Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Ông Đảng hay BT Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến phải chịu trách nhiệm trả lời " vụ thăng tiến thần tốc" của hotgril Quỳnh Anh ?

(Thời sự) - Trong không khí của “lò đã nóng” hiện nay, Đảng, Nhà nước và dư luận không để vụ việc này chìm xuồng và cũng không để sự “im lặng là vàng” cho ai đó. Dân trí và bạn đọc Dân trí sẽ tiếp tục theo dõi và bày tỏ thái độ, không để cho “sự im lặng đáng sợ” này tồn tại.
Thế là tính đến nay, đã 4 tháng 10 ngày kể từ lời hẹn 3 tháng của ông Trần Quang Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa về làm rõ qui trình bổ nhiệm bà Trần Vũ Qanh Anh.
Cụ thể, ngày 5/4, trả lời báo Dân trí, ông Đảng cho biết sẽ làm việc với tinh thần khẩn trương và chính xác nhất có thể và theo quy định thì một cuộc thanh kiểm tra sẽ kéo dài 3 tháng, song cũng có thể kết thúc sớm hơn.
Thế nhưng đến nay, việc bổ nhiệm và trách nhiệm của những người liên quan đến con đường thăng tiến “thần tốc” của hotgril Trần Vũ Quỳnh Anh vẫn chưa được làm rõ và tất nhiên, vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm về những cuộc thăng tiến kỳ ảo này.
Nhiều và rất nhiều bạn đọc gửi thư điện tử (comment), gọi điện về Dân trí đề nghị làm rõ. Song, hình như sự việc đang vấp phải “sự im lặng đáng sợ – Lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh” từ Thanh Hóa.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh thời đang công tác tại Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh thời đang công tác tại Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Trong khi gần đây, nhiều vụ thăng tiến “thần tốc”, “kỳ ảo” đã được làm rõ, dư luận nhân dân rất phấn khỏi và tin tưởng. Những ai vi phạm đều bị cách chức và những ai liên quan phải chịu thi hành kỉ luật.
Cụ thể, ông Vũ Quang Hải (con trai ông Vũ Huy Hoàng) đã bị cách chức, Ban cán sự Bộ Công Thương và những người liên quan đã nhận hình thức kỉ luật.
Vụ ông Vũ Minh Hoàng tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, theo Thông báo của UB Kiểm tra trung ương, nhiều lãnh đạo ở đây đã bị thi hành kỉ luật.Vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy cũng tương tự.
Tuy nhiên, cho đến nay, với những cuộc thăng tiến “kỳ ảo” của hotgril Thanh Hóa Trần Vũ Quỳnh Anh từ một nhân viên hợp đồng với tấm bằng cao đẳng, chỉ trong 3 năm (2012-2015) leo lên đến chức trưởng phòng đầy quyền uy của sở Xây dựng Thanh Hóa, một tỉnh lớn của cả nước với số tài sản khổng lồ dù xuất thân từ gia đình không thể gọi là khá giả thì vẫn dậm chân tại chỗ. Những người liên quan đến sự thăng tiến thần kỳ vẫn bình an vô sự.

Vụ hotgril Quỳnh Anh với “trách nhiệm người đứng đầu” của Bí thư Thanh Hóa
Vì sao lại có tình trạng này và ai phải chịu trách nhiệm?
Câu trả lời về tình trạng có lẽ không khó, chỉ có điều Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa có muốn làm hay không thôi.
Câu hỏi thứ hai, ai phải chịu trách nhiệm về sự “không muốn làm” này?
Có lẽ không ai khác, giờ đây không còn là trách nhiệm ông Chủ nhiệm UB Trần Quang Đảng mà thuộc về Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến.
Với tư cách và trách nhiệm người đứng đầu, Bí thư Chiến cần có câu trả lời trước nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nước về sự chậm trễ này.
Sở Xây dựng Thanh Hóa nơi bà Quỳnh Anh công tác cho đến tháng 9.2016
Sở Xây dựng Thanh Hóa nơi bà Quỳnh Anh công tác cho đến tháng 9.2016
Với sự trì trệ này của UBKT Thanh Hóa, là lãnh đạo cao nhất của Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến cũng cần phải có biện pháp quyết liệt, đặt ra thời hạn cuối cùng và biện pháp xử lý nếu như thuộc cấp vẫn cố tình chây ỳ.
Trong không khí của “lò đã nóng” hiện nay, Đảng, Nhà nước và dư luận không để vụ việc này chìm xuồng và cũng không để sự “im lặng là vàng” cho ai đó.
BBT và bạn đọc sẽ tiếp tục theo dõi và bày tỏ thái độ, không để cho “sự im lặng đáng sợ” này tồn tại.
6 điểm bất thường trong vụ “hot girl xứ Thanh”
– Bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng khi không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
– Kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực.
– Được cử đi học cao cấp lý luận chính trị khi chưa đủ điều kiện.
– Nghỉ việc sau khi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng được 1 năm, bỏ luôn sinh hoạt Đảng.
– Hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) không còn được lưu giữ tại Sở Xây dựng.
– Bà Trần Vũ Quỳnh Anh hiện tại đã đi New Zealand định cư, đúng ngay vào lúc vụ lùm xùm của bà đang bị phanh phui đỉnh điểm nhất.
Lâm Quang Dũng (Tổng hợp)
http://nguyentandung.org/vu-hotgril-quynh-anh-voi-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-cua-bi-thu-thanh-hoa.html

RFI: Liên Hiệp Châu Âu-ASEAN: Biển Đông vẫn là điều cấm kỵ?

Thanh Phương

mediaẢnh minh họa : Tầu đổ bộ Mistral (T) của Hải Quân Pháp cập cảng quân sự Sasebo, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, ngày 29/04/2017 tại vùng biển Guam.REUTERS/Nobuhiro Kubo
Tuy Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN đang tăng cường hợp tác về an ninh và quốc phòng, Biển Đông dường như vẫn là điều cấm kỵ trong quan hệ giữa hai khối. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đang trên mạng hôm nay, 14/08/2017.
Trong các cuộc gặp gỡ song phương tại Manila từ ngày 6 đến 8/8/2017 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Kế hoạch hành động EU-ASEAN cho giai đoạn 2018-2022, được thông qua tại Manila, có bao gồm cả vấn đề an ninh hàng hải, một vấn đề nóng bỏng đối với Đông Nam Á do các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Kế hoạch hành động này còn đề ra ra những chương trình hợp tác về cứu trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, các chiến dịch duy trì hòa bình, quân y và chống khủng bố.
Thế nhưng, khi được Asia Times hỏi về việc Ủy Ban Châu Âu có sẳn sàng gởi các chiến hạm đến tuần tra ở các vùng biển Đông Nam Á theo thỏa thuận với ASEAN hay không, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu trả lời rằng “ phạm vi và quy mô của hợp tác EU-ASEAN sẽ được xác định trong tiến trình thực hiện kế hoạch hành động vừa được thông qua”.
Hiểu theo ngôn từ ngoại giao, điều này có nghĩa là Liên Hiệp Châu Âu chưa sẳn sàng thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông, nơi mà 4 nước ASEAN ( Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei ) cùng với Đài Loan đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.
Vào năm ngoái, Pháp đã đề nghị điều các chiến hạm của Liên Hiệp Châu Âu đến vùng Đông Á. Các chiến hạm của riêng nước Pháp vẫn thường xuyên đi qua các vùng biển Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương để hành xử quyền tự do hàng hải. Theo Asia Times, chính phủ Pháp cũng muốn tiến hành các chiến dịch như vậy ở vùng Biển Đông trong khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu. Anh Quốc, quốc gia đang thương lượng về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, gần đây tuyên bố cũng đang nghiên cứu khả năng triển khai các chiến hạm của nước ngày đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Dẫu sao thì trong bản tuyên bố chung đưa ra ngày 05/08 vừa qua, các Ngoại trưởng ASEAN đã kêu gọi các quốc gia đang tranh chấp và các quốc gia ngoài khu vực nên có thái độ kềm chế và không quân sự hóa Biển Đông. Theo Asia Times, khi tuyên bố như vậy, ASEAN hạn chế khuôn khổ hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu về Biển Đông và coi như ngả theo lập trường của Trung Quốc, vốn vẫn kiên quyết chống lại sự can thiệp của “bên ngoài” vào khu vực này.
Chính vì vậy mà lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini và các đồng nhiệm ASEAN đã cố tránh nói đến những sự việc và vấn đề liên quan các vùng biển tranh chấp mà có thể làm phật lòng Trung Quốc. Trong tuyên bố chung về kỷ niệm 40 năm thiết lập bang giao EU-ASEAN, đưa ra vào ngày 06/08, hai khối đúng là có bày tỏ sự ủng hộ việc đạt đến bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC ) giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng lại không nói rõ là bộ quy tắc này phải mang tính “ràng buộc pháp lý”, điều mà Việt Nam đã yêu cầu nhưng Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận.
Mặt khác, tuy nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng thông cáo chung EU-ASEAN lại không nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra vào tháng 7 năm ngoái, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, trong bài phát biểu ngày 07/08, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Mogherini đã không hề đề cập đến Biển Đông, mà chỉ tập trung vào khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên.

RFI: “Trung Quốc muốn thành siêu cường số một vào năm 2049”


Mai Vân


mediaẢnh minh họa : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh ngày 18/07/2017 tại Bắc Kinh.Reuters
Tạp chí Le Point số cuối tuần qua đề ngày 03/08/2017 đã trích thành tựa nhận định của một chuyên gia phương Tây hàng đầu về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury, giám đốc Trung Tâm về Chiến Lược Trung Quốc, Viện Hudson (Hoa Kỳ). Nhà nghiên cứu này đã cho ra mắt quyển « Cuộc chạy marathon 100 năm : Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Mỹ ở vị trí siêu cường thế giới ».
Trả lời phỏng vấn của phóng viên le Point, Hélène Visssière, ông Pillsburry trước hết giải thích ý nghĩa của « Cuộc chạy mararathon 100 năm » mà Trung Quốc đang tiến hành.
Michael Pillsbury : Đây là ý lấy từ quyển sách của Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), Giấc mơ Trung Quốc, xuất bản năm 2010. Vị đại tá (hồi hưu) này tiết lộ là vào năm 1955 Mao Trạch Đông đã nói rằng : « Trong vòng 75 năm, Trung Quốc có thể bắt kịp và vượt qua Mỹ ». Nhưng ông Lưu Minh Phúc cho là Mao quá lạc quan. Cuộc chạy marathon sẽ kéo dài 100 năm.
Qua nghiên cứu, tôi được biết là từ thời Mao đến nay, giới diều hâu Trung Quốc là nước họ sẽ thay thế Mỹ ở vị trí lãnh đạo chính trị, kinh tế và quân sự của thế giới vào năm 2049, tức lúc kỷ niệm 100 năm ngày Mao lên nắm quyền.
Kế hoạch này được biết dưới tên « Cuộc chạy marathon 100 năm », nhưng không ai nói đến để không làm cho Mỹ e ngại. Tuy nhiên, bây giờ thì giới diều hầu bắt đầu đề cập đến một cách công khai.
Le Point : Theo ông thì giới quân sự Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ các cuộc chiến thời xa xưa để xây dựng chiến lược hiện tại của họ ?
Michael Pillsbury : Chiến lược của họ hiện nay dựa nhiều trên những bài học thời Chiến Quốc (thế kỷ thứ V đến 221 trước Công Nguyên). Quả là điều khó tin nhưng có thực ! Các tướng lãnh Trung Quốc thuộc lòng những mưu mô xảo quyệt của 7 vương quốc thời Chiến Quốc Thất Hùng, chiến lược họ dùng để bành trướng và loại bỏ đối thủ, liên minh để ngự trị…
Dựa trên lời chứng của một số người đã chạy khỏi Trung Quốc, tôi đã bắt đầu đọc một số tiểu luận quân sự đã rút tỉa từ thời kỳ đó một loạt chiến thuật : duy trì nơi đối phương cảm giác an toàn và tự mãn, thao túng cố vấn của họ, ăn cắp ý tưởng và công nghệ, biết kiên nhẫn, cảnh giác để tránh không bị bao vây. Đây có lẽ là nỗi lo ngại lớn nhất của Trung Quốc…
Có một quân đội lớn không phải là bảo đảm tuyệt đối cho thắng lợi, điều này có thể giải thích vì sao Trung Quốc không phát triển một lực lượng quân sự đông đảo hơn hiện nay.
Le Point : Phải chăng họ cũng cũng lấy cảm hứng từ lịch sử Mỹ ?
Michael Pillsbury : Người Trung Quốc có vẻ như bị mê hoặc trước sự biến đổi của Mỹ thành một siêu cường. Họ nghiên cứu xem chính sách thương mại và công nghiệp đã giúp Mỹ vượt qua Anh Quốc và Đức như thế nào. Sách giáo khoa ở trường đảng Trung Quốc nêu điển hình của  nước Mỹ thế kỷ XIX : Mỹ đã làm thế nào để ru ngủ Anh Quốc, ăn cắp bằng sáng chế của Anh ra sao...
Tôi đã sững sờ khi thấy ở thư quán trường đảng, bên cạnh sách về thời Chiến Quốc, có cả một phần dành cho kỹ thuật quản lý của Mỹ.
Le Point : Ông thường nhắc nhở là Hoa Kỳ đã luôn luôn nhầm lẫn về chính sách của Trung Quốc ?
Michael Pillsbury : Từ những năm 1970, chính sách của Mỹ chủ yếu là do những người tìm kiếm một sự “dấn thân xây dựng” với Trung Quốc. Người ta tin tưởng là Trung Quốc đang đi trên con đường dân chủ hóa, sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ, có cùng nguyện vọng với Mỹ. Người ta tưởng là sự trợ giúp của Mỹ cho một Trung Quốc còn yếu kém, với những lãnh đạo suy nghĩ như chúng ta, điều đó sẽ giúp cho Trung Quốc trở nên một cường quốc dân chủ, yêu chuộng hòa bình, không có tham vọng khu vực hay thế giới.
Thế nhưng Bắc Kinh đã phát triển một hệ thống tinh vi để đánh lừa thế giới bên ngoài, đã thuyết phục được phương Tây là sự vươn lên của họ không tác hại đến nước khác, là Trung Quốc là một nước lạc hậu cần được giúp đỡ.
Năm 1996, tôi đã gặp những người quân nhân, trí thức đã mô tả những vấn đề môi trường, thiếu nước, hiểm họa từ các cộng đồng thiểu số, nạn tham nhũng…Tôi rất thán phục sự thật thà của họ.
Le Point : Bắc Kinh ngày nay tỏ vẻ hung hăng hơn...
Michael Pillsbury : Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã tự khẳng định mình, và càng tỏ rõ thái độ từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, tranh thủ thời cơ được cho là Mỹ bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng tài chính. Sự hung hăng của Trung Quốc bắt đầu ở Biển Đông.
Người Trung Quốc đã từng nói với tôi là họ sẽ không trở thành một cường quốc bá quyền vì họ không có tàu sân bay, không có căn cứ quân sự hải ngoại. Giờ đây họ đều có cả hai. Việc họ xây dựng căn cứ ở Trường Sa là nhằm tạo vị trí chiến lược nhắm vào các láng giềng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc.
Tôi đã dự một hội thảo ở Bắc Kinh, người ta đã giải thích là phần kinh tế tăng nhanh nhất là các nguồn tài nguyên từ đại dương, dầu hỏa, khí đốt, cá …
Le Point : Trung Quốc có phải là thành phần nguy hiểm không ?
Michael Pillsbury : Không có đe dọa quân sự trước mắt. Người Trung Quốc không đi chinh phục những nước khác như kiểu Hitler đã làm hay Tojo của Nhật Bản trong thế kỷ qua. Họ thực tiễn hơn. Họ có thể có than, có dầu hỏa họ cần nhờ các tập đoàn nhà nước hoạt động ở nước ngoài… Ông Hồ Cẩm Đào dường như đã từng nói mua Đài Loan dễ hơn và ít tốn kém hơn là đánh chiếm.
Mối đe dọa thật sự có lẽ là sự thiếu vắng cải tổ, và từ đây đến năm 2049, GDP của Trung Quốc tăng gấp đôi GDP của Mỹ. Hãy cứ nghĩ đến nạn ô nhiễm, ăn cắp công nghệ, và sự ưa thích những kẻ độc tài như Assad hay Mugabe… Nhưng đấy chỉ là giả thuyết...
Le Point : Hiện nay thì chiến lược quân sự của Trung Quốc là gì ?
Michael Pillsbury : Họ tập trung phát triển loại vũ khí có thể giúp đánh bại một kẻ thù hùng mạnh hơn bằng cách tấn công vào những điểm yếu của đối phương. Những quyển sách chiến lược mới của Trung Quốc đánh giá rằng Mỹ yếu trên phương diện an ninh mạng và không gian. Quân đội Trung Quốc đã thiết lập 16 đơn vị gián điệp chuyên trách tấn công tin học, và đã phát triển một chương trình vũ khí bí mật để phá hủy các vệ tinh mà Mỹ lệ thuộc vào.
Điều tuyệt vời là rất dễ chối cãi là mình có những vũ khí này. Hơn nữa chưa có nước nào tiến hành một cuộc chiến tranh trên mạng, cho nên một kẻ mới đến trong lãnh vực này, cũng có cơ may tương tự như những người đã có trăm năm kinh nghiệm quân sự.
Le Point :Có nên lo ngại chiến tranh nổ ra hay không ?
Michael Pillsbury : Có đấy, có thể xẩy ra một cuộc chiến tranh ngoài ý muốn. Trung Quốc là nước quen thói tung ra những « cú đánh cảnh cáo ». Họ đã can thiệp bất ngờ vào Triều Tiên năm 1950, rồi vào Ấn Độ năm 1962… Họ cho rằng một cuộc tấn công phủ đầu có thể tạo sự khác biệt (và mang lại chiến thắng).
Le Point : Ông nhìn tương lai như thế nào ?
Michael Pillsbury : Nhận định của tôi khá bi quan. Nếu Mỹ muốn tranh đua, thì họ phải thay đổi hoàn toàn quan điểm và nhìn nhận là Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chứ không phải là một quốc gia cần cứu trợ, phải nhận dạng những lãnh vực mà Mỹ có thể gây sức ép, khuyến khích các nước lân cận thiết lập liên minh để có thể buộc Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng…Và phải bảo vệ các nhà ly khai Trung Quốc, hỗ trợ giới cải cách và nghiên cứu thời kỳ Chiến Quốc... !
Mỹ chỉ mới bắt đầu thức tỉnh, hy vọng là không quá trễ.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

Đại sứ Đức tại Hà Nội

German Embassy Hanoi


14-8-2017

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Schäfer: Xin cảm ơn phóng viên về câu hỏi này vì qua đó tôi có cơ hội thông tin tới Quý vị: Về các yêu cầu được đưa ra đối với phía Việt Nam – như Quý vị đã biết: liên quan đến việc đưa trường hợp công dân người Việt Nam, là đương sự có đơn xin tị nạn tại đây, trở lại Đức – hiện vẫn chưa có câu trả lời. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc này vì chúng tôi đã hi vọng rằng đây là một cơ hội – không phải để quay ngược thời gian hành vi vi phạm nặng nề luật pháp của Đức và quốc tế, mà là khắc phục nó bằng một cách nào đó. Tiếc là điều đó đã không diễn ra.

Chính vì vậy, trong trường hợp này chúng tôi cần xem xét lại một cách kỹ lưỡng những việc có thể thực hiện để làm rõ với các đối tác Việt Nam rằng những điều mà chúng tôi công bố với công luận cũng như các Quý vị trong tuần trước là thực sự nghiêm túc, cụ thể là chúng tôi hoàn toàn không thể chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật dưới hình thức đó – một dạng cướp đoạt người hay bắt cóc, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước của một chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ Đức.

Đây cũng là dịp để khẳng định lại một cách rất rõ ràng rằng đối với chúng tôi vụ việc đặc biệt đáng tiếc và rất nghiêm trọng này chưa hề chấm dứt.

Phó Phát ngôn viên Demmer: Tôi cũng muốn tiếp lời ông Schäfer và khẳng định rằng: Vụ bắt cóc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Đức và quốc tế. Vì vậy, phản ứng tức thời của Chính phủ Liên bang là yêu cầu một đại diện của cơ quan tình báo Việt Nam công tác tại Đại sứ quán rời khỏi nước Đức và bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác. Bên cạnh đó, Chính phủ Liên bang còn nhiều lần trao đổi với Chính phủ Việt Nam. Một vụ việc như vậy, nếu xảy ra tại Hà Nội, chắc chắn cũng bị Chính phủ Việt Nam coi là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Câu hỏi bổ sung: Nếu tôi nhớ không nhầm thì có một chương trình đối thoại nhà nước pháp quyền với Việt Nam. Liệu việc chấm dứt chương trình này có phải là một biện pháp không?

Schäfer: Hiện tất cả các phương án đang được bàn thảo. Tùy vào tình hình cũng như trong trường hợp không có phản ứng từ phía Việt Nam, chúng tôi sẽ trao đổi với Bộ trưởng và Quốc vụ khanh Lindner về các bước tiếp theo. Điều này chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận trong nội bộ Chính phủ Liên bang và sau đó sẽ được triển khai.

Ngay từ tuần trước chúng tôi đã phát biểu rằng sự hợp tác giữa hai nước đang trên đà phát triển rất tốt đẹp. Quan hệ về thương mại và đầu tư đột phá mạnh trong những năm vừa qua. Việt Nam là một đối tác lớn trong chính sách hợp tác phát triển của Đức với nhiều khoản hỗ trợ đã và dự kiến sẽ được Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang cung cấp. Có nhiều lý do để vui mừng về điều đó. Tuy nhiên, khi vụ việc như vậy xảy ra thì chắc chắn ở đâu đó còn thiếu sự tôn trọng và lưu tâm. Vì vậy, như đã nói, chúng tôi không thể để vụ việc dừng lại tại đây. Chúng tôi sẽ bình tĩnh phân tích. Không có gì phải vội vàng cả. Chúng tôi sẽ cân nhắc và bàn thảo kỹ lưỡng rồi sau đó sẽ thông tin tới các đối tác Việt Nam của chúng tôi.

————-

Die stv. Sprecherin der Bundesregierung, Frau Ulrike Demmer, und der Sprecher des Auswärtigen Amtes haben bei der Bundespressekonferenz vom 9. August 2017 Fragen zu den deutsch-vietnamesischen Beziehungen beantwortet:

Frage: Meine Frage richtet sich an das Auswärtige Amt, und zwar mit der Bitte an Herrn Schäfer, ein Update zu den deutsch-vietnamesischen Beziehungen vor dem Hintergrund dieses Entführungsfalls zu geben.

Schäfer: Ich bin dankbar für die Frage, weil sie mir die Gelegenheit gibt, Sie wissen zu lassen, dass auf die gegenüber der vietnamesischen Seite erhobenen Forderungen – Sie erinnern sich: dass der vietnamesische Staatsangehörige, der hier Gegenstand eines Asylverfahrens war, nach Deutschland zurückgebracht wird – bislang nicht geantwortet wurde. Wir bedauern das, weil wir die Hoffnung hatten, dass das eine Möglichkeit wäre, den wirklich schweren Rechtsverstoß gegen das Völkerrecht und gegen das deutsche Recht nicht ungeschehen zu machen, aber doch irgendwie zu heilen. Das ist bedauerlicherweise nicht passiert.

Das ist für uns jetzt Anlass, in diesem Fall noch einmal sehr aufmerksam zu schauen, was getan werden kann, um unseren vietnamesischen Partnern deutlich zu machen, dass wir es sehr ernst mit dem meinen, was wir in der letzten Woche in der Öffentlichkeit, aber auch Ihnen gegenüber gesagt haben, dass wir nämlich einen Rechtsverstoß dieser Form – einen Menschenraub oder eine Entführung, durchgeführt durch staatliche Dienste eines ausländischen Staates auf deutschem Boden – beim besten Willen nicht akzeptieren können.

Das ist für mich Anlass, noch einmal ganz deutlich zu sagen, dass für uns dieser höchst bedauerliche und sehr schwerwiegende Vorfall in keiner Weise abgeschlossen ist.

SRS’in Demmer: Ich würde Herrn Schäfer gerne noch einmal beispringen und sagen: Die Entführung stellt einen schweren Verstoß gegen deutsches Recht und Völkerecht dar. Deshalb hat die Bundesregierung als direkte Reaktion auf den Vorfall den Vertreter der vietnamesischen Nachrichtendienste an der Botschaft zur Ausreise aufgefordert und behält sich weitere Maßnahmen vor. Deshalb hat die Bundesregierung zudem mehrere Gespräche mit der vietnamesischen Regierung geführt. Ein solcher Vorgang, wäre er in Hanoi geschehen, würde sicherlich auch von der vietnamesischen Regierung als absolut inakzeptabel gesehen werden.

Zusatzfrage : Es gibt einen Rechtsstaatdialog mit Vietnam, wenn ich das richtig im Kopf habe. Wäre eine Maßnahme, diesen Rechtsstaatdialog auszusetzen?

Schäfer: Alle Optionen liegen auf dem Tisch. Wir werden jetzt im Lichte der Lage, auch im Lichte einer Nichtreaktion aus Vietnam, gemeinsam mit dem Minister und Staatssekretär Lindner darüber beraten, was die nächsten Schritte sind. Das wird selbstverständlich innerhalb der Bundesregierung besprochen und dann umgesetzt.

Wir haben bereits in der letzten Woche gesagt, dass wir eine Zusammenarbeit hatten, die auf einem hervorragenden Weg war. Die Handels- und Investitionsbeziehungen sind geradezu in den letzten Jahren explodiert. Vietnam ist ein großer entwicklungspolitischer Partner Deutschlands mit erheblichen Summen, die aus dem BMZ nach Vietnam geflossen sind und weiter fließen sollen. Es gibt jede Menge Grund, sich darüber zu freuen. Aber wenn so etwas passiert, dann muss es irgendwo an dem gebotenen Respekt und der Rücksichtnahme fehlen. Deshalb kann man das, wie gesagt, nicht auf sich beruhen lassen. Wir werden das jetzt in Ruhe analysieren. Es gibt da gar keine Hast, sondern das werden wir jetzt gründlich überlegen, abstimmen und dann auch unsere vietnamesischen Partner wissen lassen.

German Embassy Hanoi

VOA: Cảnh sát quốc tế lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh; Vnexpress: Lệnh truy nã đỏ - quy ước truy tìm nổi tiếng của Interpol; Vụ Trịnh Xuân Thanh: Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì?

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) mới trả lời VOA tiếng Việt về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhất là chuyện cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này không có tên trong danh sách “các nhân vật bị truy nã”.
Khi được hỏi rằng liệu cơ quan này có được yêu cầu tham gia vào việc điều tra thông tin của phía Đức, cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin hay không, cũng như về sự nghiêm trọng của vụ này, Interpol trả lời: “Bất cứ khi nào cảnh sát của một trong 190 quốc gia thành viên chia sẻ thông tin với Ban Thư ký [của Interpol] ở Lyon [Pháp] liên quan tới điều tra hay những kẻ tội phạm, thông tin này vẫn thuộc quyền sở hữu của nước đó”.
“Vì thế, Interpol không bình luận về các trường hợp cụ thể hay các cá nhân trừ các tình huống đặc biệt và với sự chuẩn thuận của nước thành viên liên quan”, cơ quan cảnh sát toàn cầu này nói.
Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai.
Interpol cũng đề xuất VOA Việt Ngữ liên hệ trực tiếp các quốc gia đang tiến hành cuộc điều tra.
Liên quan tới việc tên của ông Thanh không có trong danh sách truy nã trên trang của Interpol, cơ quan này nói: “Nếu Interpol được yêu cầu gửi “Thông báo Đỏ” liên quan tới một trát bắt, thông tin sẽ được gửi cho tất cả 190 nước thành viên, nếu không có yêu cầu thêm nào khác”.
Cơ quan cảnh sát quốc tế này cho biết tiếp: “Ngoài việc này, các nước thành viên còn có sự lựa chọn đăng tải phiên bản ngắn gọn của "Thông báo Đỏ" đăng trên trang web của Interpol. Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai”.
Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.
Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.
Sau khi Việt Nam thông báo rằng ông Thanh đã ra “đầu thú”, nhưng sau đó bị Đức phản bác, VOA tiếng Việt không thấy tên của ông trên trang web của Interpol, dù Hà Nội từng tuyên bố ráo riết truy lùng ông trên toàn thế giới.
Gần một năm trước, Bộ Công an Việt Nam phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế đối với Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hồi đầu tháng này, Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh trên đất của quốc gia Tây Âu này, và coi việc làm này là sự vi phạm "trắng trợn" luật pháp Đức cũng như quốc tế.
Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam.
Ngoài Interpol, VOA Việt Ngữ cũng đặt câu hỏi với tổ chức cảnh sát châu Âu, Europol, và cơ quan này cho biết rằng “không tham gia vào việc điều tra”.
“Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam”, ông Jan Op Gen Oorth từ phòng truyền thông của Europol nói.
Hôm 8/8, cảnh sát Cộng hòa Czech cho VOA Việt ngữ biết rằng cơ quan này đã chính thức mở cuộc điều tra vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin, Đức, rồi đưa lên một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech trước khi bị đưa về Việt Nam.
Sau cáo buộc của Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một cuộc họp báo rằng bà “lấy làm tiếc”, đồng thời nhấn mạnh rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này về nước “tự thú”.
Phía Đức cho biết rằng cho tới nay Hà Nội vẫn chưa có phản ứng chính thức về chuyện cho ông Thanh trở lại quốc gia Tây Âu này để được xem xét đơn xin tị nạn, đồng thời cho hay rằng đang cân nhắc các biện pháp tiếp theo.
Thứ năm, 3/8/2017 | 11:57 GMT+7
|

Lệnh truy nã đỏ - quy ước truy tìm nổi tiếng của Interpol

Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã của Interpol song không phải là lệnh bắt giữ quốc tế.

Dưới đây là thông tin về lệnh truy nã đỏ được đăng tải trên website của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).
Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì?
Lệnh truy nã đỏ được chính thức ban hành bởi Tổng thư ký Interpol theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành với những cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Do đó họ được xem là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội (nói cách khác là bị kết tội).
Interpol không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên phải tự quyết định giá trị pháp lý đối với lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
lenh-truy-na-do-quy-uoc-truy-tim-noi-tieng-cua-interpol
Thông tin về các cá nhân bị truy nã đỏ trên website của Interpol. Ảnh chụp màn hình 
Tại sao lệnh truy nã đỏ lại quan trọng?
Lệnh truy nã đỏ mang lại khả năng hiển thị quốc tế cao. Tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm đều được gửi tới các cán bộ biên phòng, cửa khẩu, hải quan khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một cuộc điều tra.
Interpol có quyền ra quyết định truy nã không?
Câu trả lời là không. Nghi can chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế.
Interpol đưa ra một lệnh truy nã đỏ chỉ đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hay một tòa án quốc tế.
Interpol không ban hành các lệnh bắt giữ.
Quy trình ban hành lệnh truy nã đỏ?
Đầu tiên, cảnh sát tại một trong những nước thành viên gửi yêu cầu về một lệnh truy nã đỏ bằng cách cung cấp thông tin về vụ việc thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia đó.
Lệnh truy nã đó sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định (trong vòng một tuần) trước khi ký duyệt xuất bản và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của Interpol.
Cuối cùng, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới cảnh sát trên toàn thế giới.
Tìm hiểu lệnh truy nã đỏ ở đâu?
Dù hầu hết lệnh truy nã đỏ chỉ giới hạn trong việc thực thi pháp luật nhưng một số quốc gia thành viên lại lựa chọn công khai phần trích dẫn của lệnh này.
Phần trích dẫn đó bao gồm thông tin như tên của các cá nhân và tội danh mà họ bị truy nã. Lệnh truy nã đỏ đầy đủ sẽ có thêm thông tin về mục đích thực thi pháp luật.
Nếu biết thông tin về người bị truy nã đỏ, người dân thông báo cho các cơ quan công an địa phương hoặc ban thư ký Interpol.
Dương Tâm


(Thời sự) - Ngày 17/11, trước việc đại biểu quốc hội dẫn ý kiến cử tri cho rằng, trong nước phát lệnh truy nã quốc tế nhưng “trên hệ thống mạng Interpol (tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) chưa có tên Trịnh Xuân Thanh”, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. “Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được”, Tướng Vương cho hay. Vậy lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ của INTERPOL là gì?
Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol, là một giấy yêu cầu để xác định vị trí và bắt giữ hình sự tạm thời một cá nhân chưa bị dẫn độ.
Lệnh truy nã đỏ chính thức được ban hành bởi Tổng Thư ký Tổ chức Interpol quốc tế theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế, dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Đây không phải là một lệnh bắt giữ quốc tế.truy-na-do-trinh-xuan-thanh
INTERPOL không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý đối với Lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
Trong lệnh truy nã đỏ ngoài ảnh người bị truy nã còn có hai phần nội dung chính yếu. Phần thứ nhất là những thông tin liên quan nhân thân đối tượng (họ tên, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng, vân tay, số hộ chiếu, số chứng minh thư…). Phần thứ hai là những thông tin tư pháp thông báo quá trình phạm tội và những căn cứ pháp luật để bắt giữ đối tượng (trích yếu vụ án, tòng phạm, tội danh, các điều khoản pháp luật liên quan, lệnh bắt giữ, bản án, thời gian bản án có hiệu lực…).
Những cá nhân này có bị INTERPOL truy nã?
Câu trả lời là không. Họ chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế. Khi INTERPOL đưa ra một Lệnh truy nã đỏ, đây đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng, người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hoặc tòa án quốc tế. INTERPOL không ban hành các lệnh bắt giữ.
Ai là đối tượng của Lệnh truy nã đỏ?
Lệnh truy nã đỏ được ban hành đối với các cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Khi một cá nhân bị truy tìm để truy tố nghĩa là họ đã phạm tội nhưng chưa bị truy tố, do đó nên được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành như thế nào?
1. Cảnh sát tại một trong các quốc gia thành viên (Việt Nam) gửi Lệnh truy nã đỏ thông qua Trung tâm Interpol Quốc gia (Văn phòng Interpol Việt Nam) và đưa ra thông tin về vụ việc.
2. Trong vòng một tuần, lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, sau đó chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định kỹ càng mới được ký duyệt và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên Interpol. Tổng Thư ký INTERPOL công bố Lệnh truy nã sau khi hoàn tất việc kiểm tra.
3. Cảnh sát trên toàn thế giới sẽ được thông báo.
Tại sao Lệnh truy nã đỏ lại quan trọng?
Lệnh truy nã đỏ mang lại tầm nhìn quốc tế cho các trường hợp. Tội phạm và những kẻ bị tình nghi sẽ được cảnh báo cho các cán bộ cửa khẩu, hải quan, khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một vụ điều tra.
Có thể tìm kiếm một Lệnh truy nã đỏ hay không?
Trong khi Lệnh truy nã đỏ chỉ hạn chế cho việc thực thi pháp luật, một số quốc gia thành viên lựa chọn công khai phần trích dẫn của lệnh này. Phần trích dẫn bao gồm các thông tin như tên của cá nhân và các tội danh mà họ bị truy nã. Lệnh truy nã đỏ đầy đủ có thêm thông tin về các mục đích thực thi pháp luật.
Nên làm gì nếu có thông tin về cá nhân bị truy nã?
Vui lòng thông báo cho các cơ quan cảnh sát địa phương hoặc Tổng Thư ký INTERPOL.
Phải làm gì nếu có tên trong phần “những người bị truy nã” và muốn biết thêm thông tin hay yêu cầu xóa lệnh truy nã?
Có thể liên hệ với Ủy ban Kiểm soát Hồ sơ của INTERPOL (CCF) – một cơ quan giám sát độc lập. Các đơn được gửi đến CCF là miễn phí và được bảo mật.
Anh Vũ (lược dịch từ Interpol)

Khi “đùng một cái” thuế tăng 400%

LĐO | 

Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn
Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn