(Chính trị) - Nóng bỏng trên các trang mạng truyền thông những ngày này, chính là những ồn ào xoay quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang về nước đầu thú. Khởi nguồn từ những luồng tin chưa được kiểm chứng trên trang mạng Thoibao.de (do Lê Trung Khoa làm chủ quản từng bị kiều bào Đức kêu gọi tẩy chay) cho rằng, “an ninh Việt Nam đã ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh để đưa về nước nghiêm trị”, đã khơi mào cho những thêu dệt, suy đoán vô cứ gây bất lợi cho phía Việt Nam. Giữa lúc hình ảnh đất nước đang có nguy cơ bị hạ thấp bởi một mớ thông tin hỗn độn vô căn cứ của những trang tin nước ngoài, thay vì góp tiếng nói để bảo vệ lợi ích, danh dự quốc gia trước những suy diễn, thì buồn thay, không chỉ nhiều người Việt mà cả những người cầm bút cách mạng, lại hùa theo những lời đơm đặt, bất chấp lợi ích quốc gia đang bị tổn hại.
Liên quan đến vụ việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức một mực cáo buộc Việt Nam có dính líu tới vụ “bắt cóc” một người đàn ông 51 tuổi tại Berlin (được cho là Trịnh Xuân Thanh), trong khi ông Hồ Ngọc Thắng – một chuyên gia Luật đang làm việc trong Chính phủ Đức khẳng định, cho đến thời điểm này, các cơ quan Đức vẫn không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào đủ thuyết phục cho “tuyên bố ngoại giao đáng tiếc” trên. Theo ông Thắng, tuyên bố của Bộ ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà Petra Isabel Schlagenhauf (luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục tị nạn). Điều đáng nói là bà Luật sư này cũng không phải nhân chứng mà chỉ nghe người khác kể lại, danh tính người kể lại cũng không được công bố. Còn mọi nhận định, từ Taz, Thoibao.de, BBC, VOA, cho đến Reuter… đều chỉ dừng lại ở dạng “có khả năng”, “được cho rằng”… rất chung chung và mơ hồ.
Giữa lúc, dư luận đang hoang mang trong “mê trận” tin đồn, báo Dân Việt lại “châm dầu” thêm với bài viết “Tại sao đang truy nã, Trịnh Xuân Thanh lại về nước đầu thú được?“, báo Giao thông “tiếp lửa” với bài viết đầy ẩn ý về “Mật vụ Trung Quốc cải trang bắt quan tham trốn nước ngoài ra sao?”. Các bài viết này đã thu hút hàng ngàn lượt đọc và chia sẻ, bất chấp việc chủ quyền quốc gia đang bị ảnh hưởng rất nặng từ truyền thông?
Một số phóng viên lại chọn cách lặng thinh trên báo nhà, nhưng tung hoành trên mạng xã hội, facebook, để thao thao bất tuyệt về luồng tin trên báo nước ngoài. Thậm chí còn khiến dư luận hiểu sai khi chia sẻ mạnh thông tin nói rằng Đức “trục xuất” nhà ngoại giao Việt Nam, khiến dân tình càng thêm nghi ngại, lo lắng về tương lai mối quan hệ Việt – Đức, trong khi được biết phía Đức chỉ nói rằng họ “không hoan nghênh” mà thôi.
Cũng chính cách làm báo cẩu thả, đưa tin không thèm kiểm chứng đã góp phần gây ra những đồn đoán, suy diễn không mấy tốt đẹp về mối quan hệ bang giao hai nước. Tạo cớ cho các đối tượng chống phá chế độ trong nước câu kết với phản động lưu vong lợi dụng vụ việc để xuyên tạc, công kích rằng “Việt Nam vi phạm luật quốc tế”. Chúng cố lờ đi sự thật rằng, cả Việt Nam và Đức đều là thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), thông qua tổ chức này, Phó Đại sứ Đức, TS. Wolfang Manig tại buổi họp báo ngày 28/9/2016 một lần nữa nhấn mạnh việc, Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Interpol, thì đương nhiên Cảnh sát Đức phải có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát quốc tế và Cảnh sát Việt Nam thực hiện lệnh truy nã đó. Chưa kể, Việt Nam đã từng ngỏ lời nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng Đức trong việc Trịnh Xuân Thanh khi hai nước chưa có hiệp ước dẫn độ tội phạm, tuy nhiên, thay vì hợp tác, Đức lại ngó lơ, dung dưỡng cho một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh. Thậm chí, để bao biện cho phát ngôn “ngoại giao đáng tiếc” của mình, đài Truyền hình Quốc gia Đức còn sử dụng video từ CCTV cách đây 1 năm và bức ảnh ghép photoshop do Bùi Thanh Hiếu (chủ blog người buôn gió) để làm bằng chứng rằng “An ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”. Những chứng cứ giả này nhanh chóng bị dư luận bóc mẽ, có người còn bức xúc ví: “những chứng cứ mà phía Đức đưa ra chẳng đáng một xu”.
Về phía Việt Nam, bằng chứng không thể thuyết phục hơn là hình ảnh Trịnh Xuân Thanh với lá đơn tự thú tại cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam được công khai rộng rãi trên sóng truyền hình VTV với phạm vi phủ sóng không chỉ ở Việt Nam. Trong phóng sự này, đích thân “kẻ trốn chạy” đã thú nhận hoàn toàn tội lỗi của mình đã gây ra khi còn đương nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT PVC (Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam), chính những tội lỗi đó đã ám ảnh nghiêm trọng đến cuộc sống trốn chạy của y, vì thế để giải thoát cho chính mình, Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước để mong được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam.
Thế nhưng, thông tin này dường như vẫn chẳng thể xóa nhòa được những nghi vấn trong suy nghĩ của không ít ký giả. Thậm chí, tờ Vnepress còn giật tít đầy ẩn ý rằng, đơn tự thú của Trịnh Xuân Thanh đầy lỗi chính tả, khiến dư luận hoài nghi về độ khả tín của lá đơn. Tại sao, các bạn – những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng, luôn ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống giặc nội xâm (tham nhũng), đáng ra phải đấu tố bọn chúng đến cùng, cớ sao khi chính quyền Việt Nam đã và đang nỗ lực chống tham nhũng thì các bạn lại quay sang ủng hộ quốc gia đang chứa chấp tội phạm tham nhũng. Ngọn lửa nghề hừng hực muốn thiêu cháy quốc nạn tham nhũng của các bạn đâu rồi?
Các bạn – những người đang nắm trong tay quyền lực thứ 4 và vẫn đang sống bằng bầu sữa ngân sách, thế nhưng khi những thông tin vô căn cứ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh bủa vây, làm tổn hại đến hình ảnh đất nước, các bạn đã làm gì? hay chỉ cần thỏa mãn cách làm báo cẩu thả, đưa tin không cần kiểm chứng, sáng đăng tối rút, câu view… các sẵn sàng bất chấp cả an ninh, lợi ích quốc gia?
Bài viết này không có ý quy kết tất cả các nhà báo, bởi trong công cuộc chống tham nhũng này, có phần không nhỏ của những người làm báo và vẫn còn đó những nhà báo chân chính, những cơ quan báo chí đang hành động vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Ví như nhà báo Nguyễn Văn Thọ đã vô cùng bức xúc trước sự tung hô, sùng bái nước Đức của nhiều người nên đã đăng tải dòng chia sẻ về bản chất ‘nhà nước pháp quyền của Đức” để khai trí cho phần đa suy nghĩ u mê trong câu chuyện này. Kết thúc chia sẻ ông nói: “Tôi viết để nói rằnghai từ pháp quyền vẫn chỉ được thực hiện tương đối khi còn 4 từ DÂN TỘC và QUỐC GIA. Và những kẻ nào cả giận mất khôn hay u tín hãy coi chừng khi xỉ nhục ngay chính đất nước – dân tộc mình…”.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Hữu Thọ lại nói những lời gan ruột với anh em báo chí rằng, tâm thôi chưa đủ, nhà báo phải có tầm và có tài. Tài để biết cách đưa thông tin một cách chính xác nhất, hấp dẫn nhất. Tầm để đủ sức cân nhắc có nên đưa thông tin ấy lên mặt báo hay không. Thông tin dù hay, dù mới, nhưng nếu ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, thì liệu có nên đăng tải hay không?
Không riêng gì vụ việc Trịnh Xuân Thanh mà còn rất nhiều sự kiện, đề tài nóng bỏng khác sẽ được khai thác. Đặc biệt công cuộc đấu tranh với tội phạm tham nhũng, sẽ càng chông gai hơn khi vẫn còn những quốc gia sẵn sàng dung dưỡng tội phạm tham nhũng, thì những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng của Đảng, Nhà nước, xin hãy đứng ở góc độ lợi ích quốc gia để có cách ứng xử phù hợp.
Bạn đọc Văn Dân
(Bạn đọc) - Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự và phát lệnh truy nã đặc biệt, truy nã quốc tế sau khi bỏ trốn khỏi Việt Nam. Một năm sau, xuất hiện thông tin Trịnh Xuân Thanh quay về tự thú, điều này đã gây ra tranh cãi rất lớn trong dư luận và có những luồng thông tin về việc Đức phản ứng trước sự việc này. Câu chuyện này sẽ có lời giải nếu như chúng ta biết được “gót chân Asin” của Trịnh Xuân Thanh.
Thời điểm Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài, dư luận đã rất quan tâm về việc hiện kẻ tham nhũng đó đang ở đâu? Lợi dụng vấn đề này, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió) liên tục tung hỏa mù nhằm làm nhiễu loạn thông tin về nơi ẩn trốn của Trịnh Xuân Thanh. Đã có rất nhiều câu hỏi về việc tại sao người Bùi Thanh Hiếu lại được Trịnh Xuân Thanh chọn mặt gửi vàng. Theo Bùi Thanh Hiếu tiết lộ đó chính là việc, Trịnh Xuân Thanh mong muốn được giúp sức đưa toàn bộ gia đình ra nước ngoài.
Rõ ràng, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài nhưng không thể trốn chạy với gia đình của mình ở Việt Nam. Mặc dù, con trai lớn Trịnh Hồng Cường đã 24 tuổi và còn làm sếp ở Tổng Công ty Cổ phần Rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco) nhưng “cái ghế” này do ông gây dựng nên theo con đường “cha bổ nhiệm con” thì rồi cũng sẽ bị sụp đổ như chính ông bị sụp đổ. Theo đó, trước khi trốn ra nước ngoài Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã vạch sẵn kế hoạch đưa cả gia đình cùng ra nước ngoài sinh sống.
Những người khác trong gia đình ông có thể xuất ngoại theo con đường du lịch và sau đó trốn ở lại nước ngoài. Tuy nhiên, cậu ấm Trịnh Hồng Cường không được xuất cảnh theo con đường du lịch nên ông đã phải “cậy nhờ” đến Bùi Thanh Hiếu để “vượt biên”. Trong bài viết mới đây, Bùi Thanh Hiếu có đề cập đến nỗi lòng của Trịnh Xuân Thanh với cậu con trai hiện vẫn chưa xuất cảnh ra nước ngoài. Và ông ta mong muốn Bùi Thanh Hiếu móc nối với các phần tử phản động trong và ngoài nước để giúp trong vấn đề này?
Thế nhưng, cái Bùi Thanh Hiếu mong muốn ở ông ta là việc đưa ra những bằng chứng để khẳng định những sai lầm Việt Nam thì hoàn toàn không có. Cái duy nhất ông ta mang sang đó chính là một tên tội phạm tham nhũng với những chiêu trò quản lý lách luật gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Chính vì vậy, Bùi Thanh Hiếu đã buông tay, bởi chính y cũng không có cách nào đưa một người ra nước ngoài như vậy.
Suốt một năm lưu vong tận nước ngoài, có lẽ Trịnh Xuân Thanh không thể nào yên lòng khi nghĩ về cậu ấm của mình còn đang ở Việt Nam, chắc chắn Trịnh Xuân Thanh đã cảm thấy dằn vặt rất nhiều. Với một người luôn hướng về gia đình như y thì chuyện ra đầu thú là một điều tất nhiên sẽ xảy ra. Trong chương trình thời sự VTV lúc 19h tối qua Trịnh Xuân Thanh cho biết sau quá trình “trốn chạy do suy nghĩ không chín chắn, tôi thấy rằng cần phải quay về để đối diện với sự thật” và bên cạnh đó, ông ta cũng “cần về gặp lại mọi người” – và chắc chắn trong số đó là cậu con trai quý tử của mình.
Bạn đọc Hạ Băng
(Bài viết không thể hiện quan điểm của Ban biên tập)
Có hay không việc hỗ trợ của Đức trong việc Trịnh Xuân Thanh quay về chịu tội?
Khi thông tin Trịnh Xuân Thanh tự thú, thì cũng là lúc mạng xã hội xuất hiện những luồng thông tin bất lợi cho Việt Nam. Đã có một số thông tin dẫn từ báo nước ngoài được cho...
Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ?
Trịnh Xuân Thanh cái tên nổi lên trong dư luận lần thứ 2 xoay quanh việc tên tội phạm bị truy nã quốc tế này bị bắt cóc hay ra đầu thú. Thật kì lạ, trước đây khi Trịnh Xuân Thanh bỏ tr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét