Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

RFI: Trung Quốc lập liên doanh khai thác băng cháy ở Biển Đông; BBC: 'Cá Voi xanh' của Exxon chính thức hoạt động khi khai mạc APEC?; VOA: Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về phương Tây



Thanh Phương


mediaTrung Quốc thí điểm khai thác băng cháy ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 09/07/2017.REUTERS/Stringer
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.





Cụ thể, bộ Tài Nguyên và Đất Đai của Trung Quốc, cùng với tập đoàn dầu khí Nhà nước CNPC và tỉnh Quảng Đông đã quyết định liên kết với nhau để thực hiện một dự án thí điểm thăm dò nguồn methane hydrate ở vùng Biển Đông.
Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
Còn được gọi là « băng cháy », methane hydrate là loại khí bị đông lại thành dạng rắn giống như băng, nằm chôn dưới đáy đại dương. Tuy là một loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng băng cháy thải ra lượng CO2 chỉ bằng phân nửa dầu hỏa và than đá, cho nên được xem là năng lượng sạch. Ngoài Trung Quốc, một số nước khác như Nhật Bản cũng đang cố gắng khai thác nguồn nhiên liệu này tại các vùng biển của họ.
Thông tin của CNPC không nêu ra chi tiết về thời hạn cũng như về đầu tư tài chính vào dự án thí điểm nói trên. Chính phủ Trung Quốc đã cho biết sẽ « tích cực phát triển » methane hydrate trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù theo các chuyên gia công nghiệp, hiện chưa có công nghệ để giúp khai thác thương mại nguồn tài nguyên này. Giới chuyên gia dự đoán là phải đến 2030 Trung Quốc mới có thể khai thác thương mại methane hydrate.

'Cá Voi xanh' của Exxon chính thức hoạt động khi khai mạc APEC?


Rex TillersonBản quyền hình ảnhBEN STANSALL
Image captionChủ tịch ExxonMobil Rex Wayne Tillerson trong một hội nghị ở London về dầu lửa hồi 2015. Hiện ông Tillerson là Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Dự án khí đốt của hãng Exxon Mobil Corp tại mỏ Cá Voi xanh sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 11, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm thứ Ba.
Đây là dự án khai thác khí lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay, và cũng là một trong hai dự án khai thác ngoài khơi của Việt Nam mà Trung Quốc quan ngại.
Mỏ Cá Voi Xanh nằm tại Lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, có trữ lượng ước tính đạt 150 triệu mét khối.
Trung Quốc luôn phản đối hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của các hãng nước ngoài với Việt Nam ở những vùng nằm trong phạm vi "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò), tức nơi mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình.
Theo phóng viên BBC Bill Hayton, đường Lưỡi Bò đi vào giữa Lô 118, nơi có mỏ khí Cá Voi Xanh, cách bờ khoảng 88 cây số.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc thì "Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh," phóng viên Bill Hayton nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 6.

PetroVietnamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVào cuối tháng Ba, PetroVietnam thông báo đã ký kết thỏa thuận với Exxon Mobile về dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Ba nói với Exxon Mobil rằng ông hy vọng dự án sẽ chính thức khởi động vào lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh APEC trong tháng 11, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức Hoa Kỳ được trông đợi là sẽ tham dự, VTV nói.
Jon Gibbs, phó chủ tịch của Exxon Mobil tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, nói rằng hãng dầu khí của Mỹ muốn bắt đầu sản xuất khí đốt cho các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2023, theo VTV.
Đối tác của Exxon Mobil trong dự án là PetroVietnam, nói rằng dự án sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.

Bản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt NamBản quyền hình ảnhPVN
Image captionBản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt Nam

Chủ đề liên quan


Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về phương Tây

30/08/2017
Ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn ví dụ là sự “can thiệp” của Bắc Kinh, buộc Việt Nam phải ngưng một dự án thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol ở Biển Đông tháng trước.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc kêu gọi Việt Nam “không nên để cho phương Tây tác động tới quan hệ với Trung Quốc”.
Ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn ví dụ là sự “can thiệp” của Bắc Kinh, buộc Việt Nam phải ngưng một dự án thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol ở Biển Đông tháng trước.
Global Times nói rằng một số người phương Tây bày tỏ sự thất vọng đối với giải pháp hòa bình về vấn đề này.
Hồi đầu tháng này, theo Reuters, tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha khẳng định họ đã tạm ngừng khoan dầu ở một lô ngoài khơi vùng biển tranh chấp sau khi Hà Nội bị Bắc Kinh gây sức ép.
Tờ báo còn cho rằng tờ Washington Post của Mỹ đã “chế nhạo” Hà Nội đã “đặt quan hệ hợp tác kinh tế hoặc sự đoàn kết cộng sản lên trên vấn đề tự hào dân tộc”.
Hoàn cầu Thời báo viết rằng “Washington Post trước đây từng hy vọng chứng kiến Việt Nam chống lại Trung Quốc, và nhiều người phương Tây nóng lòng muốn thấy Việt Nam đóng vai trò đầu đàn trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông”.
Tờ báo từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước khác ngoài Trung Quốc còn khen Hà Nội xử lý “thông minh” vụ việc liên quan tới Repsol, và cho rằng việc giải quyết hòa bình như vậy phản ánh “sự chín chắn của mối quan hệ Việt – Trung”.
Tuy nhiên, báo này viết rằng “sự hỗ trợ của phương Tây đối với Việt Nam để có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề lãnh hải cũng là điều hấp dẫn đối với Việt Nam”.
Hoàn cầu Thời báo còn nhắc tới chuyện Tổng thống Philippines “quyết tâm chấm dứt vai trò mà Mỹ và Nhật dựng lên cho mình” để tiến tới “hợp tác toàn diện” với Bắc Kinh.
Ấn phẩm thường có quan điểm dân tộc chủ nghĩa của nhà nước Trung Quốc cho rằng Hà Nội và Bắc Kinh là “láng giềng hữu nghị”, “có nhiều điểm chung” nên Việt Nam “không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, làm tốt thí cho Mỹ nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông”.
“Hợp tác toàn diện có thể mang lại nhiều lợi ích hơn tranh chấp lãnh hải đối với Việt Nam và Trung Quốc, và hai nước nên ngăn chặn mối quan hệ hữu nghị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài”, Hoàn cầu Thời báo viết.
Năm ngoái, tờ báo này tuyên bố rằng chỉ khi nào bùng ra cuộc đụng độ lớn giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì Việt Nam mới buộc phải mưu tìm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ.
Hoàn cầu Thời báo sau đó đi tới kết luận rằng “vì thế, mối quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến ở biển Đông”.

Không có nhận xét nào: