Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Chính trị & kỹ trị...( đòn vu hồi nhắm vào Trương Minh Tuấn); Huy Đức – chuyên gia nham hiểm

FB Huy Đức
15-8-2017
Kết quả hình ảnh cho Trương Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. Ảnh: báo PLTP

Xem thêm bài của Trương Minh Tuấn:

Kết quả tìm kiếm

Lời bàn của Phạm Viết Đào:
Bài viết này tưởng Huy Đức bàn những chuyện vu vơ trên trời: chuyện chính trị- kỹ trị...nhưng lại nhắm
trúng một ' con chuột" dưới đất đó là Trương Minh Tuấn...
Blog P.V.Đ cũng nhận được thông tin rằng Trương Minh Tuấn-BT Bộ 4T chuyến này sẽ "lấm lưng trắng bụng" vì vụ Mobifon. Vụ này có cả Nguyễn Bắc Son dính đậm nhưng nghe đâu Son đã khắc phục xong hậu quả...
Còn Tuấn chờ xem ?!

Chủ tịch một công ty nổi tiếng, trực thuộc một bộ, hưu gần hai năm nay, nhận xét ngắn gọn về người mà lẽ ra ông phải chịu ơn vì từng ký 3 quyết định đề bạt, bổ nhiệm ông, “Súc vật”. Một thành viên nội các nhiệm kỳ trước, đang giữ một vị trí cao hơn trong nhiệm kỳ này, trong một lần bi phẫn, nói với bạn tâm giao, “Đôi khi tôi phải làm những việc không phải của một con người”. Nhiều đại biểu dự Đại hội XII ngạc nhiên vì nhận được những khoản thu nhập bất ngờ. Có những lá phiếu đã được quy đổi thành tiền bên hành lang của nơi mà các đảng viên trung thành vẫn coi là “đền thiêng của Đảng”.
Nhiệm kỳ này vẫn rơi rớt không ít thành viên tiến thân bằng những nấc thang được lắp đặt bởi các “nguyên lý” của hai nhiệm kỳ trước đó. Nhiều nhà báo “uống rượu” với Trương Minh Tuấn, ngơ ngác khi chứng kiến một kẻ thô lỗ, ăn không nên đọi, nói không nên lời; làm trưởng phòng bảo vệ ở một cơ quan báo chí đã là quá đáng, bỗng nhiên trở thành Bộ trưởng có quyền cấp thẻ, rút thẻ của mình. Trương Minh Tuấn nếu không vượt thẩm quyền, ký quyết định cho MobiFone đi vay 8.900 tỷ mua một cơ sở hạ tầng truyền hình trị giá tối đa là 300 tỷ, liệu có thể có tiền, có cái ghế UVTƯ, bộ trưởng?
Đọc quy định mới của Bộ Chính trị về “tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ”, nhận thấy các nhà lãnh đạo Đảng đang muốn chặn cái đà tha hóa đó của đội ngũ. Nhưng, cũng rất tiếc là những người tham mưu, ban hành quyết định này vẫn chưa nhìn thấy cái gốc của vấn đề và đặt các nỗ lực cải cách trên những nguyên lý chính trị căn bản nhất.
Cho dù vẫn đang được vận hành với nhiều tính chất “đảng trị”, nếu “công tác cán bộ” muốn khắc phục được các yếu tố gây tha hóa đội ngũ thì không chỉ ban hành các quy chế nội bộ mà còn phải thiết kế nền quản trị quốc gia theo hướng tách bạch hai chức năng chính trị & kỹ trị. Từ đó, đội ngũ cán bộ cả của Đảng lẫn Nhà nước không thể chỉ được phân chia theo thứ bậc (cấp ban bí thư quản lý, cấp bộ chính trị quản lý…), mà phải tách bạch theo các ngạch trật: chính trị gia; viên chức bổ nhiệm (chính trị & tư pháp); viên chức hành chánh.
Hệ thống chính trị, bao gồm chính trị trung ương và chính trị địa phương – nơi đưa ra các quyết sách – và, hệ thống hành chính – nơi kỹ thuật hóa bằng thủ tục để thực thi các quyết sách đó. Chính trị & kỹ trị là hai thực thể song hành nhưng càng ít lệ thuộc vào nhau càng tốt. Càng có một hệ thống hành chính (và cả tư pháp) ít chịu ảnh hưởng bởi chính trị, bởi tư duy và các chỉ tiêu nhiệm kỳ và một hệ thống chính trị không kiếm chác được từ sự nhũng nhiễu của hệ thống hành chánh thông qua việc áp đặt các thủ tục (như các giấy phép con…) thì nền quản trị quốc gia mới có thể hữu hiệu và giảm nguy cơ tham nhũng.
Khác với giai đoạn 1960 đến đầu thập niên 1990, Chính phủ sau Hiến pháp 1992, bắt đầu xuất hiện các chính trị gia – thay vì các cán bộ được Đảng kêu gì làm nấy như các chính phủ thời “quan liêu, bao cấp”. Cho dù đảng không phải là “tinh hoa của dân tộc” thì những nhà lãnh đạo trong các nội các từ 2006 trở về trước vẫn còn là những người tiêu biểu hơn trong Đảng.
Ngay từ cuối thập niên 1970s, khi dấu ấn cá nhân và đảng trị đang là phương thức điều hành tuyệt đối của quốc gia, rất ít khi có một nhà lãnh đạo địa phương nào được điều ra Hà Nội mà “vô danh tiểu tốt” như hiện nay.
Những Võ Văn Kiệt, Chín Cần, Đoàn Duy Thành… đều là những nhà lãnh đạo nổi bật, có nhiều sáng kiến chính sách, trong các nền chính trị địa phương. Công tác cán bộ bắt đầu suy thoái khi sự lựa chọn lãnh đạo được quyết định bởi các “cha chú” và những người được cơ cấu vào Trung ương thường chỉ vì đứng đầu các “pháo đài huyện” như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Xuân Mỹ… thay vì bằng những thành tích ở địa phương của họ (thậm chí Nguyễn Tấn Dũng khi được Lê Đức Anh chọn điều ra TƯ đang còn là đối tượng bị tố cáo ở Kiên Giang).
Cần phải xác định, Đảng muốn cái gì phải là “trung ương tập quyền” để duy trì kỷ cương và tính thống nhất quốc gia, cái gì phải “phân quyền” để phát huy tính năng động và vai trò giám sát từ cơ sở. Nếu tuyệt đối tập quyền, nhân sự lãnh đạo địa phương vẫn tiếp tục được quyết định bởi BCT, BBT thì chính trị địa phương sẽ bị thui chột, ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo TƯ tiếp tục sẽ vẫn là những nhân vật giỏi chạy chọt, thay vì là các nhà lãnh đạo có nhiều thành tích.
Cần phải tách bạch ngay hai chức năng của bộ máy hành pháp: chức năng hành pháp chính trị – xây dựng chính sách, thiết kế quy định hành chính; chức năng hành chính công vụ (cấp phép; giám sát thực thi; giải quyết tranh chấp). Cần phải tăng cường tính kỹ trị cho cả chức năng xây dựng chính sách và thực thi công vụ. Đặc biệt là với chức năng xây dựng và thực thi các chính sách phát triển ngành kinh tế (chính sách thuế, chính sách trợ cấp, trợ giá, làm quy hoạch hoặc đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia).
Chức năng làm chính sách cần được giao cho một bộ phận với thành phần chủ yếu là những viên chức chính trị được bổ nhiệm. Họ là những người được lựa chọn bởi các bộ trưởng và có thể chỉ phục vụ cho nhiệm kỳ của vị bộ trưởng ấy. Trong các cơ quan tham mưu chính sách (có thể là các vụ) bao gồm cả những người có “biên chế” (họ là những người thông thạo kỹ thuật lập quy, có thể giúp các bộ trưởng, vụ trưởng biến một sáng kiến lập pháp, lập quy trở thành một dự thảo luật hay quy phạm hành chính). Chức năng thực thi hành chính công vụ được đảm nhiệm bởi các công chức hành chính chuyên nghiệp, tuyển dụng qua hình thức thi tuyển và chỉ làm theo quy định và thủ tục (tuyệt đối không sáng kiến).
Nên trao cho người có quyền bổ nhiệm (Thủ tướng, chủ tịch UB) quyền chủ động lựa chọn nhân sự (các bộ trưởng, giám đốc sở và các chức danh tư pháp…). Cấp ủy chỉ cần giám sát thông qua lá phiếu của mình trong các cơ quan dân cử (phê chuẩn hay không phê chuẩn). Các chức danh tư pháp cũng thay vì tự đào tạo và chỉ được cung ứng bởi nguồn nội bộ cũng cần phải được lựa chọn từ những người có uy tín trong xã hội. Ví dụ: các thẩm phán có thể được chọn trong giới luật gia, luật sư, từ những người nổi tiếng liêm chính và có nhiều thành tựu về nghề nghiệp.
Một người có thể trở thành chính trị gia bằng cách ra tranh cử vào các cơ quan lập pháp hoặc được tiến cử vào nội các nhưng trước đó không phải là những người có uy tín, có thể đến từ địa phương hay từ những hoạt động chính trị khác, được biết đến với những thành tích nổi bật. Nếu cấm chính trị gia có “tham vọng quyền lực”(chưa rõ nội hàm tham vọng được dùng trong Quy chế là gì) thì họ vẫn phải là những người có khát vọng sử dụng quyền lực mà họ đạt được để đưa đất nước đi lên. Họ phải chấp nhận một sự nghiệp có rủi ro (thất cử là về vườn).
Những viên chức bổ nhiệm cũng phải là những người chí công, theo giúp một chính trị gia chủ yếu vì muốn biến một sáng kiến nào đó của mình thành chính sách, họ phải chấp nhận sự tham chính của mình là “không biên chế”, “leaders” của mình thất cử là cắp cặp ra đi. Biên chế chỉ bao gồm những viên chức hành chánh, họ được đào tạo để làm việc mẫn cán và chuyên nghiệp; họ có thể chỉ cần “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Nếu họ nổi hứng ra tranh cử hoặc được bổ nhiệm thì phải từ bỏ sự “êm đềm” của biên chế.
Công tác cán bộ, trước hết, phải phân biệt được sự khác nhau giữa các ngạch, trật. Đừng nhầm lẫn chính trị với kỹ trị. Đừng đưa nhưng kẻ chỉ quen điếu đóm vào các vị trị của một chính trị gia. Và, đừng bắt những người có tố chất của chính trị gia phải mẫn cán, dò dẫm từng nấc thang hành chính.

Huy Đức – chuyên gia nham hiểm

Huy Đức thất nghiệp dài dài sau khi rời báo Tuổi Trẻ. Thực tế, cũng có vài tờ như Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Nông Thôn Ngày Nay, Thanh Niên… tỏ ra bản lĩnh nhận Huy Đức về. Nhưng, non sông dễ đổi bản tính khó dời, đến ngày hôm trước hôm sau Huy Đức đã tiếm quyền ban biên tập nên phải ra đi.
140206131607_huy_duc_512x288_huyduc_nocredit
Lúc bấy giờ Tâm Chánh, một đồng nghiệp Tuổi Trẻ “ly khai” đã nổi như cồn với tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Tâm Chánh được xưng tụng là Tống Giang thâu nạp anh hùng lên Lương Sơn Bạc của làng báo. Với bản chất nghệ sĩ, Tâm Chánh tự tin nhận Huy Đức về làm phóng viên đặc biệt.
Giông gió nổi lên và SGTT gặp tai ương từ đó…
Nổi tiếng với sáng kiến “Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ thời bà Kim Hạnh làm Tổng biên tập, SGTT bổng “thay máu” trở thành tờ báo chính trị đối lập với chuyên trang “Góc nhìn” rất táo bạo do Huy Đức cầm chịch. Từ chuyện cả tin, Tâm Chánh lệ thuộc dần vào những mối quan hệ chính trị của Huy Đức.
Ông Tâm Chánh đã thiếu sáng suốt để nhận ra những mối quan hệ đó chỉ làm lợi cho cá nhân Huy Đức và SGTT chỉ là cái bàn đạp của một cây bút tham vọng và háo danh. Chính vì thế, khi Tâm Chánh và SGTT gặp đại nạn Huy Đức và những mối quan hệ đó vội vàng “quăng cục lơ”.
Nếu kết luận rằng Huy Đức đã phá nát tờ SGTT là chưa đầy đủ nhưng không sai. Những chỉ đạo của Ban tuyên giáo TƯ bị Huy Đức ngang nhiên làm ngược lại. Không những thế, Huy Đức công khai thách thức thể chế bằng bài “Bức tường Berlin” và đỉnh điểm là bài chỉ trích cá nhân “Chị Hai Thủ tướng”.
Nhân việc chính quyền huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương cưỡng chế 280 ha rừng cao su của vợ chồng bà Hai Tâm chị ruột ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 4 năm 2009 Huy Đức “phang” luôn ông Dũng trên mục “Góc nhìn” số Thứ hai ngày 24 tháng 4.
Về mặt báo chí, bài “Chị Hai Thủ tướng” có giải quyết được vấn đề gì không? Xin thưa là không! Nó chỉ giải quyết được hằn học cá nhân và thói háo danh tự mãn sánh “trên tầm Thủ tướng” của Huy Đức. Chính quyền sau đó chắc chắn phải nhượng bộ lý lẽ của vợ chồng bà Hai Tâm và dàn xếp ổn thoả.
Báo SGTT từ một tờ báo địa phương, thuộc cấp sở, đã bị Huy Đức lôi kéo chĩa vào chuyện nội bộ thượng tầng. Một vài người khuyên TBT Tâm Chánh nhưng bị bỏ ngoài tai, Ban tuyên giáo TƯ nhiều lần công khai nhắc nhở, UBTP Hồ Chí Minh cũng lưu ý nhưng không kịp nữa.
Ngày 28 tháng 2 năm 2014 ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ TTTT đã ký quyết định thu hồi giấy phép của báo SGTT sau nhiều chuyến đi lại Hà Nội tác động như con thoi của ông Hứa Ngọc Thuận – Phó Chủ tịch UBND TPHCM. Nhiều tin tức lề trái cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lệnh cho ông Trương Minh Tuấn thu hồi giấy phép báo SGTT nhưng việc này không có chứng cứ.
Không bao giờ Huy Đức nhận trách nhiệm về tội phá nát tờ báo SGTT, đẩy gần 200 phóng viên thất nghiệp ra đường. Huy Đức công khai thù oán và đổ tội cho hai ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Minh Tuấn (nay là đương kim Bộ trưởng Bộ TTTT). Mục tiêu hiện nay của Huy Đức là “đánh” ông Trương Minh Tuấn nhân vụ AVG.
Về vụ AVG, Huy Đức cố tình viết sai sự thật, tung hoả mù cho dư luận nhằm chạy tội cho ông Lê Nam Trà – Chủ tịch HĐQT Mobifone. Ai cũng biết Huy Đức là bạn thân vợ chồng “chuyên gia truyền thông” Thanh Sơn – Hồng Ánh, sân sau của ông Lê Nam Trà nên Huy Đức vu tội cho ông Cao Duy Hải, Lê Thị Phương Anh và đồn ông Trương Minh Tuấn sắp “đi” sau ông Đinh La Thăng và Trầm Bê.
Vụ AVG theo chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên Huy Đức vu khống ông Trương Minh Tuấn “có vấn đề” khi ký quyết định mua AVG là không đủ căn cứ.
Căn biệt thự 1 triệu USD do vợ chồng con gái ông Trương Minh Tuấn mua lại của ông Mai Liêm Trực ở khu Trung Hoà Nhân Chính là do tiền của con gái ông Tuấn có được trong thời gian làm thư ký cho ông Trần Bắc Hà. Biệt thự 2 triệu USD khu Vườn Đào – Lạc Long Quân cũng không đứng tên ông Trương Minh Tuấn…
Theo Facebook Thịnh Phong

http://vntb.org/huy-duc-chuyen-gia-nham-hiem.html

Xuất hiện vòng tròn đen kỳ lạ bay lơ lửng trên bầu trời Trung Quốc


Đoạn video do một số người dân ghi lại cho thấy một vòng tròn bất thường màu đen bay lơ lửng phía trên bãi biển ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc trước khi lẫn vào đám mây và biến mất hôm 12/8.

Hôm 12/8 vừa qua, khi người dân đang đổ xô ra bờ biển ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc để tắm biển thì bất ngờ trên bầu trời xuất hiện một vật thể bay kỳ lạ có hình chiếc nhẫn màu đen.
Theo lời kể lại của người dân, chiếc vòng đen bay lơ lửng trên bầu trời rồi bất ngờ lặn mất giữa đám mây không để lại dấu vết.
vòng khói đen, Trung Quốc,
Người dân đổ xô ra bờ biển xem vật thể lạ trên bầu trời.
Một người dân cho biết, vật thể lạ ban đầu có hình oval. Tuy nhiên, sau một hồi di chuyển về phía người dân, nó lại thay đổi hình dáng. Những người dân địa phương xác nhận nơi đây đã từng xảy ra hiện tượng như vậy.
Vòng tròn đen đó có thể là hiệu ứng biểu diễn của một sân khấu gần bãi biển mà thôi. Được biết, cứ mỗi lần chương trình bắt đầu, họ lại bắn ra làn khói đen. 
vòng khói đen, Trung Quốc,
Thật ra, chiếc vòng đen biết bay này cũng không kỳ bí như con người vẫn tưởng.
Cuối cùng người đại diện của sân khấu đã phải thừa nhận vòng tròn đen trên bầu trời chính là hiệu ứng khói tỏa ra từ màn biểu diễn.
Theo kenh14

Tần Thủy Hoàng, bí mật bị che giấu suốt 2.000 năm (P.1): Thủy Hoàng thống nhất giang sơn là ý Trời

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 
Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất, mở ra hơn 2.000 năm thiết chế hoàng gia trên mảnh đất này. Là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng sau mấy nghìn năm đã được cả thế giới thừa nhận. Xung quanh vị Hoàng đế này thực sự có rất nhiều câu chuyện bí ẩn, làm tốn nhiều bút mực của giới chuyên gia. Loạt bài viết này sẽ phần nào giúp độc giả giải khai những nghi vấn về nhân vật đầy huyền thoại này. 
Lời mở đầu
Hơn 4.000 năm trước, trận đại hồng thủy ngút trời nhấn chìm toàn thế giới, khiến nhân loại hầu như rơi vào trạng thái hủy diệt hoàn toàn. Trên mảnh đất Thần châu, Sáng Thế Chủ đã an bài 3 vị Thánh vương: Nghiêu, Thuấn, Vũ khai sáng kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử.
Trong thời kỳ văn hóa nửa Thần này, rất nhiều Thần tiên, Chân nhân và con người cùng chung sống, đã đặt định nên nội hàm đạo đức và tư tưởng của nhân loại, dạy dỗ nhân loại tu luyện, phản bổn quy chân, quay trở về chính lý. Thời đó, đạo đức con người cực kỳ cao thượng, người tu luyện thành tiên có ở khắp nơi. 
Người ở mảnh đất Thần Châu sau thời 3 vị Thánh vương Nghiêu, Thuấn, Vũ lại trải qua 2 triều đại Hạ, Thương, hơn 1.000 năm qua đi trong nháy mắt. Từ sau khi Chu Vũ Vương dựng nhà Chu, từ Tây Chu, Đông Chu đến Đại Tần, lại 800 năm cuộc bể dâu, lịch sử đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn phân tranh nhưng phong phú sắc thái.
Đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, lập ra nhà Tần, Ngũ bá thất hùng, Đại Tần nhất thống, chính là thời “Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc” (chiến tranh để chinh phục thiên hạ, bậc vương giả trị vì quốc gia). Rồi Đạo giáo, Nho giáo ra đời, Bách gia đua nở, đã giải thích phản bổn quy chân, tu luyện đắc Đạo là căn bản làm người.
Nhưng quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ làm cho đạo đức nhân loại dần dần trượt dốc. Lúc này chuẩn mực đạo đức con người so với thời Tam hoàng Ngũ đế đã thấp hơn rất nhiều. Mỗi khi xã hội nhân loại rơi vào thời kỳ đạo đức bắt đầu bại hoại, Sáng Thế Chủ sẽ an bài Thần, Phật hạ thế truyền Pháp giảng Đạo, quy chính đạo đức nhân loại, dạy con người hướng thiện, đồng thời độ cho người có duyên trở về thiên quốc.
Lão Tử qua ải Hàm Cốc đi về phía tây, để lại 5.000 chân ngôn trong “Đạo Đức Kinh”, thuật rõ kinh điển tu luyện xuất thế của Đạo gia. Khổng Tử chu du liệt quốc, giảng đạo “Trung Dung”, đặt ra nguyên lý làm người nhập thế của Nho gia hàng nghìn năm. Nhưng âm dương thiện ác, tương sinh tương khắc. Cuối thời Chiến quốc, Chư tử bách gia đồng loạt xuất hiện làm rối loạn thế gian, chính lý không rõ, tư tưởng hỗn loạn, cộng thêm mấy trăm năm chiến tranh, lòng người chỉ mong mỏi được sống hòa bình, yên định. 
Tần Vương Doanh Chính (sau này là Tần Thủy Hoàng), thuận theo thiên thời, ứng với địa lợi, phù hợp nhân hòa, trị trăm loạn trong chớp mắt, phục hưng trăm thứ đổ nát trong một thời gian, nhất thống giang sơn, làm chính gốc rễ, làm sạch cội nguồn, bảo vệ chính đạo, xây dựng nền móng vững chắc, gây dựng sự nghiệp muôn đời. 
Đạo, Nho ra đời, Bách gia rối ren
Trên thế giới, các dân tộc trong lịch sử đều rất tin vào Thần linh, tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Họ lấy đó làm cơ sở để chế ước bản thân không làm việc xấu và duy trì chuẩn mực đạo đức xã hội. Cùng với sự tụt dốc của đạo đức nhân loại, tín ngưỡng đối với Thần suy giảm. Thần cũng không còn hiển thị thần tích cho con người thấy.
Ở Trung Quốc, Lão Tử vào thời Xuân Thu xuất thế truyền Đạo. Ở các quốc gia khác, xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus… giúp nhân loại biết thế nào là Phật, Đạo, Thần, làm thế nào thông qua tu luyện phản bổn quy chân, trở về thiên quốc, đồng thời làm cho đạo đức nhân loại nâng cao trở lại. 
Thời Xuân Thu (722 – 481 TCN), trăm nước tranh chiến, loạn thế rối ren. Trong thời cuộc loạn thế mê hoặc này có một bậc Đại Giác được an bài lặng lẽ hạ thế: Lão Tử, họ Lý, tên Nhĩ, tự Đam, bắt đầu truyền Pháp giảng Đạo, để lại trước tác kinh điển tu luyện Đạo gia – “Đạo đức kinh”.
Lão Tử hạ thế độ nhân, bảo cho con người biết mục đích tối căn bản của họ đến thế gian là phản bổn quy chân. “Đạo đức kinh” của Lão Tử chỉ 5.000 chữ ngắn ngủi nhưng đã giảng ra chân cơ “Đạo (Pháp) sinh vạn vật”, và cơ chế tương sinh tương khắc trong không gian nhất định của vũ trụ.
Lão Tử dạy người tu luyện ở chốn nhân gian đạt được cảnh giới vô vi thì mới có thể đắc Đạo, công thành viên mãn, mới có đủ thần thông mà vô bất vi. Đại đạo vô hình, nhìn như vô vi, nhưng lại vô bất vi. Người thuận theo Đạo thì thịnh vượng, kẻ ngược với Đạo thì tiêu vong. Lão Tử đã đem Đạo của bậc vương giả, tư tưởng Nho gia và chân lý dụng binh… khái quát vẻn vẹn trong mấy lời.
Lão Tử biết rõ nhân gian hiểm ác, càng biết rõ rằng đời sau sẽ có Đại Pháp vũ trụ hồng truyền, nên chỉ để lại “Đạo đức kinh” 5.000 chữ rồi vội vã đi về phía tây. Do tập quán đơn truyền của Đạo gia, Lão Tử không giống Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus cứu độ chúng sinh, truyền rộng Phật Pháp. “Đạo đức kinh” chính là đã giúp người đời sau biết được khái niệm tu luyện Đạo gia. Hơn 2.000 năm nay, biết bao quốc gia trên thế giới đều từ trong “Đạo đức kinh” mà rút ra được phương pháp đúng đắn nhất để trị quốc an dân, đối nhân xử thế. 
Cùng thời với Lão Tử ở Trung Quốc, ở Ấn Độ là lúc Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh. 500 năm sau, ở Israel Tây Á một vị Đại Giác giả khác là Chúa Jesus của Cơ-đốc giáo cũng giáng sinh. Bất kể là Lão Tử hay Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, đều là chuyển sinh đến nhân gian truyền Pháp cứu người, đặt định văn hóa tu luyện. Sáng Thế Chủ biết rõ đạo đức nhân loại bắt đầu đi đến suy bại, liền sắp đặt an bài những sự kiện này. 
Ở tầng thấp nhất của văn hóa tu luyện Đạo gia, Khổng Tử cũng ứng với vận mà giáng sinh (năm 552 TCN). Ông dẫn dắt học trò chu du liệt quốc, bôn tẩu du thuyết, giảng thuật đạo “Trung Dung” và đạo lý nhập thế làm người “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi ba đời Hạ, Thương, Tây Chu, trên nữa đến Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, dưới nữa đến Tần Mục Công, đã chỉnh lý, biên tập lịch sử, văn hóa, neo theo các bậc tiên hoàng quản lý quốc gia. Người đời sau gọi là “Nho gia lục kinh” (6 bộ kinh của Nho gia). 
Bức tranh “Vấn lễ Lão Đam đồ” (Hỏi Lão Đam về lễ), trang bìa của tập tranh “Khổng Tử Thánh tích đồ” (Tranh Thánh tích Khổng Tử” vẽ vào đời Minh.
Điều Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Điều mà Khổng Tử để lại cho con người chỉ là biện pháp làm người. Pháp Đạo gia, lý Nho gia ra đời, Chư tử bách gia đồng loạt xuất hiện, chính tà hỗn loạn, thật giả khó phân biệt. Ngoài Đạo, Nho ra, thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc còn có rất nhiều môn phái tự xưng thành một gia, tạo thành rất nhiều gia như: Binh gia, Mặc gia, Pháp gia, Tung Hoành gia, Âm Dương gia, Danh gia, Y gia, Nông gia, Tạp gia, Thư họa gia… Còn các chư tử như có Yến Tử, Tôn Tử, Quản Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Quỷ Cốc Tử, Hàn Phi Tử…
Đương nhiên, có một số người là được phái xuống hạ giới làm phong phú nền văn hóa nhân gian, cũng có rất nhiều người là đến can nhiễu, phá hoại sự lưu truyền của chính Đạo, chính Pháp. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng không chỉ cần vũ lực để chinh phục 6 nước, càng cần từ phương diện tư tưởng làm chính gốc rễ, làm sạch nguồn gốc, bảo vệ văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
Trung Quốc vào thời cuối thời Xuân Thu là thời kỳ quần hùng nổi dậy, bách gia đua nở, xuất hiện Lão Tử, Khổng Tử. Ở châu Âu, nền văn minh Hy Lạp cổ cũng hưng thịnh. Hy Lạp cổ xuất hiện một loạt các triết gia như Thales, Pythagoras, Democritus, Socrates, Plato và Aristote. Những bậc trí giả phương Đông và phương Tây này chính là đã sáng tạo ra 2 thể hệ văn minh lớn của nhân loại. 
Tần Thủy Hoàng ngôi cao Hoàng đế, xưng là Thiên tử (con của Thượng thiên), gánh vác trọng trách khai sáng triều đại mới. Tất cả các lý, pháp, đạo chốn nhân gian đều được Tần Thủy Hoàng chọn và sử dụng. Người đời sau luôn muốn làm rõ nguồn gốc tư tưởng Tần Thủy Hoàng, rốt cuộc là từ Pháp gia hay Nho gia, hoặc là Đạo gia, Âm dương gia… nhưng không thể nào làm rõ được.
Thực ra, tất cả các môn phái, tư tưởng này đều là dành cho ông sử dụng, để cho ông lựa chọn mà thôi. Tần Thủy Hoàng độc lập sáng lập hệ thống pháp luật giáo hóa dân chúng. “Pháp” mà Tần Thủy Hoàng dùng thực ra không cùng một dạng với tư tưởng Pháp gia thời Tiên Tần như của Thương Ưởng… Ngoài ra, Chư tử bách gia xuất hiện, trăm nhà thi nhau đua tiếng cũng chính là đặt định trước cho Tần Thủy Hoàng chuẩn bị khai sáng thời kỳ mới của văn hóa Thần truyền.
Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng Doanh Chính. (Nguồn: Tân Đường Nhân)
Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc
Chiến tranh chính nghĩa là dùng để tiêu diệt kẻ ác, thế lực ác và quốc gia ác, như Hoàng Đế đánh Xi Vưu, Thành Thang đánh Kiệt, Võ Vương đánh Trụ… Cùng với sự bại hoại của nhân loại, thiên tai nhân họa, chiến tranh ngày càng thường xuyên hơn. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Đại Tần nhất thống giang sơn chính là quy chính lại sự bại hoại này, đem lại nền thái bình cho thiên hạ.
Nhiều người thắc mắc rằng, đế quốc Tần của Tần Thủy Hoàng dẫu sao cũng chỉ tồn tại vỏn vẹn 15 năm (221 – 206 TCN), rồi thiên hạ lại chia năm xẻ bảy, Hán Sở lại tranh hùng, như thế có gì là thái bình? Dù chỉ là 15 năm ngắn ngủi nhưng Tần Thủy Hoàng đã làm được khối lượng công việc của cả một nghìn năm, nói không ngoa là như vậy.
Đồng thời, nhà Tần thống nhất thiên hạ cũng khiến Trung Hoa lần đầu tiên quy về một mối, không còn cảnh liệt quốc phân tranh, chư hầu cát cứ. Điều đó có ý nghĩa gì? Trên thực tế, nó đã đặt định ra khái niệm “thái bình”, “thống nhất giang sơn” để các triều đại sau noi theo.
Chỉ khi thiên hạ thống nhất quy về một mối, nền đạo đức nhân luân mới có thể duy trì, thăng hoa, văn hóa Thần truyền cũng phát huy hết được sức mạnh của mình. Sau Tần Thủy Hoàng, có vị minh quân nào mà không ôm chí lớn muốn thống nhất giang sơn đây?
Lịch sử gọi các chư hầu thời Hạ là Vạn quốc, đến thời Thương còn có 3 nghìn, đến thời Chu còn 800, đến thời Xuân Thu chỉ còn trên trăm nước. Thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, chiến tranh liên miên, quy mô càng lớn.
Theo “Tả truyện” ghi chép, thời Xuân Thu tổng cộng có hơn 140 nước. Cùng với việc rất nhiều tiểu quốc bị thôn tính, cuối cùng chỉ có 7 nước khá mạnh còn lại là: Tần, Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và mấy tiểu quốc như Tống, Việt… Lịch sử bước vào thời kỳ mà người đời sau gọi là Chiến Quốc. Thời kỳ này, quy mô chiến tranh đã diễn ra vô cùng ác liệt. Các chiến lược, binh pháp, mưu kế, ngoại giao, hợp tung, liên hoành đã đưa hình thức phân tranh giữa các tiểu quốc trở thành chiến tranh giữa các nước lớn. 
Tần Thủy Hoàng thuận thiên thời, đắc địa lợi, với khí thế gió cuốn mây tàn, một mạch đạp bằng 6 nước, nhất thống Trung Hoa, kết thúc thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc loạn ly. Bề ngoài có thể thấy giai đoạn lịch sử này đan xen, phức tạp, hỗn loạn vô trật tự nhưng chính là Thần đang lợi dụng chiến tranh để dạy bảo người đời giữ gìn chính nghĩa, tôn đạo kính thiên, tu dưỡng đạo đức, hồng dương văn hóa nửa Thần.
Tần Thủy Hoàng thống nhất giang sơn là thiên ý, là điều đã được an bài từ trước, không phải sức người cưỡng cầu mà nên. Vậy nên có mấy câu hát rằng:
Trăm năm chinh chiến, bách tính lầm than, một buổi sáng thái bình thành tựuTrăm nhà loạn thế, nhiễu nhương chính đạo, một ngọn đuốc đốt sạch thành troTrăm phế chờ hưng, đại nghiệp khởi  đầu, vạn mối mở ra nền chính thốngTrăm đời gây dựng, gốc chính nguồn trong, vạn đời ngợi ca ôi Thủy Hoàng!
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng TrungNam Phương biên dịch
Xem thêm:

NHỊ LÊ-PHÓ TBT TCCS PHÁT TÍN HIỆU VỀ CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT GIỮA CÁC PHE NHÓM KHIẾN ĐẢNG... "TIÊU"

Ông Nhị Lê: Trong Đảng nảy nòi nhiều 'sứ quân' thì nguy cơ khó còn là Đảng Cộng sản nữa


(VTC News) - Nhà báo Nhị Lê - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đưa ra những phân tích tâm huyết vể cuộc chiến chống tham nhũng được xem là đến hồi quyết liệt nhất.



Tại Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu "lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy".
Điều đó khẳng định công tác phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư chỉ đạo đã đi vào giai đoạn khẩn trương nhất, gấp rút nhất. Vì vậy, tất cả các cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng phải cùng vào cuộc và không thể đứng ngoài được nữa.
Tổng Bí thư đã từng khẳng định “cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được và thế mới thành công”.
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News xung quanh vấn đề này, nhà báo Nhị Lê – Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nói:
Đâu phải bây giờ, đối với chúng ta, tham nhũng mới được xem là vấn nạn lớn như vậy. Nghìn năm trước, ông cha ta nói đủ đầy rồi.
Hơn hai mươi năm trước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nghiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, chứ đâu phải chỉ tới hiện nay, Đảng ta đã cảnh báo cái nguy cơ đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ, của Đảng và là thủ phạm làm yếu hèn dân tộc và suy tàn đất nước ấy rồi. Tham nhũng được cảnh báo là “quốc nạn”.
Video: Nhà báo Nhị Lê: Chống tham nhũng phải làm quyết liệt đến cùng
- Quốc nạn thì không còn là nguy cơ, thưa ông?
Không dừng ở nguy cơ, mà hiện thời tham nhũng đã thành sự thật đau lòng và nguy cấp: Quốc nạn hiện thực. Nó len lỏi trên khắp các lĩnh vực, lan rộng các phương diện, chui vào khắp các cấp và ở hiện diện hoặc tàng hình ở đủ hạng người. Ai cũng thấy.
Và, trong rất nhiều lần, ở nhiều thời điểm, tôi đã cố gắng khắc sâu và cảnh báo hai nguy cơ của các bậc tiền nhân đối với một đảng cầm quyền: Một là, nguy cơ sai lầm về đường lối. Hai là, nguy cơ Đảng sa vào quan liêu, tham nhũng.
Vì, qua thực tiễn phát triển và những gì đã diễn ra trong hàng ngàn năm nay ở các thể chế; và nhìn hẹp trong gần 100 năm qua, và hôm nay, đối với các đảng cộng sản và công nhân, bài học được viết bằng máu về nguy cơ chết người khủng khiếp đó vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử.



tt8-16_53_21_159
Nhà báo Nhị Lê: "Tôi không thể hình dung ra được, trong Đảng lại xuất hiện bao nhiêu bè nhóm, đẳng cấp. Nói rộng ra, tôi không thể hình dung ra được một đất nước mà có tới cả hàng chục, thậm chí trăm “sứ quân” là các nhóm lợi ích". (Ảnh: Báo Đảng Cộng sản)

Trong quá trình phát triển của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế, dù cầm quyền hay chưa cầm quyền, và đặc biệt khi đã cầm quyền rồi, thì cái nguy cơ vừa nói rất dễ xảy ra và đã xảy ra. Nếu không kịp thời ngăn chặn, không kịp thời khống chế và hóa giải, thì nguy cơ các Đảng đó trở nên hủ bại, rồi mất vai trò cầm quyền, nguy cơ tan vỡ là điều rất dễ dàng xảy ra.
Hiện nay, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không kiên quyết và hóa giải những nguy cơ, trực tiếp là nguy cơ tham nhũng nói trên thì vị thế, vai trò, trách nhiệm lịch sử cầm quyền của Đảng sẽ khó khăn, thậm chí bị đe dọa hết sức nghiêm khắc.
Trong đó, biểu hiện tinh vi nhất của tham nhũng là nguy cơ cát cứ hóa đường lối cách mạng của Đảng, hay nói cách khác, đó chính là vấn đề tham nhũng quyền lực chính trị.
Khi nói đến vấn đề lợi ích nhóm hay là các nhóm lợi ích trong Đảng chính là đang nói đến nguy cơ về sự phân liệt về chính trị trong Đảng, là nói đến nguy cơ phân liệt đẳng cấp về tổ chức, về cán bộ cảnh báo nguy cơ mất sự thống nhất về chính trị và tư tưởng ở ngay trong chính nội bộ Đảng, mà nhất là hiện nay chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế…
Cơ chế thị trường có nguy cơ tác họa tất cả. Khi đề cập đến điều này, C. Mác cũng đã tiên liệu: Khi các nhà chính trị liên kết với bọn tài phiệt tài chính thì nguy cơ sụp đổ của một nền chính trị, rất gần, thậm chí cận kề. Điều đó mới là đáng nói về tai họa tham nhũng, vào chính lúc này đây.
Tôi không thể hình dung ra được, trong Đảng lại xuất hiện bao nhiêu bè nhóm, đẳng cấp. Nói rộng ra, tôi không thể hình dung ra được một đất nước mà có tới cả hàng chục, thậm chí trăm “sứ quân” – “nhóm lợi ích”.
Cách đây 10 thế kỷ, trước thời kì Đại Cồ Việt, chỉ có 12 sứ quân mà đã làm loạn lạc và tan hoang đất nước rồi. Nguy hại hơn, ngay một số tổ chức Đảng đã bị biến thành “những bị khoai tây”. Các thành viên được tập hợp trong những “chiếc bị” này, mà điều này như tôi đã nói mấy năm trước, chỉ cần cắt cái đầu dây buộc chiếc bị đó ra thì bị khoai tây sẽ bị văng tung tóe, mỗi củ mỗi nơi.
Nhìn rộng ra, nguy cơ Đảng bị phân rã, chia cắt, cát cứ là hết sức nguy hiểm. Trong Đảng mà nảy nòi nhiều “sứ quân” thì nguy cơ khó còn là Đảng Cộng sản nữa; và khi đó, vai trò lãnh đạo, trọng trách lịch sử của Đảng sẽ bị tổn thương và đe dọa nghiêm trọng.
Hai điều đó sẽ dẫn đến vị thế, vai trò, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, đối với dân tộc có nguy cơ bị đe dọa; và, vị thế, sức mạnh của quốc gia bị xâm hại và vị thế dân tộc bị hạ thấp.
Đó là phương diện pháp lý và tính chính danh, chính pháp của Đảng, khi xem vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng hiện nay.
Về mặt đạo lý, nếu Đảng ta là “đứa con nòi” của nhân dân lao động, sống và trưởng thành trong lòng nhân dân, mà bị chia rẽ năm bè bảy mảng, không còn là một khối thống nhất nữa, thì dân tộc Việt Nam ra sao; và những đảng viên của Đảng liệu có còn xứng đáng là những “đứa con” của dòng giống Lạc Hồng nữa không?
“Quốc nhục” là Việt Nam bị tổn thương, “quốc sỉ” là Việt Nam bị xâm hại, liêm sỉ mỗi người Việt Nam có còn không? Lúc ấy, liệu có còn xứng đáng là nòi giống Việt Nam ta nữa hay không? Dân tộc bị nô lệ, mỗi người sẽ là vong quốc nô, sớm muộn là chuyện nhãn tiền.
Nếu thất bại về mặt pháp lý và cả đạo lý nữa, có lẽ lúc ấy không còn cơ hội để nói về sự nguy hiểm của nạn tham nhũng nữa.
- Có thể nói, thực trạng tham nhũng tràn lan hiện nay không phải mới chỉ xảy ra, mà đã âm ỉ, tích tụ trong cả một quá trình để hình thành nên các “nhóm lợi ích”. Vậy tại sao bây giờ chống tham nhũng mới được thực hiện một cách quyết liệt?
Tôi vừa nói rồi. Không phải đến bây giờ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhận thức được điều này. Từ rất lâu rồi, thậm chí khi trước Đảng ra đời cả ngàn ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng - đã cảnh báo rất rõ điều đó.
Một “con ruồi đậu trên đầu hổ”, ngồi ở cơ quan hoạch định chính sách, mà tham nhũng chính sách thì còn nguy hiểm hơn cả những nơi thực thi chính sách với chức vụ còn to hơn gấp mười.
Nhà báo Nhị Lê
Nếu nhớ lại, năm 1927, khi Người viết cuốn “Đường kách mệnh”, thì vấn đề đầu tiên Người nói chính là nói về tư cách của người làm cách mạng. Nhân đây, xin nhắc lại điều đó. Và, tháng 10 năm 2017 này, là năm kỷ niệm tròn 70 năm cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, thì cách nay 70 năm, ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rất rõ, cảnh báo về thói cục bộ, tư túng, hủ bại, tham nhũng, đạo vị và bao thói tệ khác cần kíp phải tẩy bỏ của cán bộ rồi.
Trở lại vấn đề hiện nay, trong suốt chặng đường 87 năm qua, kể từ khi Đảng ra đời, mà nhìn rộng hơn là trong suốt 90 năm qua kể từ khi Bác Hồ viết “Đường kách mệnh”, vấn đề chính trị bị cát cứ, chia rẽ luôn là vấn đề cực kỳ hệ trọng.
Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội cũng theo đó mà nảy lòi ra. Lịch sử của các đảng Cộng sản trên thế giới cũng luôn đối mặt với nguy cơ này. Sự rạn vỡ, chia rẽ về chính trị tất yếu sẽ dẫn đến sự tan vỡ về mặt tổ chức.
Nếu sự tan vỡ về mặt chính trị cộng với tan vỡ về tổ chức thì Đảng Cộng sản không còn là đảng nữa, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc không còn vai trò lãnh đạo đất nước được nữa. Đất nước sẽ ra sao? Dân tộc sẽ ra sao? Chẳng cần nói thêm, cũng quá rõ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Sự quyết liệt hiện nay là ở đó!
Đó là yêu cầu của lịch sử, là mệnh lệnh của nhân dân đối với Đảng ta – “đứa con nòi của giai cấp lao động Việt Nam”! Và, nhân dân cũng tự nhận trách nhiệm về mình, đã đứng bên Đảng!
- Hiện nay trong dư luận cũng có ý kiến cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng có thể sẽ có “tầm mức”. Quan điểm của ông thế nào?
Tại sao không phải là câu hỏi: Khi nào và chúng ta làm thế nào để có thể trị được tận gốc tham nhũng?
Ngay từ thế kỷ XV, nhà vua Lê Thánh Tông, một ông vua rất sáng suốt và tạo nên sự thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã có một câu nói mà tôi rất tâm đắc, đúng hơn đó là lời cảnh báo xương máu, ngay giữa buổi thịnh trị, rằng: Nếu có cái gì đó làm cho triều đình đổ vỡ, làm cho muôn dân bại hoại, thì đó chính là nạn tham quan lại nhũng. Bảy, tám thế kỷ qua, nhời ấy, tôi nghĩ, không bao giờ cũ.
Vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng luôn là vấn đề sinh tử, thành bại của muôn thời. Vì thế, cũng không thể hiểu được hiện nay, tại sao có ý kiến lại đặt ra cái gọi là “liều lượng” với tham nhũng và chống tham nhũng? Rồi chuyện, thế nào là “tầm mức”, thế nào là “mạnh tay”, thế nào là đủ, thế nào là “đến cùng”… khi nói về chống tham nhũng?
Những băn khoăn ấy của một số người hiện nay âu cũng là dễ hiểu thôi.
Tôi xin nói gọn ở đây về quyết tâm chống tham nhũng. Rằng, đã sợ tham nhũng và hệ lụy của nó thì không chống; và, khi đã chống tham nhũng thì quyết không sợ, tất nhiên tất cả những gì thuộc về nó, không bàn thêm.
Vấn đề không chỉ ở quyết tâm chống: không sợ sệt; đối tượng chống: rõ ràng, đúng, trúng; phương châm chống: kiên định, không dao động, nửa vời mà còn là ở nghệ thuật chống: bước đi phù hợp, hiệu quả và lực lượng chống: mạnh mẽ, kiên quyết, kiên tâm và đông đảo!... Không có sự lựa chọn nào khác, nếu không muốn rước họa và chuốc lấy thất bại. Sinh tử thì phải tử sinh. Không do dự, cầu toàn. Đó là tất yếu!
- Như nhiều người nói, tham nhũng có nhiều loại khác nhau, thậm chí công chức đi muộn về sớm cũng là tham nhũng thời gian. Theo ông, loại tham nhũng nào nguy hiểm nhất và cần phải chống quyết liệt đầu tiên?
Vấn đề hiện nay là, phải phân loại, để có biện pháp giải quyết sao cho phù hợp. Tham nhũng tiền bạc là tham nhũng ít. Tham nhũng về chức vụ, về chính sách thì mới là tham nhũng khủng khiếp. nhưng, tham nhũng về lòng tin sẽ đưa đất nước đến chỗ sụp đổ, thực sự là trọng tội, là thảm họa. Có những việc phải dùng dao bài thì ta phải dùng dao bài. Mổ trâu thì dùng dao bài, nhưng mổ chim sẻ thì phải dùng dao kim. Song hãy coi chừng, bởi chưa chắc mổ trâu đã quan trọng hơn mổ chim sẻ.
Một con chim sẻ (các cụ xưa gọi là bọn tiểu tước) mà “đậu cành cao”, mà tham nhũng, thì tác họa còn nguy hiểm hơn cả đàn con trâu nằm ở vũng bùn. Một “con ruồi đậu trên đầu hổ”, ngồi ở cơ quan hoạch định chính sách, mà tham nhũng chính sách thì còn nguy hiểm hơn cả những nơi thực thi chính sách với chức vụ còn to hơn gấp mười. Mỗi loại một đối sách phù hợp, cố nhiên là sức mạnh tổng hợp.
Cho nên, ở đây cần phải căn cứ vào tính chất của đối tượng, của vụ việc để từ đó có đối sách cho phù hợp. Tôi muốn nói là, người lãnh đạo Đảng ở các cấp cố nhiên là nhìn xa, trông rộng, tiên liệu và có đối sách sao cho phù hợp đã đành mà còn hành xử dứt khoát với tinh thần “quốc pháp bất vị thân” một cách dân chủ, minh bạch và đầy tính nhân văn.
- Ông nghĩ sao về những quan điểm cho rằng gốc rễ tham nhũng do thể chế?
Ai ai cũng đặt câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để trị cho bằng được cái gốc đã đẻ ra tham nhũng? Không ít người đổ cho thể chế. Phải khẳng định ngay là, từ xưa tới nay, không có thời nào, không một thể chế nào dung nạp hay nhân nhượng với tham nhũng cả. Ở đây, không phải là thể chế đẻ ra tham nhũng. Tôi cam kết lại là, không có thể chế nào dung tha tham nhũng cả. Cái gì cũng đổ lỗi là do thể chế, tham nhũng cũng đổ lỗi là do thể chế, nói thế là chỉ thấy ngọn. Vậy thì cái gì? Lý luận hay đường lối, chính sách?
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không thể sửa sai những lỗi lầm bằng thứ tư duy đã đẻ ra nó. Chống tham nhũng cũng vậy. Rộng hơn là đổi mới lý luận, cụ thể là chính sách, cũng vậy. Tiếp tục đổi mới không ngừng tư duy về tham nhũng và chống tham nhũng.
Vì tham nhũng giờ đây không chỉ có tham nhũng kinh tế, tiền bạc hữu hình, chức vụ và danh vị cụ thể, chính sách, chế độ cụ thể mà xâm hại cả tới những lãnh địa thiêng liêng vô hình: tham nhũng lòng tin, tham nhũng chính trị… biến ảo khôn lường.
Không thể dùng những người tham nhũng để đi chống tham nhũng được. Bộ máy chống tham nhũng phải được trao đủ quyền năng và được kiểm soát chặt chẽ và toàn diện quyền lực.
Nhà báo Nhị Lê
Rồi tham nhũng độc lập và tham nhũng tập đoàn, tham nhũng kinh tế đan cài, liên minh với tham nhũng chính trị, tham nhũng trong nước cấu kết với tham nhũng xuyên quốc gia, không quy mô, không giới hạ nào cả… Tất cả điều đó làm khuynh bại quốc gia, sụp đổ lòng tin và băng hoại dân tộc và làm tổn hại các quốc gia dân tộc khác.
- Rõ ràng, kinh nghiệm ở mọi lĩnh vực đều cho thấy "phòng tốt hơn chống". Vậy công tác "phòng" tham nhũng sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông? 
Vì thế, việc cần kíp thiết lập vòng cương tỏa tổng hợp từ “Đức trị” tới “Pháp trị” và “Dân chủ hóa”, gồm 7 mặt chỉnh thể: Không nên tham nhũng - Không được tham nhũng - Không thể tham nhũng - Không cần tham nhũng - Không vùng cấm, không ngoại lệ xử lý tham nhũng - Không thể thoát khi tham nhũng – Không thể lợi dụng trong chống tham nhũng. Bảy mặt này phải giữ nghiêm.
Nói khái lược, đổi mới thể chế chống tham nhũng quốc nội và quốc tế theo hướng đó. Đó là lý luận, là quyết sách chính trị trước hết và đầu tiên.
Về lực lượng chính trị chống tham nhũng? Ai chống tham nhũng? Kẻ tham nhũng bòn rút xương máu nhân dân, đục khoét cốt tủy quốc gia. Cố nhiên, cả dân tộc, trước hết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới ngọn cờ của Đảng, tất cả không trừ một ai, hễ có lương tri và cả bạn bè quốc tế. Thành bại là ở đây.
Tham nhũng đã lan rộng, leo cao, chui sâu… và tác họa khôn lường. Nên vấn đề rường cột cốt tử ở đây là, làm tốt yếu tố cán bộ. Thực tế cho thấy, do chính những cán bộ lợi dụng thể chế, tìm khe hở của thể chế để thực hiện mưu đồ của mình, nhằm tham nhũng, nên đột phá vào chỗ tung thâm này, mà tiếp tục đổi mới bộ máy chống tham nhũng.
Lựa chọn cán bộ có quyết tâm, có năng lực, có đạo đức là điều cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói đó là yếu tố quyết định việc thành bại. Người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền… phải Gương mẫu - Trung thực - Liêm sỉ và Kỷ luật trong đấu tranh chống tham nhũng. Ai không được tối thiểu như thế, thì nên từ chức.
Không thể dùng những người tham nhũng để đi chống tham nhũng được. Bộ máy chống tham nhũng phải được trao đủ quyền năng và được kiểm soát chặt chẽ và toàn diện quyền lực. Tất cả phải sống trong lòng nhân dân và chịu sự giám sát, kiểm soát của nhân dân! Lưới giời nhân dân lồng lộng!
Đặc biệt, công cuộc chống tham nhũng hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào ta và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Đó là sức mạnh vô địch. Nhưng, phải cổ vũ, giữ niềm tin của nhân dân và bảo vệ vô điều kiện nhân dân.
Nên nhớ, được lòng dân, khi nhân dân ủng hộ thì vạn sự tất thành, được cả thiên hạ, nhất là trong cuộc đấu tranh sinh tử lúc này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
LƯU THỦY