Vì sao CSGT Tiền Giang chỉ đứng nhìn trạm thu phí BOT Cai Lây bị bao vây?
Khi xảy ra ùn tắc kéo dài tại BOT Cai Lậy, nhiều người thắc mắc vì sao CSGT không hề có hành động can thiệp hay xử lí các tài xế gây cản trở giao thông bằng việc trả phí bằng tiền lẻ. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã có trao đổi cùng Đại tá Trần Hoài Bảo, Trưởng phòng CSGT đường bộ, Công an tỉnh Tiền Giang.
Tình hình thu phí tại trạm BOT Cai Lậy những ngày qua đang nóng hơn bao giờ hết khi đồng loạt các tài xế đều lên tiếng cũng như dùng hành động thực tiễn nhằm phản đối việc đặt trạm thu phí. Sau nhiều ngày căng thẳng, hiện tại trạm Cai Lậy phải dừng hoạt động để giữ gìn an ninh trật tự. Tuy nhiên trong thời điểm các tài xế tập trung đưa tiền lẻ tại các trạm BOT gây ùn tắc giao thông kéo dài, lực lượng CSGT không hề can thiệp xử lí về việc trả tiền lẻ của các tài xế mà chỉ phân bố lực lượng thực hiện nhiệm vụ phân luồng giúp ổn định lại tình hình giao thông tại hiện trường.
Liên lạc với Đại tá Trần Hoài Bảo, Trưởng phòng CSGT đường bộ, Công an tỉnh Tiền Giang. Chúng tôi cũng đã có được những câu trả lời xác đáng cho sự việc trên.
Đại tá Trần Hoài Bảo cho rằng việc các tài xế đưa tiền có các mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng để mua vé qua trạm không sai, điều này luật cho phép. Việc cho tiền vào chai nhựa hay bịch nylon cũng không trái pháp luật, bởi đây là giao dịch dân sự (theo Điều 116, Bộ luật dân sự).
Vào giờ cao điểm lượng xe lớn, việc đếm tiền cũng mất nhiều thời gian đã khiến các ô tô ùn ứ kéo dài hơn 4km. CSGT và thanh tra giao thông được báo cáo, đã huy động điều tiết phân luồng giao thông để giải quyết tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên các tài xế trả tiền lẻ ở cả hai chiều, nhân viên trạm thu phí mất kiểm soát. Sự việc đó phía Cảnh sát cũng không thể can thiệp vì những hành động trên đều đúng pháp luật.
Đại tá Trần Hoài Bảo cho biết thêm thông tin, phía CSGT tỉnh Tiền Giang hiện cũng đang xem xét đưa ra quyết định xử phạt Trạm thu phí BOT Cai Lậy vì đã vi phạm Khoản 9 Điều 15 Nghị định 46 vì gây ùn tắc kéo dài và liên tục tại Trạm thu phí, gây cản trở giao thông nghiêm trọng. Mức phạt có thể lên tới tối đa là 70.000.000 đồng.
Cụ thể theo Khoản 9 Điều 15 Nghị Định 46, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 150 xe đến 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 1.000 m đến 2.000 m;b) Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 20 phút đến 30 phút.8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 2.000 m;b) Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 30 phút.9. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ vi phạm Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí.
Trung Hoàng
(PL)- Trên thế giới, xây dựng hạ tầng đường bộ vốn là lĩnh vực khó thu hút đầu tư tư nhân, do yêu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, rủi ro cao.
BOT: Cổ tích và thủ đoạn
(PL)- Trên thế giới, xây dựng hạ tầng đường bộ vốn là lĩnh vực khó thu hút đầu tư tư nhân, do yêu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, rủi ro cao.
Nhưng đường sá lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chính vì thế, chính phủ nhiều nước buộc phải chi tiêu ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Đường sá vì thế trở thành một thứ dịch vụ công. Vậy nên việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỉ đồng từ nguồn vốn tư nhân để xây dựng hơn 1.500 km đường chỉ trong vài năm là một điều kỳ diệu.
Đó là câu chuyện cổ tích đối với chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng trong nền kinh tế, đứng đằng sau những điều kỳ diệu luôn là rất nhiều các thủ đoạn.
Thủ đoạn đầu tiên là chỉ định thầu.
Thủ đoạn thứ hai là gian dối số tiền đầu tư. Thủ đoạn tiếp theo đó là gian dối về lưu lượng xe.
Thủ đoạn thứ tư là duy tu cải tạo đường cũ rồi đè ra thu phí như đường mới.
Thủ đoạn thứ năm là xây đường ở chỗ vắng nhưng đặt trạm thu phí ở chỗ đông người.
Và còn vô vàn những thủ đoạn khác nữa để có thể rút tiền từ túi người đi đường để bỏ vào túi riêng của chủ đầu tư và có thể của cả quan chức cho phép dự án đó.
Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là câu chuyện cổ tích BOT hay những thủ đoạn đã và chưa được lật tẩy. Quan trọng hơn cả là cái cơ chế đã dung dưỡng cho những vấn đề đó - một cơ chế không minh bạch.
Trong một dự án BOT đường bộ luôn có ba bên tham gia, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người đi đường. Thế nhưng hợp đồng BOT chỉ do cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư ký với nhau. Người dân - là người phải trả tiền không hề biết chuyện gì đang diễn ra.
Hầu như các hợp đồng BOT đều có một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan tới nội dung của hợp đồng và dự án.
Vấn đề này từng được công luận nói đến. Nhiều chuyên gia và luật sư cũng từng đưa vấn đề này ra tranh luận. Sự thật là hợp đồng hợp tác công tư trên thế giới cách đây vài chục năm thì những điều khoản bảo mật như vậy vẫn tồn tại. Nhưng hiện nay hầu hết quốc gia đều đã cấm những điều khoản như vậy trong hợp đồng.
Lập luận của các nước rất đơn giản: Quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Vậy nên khi nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết.
Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật nhà nước để mà giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: Minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ được các thủ đoạn BOT.
NGUYỄN MINH ĐỨC, Ban Pháp chế Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
và Công nghiệp Việt Nam
Phải đưa trạm thu phí về đúng vị trí!
TTO - Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư lý giải rằng nhà đầu tư đã chi hơn 300 tỉ đồng để nâng cấp đoạn quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) nên phải thu phí.
Nhiều tài xế dùng tiền lẻ để qua trạm thu phí Cai Lậy gây ra cảnh kẹt xe kéo dài, buộc trạm phải xả cửa - Ảnh: MẬU TRƯỜNG |
Thế nhưng, những hình ảnh mới nhất được báo chí đăng tải cho thấy thật không thể chấp nhận. Đoạn đường này đầy ổ gà, mặt đường lồi lõm, nắp cống hỏng dù mới xây và đưa vào thu phí.
Nhưng vấn đề không chỉ là đường hỏng hóc.
Mục tiêu của các dự án BOT giao thông là huy động xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách của Nhà nước, nhưng không được tạo thế độc quyền bằng các dự án đặt trên những con đường độc đạo và phải tạo cho người dân có sự lựa chọn.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1 lại đặt ở vị trí chặn thu phí cả quốc lộ độc đạo và huyết mạch nối cả miền Tây rộng lớn với đô thị lớn nhất nước là TP.HCM lẫn đường tránh mới xây.
Vị trí “thắt cổ chai” như vậy không để cho người dân có cơ hội lựa chọn khác, buộc tài xế phải đóng phí nếu muốn đi qua.
Trong khi đó, quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy nếu có xuống cấp thì trách nhiệm của Nhà nước phải nâng cấp thông qua ngân sách nhà nước và phí đường bộ mà tài xế và doanh nghiệp vận tải đóng hằng năm.
Người dân khó có thể chấp nhận khi doanh nghiệp chi ra 300 tỉ đồng để nâng cấp rồi buộc tài xế đóng phí trả lại, thực chất là mang lợi cho doanh nghiệp, trong khi buộc người dân đóng phí hai lần.
Sự việc các tài xế dùng tiền lẻ để qua trạm thu phí Cai Lậy gây ra kẹt xe kéo dài và trạm phải xả cửa những ngày qua là việc chẳng hay ho gì, song là việc chẳng đặng đừng để đấu tranh với một chính sách còn bất hợp lý, nhất là khi những đề xuất của họ có từ trước đó song đã không được chủ đầu tư, tỉnh và Bộ Giao thông vận tải lắng nghe và chia sẻ.
Tình hình căng thẳng những ngày qua tại trạm Cai Lậy cho thấy việc giảm giá phí không phải là bản chất của vấn đề, mà tài xế và đông đảo dư luận đều yêu cầu phải đưa trạm vào đúng vị trí có đi mới thu của nó là đường tránh 12km vừa được xây mới.
Song vấn đề mấu chốt đó đã không được Bộ GTVT và tỉnh lắng nghe, thay vào đó chọn giải pháp tình thế là giảm giá và kéo dài thời gian thu phí nhưng tính ra đâu vẫn hoàn đó. Không cần giảm giá, chỉ cần minh bạch và công bằng - không khó để ghi nhận được ý kiến này những ngày này.
Tại cuộc họp báo chiều 17-8, Bộ GTVT một lần nữa khẳng định bảo vệ quan điểm không di dời trạm thu phí, vì nếu dời thì “phương án tài chính sẽ đổ bể”. Bộ lo phương án tài chính của chủ đầu tư “đổ bể”, muốn thu hồi vốn cho chủ đầu tư, trong khi vốn của bao nhiêu người dân thì lại quyết tâm… thu.
Như vậy bộ chọn giải pháp ưu tiên cho nhà đầu tư thay vì ưu tiên cho dân?
Đó là điều càng không thể chấp nhận!
NGUYỄN TRƯỜNG U