Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh có phải là dấu chấm hết cho FTA Việt Nam-châu Âu?

Trịnh Xuân Thanh

© REUTERS/ Bui Thanh Hieu (Nguoi Buon Gio)
BÁO CHÍ THẾ GIỚI
URL rút ngắn
Forbes
Vụ Trịnh Xuan Thanh: Căng thẳng quan hệ Việt - Đức (34)
7259241
Hiệp định về thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có thể bị đe dọa sau khi Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam tham gia bắt cóc một doanh nhân Việt Nam ngay trên đường phố Berlin hồi cuối tháng trước.
Đó là nhận xét của David Hutt trên tạp chí Forbes.
Cuộc chiến ngôn từ
Trước đó, hôm đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố rằng "không nghi ngờ gì nữa", cơ quan tình báo và Đại sứ quán Việt Nam đã tham gia vụ bắt cóc mà phía Đức mô tả là "sự vi phạm trắng trợn chưa từng thấy với pháp luật Đức và pháp luật quốc tế". Bộ này cũng yêu cầu Hà Nội trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, nơi ông ta đã nộp hồ sơ xin tị nạn. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức nhận định sự việc này "giống như phim hành động về thời Chiến tranh Lạnh".
"Berlin cần đòi hỏi để phía Việt Nam lập tức thả ông Thanh và thu xếp sự hiệp lực lâu dài thường xuyên giữa Đức và Việt Nam để giải quyết thành công vụ việc", — ông Phil Robertson, Phó Giám đốc chi nhánh Human Rights Watch tại châu Á tuyên bố.
Dù sao chăng nữa, hiện thời Đức chỉ công bố quy chế persona non grata (nhân vật không được hoan nghênh) với một vị phụ trách tình báo của Sứ quán Việt Nam. Tại thời điểm này có vẻ Hà Nội không định đưa Trịnh Xuân Thanhtrở lại Đức, đất nước là đối tác thương mại châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Hệ quả là trong tuần đại diện Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố họ đang xem xét tất cả các khả năng tác động  đến Việt Nam.
"Tất cả các phương án đều được đặt lên bàn để xem xét", — ông này nói thêm.
Mạo hiểm những gì
Một trong các phương án bao hàm ở chỗ Đức sẽ hạn chế sự hỗ trợ theo mục tiêu phát triển dành cho Việt Nam. Năm 2015, Đức hứa phân bổ 257 triệu USD trong thời hạn hai năm. Một phương án khác: nói như các nhà phân tích, Thủ tướng Đức Angela Merkel kiêm "thủ lĩnh không chính thức của EU" sẽ gây áp lực với các nước láng giềng châu Âu của mình để ngăn chặn tiến trình trong Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), mà như dự kiến ​​sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới.
Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với Việt Nam. Giao lưu thương mại song phương của Hà Nội với EU đã tăng từ 10 tỷ USD năm 2006 lên con số khổng lồ 48 tỷ USD vào năm ngoái. Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Ủy ban châu Âu, cơ quan thừa hành của EU, cho rằng EVFTA trong triển vọng có thể đẩy tăng GDP của Việt Nam lên mức đáng kể — 15%.
Ngay từ trước vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh cũng đã có ý kiến cho rằng việc phê chuẩn EVFTA có thể bị đình hoãn vì "tình hình tồi tệ khủng khiếp" trên bình diện đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, mà theo quan điểm của một số người, đã lại càng xấu đi trong những năm gần đây. Các nhóm hoạt động nhân quyền bận rộn vận động hành lang để Hiệp định bị bác hoặc ít nhất cũng phải sửa đổi. Họ cố gắng để EU chỉ thông qua Hiệp định trong trường hợp Chính phủ Việt Nam thực sự cải thiện tình hình quyền con người.
"Chúng tôi đã nói với chính quyền Việt Nam rằng trong những điều kiện này sẽ cực kỳ khó chấp thuận Hiệp định", — ông Pier Antonio Panzeri Chủ tịch Tiểu ban Nghị viện châu Âu về Nhân quyền tuyên bố tại cuộc họp báo hồi tháng Hai về chuyến thăm Việt Nam.
Có vẻ là Chính phủ Việt Nam cũng đã phấn đấu tìm cách hóa giải tồn tại trên, cho đến trước khi xảy ra vụ bắt cóc. Trong tháng Bảy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới Đức để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20, nơi ông gặp gỡ 14 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gặp bà Angela Merkel. Tại cuộc hội kiến của họ đã công bố rằng hai nước nhất trí về các giao dịch thương mại mới Đức-Việt lên tới 1,7 tỷ USD. Tiếp đó, ông Nguyễn Xuân Phúc lên đường đến Hà Lan, là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Ở The Hague, ông tuyên bố rằng Việt Nam sẽ xóa bỏ hạn chế với các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực.
Vấn đề tế nhị
Có lẽ Chính phủ Việt Nam biết rằng, mặc dù vấn đề nhân quyền là "vạch đỏ" đối với một số quan chức EU, nhưng hứa hẹn gia tăng lợi nhuận của các công ty châu Âu có thể cũng đủ để thúc đẩy phê chuẩn EVFTA.
Hơn thế nữa, dù sao thì khó có chuyện EU gạt bỏ phê chuẩn EVFTA vì nguyên cớ tình hình nhân quyền ở Việt Nam; bởi điều đó sẽ thành tiền lệ cho các hiệp định tương lai, mà EU thì từ lâu đã muốn ký kết Hiệp định về thương mại tự do với ASEAN.
Chưa tính đến vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh, giả sử Hiệp định EVFTA không được phê chuẩn bởi những cáo buộc vi phạm quyền con người ở Việt Nam,  thì thỏa thuận hợp tác ASEAN-EU về thương mại tự do cũng gần như chắc chắn không trở thành hiện thực. Cần tính đến yếu tố là những điều kiện về đảm bảo nhân quyền ở Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Brunei đều gần tương tự như ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào: