Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?; Ấn-Nhật đưa ra dự án kết nối Á-Phi để kiềm chế Trung Quốc?; Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển ?; Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 30/08/2017 đăng bài dưới nhan đề “Trung Quốc muốn một Đông Nam Á như thế nào?” nói về hai nguyện vọng của Trung Quốc: 1) Không muốn Đông Nam Á có một liên minh chống Trung Quốc, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu; 2) Không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ đó sẽ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á.
Bài viết là bản dịch từ bản tiếng Anh “What type of East Asian order will China accept?” của Huang Jing, đăng trên trang Eastasiaforum.org của Australia. Nội dung bài báo như sau:
Một bài đăng trên mạng Diễn đàn Đông Á của Australia ngày 29/08/2017 viết: Việc Trung Quốc nhanh chóng tăng khả năng khuếch trương sức mạnh của họ ra các vùng biển bên ngoài đã làm cho Đông Nam Á quan tâm và lo ngại. Với mức độ khác nhau, các nước Đông Nam Á hoan nghênh sự có mặt của Mỹ tại châu Á. Điều đó không những chỉ vì Mỹ được coi là một bá chủ nhân từ mà nhiều người Đông Nam Á còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ là một biện pháp duy trì sự cân bằng chiến lược trong vùng. So sánh tương ứng, Trung Quốc có lúc bị coi là kẻ muốn thay đổi trật tự và cục diện an ninh của vùng này. Vậy nếu xét mong muốn và lợi ích của Trung Quốc thì Trung Quốc muốn có một Đông Nam Á như thế nào?
Trước tiên, Trung Quốc không muốn xuất hiện một liên minh chống Trung Quốc tại Đông Nam Á, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu. Thứ hai, Trung Quốc không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ điều đó sẽ tạo ra cái cớ để các quốc gia ngoài vùng như Mỹ can thiệp vào công việc của Đông Nam Á. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, bất kỳ sự can dự sâu nào của quốc gia ngoài vùng vào các nước ở xung quanh Trung Quốc đều sẽ bị [Trung Quốc] coi là mối đe dọa tiềm tàng.
Trong lịch sử, bất ổn chính trị của Đông Nam Á đã châm ngòi cho các hoạt động chống Trung Quốc, qua đó người Hoa ở hải ngoại sẽ trở thành con dê thế tội trong các xung đột kinh tế – xã hội (của các nước này). Điều đó chẳng những đem lại sự thách thức về ngoại giao cho Bắc Kinh mà còn gây ra tình cảm dân tộc chủ nghĩa bên trong Trung Quốc, qua đó làm suy yếu sự ổn định chính trị của Trung Quốc.
Một Đông Nam Á bần cùng về kinh tế, chia năm sẻ bảy là không có lợi cho một nước buôn bán lớn nhất thế giới như Trung Quốc. Với tư cách là kẻ hưởng lợi và kẻ thúc đẩy chính của công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc có thể được lợi lớn từ một Đông Nam Á phồn vinh. Đây là lý do vì sao khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á [năm 1997] Trung Quốc đã ra sức giúp các nước Đông Nam Á.
Rõ ràng, kỳ vọng Trung Quốc bất chấp tất cả để “giành lấy” Đông Nam Á cũng là không thực tế. Điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh là ngăn chặn sự liên kết giữa vùng này với Mỹ, Nhật. Giả thử không có quốc gia Đông Nam Á nào bằng lòng cung cấp căn cứ cần thiết cho hoạt động quân sự của Mỹ thì Mỹ căn bản chẳng thể đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc. Nếu các quốc gia Đông Nam Á giữ trung lập trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung thì Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng về sức mạnh kinh tế, chính trị và lại có nhân tố địa lợi, cuối cùng sẽ có thể giành thắng lợi trong vùng này. Bởi vậy một Đông Nam Á thống nhất và trung lập về chính trị là phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
Đồng thời Trung Quốc ra sức thúc đẩy hội nhập kinh tế với Đông Nam Á, đây cũng là một khu vực tiêu điểm trong đề xuất “Một vành đai một con đường”. Nhưng tranh chấp Biển Đông [nguyên văn : Nam Hải] là một thách thức căn bản trong sự tiếp cận Đông Nam Á của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á ở các mức độ khác nhau hoan nghênh sự can dự của Mỹ, vì thế Washington nắm được sự chủ động chiến lược. Hiển nhiên Bắc Kinh hiểu rằng đối kháng với Mỹ không phù hợp lợi ích của Trung Quốc. Bắc Kinh thường hay nhân nhượng Washington nhưng đồng thời cố gắng tăng cường thực lực của mình. Mục tiêu [của Trung Quốc] chưa chắc đã là muốn thắng trong đối đầu quân sự mà là làm tăng cái giá Mỹ phải trả trong cuộc đối kháng với Trung Quốc, buộc Washington không dám khai chiến mà lựa chọn đi đến thương lượng.
Giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước có yêu sách chủ quyền khác, mục tiêu của Trung Quốc là cung cấp những điều tốt cho các nước muốn hợp tác, ngược lại thì gây sức ép [với các nước không muốn hợp tác]. Về mặt này Trung Quốc có ưu thế sức mạnh áp đảo, thời gian cũng đứng về phía Trung Quốc.
Nhưng do sự thay đổi cân bằng chiến lược nhanh chóng trong khu vực, công tác ngoại giao chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á liệu có thể thực sự đạt được ý nguyện của Bắc Kinh hay không vẫn còn phụ thuộc vào sự phát triển tình hình sắp tới.
Nguồn bài tiếng Trung: 澳媒:中国想要什么样的东南亚呢?

Ấn-Nhật đưa ra dự án kết nối Á-Phi để kiềm chế Trung Quốc?

31/08/2017
Dự án "Vành đai-Con đường" của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động


Dự án “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) mà Ấn Độ và Nhật Bản thúc đẩy là nhằm mục đích đối trọng với ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường”(OBOR) của Trung Quốc, và do đó Bắc Kinh không nên xem nhẹ mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nhận định trong một bài xã luận hôm 28/8.
Tờ báo này cho biết hồi tháng 11 năm 2016, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ mạnh mẽ thúc đẩy AAGC. Dự án này là một nỗ lực nhằm tạo ra một hành lang trên biển để kết nối các nước châu Á-Thái Bình Dương với các nước châu Phi bằng một loạt dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi và đông nam Á.
Trong khuôn khổ “Hành lang tăng trưởng Á-Phi”, Nhật Bản sẽ cùng với Ấn Độ tham gia dự án mở rộng cảng Chabahar của Iran cũng như kế hoạch phát triển khu kinh tế đặc biệt liền kề. Còn ở phía đông Sri Lanka, hai nước sẽ phối hợp với nhau trong dự án mở rộng cảng Trincomalee vốn có tầm quan trọng về chiến lược. Nhật-Ấn cũng sẽ cùng nhau xây dựng cảng nước sâu Dawei ở biên giới Thái Lan-Myanmar.
Tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng cả Tokyo và New Delhi đều có lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc. “Từ góc độ địa chính trị, kinh tế và an ninh, Nhật Bản và Ấn Độ chắc chắn sẽ hợp tác để thúc đẩy kế hoạch AAGC.”
Tờ báo của Trung Quốc nhận định rằng cho đến nay, ảnh hưởng của Ấn Độ ở châu Phi không thể sánh bằng Trung Quốc, nhưng nước này đã qua mặt Nhật Bản và Hoa Kỳ để trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi.
Không lâu sau khi Trung Quốc tung ra ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường” thì Nhật cũng giới thiệu kế hoạch “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) để đầu tư khoảng 110 tỷ đô la Mỹ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Dự án AAGC vẫn đang trong giai đoạn khởi động. Nhật và Ấn đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các quốc gia thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Phi tại một hội nghị của ngân hàng này để thảo luận kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng năng lực cho khu vực, tờ báo này cho biết.
Ấn Độ nghi ngờ động cơ phía sau “Một Vành đai, Một Con đường (OBOR), và cho rằng dự án này là nhằm đẩy mạnh chính sách bá quyền của Trung Quốc và do đó, đã từ chối tham gia.
Trong một bài bình luận hôm 18/8, báo Bangalore Deccan Herald Online nhận định rằng với OBOR thì “Trung Quốc đã áp dụng thành thục chiến lược của Tôn Tử là dùng ngoại giao và sức ép quân sự - tức là cả biện pháp cứng và mềm – để thúc đẩy lợi ích toàn cầu.”
Tờ báo này dẫn lời ông Brahma Chellaney, một nhà phân tích chiến lược, nhận định về lý do Ấn Độ không ủng hộ OBOR:
“Tại sao à? Ấn Độ xem đây là một dự án mờ ám theo kiểu tân thực dân để buộc chặt các nước nhỏ thiếu thốn tài chánh trong các bẫy nợ. Đối với Trung Quốc, việc Ấn Độ rơi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ là điều mà họ thấy ‘không thoải mái’ vì cho rằng điều đó gây hại cho tham vọng thiết lập một trật tự châu Á mới, lấy Trung Quốc làm trung tâm”.


Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển ?


mediaẢnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017.Reuters
Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Malaysia hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung Quốc, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.
Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung Quốc, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung Quốc trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề : « Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam - Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam ».
Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.
Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung Quốc, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.
Huy động lực lượng rầm rộ, thị uy sát bờ Việt Nam
Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.
Cho dù Quân Đội Trung Quốc không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận,nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!
Theo hình ảnh và tài liệu công bố chính thức của Quân Đội Trung Quốc, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của họ đã triển khai những đơn vị phòng không, trọng pháo và xe thiết giáp, như loại súng cối PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05, và cả loại chiến xa lội nước của bộ binh ZBD-05.
Theo bình luận trong một bài phóng sự trên đài truyền hình CCTV-7, thì đó là một “chiến dịch tập luyện đổ bộ” xoay quanh khoảng 30 đề mục khác nhau, trong đó có việc phá hủy tàu ngầm đối phương, tấn công đổ bộ, tấn công những mục tiêu trên biển và đất liền.v...v…
Theo East Pendulum, ngoài lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị cơ giới bọc thép của họ, Hải Quân và Lục Quân Trung Quốc có dấu hiệu cũng tham gia thao diễn, nhưng cho dù thông tin này cần xác minh thêm.
Tác giả bài viết giải thích: Những hình ảnh đăng hôm 21/08 cho thấy một lữ đoàn không quân của Lục Quân Trung Quốc, thuộc Bộ Tư Lệnh Miền Đông, được đưa đến một chiếc tàu chở phương tiện đổ bộ trong một chiến dịch hổn hợp.
Một cách cụ thể, người ta thấy loại trực thăng chiến đấu Z-10, xuất hiện bên cạnh chiếc 998 Côn Lôn Sơn (Kunlun Shan), chiếc tàu đổ bộ cực lớn đầu tiên của lớp 071, trực thuộc Hạm Đội Nam Hải.
Đối với tác giả bài viết trên trang blog Pháp, cho đến giờ này, người ta không biết là đó quả đúng là một chiến dịch tập huấn bình thường như phóng sự trên đài truyền hình Trung Quốc cho thấy, hay là đó là loạt tập trận có liên hệ đến việc Việt Nam thăm dò dầu khí ở trên Biển Đông với sự hợp tác của các tập đoàn nước ngoài.
Trung Quốc : Quan ngại ở đâu thì tập trận Hải Quân ở đó
Trong những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã liên tục tổ chức những cuộc tập trận quy mô tại khu vực Hoàng Hải. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của báo giới. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post có bài phân tích  ngày 18/08/2017 mang tựa đề “Trung Quốc đang lo ngại điều gì? Đáp án nằm ở nơi Trung Quốc tập trận hải quân - What’s China worried about? Clue lies in where it’s holding navy drills”, tờ báo này đã cho rằng nỗi lo của Trung Quốc được thấy rõ qua việc chuyển trọng tâm chú ý từ Biển Đông lên Hoàng Hải.
Trung Quốc đã chuyển hướng thao diễn Hải Quân từ vùng Biển Đông ở phía nam, lên vùng biển Hoàng Hải ở phía đông bắc, trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân Bắc Triều Tiên, theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự.
“Căng thẳng ở Biển Đông đã giảm do quan hệ Trung Quốc Philippines đã cải thiện” như nhận định của Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong), một bình luận gia về quân sự ở Thượng Hải. Theo chuyên gia này, dù có thắng ở Tòa Trọng Tài La Haye vào năm ngoái trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng giờ đây Manila quan tâm hơn đến hợp tác kinh tế với Bắc Kinh.
Đầu tuần trước, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano thông báo là Trung Quốc đảm bảo với Philippines sẽ không chiếm thêm vùng biển đảo mới nào nữa ở Biển Đông, theo một thỏa thuận giữ ‘nguyên trạng’mà Manila đã chuẩn bị.
Tuy nhiên, theo lời ông Nghê Nhạc Hùng, “khu vực đông bắc đang gặp nguy hiểm sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng [đối với Bắc Triều Tiên] súng ống của quân đội Mỹ giờ đã “lên nòng”.
“Nếu Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ khó xử, vì cả hai quốc gia [Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ] đã ký Hiệp Định Hữu Nghị, Hợp Tác và Hỗ Tương năm 1961, qua đó Bắc Kinh cam kết trợ giúp Bình Nhưỡng trong trường hợp bị tấn công.”
Vào đầu tháng này Hải Quân Trung Quốc đã tiến hành 4 ngày thao diễn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên ở biển Bột Hải và Hoàng Hải, huy động tàu chiến, tàu ngầm, cũng như Thủy Quân Lục Chiến của 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải, cũng như lực lượng bộ binh thuộc Quân Khu Phương Bắc. Đây là cuộc tập trân bắn đạn thật lớn nhất được tiến hành trong khu vực này, theo truyền thông Trung Quốc, với hàng chục loại hỏa tiễn được phóng đi.
Một tuần trước đó,khi tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc, Hải Quân Trung Quốc cũng đã thực hiện 3 ngày tập trận ở Hoàng Hải. Cuộc thao diễn được tiến hành ở phía tây bán đảo Triều Tiên, ở vùng biển nằm giữa Thanh Đảo và Sơn Đông và Liên Vân Cảng, ở tỉnh Cam Túc ở phía đông.
Chuyên gia về Hải quân Lý Kiệt (Li Jie) ở Bắc Kinh, cho rằng việc chuyển trọng tâm thao diễn từ Biển Đông lên Hoàng Hải là câu trả lời của Trung Quốc trước loạt tập trận chung tiến hành từ năm 2013 giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo ông Lý Kiệt: “Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc thấy sức mạnh hải quân của mình và cảnh báo đối thủ là đừng gây hấn với Bắc Triều Tiên với nhiều đợt tập trận như vậy và không được phá vỡ hiệp định đình chiến của cuộc chiến tranh Triều Tiên’’. Bắc Kinh cũng muốn nhắc nhở Hoa Kỳ là ‘‘không nên tổ chức tập trận quá gần Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên.’’
Tần số tập trận Mỹ, Nhật, Hàn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên gia tăng theo nhịp độ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên và từ khi ông Moon Jae In lên nắm quyền vào tháng 5.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc còn cho biết  là họ vẫn tiếp tục các cuộc tập trận ở quy mô lớn, trên biển; trên bộ và trên không vào hạ tuần tháng này.
Bắc Kinh dĩ nhiên không thể để yên cho tiến hành những hành động quân sự kiểu này mà không phản ứng.

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tạiTokyo vào ngày 6 tháng 6 năm 2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tạiTokyo vào ngày 6 tháng 6 năm 2017.
 AFP
Cuộc đối thoại Chính sách Quốc phòng giữa Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5 diễn ra ngày 30 tháng 8 tại Nha Trang, thảo luận về tình hình thế giới, đánh giá kết quả hợp tác hai bên đã thực hiện trong lần đối thoại thứ 4, tổ chức tháng 11 năm ngoái tại Tokyo, Nhật Bản.
Tin trong nước cho biết trong buổi đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ sự tin tưởng về mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước sẽ có những tiến triển mới. Đồng thời ông đề nghị Nhật Bản xem xét hỗ trợ ODA để hợp tác thử nghiệm công nghệ xử lý chất độc Dioxin tại sân bay Biên Hoà, giúp Việt Nam thực hiện các dự án rà phá bom mìn.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ông Manabe Ro, nhất trí khả năng hợp tác xây dựng dự án Trung tâm công nghệ thông tin và Ngoại ngữ của Trường Đại học Thông tin liên lạc, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Nhật Bản hiện đang giúp cho Việt Nam cũng như Philippines tăng cường khả năng tuần tra biển, vào khi tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông vẫn tiếp diễn giữa Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Không có nhận xét nào: