Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Tha hồ buôn thuốc giả không sợ bị bắt tội nữa vì Luật đã bị tòa án vô hiệu

Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh.
Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh Ảnh: Interret.
Có thể lắm, tới đây thuốc tây giả sẽ tung hoành, bởi định nghĩa về thuốc giả đã bị tòa án vô hiệu hóa, không ai còn sợ gì nữa.
Bản án mà TAND TP.HCM đã tuyên các lãnh đạo công ty VN Pharma phạm tội “buôn lậu” đã gặp phải làn sóng phản đối dữ dội của dư luận cả nước.
Người ta không ngần ngại nêu thẳng nghi vấn là Tòa án bao che, định tội nhẹ. Bởi với tội danh “buôn lậu”, chỉ có các lãnh đạo VN Pharma bị tù; còn nếu tuyên tội “kinh doanh hàng giả”, thì ngoài việc khung hình phạt có thể lên đến tử hình, sẽ có hàng loạt cán bộ lãnh đạo ở Bộ Y tế (mà chủ công là Cục Quản lý Dược) sẽ bị tra tay vào còng vì đã ký cấp giấy phép cho VN Pharma kinh doanh thuốc tây giả.
Cộng đồng không phải là không có lý khi chính Bộ Y tế giám định lô thuốc cũng đã kết luận là “thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Kết luận này đã cho thấy rõ đây là thuốc giả.
Ngay cả đối chiếu với Luật Dược, luật này định nghĩa về thuốc giả có 4 trường hợp, chỉ cần phạm vào 1 trong 4 nội dung thì sản phẩm được xem là thuốc giả. Trong khi đó, có thể nói sản phẩm của H-Capita Tablet 500mg mà VN Pharma nhập về gần như phạm vào cả 4 nội dung này. Cho nên không còn lý do gì để chối cãi rằng đây không phải là thuốc giả. Điều đó đồng nghĩa với việc VN Pharma kinh doanh thuốc tây giả.
Và mới nhất là mới đây, trả lời báo Pháp luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã xác nhận là VN Pharma “nhập thuốc tây dỏm”. Như vậy chính Bộ trưởng đã khẳng định lô thuốc 9.300 hộp kia là thuốc tây giả.
THAM KHẢO:
Luật Dược định nghĩa về thuốc giả
Thuốc giả là thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không có dược chất, dược liệu
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối.
d) Được sản xuất,trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Tội buôn lậu được quy địnhtại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, là hành vi “Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Không chỉ 9.300 hộp H-Capita, mà từ khi thành lập năm 2011, VN Pharma đã cung cấp hàng loạt thuốc có tình trạng như H-Capita cho nhiều nhà thuốc, bệnh viện ở TP.HCM. Cụ thể, năm 2014, Cục quản lý Dược đã phải rút số đăng ký lưu hành 7 loại thuốc do VN Pharma cung cấp, bởi “hồ sơ dữ liệu thông tin của thuốc không đúng với thực tế sản xuất”. Toàn bộ số thuốc này cũng được khai là nhập của chính công ty “ma” kia.
Ớn lạnh là, tại tòa, người của VN Pharma khai, họ đã trả “hoa hồng” lên đến 7,5 tỷ đồng cho bác sĩ để đưa thuốc vào bệnh viện (còn cơ quan điều tra cho rằng số tiền này lên đến cả trăm tỷ đồng). Cụm từ “hoa hồng máu” xuất hiện từ đây, và có thể sẽ đi vào ngôn ngữ tiếng Việt như một thành ngữ mới.
Thậm chí, chính những người trong giới y học, trí thức như bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó giáo sư, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cho rằng bản án đã tuyên sai tội danh. PGS. Phong Lan không ngần ngại nêu nghi vấn của mình là có sự bao che, dung túng, hoặc có lợi ích ngầm, lợi ích nhóm.
Sắp đến đây người ta không sợ gì mà không kinh doanh thuốc tây giả. Kinh doanh thuốc tây thật đã một vốn bốn lời, thì kinh doanh thuốc tây giả lợi nhuận không kém may túy. Nếu luật hình không nghiêm, lòng tham nào không trỗi dậy?
Đặng Vỹ

Không có nhận xét nào: