Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Luận về cuộc chơi và cây đời

DƯƠNG QUỐC VIỆT

(GDVN) - Sự nhầm lẫn giữa các giá trị của cuộc chơi với giá trị của cuộc sống, hay mê sảng ngỡ một cuộc chơi nào đó, là cả cây đời, thường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Một chàng trai còn rất trẻ, nhìn ra ngoài kia, thấy cảnh nhộn nhịp thanh bình của phố phường, mà lòng đầy tiếc nuối, tiếc nuối với công trình còn chưa được thừa nhận, tiếc nuối với bao dự định, chỉ vì anh đã bị sa bẫy, mắc vào một cuộc chơi sinh tử, để sáng ngày mai phải đấu súng.
Đó là đoạn mà hậu thế đã từng có người viết về thiên tài toán học Evariste Galois (1811-1832) trước ngày anh từ giã cõi đời.
Có lẽ nhân loại, không hiếm những người bị gục ngã thê thảm hoặc bị loại bỏ, thậm chí bị chết bởi những cuộc chơi, để lại những tiếc nuối, những xót xa, những mất mát cho những người thân yêu, và thậm chí cho cả cuộc đời này.
Những người có lương tri, chắc không khỏi ai oán thốt lên, vì sao Galois hoặc những người kia, không gắng thoát ra khỏi các cuộc chơi, mà về với cây đời đang luôn đón chờ họ.
Đành rằng thế, nhưng thoát ra khỏi một cuộc chơi, đâu có dễ! Bởi tín ngưỡng, bởi luật chơi, bởi phẩm chất cá nhân, và trăm nghìn cái bởi khác nữa, khiến chủ thể khi đó chẳng thấy gì hết, ngoài cuộc chơi mà họ đang phải sống mái tham gia.
Tác giả đã từng chứng kiến, những bạn học, bạn đồng nghiệp, những học trò của mình, chỉ vì thất bại trong các kỳ thi, mà bi quan, chán nản, thậm chí còn thể hiện như một kẻ mất hết.
Nhưng họ đâu có đến nỗi nào, thậm chí họ còn là người có khả năng, ở ngay chính cái môn học mà kỳ thi ấy họ phải nhận kết quả rất tồi tệ.
Hình ảnh minh họa, nguồn: pinterest.com
Thế đấy! Trong những trường hợp như thế, cần những người quanh họ, giúp họ thoát ra khỏi cơn đau, và làm cho họ tỉnh ra, rằng đó chỉ là những cuộc chơi nhất thời, thậm chí rất nhỏ hẹp, thực sự không phải là cuộc đời, càng không phải là giá trị mà họ cần đeo đuổi. Chưa kể cuộc đời còn dành cho họ rất nhiều sân chơi khác.
Vào một chiều xuân 1993, một người bạn vong niên (hơn tôi đúng 10 tuổi), khi đó anh đang là lãnh đạo chủ chốt của một học viện, dẫn một cháu trai đến gặp tôi.
Chả là cháu được cha dẫn ra Hà Nội, theo đuổi một lớp luyện thi vào đội tuyển quốc gia. Cháu như hút hồn tôi, vì cháu đẹp trai, thông minh và lễ độ. Tôi cảm thấy cháu, như một bông hoa quý của đất trời.
Rồi được biết cháu đạt giải ba, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm ngoái, khi đang học lớp 10, còn năm nay cháu lại vừa đạt giải nhì.
Hai hôm sau, tôi chia sẻ với anh bạn: “Anh ạ, nếu là con em thì em sẽ không cho cháu luyện thi vào đội tuyển quốc gia làm gì, mà cứ để cháu thi, được hay không cũng thôi”.
Thế rồi mùa xuân năm sau 1994, cha con cháu lại gặp tôi, như quyết tâm còn cao hơn nữa, anh bảo: "Phải “phục thù” năm ngoái chú ạ.
Họ nhà tôi, cùng các thầy cô trường cháu, đều động viên và đặt niềm tin vào cháu, rằng năm nay cháu phải lên đường đi HK với đội tuyển quốc gia".
Tôi không biết nói gì mà chỉ trao tay cháu một cuốn sách khá dày. Hai tháng sau cháu gặp lại tôi, người hốc hác, như kẻ mất hồn, nhìn cháu chắc ai cũng đoán biết được chuyện gì đã xảy ra.

Con gặp thất bại, cha mẹ làm gì?

Cha cháu buồn bã nói: "Cái bài số… trong cuốn sách của chú, cháu đã dịch nhưng giải chưa được, mà cũng lại chưa xem đáp án, thì thi đúng vào bài đó. Giá cháu mà giải được bài ấy, thì chắc chắn cháu được".
Rồi anh kể lại cái cảnh nhiều cháu khóc, ủ rũ chán trường, khi ra khỏi phòng thi, thật thê thảm!
Tôi chỉ còn biết nói với anh: "Được như cháu là quá quý rồi, với lại giả sử cháu có được giải nhất quốc tế, thì rồi vẫn cứ còn phải là một sinh viên học ở một trường đại học nào đó cơ mà".
Anh như sực tỉnh, như nhớ ra, chỉ còn mấy tháng nữa cháu phải thi đại học.
Câu chuyện sau này cháu thi và học đại học… rồi cháu bị bệnh và mất sau khi ra trường được vài năm, là cả một chuỗi những câu chuyện buồn, khiến tôi không thể kể thêm nữa.
Chỉ xin tiết lộ, một lần khi cháu còn đang là sinh viên, như gạt nước mắt, cha cháu nói với tôi: “Chú ạ, ngày ấy cháu như một cái cây non bị nhấc gốc cho mau lớn… Tôi cũng nghe bác T nói ý chú khuyên, nhưng lúc đó tôi không nghe ra”.
Tình cảnh như trong câu chuyện đau lòng vừa kể trên, có lẽ không phải là hiếm. Nhưng đáng tiếc hơn, chẳng ai thèm học, chẳng ai thèm nghe, mà nó vẫn cứ diễn ra. Kẻ thắng thì ít, người bại thì nhiều!
Người ta đã vô tình, hay hữu ý, cổ xúy, dẫn dụ những tâm hồn non trẻ vào những cuộc chơi, như vắt cạn sức lực của họ, mà lẽ ra họ đang cần phải được vun đắp, nuôi dưỡng, mới hy vọng có được những thành công sau này.
Rút cục, những kỳ thi và những tấm huy chương, vẫn như là cái đích đến của bao thế hệ, để rồi đất nước vẫn cứ nghèo hèn, èo uột ở mọi nguồn nhân lực.
Cũng cần phải nói thêm rằng, khi mà xã hội kém phát triển, ngành nghề đơn điệu, nhiều năng lực của con người không được khai thác và sử dụng đến trong cuộc sống, thậm chí còn không được biết đến.
Trong hoàn cảnh như vậy, người ta thường chỉ biết ghi nhận một vài năng lực nào đó, thông qua một số ít cuộc chơi hạn hẹp. Để rồi kẻ được trao giải, lấy đó như một cái phao, bám bơi trong suốt cuộc đời.
Vì thế phải chăng nó đã tạo nên một thứ văn hóa gì đó, trường tồn cho đến ngày nay.
Tôi đã được nghe kể lại, gần đây một nhóm những bậc đàn anh-bạn học của nhau, họ tụ tập và nói hết về giai đoạn đã qua của họ.
Tớ nói thật với các cậu, cuộc chơi nào tớ cũng thắng, từ lúc học với các cậu tớ đạt giải nhất học sinh giỏi, tốt nghiệp đại học tớ cũng thủ khoa, tớ cũng nhận bằng tiến sĩ sớm, rồi đến phó giáo sư, giáo sư cũng khá nhanh, cùng với nó là nhiều giải thưởng và danh hiệu khác”, anh T nói.
Nhưng thực ra nhìn lại tớ chẳng làm được gì”, anh tự thú.
Thì các cậu bảo, công việc giai đoạn bọn mình công tác có đòi hỏi trình độ gì đặc biệt đâu.
Rồi tớ cũng có thừa những báo cáo và những ấn phẩm, thú thật với các cậu mặc dù chất lượng rất thấp, nhưng luật chơi nó chỉ đòi hỏi có thế, nên tớ vẫn thắng.
Chưa kể tớ lại luôn ở vị trí gần như dẫn đầu, nhất là người ta lại dựa vào các danh hiệu của các lần xét trước, như những cái mốc cho các lần sau.
Trong nhiều năm tớ vẫn tưởng những thứ đó là công danh-sự nghiệp, nhất là luôn được người ta khiêm nhường cung kính, nên luôn nghĩ mình là một người thành đạt (!) 
Nhưng kỳ thực tớ chỉ là một cái giá để treo bảng hiệu. Còn như thằng H, nó chẳng có cái danh hiệu nào như tớ. Học xong đại học, công tác trong nhà nước thấy bon chen, nhàm chán, nó bỏ ra ngoài, tự lăn lộn.
Bây giờ các cậu xem, công ty mẹ công ty con, thương hiệu vượt biên, toàn là thứ của nó. Rồi nó chẳng định viết văn, nhưng tự truyện của nó, thiên hạ đổ xô tìm đọc.
Nghĩ cho cùng thành công của tớ hóa ra chỉ thuộc về các cuộc chơi, những thứ mà cuộc sống không cần”, anh T nói tiếp.

Màu… trí tuệ

Cho dù trong nhiều cuộc chơi ấy tớ còn được làm cả giám khảo, nhưng bây giờ kể ra thì chẳng có gì mà khoe.
Còn H thì nó sống hết mình với đời, sân chơi của nó là cây đời, tài đến đâu nó hưởng đến đó, nó mới đúng là thành đạt, thật sòng phẳng!”
Họ như nói hết với nhau, để chia sẻ, để biết, để mà thương quý nhau hơn.
Trong thực tế, còn có vô vàn những cuộc chơi dành quyền lực, để lại những quán quân. Nhưng những quán quân ấy, có làm nên giá trị nào đó cho cuộc đời hay không, lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Vì thế mà trong lịch sử, đã không thiếu những quốc gia, những cơ quan, bị tàn lụi vì đã lựa chọn sai kẻ cầm cờ. Đành rằng luật nhân quả, sẽ bắt những kẻ gây ra tai ương phải trả giá thích đáng.
Nhưng những hệ lụy mà họ gây ra cho cộng đồng thì có khi không thể, thậm chí không bao giờ trả giá hết.
Trong những trường hợp như thế, thì chỉ có những tổng kết đầy đủ, khách quan-đúng đắn-nghiêm túc, mới mong để lại những bài học, những tấm “bia miệng”, làm nên những giá trị gì đó trong cuộc sống này.
Dường như mỗi một thể chế chính trị, mỗi một nền văn hóa, đều sản sinh ra những sân chơi, những cuộc chơi đặc trưng.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, giá trị của các cuộc chơi ấy có tương thích với giá trị của cuộc sống lâu dài hay không, mới luôn là vấn đề cần phải xem xét.
Đối với mỗi cá nhân, mỗi tập thể, hay thậm chí một dân tộc, thì dù thành hay bại trong mọi cuộc chơi, cũng cần phải luôn hướng về cuộc sống, để tỉnh táo, để điều chỉnh, để nhận ra những giá trị đích thực mà cuộc đời cần.
Rõ ràng sự nhầm lẫn giữa các giá trị của cuộc chơi với giá trị của cuộc sống, hay mê sảng ngỡ một cuộc chơi nào đó, là cả cây đời, thường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dẫn đến những hệ quả khôn lường.
Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn, cách hành văn của riêng tác giả, một nhà sư phạm hiện đang sống, giảng dạy tại Hà Nội.
Dương Quốc Việt

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Kẻ lưu vong Bùi Thanh Hiếu lại bịa đặt, vu khống cho ông Hồ Ngọc Thắng

(Bạn đọc) - Vừa qua, Hiếu gió đã đăng bài vu khống ông Hồ Ngọc Thắng tham gia vào vụ cung cấp thông tin tình báo trong vụ việcTrịnh Xuân Thanh. Mới đây, ông Hồ Ngọc Thắng đã có những chia sẻ về vấn đề này trên FB cá nhân của mình.

Ông Hồ Ngọc Thắng cùng Trung đội thông tin của tiểu đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 101, sư đoàn 325 cùng nhau về thăm lại chiến trường xưa trong tháng 5/ 2013. 
Ông Hồ Ngọc Thắng cùng Trung đội thông tin của tiểu đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 101, sư đoàn 325 cùng nhau về thăm lại chiến trường xưa trong tháng 5/ 2013.
Đã có người nặc danh báo công an (Anzeige) là tôi tham gia “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh. Dù đó là vu khống thì công an Đức vẫn phải điều tra và xác minh, mà trước hết họ kiểm tra PC công vụ của tôi tại cơ quan, xem tôi có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh hay không. Do yêu cầu công việc tại cơ quan, tôi được phép đọc tất cả hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người nước ngoài cư trú ở Đức chưa hoặc không nộp đơn xịn tị nạn. Như vậy, tôi được phép đọc cả các dữ liệu liên quan Trịnh Xuân Thanh và chính Bùi Thanh Hiếu (tức Người buôn gió). Nhưng tôi đủ tỉnh táo và thận trọng để không động tới hồ sơ của hai người này, phần vì họ không liên quan công việc của tôi (do tôi được phân công làm việc với người xin tị nạn ở khu vực khác), phần vì tôi đã lường trước nguy cơ bị vu khống, bị nghi oan nếu tiếp cận hồ sơ của hai người này. Sau khi kiểm tra CP công vụ của tôi, cơ quan chức năng sẽ xác minh được sự thật đó. Còn chuyện tôi bị “đuổi việc” như Hiếu gió lu loa cũng là nói láo. Trong khi chờ kiểm tra, tôi “ngồi chơi xơi nước” là việc bình thường, nên tôi vẫn nhận đủ 100% lương. Chuyện tôi làm hợp đồng, mới được tuyển dụng sau khi nhiều người tị nạn đến nước Đức, cũng là bịa đặt. Tính về thời gian, tôi đã làm việc tại cơ quan này 27 năm, nên đến năm 2017, tôi được quyền về hưu nếu tôi muốn. Hiếu gió còn đưa ra một số thông tin bịa đặt và vu cáo khác đối với tôi, nhưng tôi không đề cập, vì tôi không đôi co với một người như Hiếu gió, cho dù anh ta đã nhiều lần nhắc đến tôi qua Facebook với các thông tin khai thác từ trang Facebook cá nhân của tôi rồi bóp méo, xuyên tạc. Tuy nhiên qua đây, tôi muốn nhắn đến anh ta rằng: Với luật pháp CHLB Đức, tôi hoàn toàn có quyền và có khả năng chứng minh Hiếu gió đã bịa đặt, vu khống tôi như thế nào trước một phiên tòa. Nếu điều đó xảy ra, thì nên nhớ, Facebook không phải là luật pháp để có thể bảo vệ anh ta trước tòa“.
Bùi Thanh Hiếu lúc nào cũng tỏ ra là một tay săn tin thành thạo
Bùi Thanh Hiếu lúc nào cũng tỏ ra là một tay săn tin thành thạo
Với người từng nghiệp ngập như Hiếu, có lúc “đã phải sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê… cũng có lúc cờ bạc, thậm chí là trộm cắp” (lời thú nhận của Hiếu), cuối cùng lại chọn con đường bán nước để kiếm miếng ăn. Bên cạnh đó, tiếng Đức, Anh, Nga, Pháp thì mù tịt nhưng lúc nào cũng tỏ ra rành rọt thông thạo như “một ông giáo sư”. Từ đó có thể thấy, chắc chắn ai đó đã lợi dụng lấy cái mác dân chủ trong nước sang Đức tỵ nạn để Hiếu trở thành cái loa, còn Hiếu thì “buôn gió” để có kế sinh nhai. Một người như thế mà cũng nhiều người tin là sao?
CTV Thảo Anh

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước lựa chọn sinh tử

Thứ 7, 10:40, 12/08/2017

VOV.VN - "Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng"
Thế là sau gần một năm trốn chạy ra nước ngoài, ông Trịnh Xuân Thanh đã phải về đầu thú.
Thực tình trong thâm tâm, tôi rất không muốn nhắc đến con người này, bởi chúng ta cũng đã bàn quá nhiều rồi. Nhưng xung quanh ông ta lại có những chuyện không thể không bàn tiếp. Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình.
tran dang khoa trinh xuan thanh dang dung truoc lua chon sinh tu hinh 1
Trịnh Xuân Thanh chỉ là kẻ tham nhũng.

Việc còn lại của ông là sự thành khẩn trung thực trong việc khai báo những kẻ đồng phạm với ông. Bởi ông chỉ là một mắt xích trong đường dây tham nhũng, một con ễnh ương trong cả một bầy đàn toàn những hổ với voi. Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và “rất lấy làm tiếc”.
Đây chỉ là chuyện nội bộ của Việt Nam. Trịnh Xuân Thanh đang là công dân Việt Nam. Ông ta không đấu tranh cho dân chủ, cũng không bất đồng chính kiến. Nếu bất đồng chính kiến, làm sao ông ta được tặng thưởng huân chương, lại được đề bạt nhiều chức vụ, còn được luân chuyển để còn lên cao nữa, trong khi trình độ năng lực dường như không có gì, nếu không nói là thấp kém?
Thôi chẳng bàn đến những chuyện cao siêu, như điều hành, lãnh đạo. Chỉ riêng việc viết lá đơn, là việc đơn giản nhất, chỉ có một dúm chữ mà cũng còn sai chính tả be bét. Đấy là lỗi của học sinh ở bậc tiểu học. Ta không ngạc nhiên khi ông làm thất thoát đến trên 3.000 tỷ. Chỉ ngạc nhiên một con người như thế lại được đề bạt hết chức nọ chức kia, rồi được bầu vào Quốc hội với số phiếu rất cao. 
Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, khiến nền kinh tế của chúng ta thêm kiệt quệ và con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ không biết đến đời nào mới hết. Tất nhiên không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh. Đằng sau ông ta còn nhiều thế lực tham nhũng khác nữa. 
Nước Đức vốn trọng dân chủ và sự minh bạch. Họ không bao giờ bao che cho trộm cắp. Vậy có tác động nào từ phía các nhóm thế lực người Việt để làm nóng chuyện lên không? Tôi nghĩ chúng ta cũng cần làm rõ để bạn hiểu. Và tôi tin họ không phá vỡ quan hệ tốt đẹp và tình hữu nghị giữa hai nước để đổi lấy một tội phạm đang bị truy nã quốc tế.
Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước sự lựa chọn sinh tử. Để tự cứu mình, chắc chắn ông ta sẽ khai hết mọi sự thật. Người dân cần biết những thế lực nào đã giúp ông ta trốn ra nước ngoài. Là người dân lương thiện, được cơ quan cử đi công tác nước ngoài, chúng ta làm các thủ tục cũng còn chật vật, vất vả, phải qua bao công đoạn, mà sao Trịnh Xuân Thanh và những kẻ tham nhũng dù đang bị điều tra lại xuất cảnh nhanh thế? Dễ dàng đến như thế? Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cứ mang ra kiểm điểm, kỷ luật là lại trốn hết ra nước ngoài. Bây giờ những kẻ bảo kê, đồng loã với Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ phải trả giá. 
Điều cuối cùng người dân mong đợi vẫn là việc thu hồi lại những số tiền khổng lồ của nhà nước đã bị thất thoát. Làm sao một mình Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát được hơn 3000 tỷ đồng? Đường dây tham nhũng ấy có những ai? Dù họ ở bất cứ chức vụ gì thì cũng phải xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng, với thể chế này. Và xử lý cũng chỉ để thu lại những tài sản đã bị thất thoát. Đó là mồ hôi nước mắt của dân. Điều này dường như chúng ta làm chưa được bao nhiêu. 
Bênh vực hay tìm cách cản trở việc xử lý Trịnh Xuân Thanh là đồng loã với tội ác. Chúng ta cần ủng hộ triệt để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này.
Chống giặc nội xâm là cứu nước!/.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh có phải là dấu chấm hết cho FTA Việt Nam-châu Âu?

Trịnh Xuân Thanh

© REUTERS/ Bui Thanh Hieu (Nguoi Buon Gio)
BÁO CHÍ THẾ GIỚI
URL rút ngắn
Forbes
Vụ Trịnh Xuan Thanh: Căng thẳng quan hệ Việt - Đức (34)
7259241
Hiệp định về thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có thể bị đe dọa sau khi Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam tham gia bắt cóc một doanh nhân Việt Nam ngay trên đường phố Berlin hồi cuối tháng trước.
Đó là nhận xét của David Hutt trên tạp chí Forbes.
Cuộc chiến ngôn từ
Trước đó, hôm đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố rằng "không nghi ngờ gì nữa", cơ quan tình báo và Đại sứ quán Việt Nam đã tham gia vụ bắt cóc mà phía Đức mô tả là "sự vi phạm trắng trợn chưa từng thấy với pháp luật Đức và pháp luật quốc tế". Bộ này cũng yêu cầu Hà Nội trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, nơi ông ta đã nộp hồ sơ xin tị nạn. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức nhận định sự việc này "giống như phim hành động về thời Chiến tranh Lạnh".
"Berlin cần đòi hỏi để phía Việt Nam lập tức thả ông Thanh và thu xếp sự hiệp lực lâu dài thường xuyên giữa Đức và Việt Nam để giải quyết thành công vụ việc", — ông Phil Robertson, Phó Giám đốc chi nhánh Human Rights Watch tại châu Á tuyên bố.
Dù sao chăng nữa, hiện thời Đức chỉ công bố quy chế persona non grata (nhân vật không được hoan nghênh) với một vị phụ trách tình báo của Sứ quán Việt Nam. Tại thời điểm này có vẻ Hà Nội không định đưa Trịnh Xuân Thanhtrở lại Đức, đất nước là đối tác thương mại châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Hệ quả là trong tuần đại diện Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố họ đang xem xét tất cả các khả năng tác động  đến Việt Nam.
"Tất cả các phương án đều được đặt lên bàn để xem xét", — ông này nói thêm.
Mạo hiểm những gì
Một trong các phương án bao hàm ở chỗ Đức sẽ hạn chế sự hỗ trợ theo mục tiêu phát triển dành cho Việt Nam. Năm 2015, Đức hứa phân bổ 257 triệu USD trong thời hạn hai năm. Một phương án khác: nói như các nhà phân tích, Thủ tướng Đức Angela Merkel kiêm "thủ lĩnh không chính thức của EU" sẽ gây áp lực với các nước láng giềng châu Âu của mình để ngăn chặn tiến trình trong Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), mà như dự kiến ​​sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới.
Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với Việt Nam. Giao lưu thương mại song phương của Hà Nội với EU đã tăng từ 10 tỷ USD năm 2006 lên con số khổng lồ 48 tỷ USD vào năm ngoái. Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Ủy ban châu Âu, cơ quan thừa hành của EU, cho rằng EVFTA trong triển vọng có thể đẩy tăng GDP của Việt Nam lên mức đáng kể — 15%.
Ngay từ trước vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh cũng đã có ý kiến cho rằng việc phê chuẩn EVFTA có thể bị đình hoãn vì "tình hình tồi tệ khủng khiếp" trên bình diện đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, mà theo quan điểm của một số người, đã lại càng xấu đi trong những năm gần đây. Các nhóm hoạt động nhân quyền bận rộn vận động hành lang để Hiệp định bị bác hoặc ít nhất cũng phải sửa đổi. Họ cố gắng để EU chỉ thông qua Hiệp định trong trường hợp Chính phủ Việt Nam thực sự cải thiện tình hình quyền con người.
"Chúng tôi đã nói với chính quyền Việt Nam rằng trong những điều kiện này sẽ cực kỳ khó chấp thuận Hiệp định", — ông Pier Antonio Panzeri Chủ tịch Tiểu ban Nghị viện châu Âu về Nhân quyền tuyên bố tại cuộc họp báo hồi tháng Hai về chuyến thăm Việt Nam.
Có vẻ là Chính phủ Việt Nam cũng đã phấn đấu tìm cách hóa giải tồn tại trên, cho đến trước khi xảy ra vụ bắt cóc. Trong tháng Bảy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới Đức để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20, nơi ông gặp gỡ 14 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gặp bà Angela Merkel. Tại cuộc hội kiến của họ đã công bố rằng hai nước nhất trí về các giao dịch thương mại mới Đức-Việt lên tới 1,7 tỷ USD. Tiếp đó, ông Nguyễn Xuân Phúc lên đường đến Hà Lan, là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Ở The Hague, ông tuyên bố rằng Việt Nam sẽ xóa bỏ hạn chế với các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực.
Vấn đề tế nhị
Có lẽ Chính phủ Việt Nam biết rằng, mặc dù vấn đề nhân quyền là "vạch đỏ" đối với một số quan chức EU, nhưng hứa hẹn gia tăng lợi nhuận của các công ty châu Âu có thể cũng đủ để thúc đẩy phê chuẩn EVFTA.
Hơn thế nữa, dù sao thì khó có chuyện EU gạt bỏ phê chuẩn EVFTA vì nguyên cớ tình hình nhân quyền ở Việt Nam; bởi điều đó sẽ thành tiền lệ cho các hiệp định tương lai, mà EU thì từ lâu đã muốn ký kết Hiệp định về thương mại tự do với ASEAN.
Chưa tính đến vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh, giả sử Hiệp định EVFTA không được phê chuẩn bởi những cáo buộc vi phạm quyền con người ở Việt Nam,  thì thỏa thuận hợp tác ASEAN-EU về thương mại tự do cũng gần như chắc chắn không trở thành hiện thực. Cần tính đến yếu tố là những điều kiện về đảm bảo nhân quyền ở Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Brunei đều gần tương tự như ở Việt Nam.