Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

“HÀ NỘI THU PHÍ PHƯƠNG TIỆN LƯU THÔNG QUA ĐIỂM NÓNG ÙN TẮC”- MỘT “SÁNG TẠO” TRÁI LUẬT LỆ PHÍ SỐ 97/2015/QH13

Phạm Viết Đào.

Báo Dân trí vừa đưa tin: “Để hạn chế tối đa phương tiện giao thông hoạt động ở một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường, Hà Nội sẽ lập đề án thu phí phương tiện hoạt động ở khu vực này” -(Hà Nội sẽ thu phí phương tiện lưu thông qua điểm nóng ùn tắc? dantri.com.vn › Xã hội )

Nếu đề án này được triển khai thì UBND TP Hà Nội đã vi phạm Luật Lệ phí số 97 do Quốc hội ban hành 2015 ?

Luật Lệ phí quy định tại Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.
2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này…”
1. Danh mục phí, lệ phí được ban hành kèm theo Luật này.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.
DANH MỤC PHÍ, LỆ PHÍ
(Ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13)

A. DANH MỤC PHÍ


PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1
Phí thuộc lĩnh vực đường bộ

* Bộ Tài chính quy định đối với đường thuộc trung ương quản lý.
* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lý.
1.2
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Bộ Tài chính
2

Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
2.4
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
2.7
Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước, thông báo hàng hải; cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa
Bộ Tài chính
2.8
Phí thẩm tra cấp giấy phép hoạt động cảng biển, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
2.10
Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
Bộ Tài chính
2.11
Phí luồng, lạch đường thủy nội địa
Bộ Tài chính
2.12
Phí trình báo đường thủy nội địa
Bộ Tài chính
2.13
Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng

Căn cứ vào các quy định trên của Luật Lệ phí thì “khu vực ùn tắc giao thông” không nằm trong phạm vi điều chỉnh, không nằm trong danh mục PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI được phép thu lệ phí…
Ùn tắc là do lồi của cơ sở hạ tầng, lỗi của ngành giao thông, lỗi của chính quyền chứ không phải do dân máu tụ tập về để gây ra ùn tắc ? Mỗi khi bị tắc, bí một việc gì đó do lỗi của mình gây ra là đè dân ra moi, móc thì đó là chính quyền gì vậy ?
Sự “sáng tạo” thu phí bất chấp luật pháp kiểu này sẽ đẩy người dân có thể bị móc túi tùy tiện, bất chấp luật pháp bất cứ lúc nào khi chính quyền nổi “ máu” tham tiền, đang bị bí và thấy có khả năng bắt chẹt dân để thu tiền là bày ra phí để làm tới  !


P.V.Đ.

Hà Nội sẽ thu phí phương tiện lưu thông qua điểm nóng ùn tắc?

Dân trí TP Hà Nội sẽ lập đề án thu phí phương tiện hoạt động ở khu vực thường xuyên ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030”.
Để giảm ùn tắc giao thông, TP Hà Nội đưa ra hàng loạt biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế nhằm quản lý phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có giải pháp quản lý phương tiện tham gia giao thông và giải pháp quản lý chất lượng phương tiện tham gia giao thông.
Hà Nội sẽ thu phí phương tiện lưu thông trên các tuyến phố ùn tắc
Hà Nội sẽ thu phí phương tiện lưu thông trên các tuyến phố ùn tắc
Cụ thể, Hà Nội sẽ lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi để đảm bảo quản lý số lượng xe hợp lý. Hà Nội cũng tính tới việc cấp hạn ngạch cho xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (Uber, Grab…) trên địa bàn.
Thời gian tới Hà Nội cũng sẽ ban hành các quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh, xe kinh doanh vận tải hành khách 9 chỗ ứng dụng công nghệ thông tin (Uber, Grab…) trên địa bàn.
Hà Nội cũng sẽ đưa ra biện pháp quản lý xe đạp điện tương tự như xe máy và xử lý xe máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như môi trường.
Chủ ô tô trên địa bàn TP Hà Nội cũng phải lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ công tác quản lý phương tiện và điều tiết giao thông (thiết bị thu phí tự động…). Chủ xe cơ giới đường bộ phải mở tài khoản để thành phố thu phí tự động cũng như nộp phạt khi vi phạm giao thông.
Đặc biệt, Hà Nội cũng sẽ phân vùng để hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạn tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Để hạn chế tối đa phương tiện giao thông hoạt động ở một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường, Hà Nội sẽ lập đề án thu phí phương tiện hoạt động ở khu vực này.
Để đạt được mục tiêu giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, TP Hà Nội tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt từ 30% đến 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 từ 50% đến 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 20% đến 26% cho đô thị trung tâm; đạt từ 18% đến 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt từ 16% đến 20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt từ 3% đến 4%.
Lộ trình thực hiện đề án:
Giai đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017-2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 2017-2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Quang Phong

Không có nhận xét nào: