Hai bộ trưởng quốc phòng nhất trì rằng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. |
Hôm thứ Tư, thông cáo trên trang mạng chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ viết:
Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia
Thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ
"Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ -Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực."
"Bộ trưởng [Mattis] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [Việt Nam] đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép."
"Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một máy tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam."
"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương."
Lần đầu tiên về 'chủ quyền ở Biển Đông'
Từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này
TS. Hà Hoàng Hợp
Bình luận về ý nghĩa và 'tín hiệu' đưa ra từ bản thông báo này của Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Bàn tròn thứ Năm, hôm 10/8, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:
"Câu cuối cùng cực kỳ quan trọng đối với sự thay đổi về mặt chính trị cũng như chiến lược trong quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam. Có câu rất rõ rằng mối quan hệ này, quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông và ở khắp thế giới."
"Nó bao gồm sự tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng câu này là quan trọng, và công nhận chủ quyền quốc gia, thì từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này."
"Đây là điểm có thể nói là quan trọng nhất phân biệt chính sách hiện nay của Hoa Kỳ so với chính sách của các chính phủ trước đây của Hoa Kỳ, tôi xin nhấn mạnh như thế. Đây là một bổ sung cho ý kiến của ông Nguyễn Xuân Nghĩa [khách mời khác tại Bàn tròn] nói rằng Việt Nam không bị bỏ quên, cũng không phải cô đơn gì cả và ở đâu cả."
"Và ở đây cũng cần nói rõ rằng chính sách hiện nay của Hoa Kỳ là một sự tiếp nối rất mạnh mẽ các chính sách của các chính phủ trước."
"Tôi cũng xin nói lại rằng ở Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi (2017), chính trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Jim Mattis đã nói rất rõ rằng tất cả các yếu tố, kế hoạch được định ra trong chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đã được triển khai toàn bộ và tốt hơn so với dự định," ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận xét.
Cũng tại Bàn tròn này, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà bình luận thời sự từ Hoa Kỳ nói với BBC:
Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà phân tích thời sự
"Bây giờ trong hoàn cảnh khi nước Mỹ nói quyền lợi của họ là trên hết, là ưu tiên, điều đó không có nghĩa rằng từ nay về sau họ vì lý do buôn bán mà họ sẽ bán rẻ các đồng minh, điều đó tôi cho là quan trọng và mình (Việt Nam) phải ngồi suy nghĩ lại.
"Có người nhắc đến bản thông cáo... Hoa Kỳ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng, tôi cho rằng đó là cái thế mà những nước nằm ở giữa hai cường quốc, hai bên Thái Bình Dương, có thể xoay xở được.
"Tôi cho rằng đó mới là yếu tố quyết định, còn bây giờ chúng ta kết luận sớm rằng Việt Nam bị thân cô thế cô, hoặc là... đã phải bỏ những dự án khai thác dầu khí v.v..., tôi cho rằng đó là tầm nhìn ngắn hạn.
"Tầm nhìn dài hạn của người Việt Nam ở Hà Nội hay là ở khắp mọi nơi trên thế giới phải nhìn thấy rằng khi có những thay đổi trước đây chưa thấy, thì mình có thể khai thác cơ hội như thế nào để cho quyền lợi của đất nước Việt Nam," ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói với BBC Tiếng Việt.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét