng Mattis hoan nghênh sự tham gia tích cực và gia tăng vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vẫn theo Ngũ Giác Ðài.
Ðại Tướng Ngô Xuân Lịch thăm Mỹ trong ba ngày, từ 7 đến 10 Tháng Tám, theo lời mời của Tướng Mattis, theo Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết.
Ông Lịch, ngoài chức vụ là người đứng đầu Bộ Quốc Phòng, còn là ủy viên Bộ Chính Trị kiêm phó bí thư Quân Ủy Trung Ương.
Ðây là chuyến thăm Hoa Kỳ thứ nhì của ông, nhưng là lần đầu tiên đến Ngũ Giác Ðài.
Lần trước ông Lịch đến Mỹ tham dự cuộc gặp không chính thức các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN – Hoa Kỳ tại Hawaii, từ ngày 29 Tháng Chín đến ngày 1 Tháng Mười, 2016.
Trong thời gian qua, quan hệ Việt-Mỹ ngày càng được thắt chặt, nhất là sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn tại Biển Ðông.
Hôm 26 Tháng Bảy, ông Lịch “tiếp xã giao” ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ở Bộ Quốc Phòng, sau khi có tin nói Việt Nam bị Trung Quốc dọa đánh chiếm các đảo tại Trường Sa nếu không hủy bỏ việc khoan tìm dầu khí tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại vướng “đường lưỡi bò chín đoạn” do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông.
Hôm 6 Tháng Tám, một ngày trước khi ông Lịch đến Mỹ, “khu trục hạm USS San Diego ghé quân cảng Cam Ranh để sửa chữa tàu và để thủy thủ Mỹ có dịp khám phá Nha Trang,” theo tòa Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vào cuối Tháng Năm, hai bên cho thấy quyết tâm tăng cường và phát triển quan hệ quốc phòng song phương, qua bản tuyên bố chung, sau khi ông Phúc gặp Tổng Thống Donald Trump trong Tòa Bạch Ốc.
Ngoài các vấn đề khác, hai bên cũng thảo luận chuyện hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm hải cảng Việt Nam và tiến hành “các biện pháp tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hải quân hai nước.”
Washington cũng đề nghị Hà Nội cho lưu trữ những thiết bị trên lãnh thổ Việt Nam để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, mà trước mắt là về các thiết bị liên quan đến công tác nhân đạo.
Trước đó, nhiều tàu chiến của Mỹ cũng ghé các hải cảng Ðà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang,… để các thủy thủ hai bên giao lưu qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, và thể thao.
Ngoài ra, Mỹ cũng bán hoặc bàn giao cho Việt Nam một số ca nô và tàu lớn.
Hồi Tháng Năm, 2016, Tòa Bạch Ốc hứa cung cấp cho Việt Nam 18 ca nô Metal Shark, và đã giao sáu chiếc trong năm nay.
Sau đó, vào Tháng Năm năm nay, Mỹ cũng giao cho Việt Nam một tàu 3,000 tấn tại Hawaii. Chiếc tàu này trước đây là của Tuần Duyên Mỹ, nhưng nay lực lượng này không sử dụng nữa.
Hồi Tháng Năm, 2016, trong chuyến thăm chính thức và đầu tiên đến Việt Nam, Tổng Thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.
Việt Nam từng ngỏ ý muốn được Mỹ cung cấp các máy bay tuần tra biển săn tàu ngầm Orion P-3, radar tối tân và cũng muốn Mỹ cấp thêm cho nhiều tàu tuần tra hơn nữa, bên cạnh phụ tùng thay thế cho chiến cụ Mỹ sản xuất để lại sau chiến tranh. Cho đến nay, người ta chỉ thấy Mỹ viện trợ cho Việt Nam một ít tàu tuần tra ven bờ cỡ nhỏ và một tàu tuần cỡ trung bình cho cảnh sát biển.
Hai bên cũng phối hợp tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, cũng như dọn sạch chất dioxin do máy bay Mỹ thả chất độc màu da cam cách đây hơn 40 năm, tại phi trường Ðà Nẵng và phi trường Biên Hòa. (Ð.D.)


Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất các biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm chính thức Hoa Kỳ từ 7 - 10/8.
thuc day quan he quoc phong phu hop voi quan he doi tac toan dien viet nam hoa ky hinh 1
Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc
Sáng 8/8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. 
Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, hai Bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong đó bao gồm các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/Dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian tới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cám ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho Đoàn và một lần nữa khẳng định, Việt Nam thực hiện Chính sách Đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.  
Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết hai bên đã hoàn thành giai đoạn I của Dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn II, để cố gắng hoàn thành kịp phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; cũng như nỗ lực hợp tác có hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Bộ trưởng James Mattis cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa. 
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới. 
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ./.

Phạm Huân-Vũ Hợp/VOV-Washington