Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐÃ NÉ TRÁNH CUỘC CHIẾN Ở VỊ XUYÊN,HÀ GIANG 1980-1990 ?


Sách Lịch Sử Việt Nam đã viết về cuộc chiến biên giới Việt-Trung như thế nào?
27-8-2017
XEM LẠI XEM CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG ĐÃ ĐƯỢC VIẾT RA SAO?
Xem từ trang 351 đến trang 357, “Lịch sử Việt Nam”, tập 14, NXB Khoa học Xã hội) tôi tóm tắt kèm theo hình như sau:
“Trang 351: Ngay sau chiến tranh 1975 ta đã cảm ơn và coi trọng tình hữu nghị
Trang 352: TQ viện trợ giúp đỡ ta
Trang 353: Việt Nam gây xung đột do vấn đề người Hoa cư trú (thực ra TQ xuyên tạc tình hình)
Hai bên bắt đầu có xung đột biên giới
Trang 354: Trung Quốc khiêu khích và chuẩn bị chiến tranh
Trang 355: 60 vạn quân TQ xâm lược


Trang 356: 1-3: hòa đàm cấp thứ trưởng
5-3: ra lệnh tổng động viên, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
7-3: Việt Nam ra tuyên bố thiện chí hòa bình, cho phép Trung Quốc rút quân về nước.
14-3: Trung Quốc chính thức rút quân về nước.”




Mặc dù đã rất tiến bộ, cố gắng và tốn tới 6 trang sách để viết về Cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung nhưng theo thiển ý của tôi, còn có những thiếu sót cơ bản trong việc mô tả sự thật tàn khốc và đẫm máu của cuộc chiến tranh này:
Dẫu bộ sách Lịch Sử Việt Nam không thể nêu hết ý đồ thâm hiểm và lâu dài xâm lược Việt Nam như cuốn sách “Sự thật 30 năm quan hệ Việt Trung” tôi đã từng đọc năm 1980 thì cũng nên ghi chép đủ hơn những sự việc như sau:
Xâm lược Việt Nam là 1 âm mưu lâu dài, bành trướng ra các nước châu Á xung quanh từ thời Mao Trạch Đông lập Đảng. Trong tình hình sau 1975, cuộc chiến với Việt Nam chính là một phần trong kế hoạch bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc.
Ngay khi Việt Nam chưa thống nhất đất nước năm 1975, Hải quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, do thủy quân lục chiến VNCH, Hải quân VNCH bảo vệ vào tháng 1/1974.
Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lượng và quyết định chủ động gây chiến tranh xâm lược vào ngày 7/12/1978 của Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc họp và ra quyết định mở cuộc chiến hạn chế ở biên giới Việt – Trung.
Cuộc chiến diễn ra bất ngờ, lực lượng Trung Quốc chia nhiều mũi tấn công. Bộ Lịch sử Việt Nam đã né tránh không mô tả chút nào thiệt hại của người dân vùng biên, cơ sở vật chất và mức độ tàn khốc, đẫm máu và độc ác của quân xâm lược Trung Quốc. Thực tế thống kê, số lượng người dân: Việt Nam bị giết hại chừng 10.000 người.
Sau 1979 tiếp tục xung đột vũ trang 10 năm nữa (từ 1979 đến 1990), Trung Quốc chiếm đóng 60 km2 sâu trong lãnh thổ Việt Nam và thường xuyên căng thẳng, giao tranh liên tục và Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới, sau 13 năm mới bình thường hóa quan hệ.
Đặc biệt là loạt trận đánh lớn năm 1984, tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, Trung Quốc pháo kích và cho bộ binh tấn công các cao điểm 1509 (tức Núi Đất, Trung Quốc gọi là Núi Lão), 772, 233, 1200 (tức Giả Âm Sơn) và 1030 của Việt Nam. Thiệt hại về binh sĩ các bên hàng nghìn, riêng Sư đoàn 356 của Việt Nam có gần 600 chiến sĩ hy sinh.
Trước khi bình thường hóa quan hệ 2 năm, năm 1988, Trung Quốc còn tấn công chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hẹn các bạn thêm 1 stt nữa về Hội nghị Thành Đô được viết ra sao.
____
Ghi chú: Ảnh chụp các trang sách trong bài này của tác giả Bùi Quang Minh


Không có nhận xét nào: