Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

VOA: Cảnh sát quốc tế lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh; Vnexpress: Lệnh truy nã đỏ - quy ước truy tìm nổi tiếng của Interpol; Vụ Trịnh Xuân Thanh: Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì?

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) mới trả lời VOA tiếng Việt về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhất là chuyện cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này không có tên trong danh sách “các nhân vật bị truy nã”.
Khi được hỏi rằng liệu cơ quan này có được yêu cầu tham gia vào việc điều tra thông tin của phía Đức, cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin hay không, cũng như về sự nghiêm trọng của vụ này, Interpol trả lời: “Bất cứ khi nào cảnh sát của một trong 190 quốc gia thành viên chia sẻ thông tin với Ban Thư ký [của Interpol] ở Lyon [Pháp] liên quan tới điều tra hay những kẻ tội phạm, thông tin này vẫn thuộc quyền sở hữu của nước đó”.
“Vì thế, Interpol không bình luận về các trường hợp cụ thể hay các cá nhân trừ các tình huống đặc biệt và với sự chuẩn thuận của nước thành viên liên quan”, cơ quan cảnh sát toàn cầu này nói.
Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai.
Interpol cũng đề xuất VOA Việt Ngữ liên hệ trực tiếp các quốc gia đang tiến hành cuộc điều tra.
Liên quan tới việc tên của ông Thanh không có trong danh sách truy nã trên trang của Interpol, cơ quan này nói: “Nếu Interpol được yêu cầu gửi “Thông báo Đỏ” liên quan tới một trát bắt, thông tin sẽ được gửi cho tất cả 190 nước thành viên, nếu không có yêu cầu thêm nào khác”.
Cơ quan cảnh sát quốc tế này cho biết tiếp: “Ngoài việc này, các nước thành viên còn có sự lựa chọn đăng tải phiên bản ngắn gọn của "Thông báo Đỏ" đăng trên trang web của Interpol. Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai”.
Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.
Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.
Sau khi Việt Nam thông báo rằng ông Thanh đã ra “đầu thú”, nhưng sau đó bị Đức phản bác, VOA tiếng Việt không thấy tên của ông trên trang web của Interpol, dù Hà Nội từng tuyên bố ráo riết truy lùng ông trên toàn thế giới.
Gần một năm trước, Bộ Công an Việt Nam phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế đối với Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hồi đầu tháng này, Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh trên đất của quốc gia Tây Âu này, và coi việc làm này là sự vi phạm "trắng trợn" luật pháp Đức cũng như quốc tế.
Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam.
Ngoài Interpol, VOA Việt Ngữ cũng đặt câu hỏi với tổ chức cảnh sát châu Âu, Europol, và cơ quan này cho biết rằng “không tham gia vào việc điều tra”.
“Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam”, ông Jan Op Gen Oorth từ phòng truyền thông của Europol nói.
Hôm 8/8, cảnh sát Cộng hòa Czech cho VOA Việt ngữ biết rằng cơ quan này đã chính thức mở cuộc điều tra vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin, Đức, rồi đưa lên một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech trước khi bị đưa về Việt Nam.
Sau cáo buộc của Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một cuộc họp báo rằng bà “lấy làm tiếc”, đồng thời nhấn mạnh rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này về nước “tự thú”.
Phía Đức cho biết rằng cho tới nay Hà Nội vẫn chưa có phản ứng chính thức về chuyện cho ông Thanh trở lại quốc gia Tây Âu này để được xem xét đơn xin tị nạn, đồng thời cho hay rằng đang cân nhắc các biện pháp tiếp theo.
Thứ năm, 3/8/2017 | 11:57 GMT+7
|

Lệnh truy nã đỏ - quy ước truy tìm nổi tiếng của Interpol

Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã của Interpol song không phải là lệnh bắt giữ quốc tế.

Dưới đây là thông tin về lệnh truy nã đỏ được đăng tải trên website của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).
Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì?
Lệnh truy nã đỏ được chính thức ban hành bởi Tổng thư ký Interpol theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành với những cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Do đó họ được xem là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội (nói cách khác là bị kết tội).
Interpol không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên phải tự quyết định giá trị pháp lý đối với lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
lenh-truy-na-do-quy-uoc-truy-tim-noi-tieng-cua-interpol
Thông tin về các cá nhân bị truy nã đỏ trên website của Interpol. Ảnh chụp màn hình 
Tại sao lệnh truy nã đỏ lại quan trọng?
Lệnh truy nã đỏ mang lại khả năng hiển thị quốc tế cao. Tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm đều được gửi tới các cán bộ biên phòng, cửa khẩu, hải quan khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một cuộc điều tra.
Interpol có quyền ra quyết định truy nã không?
Câu trả lời là không. Nghi can chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế.
Interpol đưa ra một lệnh truy nã đỏ chỉ đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hay một tòa án quốc tế.
Interpol không ban hành các lệnh bắt giữ.
Quy trình ban hành lệnh truy nã đỏ?
Đầu tiên, cảnh sát tại một trong những nước thành viên gửi yêu cầu về một lệnh truy nã đỏ bằng cách cung cấp thông tin về vụ việc thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia đó.
Lệnh truy nã đó sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định (trong vòng một tuần) trước khi ký duyệt xuất bản và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của Interpol.
Cuối cùng, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới cảnh sát trên toàn thế giới.
Tìm hiểu lệnh truy nã đỏ ở đâu?
Dù hầu hết lệnh truy nã đỏ chỉ giới hạn trong việc thực thi pháp luật nhưng một số quốc gia thành viên lại lựa chọn công khai phần trích dẫn của lệnh này.
Phần trích dẫn đó bao gồm thông tin như tên của các cá nhân và tội danh mà họ bị truy nã. Lệnh truy nã đỏ đầy đủ sẽ có thêm thông tin về mục đích thực thi pháp luật.
Nếu biết thông tin về người bị truy nã đỏ, người dân thông báo cho các cơ quan công an địa phương hoặc ban thư ký Interpol.
Dương Tâm


(Thời sự) - Ngày 17/11, trước việc đại biểu quốc hội dẫn ý kiến cử tri cho rằng, trong nước phát lệnh truy nã quốc tế nhưng “trên hệ thống mạng Interpol (tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) chưa có tên Trịnh Xuân Thanh”, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. “Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được”, Tướng Vương cho hay. Vậy lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ của INTERPOL là gì?
Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol, là một giấy yêu cầu để xác định vị trí và bắt giữ hình sự tạm thời một cá nhân chưa bị dẫn độ.
Lệnh truy nã đỏ chính thức được ban hành bởi Tổng Thư ký Tổ chức Interpol quốc tế theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế, dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Đây không phải là một lệnh bắt giữ quốc tế.truy-na-do-trinh-xuan-thanh
INTERPOL không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý đối với Lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
Trong lệnh truy nã đỏ ngoài ảnh người bị truy nã còn có hai phần nội dung chính yếu. Phần thứ nhất là những thông tin liên quan nhân thân đối tượng (họ tên, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng, vân tay, số hộ chiếu, số chứng minh thư…). Phần thứ hai là những thông tin tư pháp thông báo quá trình phạm tội và những căn cứ pháp luật để bắt giữ đối tượng (trích yếu vụ án, tòng phạm, tội danh, các điều khoản pháp luật liên quan, lệnh bắt giữ, bản án, thời gian bản án có hiệu lực…).
Những cá nhân này có bị INTERPOL truy nã?
Câu trả lời là không. Họ chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế. Khi INTERPOL đưa ra một Lệnh truy nã đỏ, đây đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng, người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hoặc tòa án quốc tế. INTERPOL không ban hành các lệnh bắt giữ.
Ai là đối tượng của Lệnh truy nã đỏ?
Lệnh truy nã đỏ được ban hành đối với các cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Khi một cá nhân bị truy tìm để truy tố nghĩa là họ đã phạm tội nhưng chưa bị truy tố, do đó nên được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành như thế nào?
1. Cảnh sát tại một trong các quốc gia thành viên (Việt Nam) gửi Lệnh truy nã đỏ thông qua Trung tâm Interpol Quốc gia (Văn phòng Interpol Việt Nam) và đưa ra thông tin về vụ việc.
2. Trong vòng một tuần, lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, sau đó chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định kỹ càng mới được ký duyệt và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên Interpol. Tổng Thư ký INTERPOL công bố Lệnh truy nã sau khi hoàn tất việc kiểm tra.
3. Cảnh sát trên toàn thế giới sẽ được thông báo.
Tại sao Lệnh truy nã đỏ lại quan trọng?
Lệnh truy nã đỏ mang lại tầm nhìn quốc tế cho các trường hợp. Tội phạm và những kẻ bị tình nghi sẽ được cảnh báo cho các cán bộ cửa khẩu, hải quan, khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một vụ điều tra.
Có thể tìm kiếm một Lệnh truy nã đỏ hay không?
Trong khi Lệnh truy nã đỏ chỉ hạn chế cho việc thực thi pháp luật, một số quốc gia thành viên lựa chọn công khai phần trích dẫn của lệnh này. Phần trích dẫn bao gồm các thông tin như tên của cá nhân và các tội danh mà họ bị truy nã. Lệnh truy nã đỏ đầy đủ có thêm thông tin về các mục đích thực thi pháp luật.
Nên làm gì nếu có thông tin về cá nhân bị truy nã?
Vui lòng thông báo cho các cơ quan cảnh sát địa phương hoặc Tổng Thư ký INTERPOL.
Phải làm gì nếu có tên trong phần “những người bị truy nã” và muốn biết thêm thông tin hay yêu cầu xóa lệnh truy nã?
Có thể liên hệ với Ủy ban Kiểm soát Hồ sơ của INTERPOL (CCF) – một cơ quan giám sát độc lập. Các đơn được gửi đến CCF là miễn phí và được bảo mật.
Anh Vũ (lược dịch từ Interpol)

Không có nhận xét nào: