Trên Facebook của ông Hồ Ngọc Thắng, tác giả bài báo "Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh?" đã xác nhận rằng, ông đang bị điều tra có tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không.
Ảnh chụp công văn của Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF), nơi ông Hồ Ngọc Thắng làm việc (Ảnh từ Facebook của ông Hồ Ngọc Thắng)
Ông Thắng còn cho biết rõ chi tiết hơn, trích nguyên văn: "mà trước hết họ kiểm tra PC công vụ của tôi tại cơ quan, xem tôi có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh hay không".
Một công văn cũng được ông Thắng trưng dẫn, ông bị buộc nghỉ việc kể từ ngày 09.08.2017 cho đến khi kết thúc điều tra toàn bộ sự việc:
Ông Thắng cho biết, hiện nay ông không được phép vào phòng làm việc của ông tại cơ quan, vì cảnh sát hình sự liên bang (BKA) đang tìm bằng chứng về việc ông có tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không.
Ông Hồ Ngọc Thắng xác nhận: "Do yêu cầu công việc tại cơ quan, tôi được phép đọc tất cả hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người nước ngoài cư trú ở Đức chưa hoặc không nộp đơn xịn tị nạn. Như vậy, tôi được phép đọc cả các dữ liệu liên quan Trịnh Xuân Thanh và chính Bùi Thanh Hiếu (tức Người buôn gió)".
Tuy nhiên ông Thắng quả quyết, ông không hề làm chuyện này, ông viết: "Nhưng tôi đủ tỉnh táo và thận trọng để không động tới hồ sơ của hai người này, phần vì họ không liên quan công việc của tôi (do tôi được phân công làm việc với người xin tị nạn ở khu vực khác), phần vì tôi đã lường trước nguy cơ bị vu khống, bị nghi oan nếu tiếp cận hồ sơ của hai người này".
Ngoài ra nhật báo TAZ số ra hôm qua 10/08/2017 có đăng một bài báo với tựa đề, "Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong sở Liên bang", tường thuật về vụ việc ông Hồ Ngọc Thắng.
Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) cho tờ TAZ biết, trong phần hành công việc, ông Hồ Ngọc Thắng không có đảm trách về những người Việt Nam đệ đơn xin tỵ nạn.
Cơ quan BAMF cũng nói, "theo những gì nhận biết được cho đến hiện nay thì không có mối liên quan trực tiếp giữa nhân viên này với vụ bắt cóc".
Nhưng ngược lại, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền VETO!, ông Vũ Quốc Dụng, lo sợ rằng, những giấy tờ, hồ sơ mà Trịnh Xuân Thanh nộp trong đơn xin tỵ nạn, có thể hiện nay ở Hà Nội được đem ra sử dụng làm bằng chứng chống lại Trịnh Xuân Thanh trong vụ án xét xử.
Tờ tuần báo Der Spiegel (bản điện tử) số ra hôm qua 10/08/2017 cho biết, theo yêu cầu của Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) đã vào cuộc, tiến hành điều tra.
Ảnh chụp status của ông Hồ Ngọc Thắng, có email của BAMF
Vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, là cơ hội để báo chí Đức tìm hiểu và biết nhiều hơn về cộng đồng người Việt định cư tại Đức. Theo loạt bài của SPIEGEL.DE viết về vụ Kidnapp Trịnh Xuân Thanh, liên quan đến ông Hồ NGọc Thắng, có 3 ý chính: Ông Thắng là một Facbooker tiếng Việt; làm việc cho báo Đảng CSVN (trong nước gọi là DLV) và quan điểm và việc làm của ông Thắng liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, khi đang là “nhân viên Sở/VP Liên bang về Nhập cư và tỵ nạn ở Berlin”.
1.Facebooker & ưu thế thông tin:
Ông Thắng tự giới thiệu là “chuyên gia luật”, vừa làm việc trong “bộ máy của chính phủ Đức” như bạn bè ông chia sẻ. Thực tế là nhân viên của Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF); Ông Thắng đã khoe “RẤT ĐÁNG TỰ HÀO” kèm theo “một công văn nội bộ (07/7/2017) của BAMF lên Facebook (trong đó người ta đã cảm ơn ông vì công việc làm của ông với 1 vụ điều tra người Đức đóng giả người tỵ nạn).
Ông Thắng có thể tiếp cận đến các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tỵ nạn vào sổ đăng ký trung tâm của người nước ngoài. Dù là nhân viên của BAMF, ông Thắng vẫn phát biểu công khai quan điểm của mình về những vụ việc mà BAMF là “người trong cuộc” (giải quyết).
Ngay từ tháng 10/2016 (khi Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài), ông Thắng đã viết tỉ mỉ về việc biến mất của Trịnh trên trang Facebook của ông và phỏng đoán rằng người cựu giám đốc này đang ở Đức. Điều này báo chí Đức nghi ngờ Thắng có những thông tin mà người khác không có do vị trí làm việc của mình ở BAMF(?)
2. Làm việc cho báo Đảng cộng sản (Cộng tác viên):
Qua Facebook của ông, báo chí Đức mới biết Thắng làm việc cho báo Nhân Dân & VOV (Voice of Vietnam) và có thành thích được công nhận (giải A & Giái khuyến khích của báo Nhân Dân về “Chống diễn biến hoà bình” 2015 (trao tặng 2016). Loạt bài này vừa đăng báo in, online và lên sóng TV & VOV (Voice of Vietnam).
Ông Thắng cũng tự giới thiệu trang “Ngoc Thang Ho Google+” lên FB, mà các hình ảnh bài viết chứng tỏ rằng ông là DLV cao cấp. Trang của ông chuyên chia sẻ các bài của các Blog Tre Làng, Đông La “đánh” từ GS. Ngô Bảo Châu, đến các Nhà báo và Blogger như Nguyễn Thông, Đoàn Châu, Mẹ Nấm,... Đặc biệt chân dung của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề: Sỹ phu Bắc Hà Nguyễn Phú Trọng”. Hi hi... Xứng đáng là DLVCC quá đi chứ.
Bài báo đoạt Giải A báo Nhân Dân 2015 của ông Hồ Ngọc Thắng, được lên sóng VOV và Nhân Dân.TV
3.Trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh:
Báo SPIEGEL khẳng định “rõ ràng là bị bắt cóc, nhưng ông Thắng đánh giá vụ việc này một chiều và hoàn toàn theo hướng của chính phủ Việt Nam”. Ông Thắng đã lên tiếng cáo buộc nặng nề chính phủ Đức và nữ luật sư của Trịnh vì “không đưa ra được “bất cứ bằng chứng nào” cho một vụ bắt cóc mà là vì “quảng cáo cho luật sư”.
“Ông Thắng cũng quả quyết rằng đơn xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh bây giờ thì đã không còn có hiệu lực nữa, vì ông ấy đã rời khỏi nước. Một quan điểm mà các chuyên gia về Luật Tỵ nạn không chia sẻ (tán thành): một vụ bắt cóc không tự động chấm dứt thủ tục pháp lý xin tị nạn.”.
BÌNH LUẬN của Tui:
Ông Hồ Ngọc Thắng (qua tự giới thiệu) nguyên là học viên Học viện Herder thuộc Trường đại học tổng hợp Các Mác ở TP Leipzig (1977). Bình thường chắc báo chí Đức chẳng ai biết ông Hồ Ngọc Thắng là ai, dù được giải A, báo Nhân Dân bài về “Chống diễn biến hoà bình”. Chính từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì báo chí mới vào cuộc. Và khi cảnh sát Berlin điều tra “nhóm bắt cóc”, thì mọi thông tin đều được xem xét. Vị trí của ông Thắng ở BAMF là có liên quan và quá nhạy cảm.
Dĩ nhiên, với môi trường chính trị xã hội Đức & châu Âu, quan điểm chính trị và sự tham gia “đấu tranh chống diễn biến hoà bình” cùng với báo lề đảng và lề dân của ông Thắng thì họ vẫn tôn trọng.
Nhưng ông Thắng sẽ phải chứng minh: “không tham gia và hỗ trợ, dù vô tình hay hữu ý, vụ bắt cóc Trịnh mà Đức coi là vi phạm pháp luật”.
Việc “đình chỉ công việc” là cách nói của Việt Nam. Ông Thắng có thể thôi làm việc trước tuổi nghỉ hưu (nếu chưa đến 65) hoặc bị sa thải luôn, sau khi vụ án được đưa ra xét xử.
Có điều, qua vụ Trịnh Xuân Thanh và những gì liên quan đến ông Thắng, đã nói và viết, người Việt trong nước hiểu thêm phạm vi hoạt động của DLV được mở rộng như thế nào. Cũng may cho ông, nếu nước Đức mà như Việt Nam, Trung Cộng,.. thì ông nhập kho từ đời tám hoánh vì “chống phá nhà nước" và “tiết lộ bí mật quốc gia" chứ không đơn thuần “đình chỉ công tác" nha!
Trưa nay, tranh thủ vào FB, đọc được tút thông báo “đình chỉ công việc” của chính DLV cao cấp Hồ Ngọc Thắng. Mình nhảy vô còm (và dẫn link của bài báo Đức trên tờ Spiegel.de) : “Người Đức có văn hoá công vụ & tính kỷ luật rất cao. Anh Hồ Ngọc Thắng học luật ở Đức và sống bao nhiêu năm bên đó, sao không "hội nhập" được cái văn hoá đó nhỉ?
Từ hồi "Bức tường Berlin" sụp đổ, anh được sống và học tập trong môi trường thế nào, chắc anh biết rõ hơn người trong nước.
Anh lại đi khoe thông tin mang tính bí mật công vụ ở Sở Nhập sư và Tỵ nạn Đức với thành tích tuyên truyền cho nhà nước VN. Lại bỉu bôi nền dân chủ phương Tây như là "sự tuyên truyền của thế lực thù địch", trong khi mình đang hưởng thụ nền dân chủ và mức sống cao của Đức?
Có lẽ tính đảng quá cao lại được giải thưởng và DLV trong nước tâng bốc làm mờ mắt và lý trí của anh chăng?
Hi hi... nói thì quá hay. Dẫn lời và diễn dịch của người ta mà như tự nhủ với chính mình. “Qua sự lựa chọn phương cách lợi dụng niềm tin” từ BAMF ông Thắng đã “thu được lợi ích cao hơn” từ BanTuyen giáo (báo Nhân Dân) hay thiệt hại lợi ích từ việc phải nghỉ sớm hơn (dự kiến) và niềm tin của Sở Di trú & Tỵ nạn và người Đức?
Chắc chính ông Hồ Ngọc Thắng mới biết. He he...
P/S: Các nhà báo muốn biết tình hình “đình chỉ công tác” của ông Hồ Ngọc Thắng thì liên hệ với Sếp của ổng, theo số điện thoại và email:Frau Böhlman
Tell: 0049 (0)911 943 29122
Fax: 0049 (0) 911 943 29979
Email: ref112posteingang@bamf.bund.de
11/8/2017
Sao Hồng
Ảnh chụp màn hình Nhân Dân.TV khi chiếu về bài đoạt giải của ông Hồ NGọc Thắng
Những thông tin tôi có về Hồ Ngọc Thắng là anh ta sinh năm 1954, quê ở Tĩnh Gia Thanh Hóa.
Đi bộ đội vào năm tháng 1.1972.
Anh ta được huấn luyện ba tháng và đẩy vào lò thiêu người Quảng Trị, cái gọi là mùa hè đỏ lửa năm ấy.
May mắn chỉ bị thương phần mềm rồi xuất ngũ, anh ta được đưa đi học thêm bồi dưỡng về văn hóa ở trường văn hóa quân khu 3 để tới 1975 sang CHDC Đức học tại trường học có tiếng của CHDC Đức ngày đó là Friedrich Schiller Universitaet ở thành phố Jena.
Tốt nghiệp đại học luật năm 1981 và bạn bè học cùng ai cũng biết là Thắng âm mưu bằng mọi giá để ở lại DDR và do vậy, anh ta có con với tây khi quy định của ĐSQ nói chung là sẽ kỷ luật nghiêm khắc và đuổi ngay về nước nếu người ta chỉ phát hiện ai đó có quan hệ tình cảm với người bản xứ khác giới chứ đừng nói ăn nằm mà tiến tới sinh con.
Tốt nghiệp đại học cùng năm với việc người yêu vác bầu lên sứ được coi là việc tính toán đại tài và chính xác tuyệt đối cả trong vấn đề ái ân.
Là cựu sinh viên tại Đông Âu, tôi xác nhận việc này và năm 1981 là rất sớm, trước khi việc lấy vợ gả chồng được CSVN từ từ thừa nhận do quá nhiều nhu cầu vào những năm 1984-1985 khi dân ngu cu đen bắt đầu sang theo các hợp đồng lao nô vào 1982.
Trước 1982 thì chỉ có sinh viên và học nghề nghĩa là số lượng ít ỏi và có thể quản lý được từ việc cấm đầu tóc dài đến cấm mặc quần bò Mỹ nên quá đơn giản là cấm trai trai gái gái.
Năm 2003 bỏ vợ và tới nay anh ta sống với bồ tại Apollda.
Cơ quan anh ta làm là chi nhánh của BAMF tại thành phố Jena và cũng là nơi nay đang cho anh ta tạm nghỉ việc để điều tra.
Anh ta làm cho cơ quan này của Bộ Nội Vụ Đức từ năm 1991.
Thắng có hai con, đứa gái đầu sinh năm 1981 nay đã lấy chồng và có hai con, đang sống tại Munich.
Đứa con trai sinh năm 1987 đã bị trầm cảm phải nghỉ học một năm khi cha mẹ ly dị khi bản thân đang học đại học nay cũng đã đi làm và ở riêng.
Cuộc sống của anh ta tại Đức có lẽ chả có gì phàn nàn và cũng có lẽ chính vì vậy nên anh này mới nổi máu giang hồ lên để "hướng về nguồn cội" để ngày năm kia, anh ta hoan hỷ đăng trên FB của mình bằng tiếng Đức với nội dung dịch ra như sau :
" Các bạn thân mến. Từ nay tới cuối tháng năm tôi sẽ không lên đây. Có một tin rất vui cho tôi là tôi nhận được giấy mời của bộ ngoại giao VN mời tôi đi thăm hạm đội hải quân VN với cụm quần đảo TS từ 21-28.4 và vào ngày 30.4 tôi sẽ tham gia vào lễ mừng 40. năm ngày giải phóng miền nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện nữa là cuộc gặp gỡ với những đồng đội đã chiến đấu từ năm 72 và sau đó đã tiến về Sài Gòn."
Là nhân viên của sở xét về vấn đề tỵ nạn và di dân, anh ta không được phép phát ngôn bất cứ cái gì liên quan đến vấn đề tỵ nạn và do có kẻ làm đơn tố cáo, BKA nghĩa là cảnh sát hình sự liên bang Đức nay nghi ngờ là chính anh này đã là kẻ chủ mưu hiến kế cho nhà cầm quyền VN để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Tôi không kết luận anh ta là kẻ chủ mưu hay hiến kế nhưng những hành vi của anh cùng với những huân huy chương dũng sĩ và những giấy chứng nhận hay giải thưởng toàn quốc của báo Nhăn Dăng kia hình như đã chạm vào cái nguyên tắc mà chính quyền Đức đặt ra cho bất cứ cán bộ biên chế nào của họ là cán bộ biên chế nhà nước, đối tượng duy nhất mà họ phải phục vụ là nhà nước CHLB Đức ???
Hồ Ngọc Thắng: Tôi gửi gắm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng!
QĐND – Năm 2015, bạn bè và đồng nghiệp người Đức của tôi trở về sau chuyến thăm Việt Nam đã nói rằng, tuy lưu lại vài tuần và đến một số nơi, nhưng họ đã có cái nhìn khác hẳn về nhiều mặt…
Tôi sống xa Tổ quốc, xa quê hương đã hơn 20 năm, nhưng tâm hồn tôi luôn hướng về đất nước, về gia đình, về ngôi làng nhỏ bên bờ biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Ở nơi ấy, từ những năm tuổi thơ, tôi đã biết thế nào là cảnh bom, đạn, để rồi một ngày tôi trở thành Bộ đội Cụ Hồ, cùng đồng đội vượt Trường Sơn chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, bảo vệ Tổ quốc. Xa quê hương vì lý do gia đình, không phải vì đất nước còn khó khăn mà tôi tìm đến nơi có cuộc sống sung túc hơn, nên tôi vẫn nghĩ mình còn là con dân nước Việt và mọi sự kiện, mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi thành tựu, khó khăn, kể cả các vấn đề quốc tế liên quan đến Tổ quốc thân yêu vẫn là mối quan tâm của tôi. Vì thế, dù hằng ngày đi làm ở công sở, lại bận bịu với nhiều việc khác, tôi vẫn luôn trăn trở cùng sự phát triển của đất nước. Tôi rất quan tâm một sự kiện vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị của những ngày này, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong sự hồ hởi chờ đón những thông tin mới và quan trọng từ quê nhà, tôi lại hồi tưởng lần về thăm Việt Nam gần đây nhất, đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ phép, tôi trở về CHLB Đức, gặp lại bạn bè và đồng nghiệp, mọi người đều muốn tôi kể lại những ngày hạnh phúc mà tôi vừa trải qua, đặc biệt là cảm xúc khi dự lễ mít tinh tại Thành phố mang tên Bác vào ngày 30-4-2015. Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015. Bài báo có nhan đề “Niềm tự hào đã được nối tiếp” (Der Stolz hat sich uebertragen), tác giả là ông U-đô Smít (Udo Schmidt), một nhà báo kỳ cựu, từng là phóng viên thường trú của Đài truyền hình công cộng số 1 của CHLB Đức ARD có mặt từ nhiều năm nay ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh tấm ảnh chụp các binh lính Mỹ đầu đội mũ sắt, súng tiểu liên trong tay với dáng vẻ mệt mỏi lội bùn trên một cánh đồng lúa miền Nam là lời dẫn ngắn gọn, nhưng nói lên tất cả ý nghĩa lịch sử của công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của người Việt Nam chúng ta: “Cách đây 40 năm, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã kết thúc. Từ những người đàn ông đã sang tuổi 70 cho đến những sinh viên ở độ tuổi 20 đều thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào vì đã chiến thắng quân đội Hoa Kỳ hùng hậu”.
Bài báo viết tiếp: “… Hôm nay, những người trẻ tuổi vẫn tự hào về chiến thắng năm xưa, về Bác Hồ và về quân đội của Tổ quốc mình… Lời phát biểu chân thật của một người cao tuổi được ghi lại: Cuộc chiến đã mở ra một trang mới trong lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi, người Việt Nam muốn sống trong hòa bình và hữu nghị với tất cả mọi người, ngay cả với kẻ thù của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm xây dựng đất nước mình, và chúng tôi đang nỗ lực học hỏi công nghệ mới, để rồi cạnh tranh với toàn cầu”. Một người khác tâm sự: “Tôi nghỉ hưu khá lâu rồi, không có nhiều tiền, nhưng các con tôi đều có công việc tốt. So với những ngày đất nước chưa được độc lập, tự do, hôm nay tôi đang tận hưởng cuộc sống thanh bình và vô cùng tự hào vì có một phần đóng góp của mình trong đó”.
Tác giả Hồ Ngọc Thắng dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn, tháng 4-2015. Ảnh: Mỹ Hạnh/ QĐND
Tuy không hỏi, song đồng nghiệp và bạn bè người Đức mà tôi quen biết đều hiểu niềm tự hào đó đã thấm sâu vào trái tim và khối óc tôi như tiếng Việt không phai mờ theo thời gian, dù cách trở hàng vạn dặm. Vì nhiều lần trước đó, tôi đã kể cho họ nghe về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam, về những năm tháng tôi được là Bộ đội Cụ Hồ, tham gia những trận đánh ác liệt bảo vệ Tổ quốc, để đất nước thống nhất, hòa bình, bắt tay vào công cuộc xây dựng sau những năm tháng chiến tranh.
Cũng chính từ những năm tháng đó, tôi luôn đặt niềm tin vào tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Niềm tin vững chắc của tôi được hun đúc, phát triển theo thời gian, mà tôi tin không gì có thể lay chuyển. Năm 2015, một số đồng nghiệp và bạn bè cho tôi biết, họ có dự định thăm Việt Nam, sẽ thực hiện chuyến đi xuyên Việt. Vì vậy, họ muốn tôi cung cấp các thông tin chính xác về Việt Nam, để chuyến đi được thuận lợi. Do đặc thù công việc, có người còn muốn biết tỉ mỉ hơn về một số vấn đề mà họ quan tâm. Một câu hỏi mà họ đặt ra và yêu cầu tôi trả lời là: Những thành tựu nào Việt Nam đạt được gây ấn tượng nhất đối với tôi? Câu hỏi này được họ đưa ra chủ yếu vì ở phương Tây, họ tiếp xúc với quá nhiều thông tin sai lệch về Việt Nam. Tôi trả lời họ một cách khách quan, từ những điều mắt thấy tai nghe, về cuộc sống của những người ruột thịt của tôi ở nơi quê nhà, rồi phân tích, minh họa bằng những bức ảnh tôi chụp hoặc cho họ xem các video clip có trên internet. Tôi nói với họ rằng, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là sự phát triển của tinh thần dân chủ, quyền của mọi người dân luôn được tôn trọng, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo. Tôi trích dẫn số liệu của Tổ chức Thống kê internet quốc tế, thì tới thời điểm tháng 6-2015 ở Việt Nam có 45,5 triệu người dùng internet, đứng vị trí 17 trong số 20 quốc gia có số người dùng internet nhiều nhất thế giới. Rồi chứng minh với họ qua báo chí, qua quan sát trực tiếp của tôi ở mọi miền đất nước, cũng như bạn bè, người thân qua internet đã giúp họ có hiểu biết đúng đắn về vấn đề này.
Một phần do quan tâm đến công cuộc đổi mới ở quê nhà, một phần vì công việc ở cơ quan, tôi đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Không chỉ qua nghiên cứu cơ sở pháp lý (quy định trong Hiến pháp năm 2013, trong các bộ luật, nghị định…) mà nhờ những điều tôi đã theo dõi, quan sát cụ thể. Qua ba miền của đất nước, đi khắp nơi từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, không chỉ quan sát tại các trung tâm tôn giáo nổi tiếng như xứ đạo Bùi Chu ở Nam Ðịnh và Phát Diệm ở Ninh Bình, chùa Bái Ðính ở Ninh Bình… mà qua trò chuyện với người dân ở nhiều địa phương, được tiếp xúc với cuộc sống của người dân là thành viên của nhiều tôn giáo khác nhau, tôi đã hình dung một cách cụ thể một bức tranh toàn cảnh về đời sống tôn giáo Việt Nam hôm nay. Qua bức tranh đó, tôi hiểu sâu sắc rằng, các thế lực thù địch, cá nhân thiếu thiện chí và bất mãn đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để phê phán Đảng và Nhà nước. Cách đây vài năm, tôi có viết một bài báo về vấn đề này, trong đó khẳng định quan điểm: Không thể kết luận tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề. Nhìn lại, ngày hôm nay, tôi vẫn giữ trọn vẹn suy nghĩ đó, nên tôi rất bức xúc trước các luận điệu sai trái của những người đã xuyên tạc tình hình đất nước tôi và khao khát muốn nói lên suy nghĩ chân thực của mình.
Năm 2015, bạn bè và đồng nghiệp người Đức của tôi trở về sau chuyến thăm Việt Nam đã nói rằng, tuy lưu lại vài tuần và đến một số nơi, nhưng họ đã có cái nhìn khác hẳn về nhiều mặt, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do tôn giáo so với thông tin mà trước đó họ có được, về cơ bản không có sự cách biệt quá lớn giữa CHLB Đức và Việt Nam. Tôi rất vui vì họ đã xác nhận những gì tôi kể trước đó. Khi được hỏi về nguyên nhân của những thành quả này, tôi đã nói rất rõ ràng: Sau 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, hôm nay đất nước Việt Nam của tôi đã vững mạnh hơn rất nhiều, sẽ mãi mãi trường tồn. Cơ sở cho sự trường tồn ấy là lòng tin của mọi người dân Việt Nam vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về phần mình, dù ở xa Tổ quốc, tôi cũng hòa niềm tin vào với mọi người Việt Nam ở trong nước rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. Với tất cả tấm lòng của một người Việt Nam sống xa quê hương, tôi gửi gắm niềm tin, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn, chủ lao động của T. Ảnh: Taz
Một người Việt sống ở Đức đưa ra những lời khuyên chính trị cho chế độ cộng sản. Ông ta làm việc cho Sở Nhập cư.
BERLIN taz | Bây giờ thì Công tố Liên bang tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh: Vào chiều thứ năm, cơ quan ở Karlsruhe này thông báo đã tiếp nhận điều tra về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam này và người phụ nữ đi cùng với ông.
Trước đây 18 ngày, cả hai người đã bị lôi vào một chiếc xe tải “ngay trên đường phố” ở Berlin, bị chở vào Đại sứ quán Việt Nam và sau đó đã bị mang về Việt Nam, Công tố Liên bang cho biết. Vì vậy mà sẽ điều tra vì hoạt động gián điệp tình báo và cướp đoạt tự do.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao đang xem xét những biện pháp tiếp theo. Một nhân viên tình báo của Đại sứ quán Việt Nam đã bị Bộ trục xuất hồi tuần rồi. Cho tới nay, Hà Nội không tham gia làm rõ việc Trịnh Xuân Thanh biến mất, một phát ngôn viên của Bộ nói.
Việt Nam ngồi yên trong cuộc khủng hoảng song phương – và đưa Thanh ra như là một người hối lỗi tự nguyện trở về quê hương. Nước này cáo buộc ông, người trước đây cũng đã từng là doanh nhân, tham nhũng và biển thủ số tiền hàng trăm triệu.
Lời khuyên cứ ngồi yên
Trong truyền thông nhà nước Việt Nam, bây giờ lại có một người đàn ông phát biểu, người sống ở Jena và đã phục vụ cho Bộ Nội vụ từ 26 năm nay: như là nhân viên của Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn (Bamf). Ở đó, H. Ngoc T. xử lý các hồ sơ xin tỵ nạn. Ông ta không che giấu công việc làm của mình: Trên Facebook, T. đưa ra công khai một công văn chúc mừng của Sở Liên bang.
Về vụ rõ ràng là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, H. Ngoc T. viết hồi tuần rồi: “Các quan hệ Đức-Việt sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ việc này”. Ông ta khuyên chế độ hãy ngồi yên chịu đựng vụ này. Trên trang Facebook của mình, H. Ngoc T. so sánh đường lối ngoại giao cứng rắn của Chính phủ Liên bang [Đức] với cuộc Chiến tranh Việt Nam: “Đừng quá lo sợ, trước đây, Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đe dọa dùng vũ lực mà chúng ta không sợ, rồi khi họ mang hàng vạn quân đến xâm lược, chúng ta vẫn không chịu khuất phục. Hôm nay, nhân dân Đức và nước Đức không dọa nạt chúng ta”.
Người sếp của Đài Phát thanh Nhà nước Voice of Vietnam lại chia sẻ bài viết này trên trang Facebook của ông – qua đó ông đã tiếp tay tường thuật cho nhân viên của ông.
Lòng trung thành với chế độ Việt Nam không bị phát hiện
Sau khi Bamf chú ý đến những lời phát biểu của người đàn ông này qua điều tra của báo taz, cơ quan đã cho ông ngưng việc cho tới khi có thông báo khác.
Cho tới nay, lòng trung thành của T. với chế độ ở Việt Nam đã không bị phát hiện. Con người độ 65 tuổi này, người đã từng chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam và sang nước CHDC Đức học đại học về luật năm 1976, cũng tự phô bày bản thân trong quân phục trên Facebook. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khen thưởng ông ta vì những bài viết mà ông đã công bố trên báo Nhân Dân – chắc hẳn là tờ báo bảo thủ nhất Việt Nam. “Vì những thành tích đặc biệt trong tuyên truyền đối ngoại” nằm trên một tờ giấy.
Trong các bài viết của mình, T. cũng đã từng thúc giục Hà Nội đừng khoan dung cho “những tên phản bội”. Ý ông ta muốn nói đến giới đối lập. Năm 2016, trong một bài viết trên tờ báo của Đảng, ông ta thậm chí còn phê phán cả một nghị viên Đức. Ông dân biểu Martin Patzelt thuộc Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức đã quan sát một vụ xét xử những người đối lập. Lúc đó, Ngoc T. đã viết rằng người Đức này can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Ngay sau Giao Thừa, Ngoc T. đã viết một bài mừng năm mới. Trong đó, ông ta tuyên bố sẽ về hưu năm 2019 và “viết lại và thuật lại tất cả những gì tôi phải giữ bí mật cho đến nay”. Trong khi đó thì nhân viên của Sở Liên bang bị ràng buộc bởi “nghĩa vụ trung thành và yêu cầu trung lập”.
Một nhân viên “hết sức có vấn đề”
Bây giờ thì nhiều câu hỏi được đặt ra: Một nhân viên của một cơ quan liên bang được phép hoạt động chính trị như thế nào? Anh ta có được phép cố vấn cho các quốc gia khác trong những bài phát biểu ý kiến hay không, trong xung đột với Cộng hoà Liên bang [Đức]?
Và: Ngoc T. có tiếp cận tới hồ sơ xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc hay không?
Ở tại Hội đồng Người Tỵ nạn bang Thüringen, người ta đã biết H. Ngoc T. từ lâu, như là một nhân viên “hết sức có vấn đề”. Tuy hiện nay các đơn xin tỵ nạn của công dân Việt Nam không được xử lý ở Thüringen, nơi T. làm việc, theo Sở Liên bang. Thế nhưng ông ta, cũng như tất cả nhân viên, đều có quyền truy cập các hồ sơ nhạy cảm. Bamf cho biết: “Theo nhận biết cho tới nay, không có mối liên quan trực tiếp nào giữa nhân viên này và vụ tình nghi bắt cóc.”
Nhà hoạt động nhân quyền Vu Quoc Dung của tổ chức Veto! ngược lại lo sợ rằng các hồ sơ mà Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp cho đơn xin tỵ nạn của mình bây giờ có thể được sử dụng để chống lại ông trong vụ xét xử ở Hà Nội. Vì trong các bài viết của mình, H. Ngoc T. đã dùng những gì ông biết được qua công việc làm của ông trong Sở Liên bang.
Trong yêu cầu cho biết ý kiến, báo taz không liên lạc được với H. Ngoc T. Tác giả: Marina Mai Dịch giả: Phan Ba
Bộ trưởng Jim Mattis hoan nghênh sự tham gia chủ động và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam tại Châu Á - Thái Bình Dương, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra hôm 09/8/2017 liên quan chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Hai bộ trưởng quốc phòng nhất trì rằng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Hôm thứ Tư, thông cáo trên trang mạng chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ viết:
Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia Thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ
"Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ -Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực."
"Bộ trưởng [Mattis] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [Việt Nam] đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép."
"Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một máy tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam."
"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương."
Lần đầu tiên về 'chủ quyền ở Biển Đông'
Từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này TS. Hà Hoàng Hợp
Bình luận về ý nghĩa và 'tín hiệu' đưa ra từ bản thông báo này của Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Bàn tròn thứ Năm, hôm 10/8, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:
"Câu cuối cùng cực kỳ quan trọng đối với sự thay đổi về mặt chính trị cũng như chiến lược trong quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam. Có câu rất rõ rằng mối quan hệ này, quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông và ở khắp thế giới."
"Nó bao gồm sự tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng câu này là quan trọng, và công nhận chủ quyền quốc gia, thì từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này."
"Đây là điểm có thể nói là quan trọng nhất phân biệt chính sách hiện nay của Hoa Kỳ so với chính sách của các chính phủ trước đây của Hoa Kỳ, tôi xin nhấn mạnh như thế. Đây là một bổ sung cho ý kiến của ông Nguyễn Xuân Nghĩa [khách mời khác tại Bàn tròn] nói rằng Việt Nam không bị bỏ quên, cũng không phải cô đơn gì cả và ở đâu cả."
"Và ở đây cũng cần nói rõ rằng chính sách hiện nay của Hoa Kỳ là một sự tiếp nối rất mạnh mẽ các chính sách của các chính phủ trước."
"Tôi cũng xin nói lại rằng ở Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi (2017), chính trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Jim Mattis đã nói rất rõ rằng tất cả các yếu tố, kế hoạch được định ra trong chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đã được triển khai toàn bộ và tốt hơn so với dự định," ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận xét.
Cũng tại Bàn tròn này, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà bình luận thời sự từ Hoa Kỳ nói với BBC:
Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà phân tích thời sự
"Bây giờ trong hoàn cảnh khi nước Mỹ nói quyền lợi của họ là trên hết, là ưu tiên, điều đó không có nghĩa rằng từ nay về sau họ vì lý do buôn bán mà họ sẽ bán rẻ các đồng minh, điều đó tôi cho là quan trọng và mình (Việt Nam) phải ngồi suy nghĩ lại.
"Có người nhắc đến bản thông cáo... Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được.
"Tôi cho rằng đó mới là yếu tố quyết định, còn bây giờ chúng ta kết luận sớm rằng Việt Nam bị thân cô thế cô, hoặc là... đã phải bỏ những dự án khai thác dầu khí v.v..., tôi cho rằng đó là tầm nhìn ngắn hạn.
"Tầm nhìn dài hạn của người Việt Nam ở Hà Nội hay là ở khắp mọi nơi trên thế giới phải nhìn thấy rằng khi có những thay đổi trước đây chưa thấy, thì mình có thể khai thác cơ hội như thế nào để cho quyền lợi của đất nước Việt Nam," ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói với BBC Tiếng Việt.
Các khẩu pháo đồng loạt khai hỏa trong cuộc tập trận tại Triều Tiên hôm 25/4 (Ảnh: Reuters)
“Cần phải làm rõ lập trường (của Trung Quốc) đối với tất cả các bên và để cho họ hiểu rằng khi các hành động của họ làm tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả”, Reuters dẫn một đoạn trong bài viết được đăng trên Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 11/8.
“Trung Quốc cũng tuyên bố rõ rằng nếu Triều Tiên là nước phóng tên lửa đe dọa lãnh thổ Mỹ trước và sau đó Mỹ hành động đáp trả, thì Trung Quốc sẽ giữ quan điểm trung lập”, Thời báo Hoàn cầu cho biết.
“Còn nếu Mỹ và Hàn Quốc tiến hành các cuộc tấn công và tìm cách lật đổ chính quyền Triều Tiên và thay đổi đường lối chính trị trên bán đảo Triều Tiên, thì Trung Quốc sẽ vào cuộc để ngăn chặn các nước này”,Thời báo Hoàn cầu cho biết thêm.
Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh Bắc Kinh “kịch liệt phản đối bất kỳ bên nào muốn làm thay đổi hiện trạng khu vực - nơi Trung Quốc đang duy trì các lợi ích của mình”. Theo quan điểm của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên là nơi lợi ích chiến lược của các bên cần phải thống nhất với nhau và không bên nào được quyền thống trị hoàn toàn khu vực này.
Bình luận của Thời báo Hoàn cầu được đưa ra trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang ở trong trạng thái “căng như dây đàn” khi Bình Nhưỡng và Washington liên tục đưa ra những cảnh báo “sắc lạnh” nhằm vào nhau.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ trút “hỏa lực” và “thịnh nộ” lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có động thái đe dọa Mỹ. Trong khi đó, Tướng Kim Rak-Gyom, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ tên lửa Triều Tiên, cho biết lực lượng này sẽ hoàn tất kế hoạch tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung vào đảo Guam của Mỹ vào giữa tháng 8 và trình lên nhà lãnh đạo Kim Jong-un để chờ lệnh.
Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các bên bình tĩnh trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc vừa thể hiện sự thất vọng đối với các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên, vừa chỉ trích các hành động của Mỹ và Hàn Quốc mà Bắc Kinh cho rằng đã góp phần làm cho căng thẳng leo thang .