Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bất chấp ô nhiễm: Formosa xả 1 tấn phenol mỗi ngày

(Tin tức thời sự) - Mỗi ngày lò luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh xả khoảng 1.000-1.200 m3 nước thải, nếu không được xử lý thì sẽ thải toàn bộ ra biển.

Sáng 26/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.
Tại đây, PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay Formosa Hà Tĩnh đã xây dựng một lò luyện cốc, tới đây sẽ xây dựng thêm một lò luyện cốc nữa.
Theo PGS Tuyên, mỗi ngày Formosa sản xuất khoảng 2.000 tấn cốc, mỗi tấn cốc sẽ phát ra 0,6 tấn nước thải, tương ứng với việc mỗi ngày Formosa xả khoảng 1.000-1.200 m3 nước thải ô nhiễm.
"Nếu số nước thải trên không được xử lý thì một ngày sẽ có một tấn phenol xả ra biển. Những ngày gần đây, hệ thống xử lý nước thải sinh hoá đã gần đạt chuẩn, và như vậy mỗi ngày Formosa chỉ còn xả ra hơn một kg phenol", ông Tuyên nói.
Bat chap o nhiem: Formosa xa 1 tan phenol moi ngay
Một góc của Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Về xử lý sinh học của Formsa thì giai đoạn đầu chưa hoạt động hiệu quả. Hiện nay Formosa đã nhập xong chế phẩm vi sinh và nuôi cấy xong chế phẩm vi sinh và bắt đầu vận hành.
Vì vậy lượng hóa chất dùng ở hệ Fenton rất nhiều. Do đó khi hệ sinh học hoạt động không hiệu quả thì toàn bộ phần phản ứng Fenton hóa lý thì phải gánh toàn bộ xử phần xử lý Xyanua và Phenol.
Trong hệ ấy người ta bắt buộc dùng Sunphat sắt, có ngày Formosa sử dụng đến 12 tấn. Do không hiệu quả mới dẫn đến một lượng lớn hóa chất xả ra ngoài…
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Viết, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng Hà Tĩnh, cho rằng để xử lý ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhà nước, không nên chỉ chờ tự nhiên.
"Tôi đang mong chờ một cơn bão vào Hà Tĩnh và các tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Có cơn bão vào, mưa to gió lớn thì đỡ (ô nhiễm) hơn", ông Viết nói.
Theo PGS Tuyên, nếu có bão vào cũng chỉ giúp hòa tan chất ô nhiễm, trong thực tế do nồng độ chất ô nhiễm thấp dần nên hệ sinh thái biển có thể tự phân hủy ngày càng nhanh hơn. Điều quan trọng là giám sát để không xảy ra việc xả thải chất độc vào biển nữa.
Trước đó, ngày 22/8, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã báo cáo kết quả về những mẫu cá được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy vào ngày 5/8, tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.
Đây là vùng biển bị ô nhiễm nặng nhất trong thảm họa môi trường miền Trung hồi tháng 4 do hoạt động xả thải của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Theo kết quả kiểm nghiệm này, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo, cá đuối, ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện nhiễm phenol là cá đuối, cá man và cả ghẹ 3 mắt, gây hoang mang dư luận, vì không biết đã được ăn cá hay chưa?.
Mặt khác, về phía Quảng Trị, lãnh đạo tỉnh này cũng đang lên phương án tiêu hủy 20 tấn cá nhiễm phenol và 40 tấn hải sản đông lạnh khác được các cơ sở kinh doanh thu mua trong thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung.
20 tấn cá đông lạnh này nhiễm phenol với hàm lượng 0,037 mg/kg, đây là chất cực độc, không được có trong thực phẩm.
Tuệ Lâm (Tổng hợp)
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bat-chap-o-nhiem-formosa-xa-1-tan-phenol-moi-ngay-3317344/

Không có nhận xét nào: