Trên Facebook của ông Hồ Ngọc Thắng, tác giả bài báo "Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh?" đã xác nhận rằng, ông đang bị điều tra có tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không.
Ảnh chụp công văn của Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF), nơi ông Hồ Ngọc Thắng làm việc (Ảnh từ Facebook của ông Hồ Ngọc Thắng) |
Ông Thắng còn cho biết rõ chi tiết hơn, trích nguyên văn: "mà trước hết họ kiểm tra PC công vụ của tôi tại cơ quan, xem tôi có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh hay không".
Một công văn cũng được ông Thắng trưng dẫn, ông bị buộc nghỉ việc kể từ ngày 09.08.2017 cho đến khi kết thúc điều tra toàn bộ sự việc:
Ông Thắng cho biết, hiện nay ông không được phép vào phòng làm việc của ông tại cơ quan, vì cảnh sát hình sự liên bang (BKA) đang tìm bằng chứng về việc ông có tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không.
Ông Hồ Ngọc Thắng xác nhận: "Do yêu cầu công việc tại cơ quan, tôi được phép đọc tất cả hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người nước ngoài cư trú ở Đức chưa hoặc không nộp đơn xịn tị nạn. Như vậy, tôi được phép đọc cả các dữ liệu liên quan Trịnh Xuân Thanh và chính Bùi Thanh Hiếu (tức Người buôn gió)".
Tuy nhiên ông Thắng quả quyết, ông không hề làm chuyện này, ông viết: "Nhưng tôi đủ tỉnh táo và thận trọng để không động tới hồ sơ của hai người này, phần vì họ không liên quan công việc của tôi (do tôi được phân công làm việc với người xin tị nạn ở khu vực khác), phần vì tôi đã lường trước nguy cơ bị vu khống, bị nghi oan nếu tiếp cận hồ sơ của hai người này".
Ngoài ra nhật báo TAZ số ra hôm qua 10/08/2017 có đăng một bài báo với tựa đề, "Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong sở Liên bang", tường thuật về vụ việc ông Hồ Ngọc Thắng.
Ảnh chụp nhật báo TAZ số ra ngày 10/08/2017 |
Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) cho tờ TAZ biết, trong phần hành công việc, ông Hồ Ngọc Thắng không có đảm trách về những người Việt Nam đệ đơn xin tỵ nạn.
Cơ quan BAMF cũng nói, "theo những gì nhận biết được cho đến hiện nay thì không có mối liên quan trực tiếp giữa nhân viên này với vụ bắt cóc".
Nhưng ngược lại, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền VETO!, ông Vũ Quốc Dụng, lo sợ rằng, những giấy tờ, hồ sơ mà Trịnh Xuân Thanh nộp trong đơn xin tỵ nạn, có thể hiện nay ở Hà Nội được đem ra sử dụng làm bằng chứng chống lại Trịnh Xuân Thanh trong vụ án xét xử.
Tờ tuần báo Der Spiegel (bản điện tử) số ra hôm qua 10/08/2017 cho biết, theo yêu cầu của Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) đã vào cuộc, tiến hành điều tra.
Trung Khoa
(Thoibao.de)
Về việc “DƯ LUẬN VIÊN CAO CẤP” Hồ Ngọc Thắng đang bị "đình chỉ công việc"
Hồ Ngọc Thắng: Tôi gửi gắm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng!
LTS: Nhân chuyện một ‘đồng chí’ nằm vùng đã bị lộ, để quý độc giả có thêm thông tin, xin được đăng lại bài viết của ông Hồ Ngọc Thắng: Tôi gửi gắm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng! Bài viết này đã được đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 30-1-2017.
_____
Tôi gửi gắm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng!
30-1-2016
QĐND – Năm 2015, bạn bè và đồng nghiệp người Đức của tôi trở về sau chuyến thăm Việt Nam đã nói rằng, tuy lưu lại vài tuần và đến một số nơi, nhưng họ đã có cái nhìn khác hẳn về nhiều mặt…
Tôi sống xa Tổ quốc, xa quê hương đã hơn 20 năm, nhưng tâm hồn tôi luôn hướng về đất nước, về gia đình, về ngôi làng nhỏ bên bờ biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Ở nơi ấy, từ những năm tuổi thơ, tôi đã biết thế nào là cảnh bom, đạn, để rồi một ngày tôi trở thành Bộ đội Cụ Hồ, cùng đồng đội vượt Trường Sơn chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, bảo vệ Tổ quốc. Xa quê hương vì lý do gia đình, không phải vì đất nước còn khó khăn mà tôi tìm đến nơi có cuộc sống sung túc hơn, nên tôi vẫn nghĩ mình còn là con dân nước Việt và mọi sự kiện, mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi thành tựu, khó khăn, kể cả các vấn đề quốc tế liên quan đến Tổ quốc thân yêu vẫn là mối quan tâm của tôi. Vì thế, dù hằng ngày đi làm ở công sở, lại bận bịu với nhiều việc khác, tôi vẫn luôn trăn trở cùng sự phát triển của đất nước. Tôi rất quan tâm một sự kiện vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị của những ngày này, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong sự hồ hởi chờ đón những thông tin mới và quan trọng từ quê nhà, tôi lại hồi tưởng lần về thăm Việt Nam gần đây nhất, đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ phép, tôi trở về CHLB Đức, gặp lại bạn bè và đồng nghiệp, mọi người đều muốn tôi kể lại những ngày hạnh phúc mà tôi vừa trải qua, đặc biệt là cảm xúc khi dự lễ mít tinh tại Thành phố mang tên Bác vào ngày 30-4-2015. Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015. Bài báo có nhan đề “Niềm tự hào đã được nối tiếp” (Der Stolz hat sich uebertragen), tác giả là ông U-đô Smít (Udo Schmidt), một nhà báo kỳ cựu, từng là phóng viên thường trú của Đài truyền hình công cộng số 1 của CHLB Đức ARD có mặt từ nhiều năm nay ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh tấm ảnh chụp các binh lính Mỹ đầu đội mũ sắt, súng tiểu liên trong tay với dáng vẻ mệt mỏi lội bùn trên một cánh đồng lúa miền Nam là lời dẫn ngắn gọn, nhưng nói lên tất cả ý nghĩa lịch sử của công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của người Việt Nam chúng ta: “Cách đây 40 năm, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã kết thúc. Từ những người đàn ông đã sang tuổi 70 cho đến những sinh viên ở độ tuổi 20 đều thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào vì đã chiến thắng quân đội Hoa Kỳ hùng hậu”.
Bài báo viết tiếp: “… Hôm nay, những người trẻ tuổi vẫn tự hào về chiến thắng năm xưa, về Bác Hồ và về quân đội của Tổ quốc mình… Lời phát biểu chân thật của một người cao tuổi được ghi lại: Cuộc chiến đã mở ra một trang mới trong lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi, người Việt Nam muốn sống trong hòa bình và hữu nghị với tất cả mọi người, ngay cả với kẻ thù của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm xây dựng đất nước mình, và chúng tôi đang nỗ lực học hỏi công nghệ mới, để rồi cạnh tranh với toàn cầu”. Một người khác tâm sự: “Tôi nghỉ hưu khá lâu rồi, không có nhiều tiền, nhưng các con tôi đều có công việc tốt. So với những ngày đất nước chưa được độc lập, tự do, hôm nay tôi đang tận hưởng cuộc sống thanh bình và vô cùng tự hào vì có một phần đóng góp của mình trong đó”.
Tuy không hỏi, song đồng nghiệp và bạn bè người Đức mà tôi quen biết đều hiểu niềm tự hào đó đã thấm sâu vào trái tim và khối óc tôi như tiếng Việt không phai mờ theo thời gian, dù cách trở hàng vạn dặm. Vì nhiều lần trước đó, tôi đã kể cho họ nghe về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam, về những năm tháng tôi được là Bộ đội Cụ Hồ, tham gia những trận đánh ác liệt bảo vệ Tổ quốc, để đất nước thống nhất, hòa bình, bắt tay vào công cuộc xây dựng sau những năm tháng chiến tranh.
Cũng chính từ những năm tháng đó, tôi luôn đặt niềm tin vào tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Niềm tin vững chắc của tôi được hun đúc, phát triển theo thời gian, mà tôi tin không gì có thể lay chuyển. Năm 2015, một số đồng nghiệp và bạn bè cho tôi biết, họ có dự định thăm Việt Nam, sẽ thực hiện chuyến đi xuyên Việt. Vì vậy, họ muốn tôi cung cấp các thông tin chính xác về Việt Nam, để chuyến đi được thuận lợi. Do đặc thù công việc, có người còn muốn biết tỉ mỉ hơn về một số vấn đề mà họ quan tâm. Một câu hỏi mà họ đặt ra và yêu cầu tôi trả lời là: Những thành tựu nào Việt Nam đạt được gây ấn tượng nhất đối với tôi? Câu hỏi này được họ đưa ra chủ yếu vì ở phương Tây, họ tiếp xúc với quá nhiều thông tin sai lệch về Việt Nam. Tôi trả lời họ một cách khách quan, từ những điều mắt thấy tai nghe, về cuộc sống của những người ruột thịt của tôi ở nơi quê nhà, rồi phân tích, minh họa bằng những bức ảnh tôi chụp hoặc cho họ xem các video clip có trên internet. Tôi nói với họ rằng, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là sự phát triển của tinh thần dân chủ, quyền của mọi người dân luôn được tôn trọng, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo. Tôi trích dẫn số liệu của Tổ chức Thống kê internet quốc tế, thì tới thời điểm tháng 6-2015 ở Việt Nam có 45,5 triệu người dùng internet, đứng vị trí 17 trong số 20 quốc gia có số người dùng internet nhiều nhất thế giới. Rồi chứng minh với họ qua báo chí, qua quan sát trực tiếp của tôi ở mọi miền đất nước, cũng như bạn bè, người thân qua internet đã giúp họ có hiểu biết đúng đắn về vấn đề này.
Một phần do quan tâm đến công cuộc đổi mới ở quê nhà, một phần vì công việc ở cơ quan, tôi đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Không chỉ qua nghiên cứu cơ sở pháp lý (quy định trong Hiến pháp năm 2013, trong các bộ luật, nghị định…) mà nhờ những điều tôi đã theo dõi, quan sát cụ thể. Qua ba miền của đất nước, đi khắp nơi từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, không chỉ quan sát tại các trung tâm tôn giáo nổi tiếng như xứ đạo Bùi Chu ở Nam Ðịnh và Phát Diệm ở Ninh Bình, chùa Bái Ðính ở Ninh Bình… mà qua trò chuyện với người dân ở nhiều địa phương, được tiếp xúc với cuộc sống của người dân là thành viên của nhiều tôn giáo khác nhau, tôi đã hình dung một cách cụ thể một bức tranh toàn cảnh về đời sống tôn giáo Việt Nam hôm nay. Qua bức tranh đó, tôi hiểu sâu sắc rằng, các thế lực thù địch, cá nhân thiếu thiện chí và bất mãn đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để phê phán Đảng và Nhà nước. Cách đây vài năm, tôi có viết một bài báo về vấn đề này, trong đó khẳng định quan điểm: Không thể kết luận tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề. Nhìn lại, ngày hôm nay, tôi vẫn giữ trọn vẹn suy nghĩ đó, nên tôi rất bức xúc trước các luận điệu sai trái của những người đã xuyên tạc tình hình đất nước tôi và khao khát muốn nói lên suy nghĩ chân thực của mình.
Năm 2015, bạn bè và đồng nghiệp người Đức của tôi trở về sau chuyến thăm Việt Nam đã nói rằng, tuy lưu lại vài tuần và đến một số nơi, nhưng họ đã có cái nhìn khác hẳn về nhiều mặt, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do tôn giáo so với thông tin mà trước đó họ có được, về cơ bản không có sự cách biệt quá lớn giữa CHLB Đức và Việt Nam. Tôi rất vui vì họ đã xác nhận những gì tôi kể trước đó. Khi được hỏi về nguyên nhân của những thành quả này, tôi đã nói rất rõ ràng: Sau 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, hôm nay đất nước Việt Nam của tôi đã vững mạnh hơn rất nhiều, sẽ mãi mãi trường tồn. Cơ sở cho sự trường tồn ấy là lòng tin của mọi người dân Việt Nam vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về phần mình, dù ở xa Tổ quốc, tôi cũng hòa niềm tin vào với mọi người Việt Nam ở trong nước rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. Với tất cả tấm lòng của một người Việt Nam sống xa quê hương, tôi gửi gắm niềm tin, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
HỒ NGỌC THẮNG (Cộng hòa Liên bang Đức)
Một người Việt sống ở Đức đưa ra những lời khuyên chính trị cho chế độ cộng sản. Ông ta làm việc cho Sở Nhập cư.
BERLIN taz | Bây giờ thì Công tố Liên bang tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh: Vào chiều thứ năm, cơ quan ở Karlsruhe này thông báo đã tiếp nhận điều tra về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam này và người phụ nữ đi cùng với ông.
Trước đây 18 ngày, cả hai người đã bị lôi vào một chiếc xe tải “ngay trên đường phố” ở Berlin, bị chở vào Đại sứ quán Việt Nam và sau đó đã bị mang về Việt Nam, Công tố Liên bang cho biết. Vì vậy mà sẽ điều tra vì hoạt động gián điệp tình báo và cướp đoạt tự do.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao đang xem xét những biện pháp tiếp theo. Một nhân viên tình báo của Đại sứ quán Việt Nam đã bị Bộ trục xuất hồi tuần rồi. Cho tới nay, Hà Nội không tham gia làm rõ việc Trịnh Xuân Thanh biến mất, một phát ngôn viên của Bộ nói.
Việt Nam ngồi yên trong cuộc khủng hoảng song phương – và đưa Thanh ra như là một người hối lỗi tự nguyện trở về quê hương. Nước này cáo buộc ông, người trước đây cũng đã từng là doanh nhân, tham nhũng và biển thủ số tiền hàng trăm triệu.
Lời khuyên cứ ngồi yên
Trong truyền thông nhà nước Việt Nam, bây giờ lại có một người đàn ông phát biểu, người sống ở Jena và đã phục vụ cho Bộ Nội vụ từ 26 năm nay: như là nhân viên của Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn (Bamf). Ở đó, H. Ngoc T. xử lý các hồ sơ xin tỵ nạn. Ông ta không che giấu công việc làm của mình: Trên Facebook, T. đưa ra công khai một công văn chúc mừng của Sở Liên bang.
Về vụ rõ ràng là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, H. Ngoc T. viết hồi tuần rồi: “Các quan hệ Đức-Việt sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ việc này”. Ông ta khuyên chế độ hãy ngồi yên chịu đựng vụ này. Trên trang Facebook của mình, H. Ngoc T. so sánh đường lối ngoại giao cứng rắn của Chính phủ Liên bang [Đức] với cuộc Chiến tranh Việt Nam: “Đừng quá lo sợ, trước đây, Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đe dọa dùng vũ lực mà chúng ta không sợ, rồi khi họ mang hàng vạn quân đến xâm lược, chúng ta vẫn không chịu khuất phục. Hôm nay, nhân dân Đức và nước Đức không dọa nạt chúng ta”.
Người sếp của Đài Phát thanh Nhà nước Voice of Vietnam lại chia sẻ bài viết này trên trang Facebook của ông – qua đó ông đã tiếp tay tường thuật cho nhân viên của ông.
Lòng trung thành với chế độ Việt Nam không bị phát hiện
Sau khi Bamf chú ý đến những lời phát biểu của người đàn ông này qua điều tra của báo taz, cơ quan đã cho ông ngưng việc cho tới khi có thông báo khác.
Cho tới nay, lòng trung thành của T. với chế độ ở Việt Nam đã không bị phát hiện. Con người độ 65 tuổi này, người đã từng chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam và sang nước CHDC Đức học đại học về luật năm 1976, cũng tự phô bày bản thân trong quân phục trên Facebook. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khen thưởng ông ta vì những bài viết mà ông đã công bố trên báo Nhân Dân – chắc hẳn là tờ báo bảo thủ nhất Việt Nam. “Vì những thành tích đặc biệt trong tuyên truyền đối ngoại” nằm trên một tờ giấy.
Trong các bài viết của mình, T. cũng đã từng thúc giục Hà Nội đừng khoan dung cho “những tên phản bội”. Ý ông ta muốn nói đến giới đối lập. Năm 2016, trong một bài viết trên tờ báo của Đảng, ông ta thậm chí còn phê phán cả một nghị viên Đức. Ông dân biểu Martin Patzelt thuộc Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức đã quan sát một vụ xét xử những người đối lập. Lúc đó, Ngoc T. đã viết rằng người Đức này can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Ngay sau Giao Thừa, Ngoc T. đã viết một bài mừng năm mới. Trong đó, ông ta tuyên bố sẽ về hưu năm 2019 và “viết lại và thuật lại tất cả những gì tôi phải giữ bí mật cho đến nay”. Trong khi đó thì nhân viên của Sở Liên bang bị ràng buộc bởi “nghĩa vụ trung thành và yêu cầu trung lập”.
Một nhân viên “hết sức có vấn đề”
Bây giờ thì nhiều câu hỏi được đặt ra: Một nhân viên của một cơ quan liên bang được phép hoạt động chính trị như thế nào? Anh ta có được phép cố vấn cho các quốc gia khác trong những bài phát biểu ý kiến hay không, trong xung đột với Cộng hoà Liên bang [Đức]?
Và: Ngoc T. có tiếp cận tới hồ sơ xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc hay không?
Ở tại Hội đồng Người Tỵ nạn bang Thüringen, người ta đã biết H. Ngoc T. từ lâu, như là một nhân viên “hết sức có vấn đề”. Tuy hiện nay các đơn xin tỵ nạn của công dân Việt Nam không được xử lý ở Thüringen, nơi T. làm việc, theo Sở Liên bang. Thế nhưng ông ta, cũng như tất cả nhân viên, đều có quyền truy cập các hồ sơ nhạy cảm. Bamf cho biết: “Theo nhận biết cho tới nay, không có mối liên quan trực tiếp nào giữa nhân viên này và vụ tình nghi bắt cóc.”
Nhà hoạt động nhân quyền Vu Quoc Dung của tổ chức Veto! ngược lại lo sợ rằng các hồ sơ mà Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp cho đơn xin tỵ nạn của mình bây giờ có thể được sử dụng để chống lại ông trong vụ xét xử ở Hà Nội. Vì trong các bài viết của mình, H. Ngoc T. đã dùng những gì ông biết được qua công việc làm của ông trong Sở Liên bang.
Trong yêu cầu cho biết ý kiến, báo taz không liên lạc được với H. Ngoc T.
Tác giả: Marina Mai
Dịch giả: Phan Ba
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong Sở Liên bang
BERLIN taz | Bây giờ thì Công tố Liên bang tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh: Vào chiều thứ năm, cơ quan ở Karlsruhe này thông báo đã tiếp nhận điều tra về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam này và người phụ nữ đi cùng với ông.
Trước đây 18 ngày, cả hai người đã bị lôi vào một chiếc xe tải “ngay trên đường phố” ở Berlin, bị chở vào Đại sứ quán Việt Nam và sau đó đã bị mang về Việt Nam, Công tố Liên bang cho biết. Vì vậy mà sẽ điều tra vì hoạt động gián điệp tình báo và cướp đoạt tự do.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao đang xem xét những biện pháp tiếp theo. Một nhân viên tình báo của Đại sứ quán Việt Nam đã bị Bộ trục xuất hồi tuần rồi. Cho tới nay, Hà Nội không tham gia làm rõ việc Trịnh Xuân Thanh biến mất, một phát ngôn viên của Bộ nói.
Việt Nam ngồi yên trong cuộc khủng hoảng song phương – và đưa Thanh ra như là một người hối lỗi tự nguyện trở về quê hương. Nước này cáo buộc ông, người trước đây cũng đã từng là doanh nhân, tham nhũng và biển thủ số tiền hàng trăm triệu.
Lời khuyên cứ ngồi yên
Trong truyền thông nhà nước Việt Nam, bây giờ lại có một người đàn ông phát biểu, người sống ở Jena và đã phục vụ cho Bộ Nội vụ từ 26 năm nay: như là nhân viên của Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn (Bamf). Ở đó, H. Ngoc T. xử lý các hồ sơ xin tỵ nạn. Ông ta không che giấu công việc làm của mình: Trên Facebook, T. đưa ra công khai một công văn chúc mừng của Sở Liên bang.
Về vụ rõ ràng là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, H. Ngoc T. viết hồi tuần rồi: “Các quan hệ Đức-Việt sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ việc này”. Ông ta khuyên chế độ hãy ngồi yên chịu đựng vụ này. Trên trang Facebook của mình, H. Ngoc T. so sánh đường lối ngoại giao cứng rắn của Chính phủ Liên bang [Đức] với cuộc Chiến tranh Việt Nam: “Đừng quá lo sợ, trước đây, Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đe dọa dùng vũ lực mà chúng ta không sợ, rồi khi họ mang hàng vạn quân đến xâm lược, chúng ta vẫn không chịu khuất phục. Hôm nay, nhân dân Đức và nước Đức không dọa nạt chúng ta”.
Người sếp của Đài Phát thanh Nhà nước Voice of Vietnam lại chia sẻ bài viết này trên trang Facebook của ông – qua đó ông đã tiếp tay tường thuật cho nhân viên của ông.
Lòng trung thành với chế độ Việt Nam không bị phát hiện
Sau khi Bamf chú ý đến những lời phát biểu của người đàn ông này qua điều tra của báo taz, cơ quan đã cho ông ngưng việc cho tới khi có thông báo khác.
Cho tới nay, lòng trung thành của T. với chế độ ở Việt Nam đã không bị phát hiện. Con người độ 65 tuổi này, người đã từng chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam và sang nước CHDC Đức học đại học về luật năm 1976, cũng tự phô bày bản thân trong quân phục trên Facebook. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khen thưởng ông ta vì những bài viết mà ông đã công bố trên báo Nhân Dân – chắc hẳn là tờ báo bảo thủ nhất Việt Nam. “Vì những thành tích đặc biệt trong tuyên truyền đối ngoại” nằm trên một tờ giấy.
Trong các bài viết của mình, T. cũng đã từng thúc giục Hà Nội đừng khoan dung cho “những tên phản bội”. Ý ông ta muốn nói đến giới đối lập. Năm 2016, trong một bài viết trên tờ báo của Đảng, ông ta thậm chí còn phê phán cả một nghị viên Đức. Ông dân biểu Martin Patzelt thuộc Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức đã quan sát một vụ xét xử những người đối lập. Lúc đó, Ngoc T. đã viết rằng người Đức này can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Ngay sau Giao Thừa, Ngoc T. đã viết một bài mừng năm mới. Trong đó, ông ta tuyên bố sẽ về hưu năm 2019 và “viết lại và thuật lại tất cả những gì tôi phải giữ bí mật cho đến nay”. Trong khi đó thì nhân viên của Sở Liên bang bị ràng buộc bởi “nghĩa vụ trung thành và yêu cầu trung lập”.
Một nhân viên “hết sức có vấn đề”
Bây giờ thì nhiều câu hỏi được đặt ra: Một nhân viên của một cơ quan liên bang được phép hoạt động chính trị như thế nào? Anh ta có được phép cố vấn cho các quốc gia khác trong những bài phát biểu ý kiến hay không, trong xung đột với Cộng hoà Liên bang [Đức]?
Và: Ngoc T. có tiếp cận tới hồ sơ xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc hay không?
Ở tại Hội đồng Người Tỵ nạn bang Thüringen, người ta đã biết H. Ngoc T. từ lâu, như là một nhân viên “hết sức có vấn đề”. Tuy hiện nay các đơn xin tỵ nạn của công dân Việt Nam không được xử lý ở Thüringen, nơi T. làm việc, theo Sở Liên bang. Thế nhưng ông ta, cũng như tất cả nhân viên, đều có quyền truy cập các hồ sơ nhạy cảm. Bamf cho biết: “Theo nhận biết cho tới nay, không có mối liên quan trực tiếp nào giữa nhân viên này và vụ tình nghi bắt cóc.”
Nhà hoạt động nhân quyền Vu Quoc Dung của tổ chức Veto! ngược lại lo sợ rằng các hồ sơ mà Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp cho đơn xin tỵ nạn của mình bây giờ có thể được sử dụng để chống lại ông trong vụ xét xử ở Hà Nội. Vì trong các bài viết của mình, H. Ngoc T. đã dùng những gì ông biết được qua công việc làm của ông trong Sở Liên bang.
Trong yêu cầu cho biết ý kiến, báo taz không liên lạc được với H. Ngoc T.
Tác giả: Marina Mai
Dịch giả: Phan Ba
ốn dư luận trong...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét