Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Vụ Repsol: Có thể sẽ như ExxonMobil khai thác ở Đà Nẵng năm 2011












































































































































































































































Cát Linh, RFA

Ảnh giàn khoan của Repsol trên trang mạng Repsol Việt Nam
Ảnh giàn khoan của Repsol trên trang mạng Repsol Việt Nam
 https://www.repsol.energy
Hãng Repsol của Tây Ban Nha ngày 2 tháng 8 chính thức xác nhận việc ngưng khoan thăm dò dầu khí tại một lô ngoài khơi Việt Nam ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy không xác nhận nhưng lên tiếng cho biết các hoạt động liên quan dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.
Vấn đề này được nhận xét thế nào qua khía cạnh luật pháp, chính trị, và kinh tế?

Hoàn toàn trái luật

Vào ngày 2 tháng 8, hãng tin Reuters dẫn lời viên chức phụ trách tài chính của Repsol, ông Miguel Martinez, xác nhận Repsol đang làm việc với PetroVietnam và cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội về quyết định ngưng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136/3, quanh khu vực bãi Tư Chính mà Trung Quốc nói nằm trong đường lưỡi bò 9 đoạn đánh dấu chủ quyền của Trung Quốc.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy của Reuters có được trong lĩnh vực dầu khí, chính Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội cho ngưng hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/03.
Nói về động thái của Trung Quốc, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard - Hoa Kỳ cho biết là “hoàn toàn trái luật”.
Vietnam2
Bản đồ cho thấy các khu vực / lưu vực nơi Repsol có hoạt động thăm dò hoặc phát triển. www.repsol.energy
“Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác.
Trường hợp đó hay nhất là đề nghị một giải pháp là khác chung.”
Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển - TS Tạ Văn Tài
Nguồn tin do Reuters đưa ra cho biết Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc chỉ vì chuyện khoan thăm dò ở lô 136/03 khu vực bãi Tư Chính.
Tuy nhiên, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho rằng “đây là vấn đề rất nghiêm trọng”.
“Bởi vì cái lô hãng Tây Ban Nha đó thăm dò là cái lô vẫn còn nằm ở trong cái khoảng cách 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc, do Trung Quốc tự vạch ra. Và toà án PCA năm trước đã phán đường lưỡi bò là vô hiệu, không ý nghĩa gì cả, thì việc Việt Nam cho phép Repsol thăm dò ở đó là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Trong phán quyết đưa ra hôm 12 tháng 7 năm 2016  liên quan đến vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Haye nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với những nguồn tài nguyên nằm trong khu vực thường được gọi là “đường lưỡi bỏ” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra để nhận chủ quyền thuộc về mình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng không công nhận mọi phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra.
Do đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là lý do vì sao Trung Quốc vẫn gây sức ép và cũng là lý do ông cho rằng đấy là sự việc rất nghiêm trọng, và đặc biệt cần phải giải quyết “một cách êm thấm với sự tôn trọng pháp luật quốc tế”, theo cách nói của ông.
Cũng trong tuần lễ đó, một hãng tin quốc tế khác, Tạp chí Foreign Policy cho biết Trung Quốc đã đe doạ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nếu như không cho ngừng khoan thăm dò.
Động thái này, qua nhận định của Tiến sĩ Tạ Văn Tài, là “càng trái luật quốc tế”
“Vì đó là tài nguyên trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác, không phải hỏi ký kiến ai hết.
Doạ dẫm như thế là đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc là không dùng võ lực trong bang giao quốc tế.”
Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng lời doạ đó được thể hiện qua hình thức bán chính thức, là ông Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đột ngột bỏ về, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam vừa qua.

‘Lùi một bước, tiến hai bước’?

Ngoài việc cho biết hoạt động khoan thăm dò đã ngưng, ông Miguel Martinez không thể đưa ra bình luận nào khác.
Về phía nhà nước Việt Nam, tuy không xác nhận tin cho ngưng khoan thăm dò dầu khí nhưng trong tuần vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo giới chỉ nói rằng các hoạt động liên quan dầu khí đó được thực hiện tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.
Đó là một cách ứng xử khôn và khéo, bởi vì không nên nói lên những gì không cần phải nói và không muốn nói. - TS Nguyễn Quang A
Không như những gì thấy được trên truyền thông mạng xã hội, những người quan tâm vụ việc này đã bày tỏ bức xúc vì sự im lặng của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng:
“Đó là một cách ứng xử khôn và khéo, bởi vì không nên nói lên những gì không cần phải nói và không muốn nói.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông tin rằng “vấn đề như thế có thể tìm ra rất nhiều giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều hài lòng.”
“Tôi không nghĩ rằng Việt Nam có thể phủ phục đầu hàng một cách dễ dàng như thế. Vì cái đấy sẽ rất nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất là cho bản thân những lãnh đạo bây giờ.”
Còn đối với Tiến sĩ Tạ Văn Tài, ông cho rằng khi Việt Nam giữ im lặng là với mục đích giảm căng thẳng.
“Tạm ngừng thôi. Giải pháp gọi là lùi 1 bước nhưng có thể lấn tới 2 bước sau này.”
Ông phân tích thêm đó là một hình thức, hoặc có thể gọi là một nghệ thuật trong lĩnh vực ngoại giao mà Việt Nam đang áp dụng, nhằm tránh những rắc rối khác sau này.

Có hy vọng tiếp tục

Một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm trong sự việc này là liệu Việt Nam có phải đền bù số tiền 27 triệu đô la Mỹ là kinh phí do hãng Repsol đã bỏ ra cho giếng khoan thăm dò tại lô 136/3 hay không?
Câu trả lời của Tiến sĩ Tạ Văn Tài là “có” nếu hai bên huỷ hợp đồng, ngưng khoan thăm dò vĩnh viễn.
Tuy nhiên, theo ông Greg Poling, Giám đốc Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế tại Washington D.C cho biết, việc ngưng khoan thăm dò không có nghĩa là hợp đồng bị huỷ.
Phân tích thêm tính khả thi của ý kiến trên, Tiến sĩ Tạ Văn Tài đưa ra dẫn chứng.
“Giống như Exxon Mobil, vào năm 2012, ngay ở Washington, Trung Quốc đe doạ chính phủ Việt Nam không được khai thác ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Nhưng sau khi dừng 1 vài năm, Exon Mobil vẫn khai thác trở lại.”
Cũng cần nhắc lại, năm 2009, tập đoàn Exxon đã giành được quyền thăm dò trên một diện tích hơn 52.000 km2 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, trong một khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, cho dù khu vực đó Trung Quốc cũng tuyên bố sở hữu một vài lô. Và “đại gia” dầu khí của Mỹ, Exxon Mobil cùng với đối tác là tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam - Petro Việt Nam, đã khoan thành công hai giếng trong các năm 2011 và 2012.

11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’


Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1984, câu nói đùa về việc đặt Liên Xô “ra ngoài vòng phát luật” của Tổng thống Ronald Reagan đã trở thành một nỗi xấu hổ quốc tế. Những nhận xét thiếu suy nghĩ của Tổng thống đã khiến các đồng minh của Mỹ kinh ngạc và tạo thành cái cớ cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô.
Khi chuẩn bị cho chương trình phát thanh hàng tuần của mình vào ngày 11/08/1984, Tổng thống Reagan đã được yêu cầu kiểm tra âm thanh. Reagan liền nói đùa, “Hỡi các công dân Mỹ, hôm nay tôi vui mừng được nói với các bạn rằng tôi đã ký một đạo luật sẽ đặt người Nga ra ngoài vòng pháp luật mãi mãi. Chúng ta sẽ bắt đầu ném bom trong vòng năm phút.” Vì phần kiểm tra âm thanh này không được phát sóng, nên mãi đến khi chương trình phát thanh kết thúc thì tin tức về “trò đùa” của Reagan mới bị tiết lộ.
Tại Paris, một tờ báo hàng đầu đã bày tỏ sự thất vọng và tuyên bố rằng chỉ những nhà tâm lý học được đào tạo bài bản mới có thể biết được những lời nhận xét của Reagan là “tuyên bố về một mong muốn đang bị kìm nén, hay tà thuật của một ảo tưởng đáng sợ.” Một đài tin tức của Hà Lan nhận xét: “Hy vọng là Tổng thống sẽ thử nghiệm tên lửa một cách thận trọng.” Các tờ báo và đài truyền hình nước ngoài gọi Reagan là “một ông già vô trách nhiệm,” và tuyên bố rằng những bình luận của ông là “hoàn toàn không thích hợp” đối với một người ở vị trí của ông.
Tại Liên Xô, các nhà bình luận đã tận dụng thời cơ nhờ trò đùa của Reagan. Một người nói, “Người ta nói rằng mức độ hài hước của một người phản ánh mức độ tư duy của anh ta. Nếu là vậy, không phải là nó đang quá thấp đối với tổng thống của một quốc gia vĩ đại?” Một người khác nói, “Chúng tôi sẽ không lãng phí thời gian cho trò đùa vớ vẩn này nếu nó không một lần nữa thể hiện suy nghĩ luôn ám ảnh các lãnh đạo của Nhà Trắng.”
Trò đùa nhạt nhẽo của Reagan đã trở thành cái cớ cho các nhà bình luận trong và ngoài nước, những người tin rằng cuộc thập tự chinh chống Cộng sản là một sự liều lĩnh “của tay cao bồi” nhằm kích động một cuộc xung đột với Liên Xô. Trớ trêu thay, người đàn ông từng gọi Liên Xô là “Đế chế Ác quỷ” lại thiết lập một mối quan hệ cá nhân gần gũi với nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev sau khi ông này lên nắm quyền năm 1985. Hai người này sau đó đã ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) 1987, loại bỏ hoàn toàn một loại vũ khí hạt nhân.

CUỘC GẶP GỠ, ĐỐI THOẠI GIỮA 2 TRÙM TÌNH BÁO MƯỜI HƯƠNG VÀ NGÔ ĐÌNH NHU

Hoàng Hải Vân




















Trước đây có tài liệu viết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương (Mười Hương) bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở khu biệt giam Chín Hầm, nơi được coi là địa ngục trần gian ở Huế. Người ta bảo ông bị các cai ngục của Ngô Đình Cẩn tra tấn vô cùng man rợ. Trong lần gặp ông để viết về Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo, tôi hỏi ông có chuyện đó không, ông trả lời là ông có bị giam ở Huế nhưng bị tra tấn thì không.
Ông Mười Hương kể, trong thời gian ông bị giam, Ngô Đình Nhu có đến gặp ông. Cuộc gặp này có mặt Ngô Đình Cẩn. Theo ông Mười Hương thì vừa gặp ông, Ngô Đình Nhu nói ngay : “Cộng sản các anh ác lắm. Họ Ngô của tôi suýt nữa thì tuyệt tự…”. Ông Mười Hương nói : “Nhưng cụ Hồ đã không làm khó cho ông Ngô Đình Diệm…”. Ngô Đình Cẩn nói chen vào : “Đúng rồi, cấp trên của các anh thì rất tốt, làm bậy chỉ có cấp dưới thôi”. Ngô Đình Nhu cũng tán thành với ý kiến của Ngô Đình Cẩn. Mục đích cuộc gặp là để biết người biết ta thôi, không hề có chuyện thuyết phục “quy hàng”, nhưng vì cuộc gặp không mong muốn đó mà sau này ông Mười Hương đã bị không ít đồng chí của mình làm khó dễ. Nhờ các đồng chí cấp trên cao nhất của ông hiểu được sự quang minh chính đại của ông nên ông không bị làm sao, mới có thể lên làm tới chức Bí thư Trung ương Đảng. Người bảo vệ tư cách ông Mười Hương chính là ông Lê Đức Thọ.
Sở Nghiên cứu chính trị xã hội do bác sĩ Trần Kim Tuyến cầm đầu là cơ quan mật vụ khét tiếng, là cánh tay đắc lực của ông Ngô Đình Nhu. Tướng tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc) từng là sĩ quan của cơ quan đó. Theo ông Ba Quốc kể lại với tôi thì cơ quan này không mặn mà lắm với hoạt động chống Cộng, mặc dù có nhận viện trợ của Mỹ để hoạt động chống Cộng. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là xử lý những vấn đề nội trị để củng cố chế độ. Ông Ba Quốc kể, có một khoản tài trợ 50 triệu đồng (là khoản tiền rất lớn lúc đó) để mua một chiếc tàu hiện đại dùng để đưa điệp báo ra miền Bắc, nhưng bác sĩ Tuyến chỉ sử dụng một số tiền rất nhỏ để mua một tàu cũ nát, số tiền còn lại dùng vào việc khác theo lệnh của ông Nhu. Khi không thấy hiệu quả của hoạt động điệp báo ngoài Bắc, người Mỹ cho thanh tra việc mua tàu, biết tin này ông Tuyến đã cho nó nổ tung ngoài khơi để phi tang, cho phép thủy thủ lặn xuống biển để thoát nạn.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Về nhân vật Ngô Đình Cẩn, báo chí Sài Gòn vẫn miêu tả là một tên nhà quê ăn trầu, bất tài vô dụng và độc ác. Nhưng theo lời kể của ông Mười Hương và ông Phạm Xuân Ẩn mà tôi nghe được thì Ngô Đình Cẩn không giống như vậy. Ông Cẩn không hành hạ tra tấn những cán bộ Việt Minh nằm vùng mà chính quyền Sài Gòn bắt được ở miền Trung, nhưng thủ đoạn chính trị thì thật đáng sợ. Ông đối xử tử tế với những người bị bắt, đặc biệt là những người mà ông biết là cán bộ có tầm cỡ, giam một thời gian rồi thả ra. Để làm gì vậy? Hầu hết những người do ông Cẩn thả ra đều bị tổ chức của cách mạng nghi ngờ, những cán bộ cấp dưới của những người ấy cũng bị nghi ngờ nốt. Kết quả là Ngô Đình Cẩn đã vô hiệu hóa một lực lượng đáng kể của cách mạng mà không cần phải tra tấn, giết chóc.
Tướng Phạm Xuân Ẩn nói với tôi, trong số anh em của ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn là người tài giỏi nhất. Nếu ông Diệm và ông Nhu nghe lời ông Cẩn thì chế độ của họ Ngô khó mà sụp đổ. Ông Ẩn cũng cho tôi biết, sau khi giết hai ông Diệm và Nhu, quân đảo chính đã ra Huế bắt ông Cẩn. Lúc đó ông Cẩn có giữ một tài sản 2 triệu đô la. Khi lên cầm quyền, tướng Nguyễn Khánh đã yêu cầu ông Cẩn nếu chuyển 2 triệu đô la đó cho ông ta thì được tha, nhưng ông Cẩn dứt khoát không chịu, ông đã nhắn tin cho người quản lý chuyển 2 triệu đô la đó cho Giáo hội Công giáo và chịu chết. Ông Ẩn còn bảo, khi ra pháp trường, ông Cẩn vẫn ung dung, mặt không hề biến sắc.

CÁI GIỌNG, LƯỠI "LUYẾN LÁY" KHÔNG XƯƠNG, THỐI THA CỦA ĐÁM QUAN CHỨC VIỆT



CHẤT THẢI thì Bộ Tài Môi gọi là VẬT CHẤT. ĐỔ thì gọi là NHẬN CHÌM!


KHAI KHÔNG TRUNG THỰC thì anh Đạt -Cục trưởng Cục Tham nhũng, à quên, Cục chống tham nhũng, gọi là khai KHÔNG ĐẦY ĐỦ!

Vãi với trình "dịch" tiếng Việt ra tiếng Việt!
Mà hình như, cứ có tí chức là các anh các chị đồng thời tự cho mình cái quyền "phiên âm" tiếng Việt phục vụ lợi ích riêng, bất chấp sự phản ứng của công chúng về khả năng đọc hiểu tiếng Việt của các vị ấy!
Các cụ nhặt thêm các ví dụ về việc "dịch" tiếng Việt ra tiếng Việt này cái!

DÂN VIỆT, GIAO THÔNG, VNEXPRESS...( " BÁO ĐẢNG" ) BỊ TỐ: KHÔNG ĐẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA LÊN TRÊN KHI ĐƯA TIN VỤ TRỊNH XUÂN THANH ?; LÝ DO THỰC SỰ ĐỂ TRỊNH XUÂN THANH TỰ THÚ

(Chính trị) - Nóng bỏng trên các trang mạng truyền thông những ngày này, chính là những ồn ào xoay quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang về nước đầu thú. Khởi nguồn từ những luồng tin chưa được kiểm chứng trên trang mạng Thoibao.de (do Lê Trung Khoa làm chủ quản từng bị kiều bào Đức kêu gọi tẩy chay) cho rằng, “an ninh Việt Nam đã ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh để đưa về nước nghiêm trị”, đã khơi mào cho những thêu dệt, suy đoán vô cứ gây bất lợi cho phía Việt Nam. Giữa lúc hình ảnh đất nước đang có nguy cơ bị hạ thấp bởi một mớ thông tin hỗn độn vô căn cứ của những trang tin nước ngoài, thay vì góp tiếng nói để bảo vệ lợi ích, danh dự quốc gia trước những suy diễn, thì buồn thay, không chỉ nhiều người Việt mà cả những người cầm bút cách mạng, lại hùa theo những lời đơm đặt, bất chấp lợi ích quốc gia đang bị tổn hại. 

Liên quan đến vụ việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức một mực cáo buộc Việt Nam có dính líu tới vụ “bắt cóc” một người đàn ông 51 tuổi tại Berlin (được cho là Trịnh Xuân Thanh), trong khi ông Hồ Ngọc Thắng – một chuyên gia Luật đang làm việc trong Chính phủ Đức khẳng định, cho đến thời điểm này, các cơ quan Đức vẫn không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào đủ thuyết phục cho “tuyên bố ngoại giao đáng tiếc” trên. Theo ông Thắng, tuyên bố của Bộ ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà Petra Isabel Schlagenhauf (luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục tị nạn). Điều đáng nói là bà Luật sư này cũng không phải nhân chứng mà chỉ nghe người khác kể lại, danh tính người kể lại cũng không được công bố. Còn mọi nhận định, từ Taz, Thoibao.de, BBC, VOA, cho đến Reuter… đều chỉ dừng lại ở dạng “có khả năng”, “được cho rằng”… rất chung chung và mơ hồ.

Những tin tức liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đăng tải trên báo nước ngoài như thế này luôn được người Việt, và cả các nhà báo cách mạng đăng tải mạnh mẽ, bất chấp lợi ích quốc gia đang bị tổn hại.
Giữa lúc, dư luận đang hoang mang trong “mê trận” tin đồn, báo Dân Việt lại “châm dầu” thêm với bài viết “Tại sao đang truy nã, Trịnh Xuân Thanh lại về nước đầu thú được?“, báo Giao thông “tiếp lửa” với bài viết đầy ẩn ý về “Mật vụ Trung Quốc cải trang bắt quan tham trốn nước ngoài ra sao?”. Các bài viết này đã thu hút hàng ngàn lượt đọc và chia sẻ, bất chấp việc chủ quyền quốc gia đang bị ảnh hưởng rất nặng từ truyền thông?
Một số phóng viên lại chọn cách lặng thinh trên báo nhà, nhưng tung hoành trên mạng xã hội, facebook, để thao thao bất tuyệt về luồng tin trên báo nước ngoài. Thậm chí còn khiến dư luận hiểu sai khi chia sẻ mạnh thông tin nói rằng Đức “trục xuất” nhà ngoại giao Việt Nam, khiến dân tình càng thêm nghi ngại, lo lắng về tương lai mối quan hệ Việt – Đức, trong khi được biết phía Đức chỉ nói rằng họ “không hoan nghênh” mà thôi.
Phó Đại sứ Đức, TS Wolfang Manig (bìa phải) nhấn mạnh việc, Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Interpol
Phó Đại sứ Đức, TS Wolfang Manig (bìa phải) nhấn mạnh việc, Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Interpol
Cũng chính cách làm báo cẩu thả, đưa tin không thèm kiểm chứng đã góp phần gây ra những đồn đoán, suy diễn không mấy tốt đẹp về mối quan hệ bang giao hai nước. Tạo cớ cho các đối tượng chống phá chế độ trong nước câu kết với phản động lưu vong lợi dụng vụ việc để xuyên tạc, công kích rằng “Việt Nam vi phạm luật quốc tế”. Chúng cố lờ đi sự thật rằng, cả Việt Nam và Đức đều là thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), thông qua tổ chức này, Phó Đại sứ Đức, TS. Wolfang Manig tại buổi họp báo ngày 28/9/2016 một lần nữa nhấn mạnh việc, Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Interpol, thì đương nhiên Cảnh sát Đức phải có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát quốc tế và Cảnh sát Việt Nam thực hiện lệnh truy nã đó. Chưa kể, Việt Nam đã từng ngỏ lời nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng Đức trong việc Trịnh Xuân Thanh khi hai nước chưa có hiệp ước dẫn độ tội phạm, tuy nhiên, thay vì hợp tác, Đức lại ngó lơ, dung dưỡng cho một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh. Thậm chí, để bao biện cho phát ngôn “ngoại giao đáng tiếc” của mình, đài Truyền hình Quốc gia Đức còn sử dụng video từ CCTV cách đây 1 năm và bức ảnh ghép photoshop do Bùi Thanh Hiếu (chủ blog người buôn gió) để làm bằng chứng rằng “An ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”. Những chứng cứ giả này nhanh chóng bị dư luận bóc mẽ, có người còn bức xúc ví: “những chứng cứ mà phía Đức đưa ra chẳng đáng một xu”.
20525737_1237971142998391_7588967090819936095_n
Đài Truyền hình Quốc gia Đức đã sử dụng bức ảnh ghép photoshop do Bùi Thanh Hiếu (chủ blog người buôn gió) để làm bằng chứng rằng “An ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.

Còn đây là tấm hình gốc
Về phía Việt Nam, bằng chứng không thể thuyết phục hơn là hình ảnh Trịnh Xuân Thanh với lá đơn tự thú tại cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam được công khai rộng rãi trên sóng truyền hình VTV với phạm vi phủ sóng không chỉ ở Việt Nam. Trong phóng sự này, đích thân “kẻ trốn chạy” đã thú nhận hoàn toàn tội lỗi của mình đã gây ra khi còn đương nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT PVC (Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam), chính những tội lỗi đó đã ám ảnh nghiêm trọng đến cuộc sống trốn chạy của y, vì thế để giải thoát cho chính mình, Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước để mong được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam.
Thế nhưng, thông tin này dường như vẫn chẳng thể xóa nhòa được những nghi vấn trong suy nghĩ của không ít ký giả. Thậm chí, tờ Vnepress còn giật tít đầy ẩn ý rằng, đơn tự thú của Trịnh Xuân Thanh đầy lỗi chính tả, khiến dư luận hoài nghi về độ khả tín của lá đơn. Tại sao, các bạn – những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng, luôn ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống giặc nội xâm (tham nhũng), đáng ra phải đấu tố bọn chúng đến cùng, cớ sao khi chính quyền Việt Nam đã và đang nỗ lực chống tham nhũng thì các bạn lại quay sang ủng hộ quốc gia đang chứa chấp tội phạm tham nhũng. Ngọn lửa nghề hừng hực muốn thiêu cháy quốc nạn tham nhũng của các bạn đâu rồi?
Các bạn – những người đang nắm trong tay quyền lực thứ 4 và vẫn đang sống bằng bầu sữa ngân sách, thế nhưng khi những thông tin vô căn cứ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh bủa vây, làm tổn hại đến hình ảnh đất nước, các bạn đã làm gì? hay chỉ cần thỏa mãn cách làm báo cẩu thả, đưa tin không cần kiểm chứng, sáng đăng tối rút, câu view… các sẵn sàng bất chấp cả an ninh, lợi ích quốc gia?
Bài viết này không có ý quy kết tất cả các nhà báo, bởi trong công cuộc chống tham nhũng này, có phần không nhỏ của những người làm báo và vẫn còn đó những nhà báo chân chính, những cơ quan báo chí đang hành động vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Ví như nhà báo Nguyễn Văn Thọ đã vô cùng bức xúc trước sự tung hô, sùng bái nước Đức của nhiều người nên đã đăng tải dòng chia sẻ về bản chất ‘nhà nước pháp quyền của Đức” để khai trí cho phần đa suy nghĩ u mê trong câu chuyện này. Kết thúc chia sẻ ông nói: “Tôi viết để nói rằnghai từ pháp quyền vẫn chỉ được thực hiện tương đối khi còn 4 từ DÂN TỘC và QUỐC GIA. Và những kẻ nào cả giận mất khôn hay u tín hãy coi chừng khi xỉ nhục ngay chính đất nước – dân tộc mình…”.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Hữu Thọ lại nói những lời gan ruột với anh em báo chí rằng, tâm thôi chưa đủ, nhà báo phải có tầm và có tài. Tài để biết cách đưa thông tin một cách chính xác nhất, hấp dẫn nhất. Tầm để đủ sức cân nhắc có nên đưa thông tin ấy lên mặt báo hay không. Thông tin dù hay, dù mới, nhưng nếu ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, thì liệu có nên đăng tải hay không?
Không riêng gì vụ việc Trịnh Xuân Thanh mà còn rất nhiều sự kiện, đề tài nóng bỏng khác sẽ được khai thác. Đặc biệt công cuộc đấu tranh với tội phạm tham nhũng, sẽ càng chông gai hơn khi vẫn còn những quốc gia sẵn sàng dung dưỡng tội phạm tham nhũng, thì những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng của Đảng, Nhà nước, xin hãy đứng ở góc độ lợi ích quốc gia để có cách ứng xử phù hợp.
Bạn đọc Văn Dân

(Bạn đọc) - Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự và phát lệnh truy nã đặc biệt, truy nã quốc tế sau khi bỏ trốn khỏi Việt Nam. Một năm sau, xuất hiện thông tin Trịnh Xuân Thanh quay về tự thú, điều này đã gây ra tranh cãi rất lớn trong dư luận và có những luồng thông tin về việc Đức phản ứng trước sự việc này. Câu chuyện này sẽ có lời giải nếu như chúng ta biết được “gót chân Asin” của Trịnh Xuân Thanh.

Thời điểm Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài, dư luận đã rất quan tâm về việc hiện kẻ tham nhũng đó đang ở đâu? Lợi dụng vấn đề này, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió) liên tục tung hỏa mù nhằm làm nhiễu loạn thông tin về nơi ẩn trốn của Trịnh Xuân Thanh. Đã có rất nhiều câu hỏi về việc tại sao người Bùi Thanh Hiếu lại được Trịnh Xuân Thanh chọn mặt gửi vàng. Theo Bùi Thanh Hiếu tiết lộ đó chính là việc, Trịnh Xuân Thanh mong muốn được giúp sức đưa toàn bộ gia đình ra nước ngoài.
Trịnh Xuân Thanh chụp hình cùng con trai Trịnh Hùng Cường và gia đình.
Trịnh Xuân Thanh chụp hình cùng con trai Trịnh Hùng Cường và gia đình.
Rõ ràng, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài nhưng không thể trốn chạy với gia đình của mình ở Việt Nam. Mặc dù, con trai lớn Trịnh Hồng Cường đã 24 tuổi và còn làm sếp ở Tổng Công ty Cổ phần Rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco) nhưng “cái ghế” này do ông gây dựng nên theo con đường “cha bổ nhiệm con” thì rồi cũng sẽ bị sụp đổ như chính ông bị sụp đổ. Theo đó, trước khi trốn ra nước ngoài Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã vạch sẵn kế hoạch đưa cả gia đình cùng ra nước ngoài sinh sống.
Những người khác trong gia đình ông có thể xuất ngoại theo con đường du lịch và sau đó trốn ở lại nước ngoài. Tuy nhiên, cậu ấm Trịnh Hồng Cường không được xuất cảnh theo con đường du lịch nên ông đã phải “cậy nhờ” đến Bùi Thanh Hiếu để “vượt biên”. Trong bài viết mới đây, Bùi Thanh Hiếu có đề cập đến nỗi lòng của Trịnh Xuân Thanh với cậu con trai hiện vẫn chưa xuất cảnh ra nước ngoài. Và ông ta mong muốn Bùi Thanh Hiếu móc nối với các phần tử phản động trong và ngoài nước để giúp trong vấn đề này?
Thế nhưng, cái Bùi Thanh Hiếu mong muốn ở ông ta là việc đưa ra những bằng chứng để khẳng định những sai lầm Việt Nam thì hoàn toàn không có. Cái duy nhất ông ta mang sang đó chính là một tên tội phạm tham nhũng với những chiêu trò quản lý lách luật gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Chính vì vậy, Bùi Thanh Hiếu đã buông tay, bởi chính y cũng không có cách nào đưa một người ra nước ngoài như vậy.
Suốt một năm lưu vong tận nước ngoài, có lẽ Trịnh Xuân Thanh không thể nào yên lòng khi nghĩ về cậu ấm của mình còn đang ở Việt Nam, chắc chắn Trịnh Xuân Thanh đã cảm thấy dằn vặt rất nhiều. Với một người luôn hướng về gia đình như y thì chuyện ra đầu thú là một điều tất nhiên sẽ xảy ra. Trong chương trình thời sự VTV lúc 19h tối qua Trịnh Xuân Thanh cho biết sau quá trình “trốn chạy do suy nghĩ không chín chắn, tôi thấy rằng cần phải quay về để đối diện với sự thật” và bên cạnh đó, ông ta cũng “cần về gặp lại mọi người” – và chắc chắn trong số đó là cậu con trai quý tử của mình.
Bạn đọc Hạ Băng
(Bài viết không thể hiện quan điểm của Ban biên tập)
Có hay không việc hỗ trợ của Đức trong việc Trịnh Xuân Thanh quay về chịu tội?

Có hay không việc hỗ trợ của Đức trong việc Trịnh Xuân Thanh quay về chịu tội?

Khi thông tin Trịnh Xuân Thanh tự thú, thì cũng là lúc mạng xã hội xuất hiện những luồng thông tin bất lợi cho Việt Nam. Đã có một số thông tin dẫn từ báo nước ngoài được cho...
Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ?

Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ?

Trịnh Xuân Thanh cái tên nổi lên trong dư luận lần thứ 2 xoay quanh việc tên tội phạm bị truy nã quốc tế này bị bắt cóc hay ra đầu thú. Thật kì lạ, trước đây khi Trịnh Xuân Thanh bỏ tr