Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Chính trị & kỹ trị...( đòn vu hồi nhắm vào Trương Minh Tuấn); Huy Đức – chuyên gia nham hiểm

FB Huy Đức
15-8-2017
Kết quả hình ảnh cho Trương Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. Ảnh: báo PLTP

Xem thêm bài của Trương Minh Tuấn:

Kết quả tìm kiếm

Lời bàn của Phạm Viết Đào:
Bài viết này tưởng Huy Đức bàn những chuyện vu vơ trên trời: chuyện chính trị- kỹ trị...nhưng lại nhắm
trúng một ' con chuột" dưới đất đó là Trương Minh Tuấn...
Blog P.V.Đ cũng nhận được thông tin rằng Trương Minh Tuấn-BT Bộ 4T chuyến này sẽ "lấm lưng trắng bụng" vì vụ Mobifon. Vụ này có cả Nguyễn Bắc Son dính đậm nhưng nghe đâu Son đã khắc phục xong hậu quả...
Còn Tuấn chờ xem ?!

Chủ tịch một công ty nổi tiếng, trực thuộc một bộ, hưu gần hai năm nay, nhận xét ngắn gọn về người mà lẽ ra ông phải chịu ơn vì từng ký 3 quyết định đề bạt, bổ nhiệm ông, “Súc vật”. Một thành viên nội các nhiệm kỳ trước, đang giữ một vị trí cao hơn trong nhiệm kỳ này, trong một lần bi phẫn, nói với bạn tâm giao, “Đôi khi tôi phải làm những việc không phải của một con người”. Nhiều đại biểu dự Đại hội XII ngạc nhiên vì nhận được những khoản thu nhập bất ngờ. Có những lá phiếu đã được quy đổi thành tiền bên hành lang của nơi mà các đảng viên trung thành vẫn coi là “đền thiêng của Đảng”.
Nhiệm kỳ này vẫn rơi rớt không ít thành viên tiến thân bằng những nấc thang được lắp đặt bởi các “nguyên lý” của hai nhiệm kỳ trước đó. Nhiều nhà báo “uống rượu” với Trương Minh Tuấn, ngơ ngác khi chứng kiến một kẻ thô lỗ, ăn không nên đọi, nói không nên lời; làm trưởng phòng bảo vệ ở một cơ quan báo chí đã là quá đáng, bỗng nhiên trở thành Bộ trưởng có quyền cấp thẻ, rút thẻ của mình. Trương Minh Tuấn nếu không vượt thẩm quyền, ký quyết định cho MobiFone đi vay 8.900 tỷ mua một cơ sở hạ tầng truyền hình trị giá tối đa là 300 tỷ, liệu có thể có tiền, có cái ghế UVTƯ, bộ trưởng?
Đọc quy định mới của Bộ Chính trị về “tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ”, nhận thấy các nhà lãnh đạo Đảng đang muốn chặn cái đà tha hóa đó của đội ngũ. Nhưng, cũng rất tiếc là những người tham mưu, ban hành quyết định này vẫn chưa nhìn thấy cái gốc của vấn đề và đặt các nỗ lực cải cách trên những nguyên lý chính trị căn bản nhất.
Cho dù vẫn đang được vận hành với nhiều tính chất “đảng trị”, nếu “công tác cán bộ” muốn khắc phục được các yếu tố gây tha hóa đội ngũ thì không chỉ ban hành các quy chế nội bộ mà còn phải thiết kế nền quản trị quốc gia theo hướng tách bạch hai chức năng chính trị & kỹ trị. Từ đó, đội ngũ cán bộ cả của Đảng lẫn Nhà nước không thể chỉ được phân chia theo thứ bậc (cấp ban bí thư quản lý, cấp bộ chính trị quản lý…), mà phải tách bạch theo các ngạch trật: chính trị gia; viên chức bổ nhiệm (chính trị & tư pháp); viên chức hành chánh.
Hệ thống chính trị, bao gồm chính trị trung ương và chính trị địa phương – nơi đưa ra các quyết sách – và, hệ thống hành chính – nơi kỹ thuật hóa bằng thủ tục để thực thi các quyết sách đó. Chính trị & kỹ trị là hai thực thể song hành nhưng càng ít lệ thuộc vào nhau càng tốt. Càng có một hệ thống hành chính (và cả tư pháp) ít chịu ảnh hưởng bởi chính trị, bởi tư duy và các chỉ tiêu nhiệm kỳ và một hệ thống chính trị không kiếm chác được từ sự nhũng nhiễu của hệ thống hành chánh thông qua việc áp đặt các thủ tục (như các giấy phép con…) thì nền quản trị quốc gia mới có thể hữu hiệu và giảm nguy cơ tham nhũng.
Khác với giai đoạn 1960 đến đầu thập niên 1990, Chính phủ sau Hiến pháp 1992, bắt đầu xuất hiện các chính trị gia – thay vì các cán bộ được Đảng kêu gì làm nấy như các chính phủ thời “quan liêu, bao cấp”. Cho dù đảng không phải là “tinh hoa của dân tộc” thì những nhà lãnh đạo trong các nội các từ 2006 trở về trước vẫn còn là những người tiêu biểu hơn trong Đảng.
Ngay từ cuối thập niên 1970s, khi dấu ấn cá nhân và đảng trị đang là phương thức điều hành tuyệt đối của quốc gia, rất ít khi có một nhà lãnh đạo địa phương nào được điều ra Hà Nội mà “vô danh tiểu tốt” như hiện nay.
Những Võ Văn Kiệt, Chín Cần, Đoàn Duy Thành… đều là những nhà lãnh đạo nổi bật, có nhiều sáng kiến chính sách, trong các nền chính trị địa phương. Công tác cán bộ bắt đầu suy thoái khi sự lựa chọn lãnh đạo được quyết định bởi các “cha chú” và những người được cơ cấu vào Trung ương thường chỉ vì đứng đầu các “pháo đài huyện” như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Xuân Mỹ… thay vì bằng những thành tích ở địa phương của họ (thậm chí Nguyễn Tấn Dũng khi được Lê Đức Anh chọn điều ra TƯ đang còn là đối tượng bị tố cáo ở Kiên Giang).
Cần phải xác định, Đảng muốn cái gì phải là “trung ương tập quyền” để duy trì kỷ cương và tính thống nhất quốc gia, cái gì phải “phân quyền” để phát huy tính năng động và vai trò giám sát từ cơ sở. Nếu tuyệt đối tập quyền, nhân sự lãnh đạo địa phương vẫn tiếp tục được quyết định bởi BCT, BBT thì chính trị địa phương sẽ bị thui chột, ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo TƯ tiếp tục sẽ vẫn là những nhân vật giỏi chạy chọt, thay vì là các nhà lãnh đạo có nhiều thành tích.
Cần phải tách bạch ngay hai chức năng của bộ máy hành pháp: chức năng hành pháp chính trị – xây dựng chính sách, thiết kế quy định hành chính; chức năng hành chính công vụ (cấp phép; giám sát thực thi; giải quyết tranh chấp). Cần phải tăng cường tính kỹ trị cho cả chức năng xây dựng chính sách và thực thi công vụ. Đặc biệt là với chức năng xây dựng và thực thi các chính sách phát triển ngành kinh tế (chính sách thuế, chính sách trợ cấp, trợ giá, làm quy hoạch hoặc đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia).
Chức năng làm chính sách cần được giao cho một bộ phận với thành phần chủ yếu là những viên chức chính trị được bổ nhiệm. Họ là những người được lựa chọn bởi các bộ trưởng và có thể chỉ phục vụ cho nhiệm kỳ của vị bộ trưởng ấy. Trong các cơ quan tham mưu chính sách (có thể là các vụ) bao gồm cả những người có “biên chế” (họ là những người thông thạo kỹ thuật lập quy, có thể giúp các bộ trưởng, vụ trưởng biến một sáng kiến lập pháp, lập quy trở thành một dự thảo luật hay quy phạm hành chính). Chức năng thực thi hành chính công vụ được đảm nhiệm bởi các công chức hành chính chuyên nghiệp, tuyển dụng qua hình thức thi tuyển và chỉ làm theo quy định và thủ tục (tuyệt đối không sáng kiến).
Nên trao cho người có quyền bổ nhiệm (Thủ tướng, chủ tịch UB) quyền chủ động lựa chọn nhân sự (các bộ trưởng, giám đốc sở và các chức danh tư pháp…). Cấp ủy chỉ cần giám sát thông qua lá phiếu của mình trong các cơ quan dân cử (phê chuẩn hay không phê chuẩn). Các chức danh tư pháp cũng thay vì tự đào tạo và chỉ được cung ứng bởi nguồn nội bộ cũng cần phải được lựa chọn từ những người có uy tín trong xã hội. Ví dụ: các thẩm phán có thể được chọn trong giới luật gia, luật sư, từ những người nổi tiếng liêm chính và có nhiều thành tựu về nghề nghiệp.
Một người có thể trở thành chính trị gia bằng cách ra tranh cử vào các cơ quan lập pháp hoặc được tiến cử vào nội các nhưng trước đó không phải là những người có uy tín, có thể đến từ địa phương hay từ những hoạt động chính trị khác, được biết đến với những thành tích nổi bật. Nếu cấm chính trị gia có “tham vọng quyền lực”(chưa rõ nội hàm tham vọng được dùng trong Quy chế là gì) thì họ vẫn phải là những người có khát vọng sử dụng quyền lực mà họ đạt được để đưa đất nước đi lên. Họ phải chấp nhận một sự nghiệp có rủi ro (thất cử là về vườn).
Những viên chức bổ nhiệm cũng phải là những người chí công, theo giúp một chính trị gia chủ yếu vì muốn biến một sáng kiến nào đó của mình thành chính sách, họ phải chấp nhận sự tham chính của mình là “không biên chế”, “leaders” của mình thất cử là cắp cặp ra đi. Biên chế chỉ bao gồm những viên chức hành chánh, họ được đào tạo để làm việc mẫn cán và chuyên nghiệp; họ có thể chỉ cần “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Nếu họ nổi hứng ra tranh cử hoặc được bổ nhiệm thì phải từ bỏ sự “êm đềm” của biên chế.
Công tác cán bộ, trước hết, phải phân biệt được sự khác nhau giữa các ngạch, trật. Đừng nhầm lẫn chính trị với kỹ trị. Đừng đưa nhưng kẻ chỉ quen điếu đóm vào các vị trị của một chính trị gia. Và, đừng bắt những người có tố chất của chính trị gia phải mẫn cán, dò dẫm từng nấc thang hành chính.

Huy Đức – chuyên gia nham hiểm

Huy Đức thất nghiệp dài dài sau khi rời báo Tuổi Trẻ. Thực tế, cũng có vài tờ như Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Nông Thôn Ngày Nay, Thanh Niên… tỏ ra bản lĩnh nhận Huy Đức về. Nhưng, non sông dễ đổi bản tính khó dời, đến ngày hôm trước hôm sau Huy Đức đã tiếm quyền ban biên tập nên phải ra đi.
140206131607_huy_duc_512x288_huyduc_nocredit
Lúc bấy giờ Tâm Chánh, một đồng nghiệp Tuổi Trẻ “ly khai” đã nổi như cồn với tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Tâm Chánh được xưng tụng là Tống Giang thâu nạp anh hùng lên Lương Sơn Bạc của làng báo. Với bản chất nghệ sĩ, Tâm Chánh tự tin nhận Huy Đức về làm phóng viên đặc biệt.
Giông gió nổi lên và SGTT gặp tai ương từ đó…
Nổi tiếng với sáng kiến “Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ thời bà Kim Hạnh làm Tổng biên tập, SGTT bổng “thay máu” trở thành tờ báo chính trị đối lập với chuyên trang “Góc nhìn” rất táo bạo do Huy Đức cầm chịch. Từ chuyện cả tin, Tâm Chánh lệ thuộc dần vào những mối quan hệ chính trị của Huy Đức.
Ông Tâm Chánh đã thiếu sáng suốt để nhận ra những mối quan hệ đó chỉ làm lợi cho cá nhân Huy Đức và SGTT chỉ là cái bàn đạp của một cây bút tham vọng và háo danh. Chính vì thế, khi Tâm Chánh và SGTT gặp đại nạn Huy Đức và những mối quan hệ đó vội vàng “quăng cục lơ”.
Nếu kết luận rằng Huy Đức đã phá nát tờ SGTT là chưa đầy đủ nhưng không sai. Những chỉ đạo của Ban tuyên giáo TƯ bị Huy Đức ngang nhiên làm ngược lại. Không những thế, Huy Đức công khai thách thức thể chế bằng bài “Bức tường Berlin” và đỉnh điểm là bài chỉ trích cá nhân “Chị Hai Thủ tướng”.
Nhân việc chính quyền huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương cưỡng chế 280 ha rừng cao su của vợ chồng bà Hai Tâm chị ruột ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 4 năm 2009 Huy Đức “phang” luôn ông Dũng trên mục “Góc nhìn” số Thứ hai ngày 24 tháng 4.
Về mặt báo chí, bài “Chị Hai Thủ tướng” có giải quyết được vấn đề gì không? Xin thưa là không! Nó chỉ giải quyết được hằn học cá nhân và thói háo danh tự mãn sánh “trên tầm Thủ tướng” của Huy Đức. Chính quyền sau đó chắc chắn phải nhượng bộ lý lẽ của vợ chồng bà Hai Tâm và dàn xếp ổn thoả.
Báo SGTT từ một tờ báo địa phương, thuộc cấp sở, đã bị Huy Đức lôi kéo chĩa vào chuyện nội bộ thượng tầng. Một vài người khuyên TBT Tâm Chánh nhưng bị bỏ ngoài tai, Ban tuyên giáo TƯ nhiều lần công khai nhắc nhở, UBTP Hồ Chí Minh cũng lưu ý nhưng không kịp nữa.
Ngày 28 tháng 2 năm 2014 ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ TTTT đã ký quyết định thu hồi giấy phép của báo SGTT sau nhiều chuyến đi lại Hà Nội tác động như con thoi của ông Hứa Ngọc Thuận – Phó Chủ tịch UBND TPHCM. Nhiều tin tức lề trái cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lệnh cho ông Trương Minh Tuấn thu hồi giấy phép báo SGTT nhưng việc này không có chứng cứ.
Không bao giờ Huy Đức nhận trách nhiệm về tội phá nát tờ báo SGTT, đẩy gần 200 phóng viên thất nghiệp ra đường. Huy Đức công khai thù oán và đổ tội cho hai ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Minh Tuấn (nay là đương kim Bộ trưởng Bộ TTTT). Mục tiêu hiện nay của Huy Đức là “đánh” ông Trương Minh Tuấn nhân vụ AVG.
Về vụ AVG, Huy Đức cố tình viết sai sự thật, tung hoả mù cho dư luận nhằm chạy tội cho ông Lê Nam Trà – Chủ tịch HĐQT Mobifone. Ai cũng biết Huy Đức là bạn thân vợ chồng “chuyên gia truyền thông” Thanh Sơn – Hồng Ánh, sân sau của ông Lê Nam Trà nên Huy Đức vu tội cho ông Cao Duy Hải, Lê Thị Phương Anh và đồn ông Trương Minh Tuấn sắp “đi” sau ông Đinh La Thăng và Trầm Bê.
Vụ AVG theo chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên Huy Đức vu khống ông Trương Minh Tuấn “có vấn đề” khi ký quyết định mua AVG là không đủ căn cứ.
Căn biệt thự 1 triệu USD do vợ chồng con gái ông Trương Minh Tuấn mua lại của ông Mai Liêm Trực ở khu Trung Hoà Nhân Chính là do tiền của con gái ông Tuấn có được trong thời gian làm thư ký cho ông Trần Bắc Hà. Biệt thự 2 triệu USD khu Vườn Đào – Lạc Long Quân cũng không đứng tên ông Trương Minh Tuấn…
Theo Facebook Thịnh Phong

http://vntb.org/huy-duc-chuyen-gia-nham-hiem.html

Không có nhận xét nào: