Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

“Cách mạng tháng 8” và công của Mỹ

Hàng năm, cứ đến ngày 19 tháng 8, Đảng CSVN lại tổ chức mừng “Cách Mạng tháng 8”. Ngày đó được báo chí nhà nước mô tả như sau: “Ngày 15.8.1945, Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Hà Nội tràn ngập không khí Cách mạng. Sáng 19.8.1945, hơn 10 vạn đồng bào Hà Nội đã xuống đường tuần hành thị uy. Cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát Lớn đã chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền.


“Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai, Toà thị chính thành phố, Trại bảo an và các công sở quan trọng khác. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Hà Nội đã góp phần làm tan rã nhanh chóng toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền tay sai của Nhật trong cả nước. Đến ngày 28.8.1945, chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân.”

Sự thât không đúng như vậy.

MỘT BÍ ẨN CẦN ĐƯỢC NHẮC LẠI

Có một điều quan trọng mà Đảng CSVN không bao giờ nhắc đến, đó là lúc đó Mỹ đang huấn luyện Việt Minh thành một công cụ để chống Nhật, nhưng chưa chiến đấu gì cả. Nhân khi Nhật vừa đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đã thừa cơ hội dùng lực lượng này để cướp chính quyền ngày 19.8.1945.
Trong cuốn “Những bí ẩn lịch sử trong cuộc chiến Việt Nam” xuất bản năm 1999 (Quyển I, tái bản hai lần và đã hết), chúng tôi đã ghi lại khá đầy đủ các diễn biến lịch sử kể từ khi Nhật đổ quân vào Đông Dương cho đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Việt Minh cướp chính quyền... căn cứ vào các tài liệu đã được tiết lộ và sự tường thuật của các nhân chứng lịch sử.

Oι Αμερικάνοι έσωσαν τη ζωή του Νγκουγέν Σινχ Κουνγκ
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và toán “Deer Team” của Mỹ
Cuốn “Why Vietnam?, Prelude to America’s Albatross” của Archimedes L.A. Patti (1913 – 1998) đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu phong phú. Ông là một Trung Tá trong Quân Đội Hoa Kỳ, đã chỉ huy các cuộc hành quân của tổ chức Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, chống Nhật ở Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam) và Bắc Việt trong hai năm 1944 và 1945, nên nắm rất vững các sự kiện xảy ra ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian đó. Tài liệu của ông rất hữu ích.

Trong bài này chúng tôi xin tóm lược lại chuyện ngày xưa Mỹ đã cố gắng biến Việt Minh thành môt công cụ chống Nhật như thế nào và nhờ đó Việt Minh có lực lượng để cướp chính quyền năm 1945, để giúp rút ra những bài học lịch sử khắc nghiệt.

MỸ QUYẾT ĐỊNH DÙNG VIỆT MINH

Mặc dầu đã có một tổ chức chung là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách), các đảng phái Việt Nam không ngồi lại với nhau được vì tranh chấp về quyền hành và vì không tổ chức nào muốn chịu sự điều khiển của những người thuộc tổ chức khác, nên không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, Đại tá Austin Glass của Mỹ, chuyên gia OSS, và chính phủ Trung Hoa quyết định dùng Hồ Chí Minh và ra lệnh thả Hồ Chí Minh đang bị giam ra.

Sau khi được phóng thích, Hồ Chí Minh đến ở ngay trong hội quán của Việt Cách tại Liễu Châu, Quảng Tây. Ông kiếm một cái ghế bố đặt trong một góc để nằm. Ông khai vô đảng phái. Có ai đến hỏi chuyện, ông tránh né rất khôn khéo. Ông hòa nhã đối với mọi người và âm thầm ngồi chờ thời cơ. Nay thời cơ đã đến.

Năm 1944, do sự thúc đẩy của Mỹ, chính phủ Trung Hoa đã yêu cầu Việt Cách tổ chức một hội nghị tại Liễu Châu, Quảng Tây, vào ngày 19.3.1944 để thành lập một tổ chức đưa trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Các yếu nhân trong tổ chức Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Do sự sắp xếp trước của Tướng Trương Phát Khuê, Tư Lệnh Đệ Tứ Quân Khu, Hồ Chí Minh liền giơ tay xung phong. Ông được cấp giấy giới thiệu của Tướng Trương Phát Khuê và của Việt Cách, một giấy thông hành dài hạn, một bản đồ quân sự, một số tiền bạc và 20 cán bộ do ông lựa chọn. Ông đã chọn 18 cán bộ sau đây: Dương Văn Lộc, Vi Văn Tôn, Hoàng Kim Liên, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Trao, Nông Văn Mưu, Hoàng Sĩ Vinh, Trương Hữu Chí, Hoàng Gia Tiên, Lê Nguyên, Nông Kim Thành, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hà Hiến Minh, Dương Văn Lễ, Đổ Trọng Viên, Lê Văn Tiến và Đỗ Thị Lạc. Đa số thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đỗ Thị Lạc về sau có một đứa con với Hồ Chí Minh và đã bị thủ tiêu.

Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh xin thêm 1.000 khẩu súng, 6 súng cộng đồng, 4.000 trái lựu đạn, 50.000 quốc tệ, 25.900 tiền Đông Dương và 15.000 viên thuốc quinine. Nhưng ông chỉ được cấp một súng lục tùy thân, thuốc quinine và 76.000 quốc tệ với lời hứa khi các đơn vị chiến đấu được thành lập, Mỹ sẽ huấn luyện và cung cấp vũ khí.

Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trước cờ của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, hứa trung thành với Hội và giúp hai chính phủ Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập hệ thống tình báo tại Việt Nam.

Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh đem nhóm cán bộ được tuyển chọn về Việt Nam. Khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ bị giết vì không chịu theo Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh chia ra hai đoàn, một đoàn do Đặng Văn Ý cầm đầu và một đoàn do chính Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đặng Văn Ý là một cựu Trung Úy của quận đội Pháp, khi về đến Lạng Sơn đã chiêu mộ được một số quân và tổ chức thành những đơn vị chiến đấu rồi mở cuộc tấn công vào đồn Ban Lạc, Hà Giang. Hồ Chí Minh với sự phụ tá của Vũ Nam Long (sau gọi là Tướng Nam Long) đã tiến về Cao Bằng, mở cuộc tấn công đồn Đồng Mu, Sóc Giang, rồi quay về Pac Bó lập căn cứ địa. Ông ra lệnh cho Tỉnh Ủy Cao Bằng và Lạng Sơn hoãn lại cuộc khởi nghĩa tại hai tỉnh này như đã dự tính, vì tình hình chưa thuận tiện. Đầu tháng 12, Hồ Chí Minh cho thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Đội này đã ra mắt ngày 22.12.1944. Bộ chỉ huy đóng tại Pác Bó, Cao Bằng. Sau đó, ông đi Côn Minh dự Hội Nghị Đồng Minh Chống Phát Xít.

Mặc dầu Pháp đã ban hành Sắc Luật ngày 26.9.1939 nghiêm cấm mọi tổ chức của Đảng Cộng Sản hoạt động trên lãnh thổ Đông Dương, nhưng sau khi Nhật đã tràn vào Đông Dương năm 1940, Pháp đã thay đổi thái độ, chấp nhận để cho Đảng Cộng Sản hoạt động chống Nhật.

ĐƯỢC MỸ HUẤN LUYỆN VÀ TRANG BỊ

Trong hai năm 1944 và 1945, các sĩ quan tình báo của Hoa Kỳ trong cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ là Office of Strategic Services (OSS) đã hợp tác với Hồ Chí Minh để chống Nhật. Lúc đó các viên chức OSS nhận xét Hồ Chí Minh là một người “thông minh và có khả năng” (brilliant and capable man), một người ôn hòa và thân Tây Phương.

Đại Úy Archimedes L.A. Patti, Trưởng Phòng Hành Quân của OSS đặt tại Côn Minh, nói rằng lúc đầu ông có ý xử dụng tất cả các đảng phái chính trị của Việt Nam càng nhiều càng tốt, nhưng về sau ông thấy hai đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng không đáng tin cậy. Đại Việt là đảng thân Nhật và hoạt động cho tình báo Nhật, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông có xử dụng một vài người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng thấy rằng những người này vừa cung cấp tin tức cho Hoa Kỳ, vừa cung cấp cho Trung Hoa và Pháp. Cuối cùng, ông nhận thấy Việt Minh là nhóm duy nhất có thực lực có thể giúp Đồng Minh đánh Nhật.

Ngày 16.7.1945, một toán biệt kích (commando) Mỹ - Pháp gồm 6 người do Thiếu Tá Allison K. Thomas cầm đầu, được gọi là “Deer Team” (Toán Con Hươu), đã đến Việt Nam để thức hiện một sứ mạng được gọi là “Deer Mission” (Phái bộ Con Hươu). Toán nhảy dù xuống Kim Lung, Tuyên Quang, để huấn luyện cho quân đội của Hồ Chí Minh chống lại Nhật. Trong toán này người ta thấy có 3 người Mỹ là Thiếu Tá Allison Thomas, Trung Úy William Zeilski, Trung Sĩ Logos, một người Pháp là Trung Úy Montfort và một người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã phái người đến đón họ và đưa về một căn cứ địa ở Cao Bằng. Trước cửa căn cứ có treo một cái biểu ngữ: “Hoan hô những người bạn Mỹ”. Tuy nhiên, sau đó Hồ Chí Minh yêu cầu Thiếu Tá Thomas cho viên sĩ quan Pháp trở lại Trung Quốc vì ông ta không muốn hợp tác với người Pháp. Ông nói rằng ông thích một số người Pháp, nhưng ghét những gì người Pháp đã làm trên đất nước ông và dân nước ông không chấp nhận sự hổ trợ của người Pháp. Nhưng rồi ông cũng phải nhượng bộ Mỹ và khoe rằng ông hiện đang có 3.000 tay súng ở khắp nơi!

Chống lại kẻ thù chung
Toán “Deer Team” đang huấn luyện Việt Minh
Toán Deer Team đã huấn luyện cho các đơn vị của Võ Nguyên Giáp về hoạt động tình báo, từ thu thập và đánh giá tin tức, đánh cắp tài liệu, chỉ điểm, ám sát... đến tuyên truyền và giải cứu các phi công Đồng Minh bị bắn rơi.

Thiếu Tá Thomas đã yêu cầu Hồ Chí Minh cho thành lập một trung tâm huấn luyện du kích và thiết lập một đơn vị biệt kích để ngăn chận sự vận chuyển của Nhật trên đất liền. Theo báo cáo của Thomas thì quân của Hồ gồm khoảng 200 tay súng. Thomas cho lập một phi trường để nhận tiếp tế, phi cơ L-5 có thể hạ cánh được. Công việc lập phi trường do toán AGAS thực hiện và đã hoàn tất vào ngày 20.7.1945. Thomas khuyến cáo Washington đừng tin vào các tin nhảm nói rằng Hồ Chí Minh là Cộng Sản. Ông quả quyết Hồ Chí Minh “không phải là Cộng Sản, không do Cộng Sản kiểm soát hay lãnh đạo”.

Thomas lựa ra 100 người khỏe mạnh để huấn luyện. Mỗi ngày huấn luyện từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi huấn luyện xong, từ 10 đến 14.8.1945 Hoa Kỳ đã gởi đến cho Hồ Chí Minh các loại súng Carbines, Garant M-1, tiểu liên Tommygun, tiểu liên Brens, súng không giật Bazooka, súng phóng lựu, súng cối và lựu đạn.

TÌNH HÌNH TRỞ NÊN RỐI LOẠN

Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 10.3.1945  Tổng Tư Lệnh Nhật tại Đông Dương tuyên bố: “Chánh phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á”. Ngày 12.3.1945 Cao Mên tuyên bố độc lập. Lào tuyên bố độc lập chậm nhất, vào ngày 15.4.1945. Ngày 17.3.1945 vua Bảo Đại tuyên chiếu rằng từ nay vua sẽ đích thân cầm quyền theo nguyên tắc “Dân vi quý” và chỉnh đốn lại quốc gia. Ngày 17.4.1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Thành phần chỉnh phủ gồm 10 Bộ và ông là Tổng Lý Nội Các (Thủ Tướng).

Ngày 15.8.1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Khi nghe tin Nhật đầu hàng, Thomas ra lệnh án binh bất động để đợi tước khí giới Nhật. Như vậy, Việt Minh chưa góp phần gì trong việc hợp tác với Mỹ chống Nhật, trái lại đã tiếp nhận võ khí và hướng dẫn của Mỹ về kỹ thuật hoạt động tình báo và tác chiến. Đây cũng là một lý do khiến Hồ Chí Minh đã cướp được chính quyền.

Ngày 16.8.1945, Thomas và một số cán bộ Việt Minh tiến về Thái Nguyên, dù công việc huấn luyện chưa chấm dứt. Ngày 9.9.1945, Toán Con Hươu về tới Hà Nội bằng đường bộ và ngày 19.9.1945 rời Hà Nội về Mỹ.

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ (1898 – 1967), Chủ Tịch Ủy Ban Giám Đốc Chính Trị Miền BắC, cho biết sáng ngày 14.8.1945, Phó Lãnh Sự Nhật đã nói với ông: “Nous sommes à votre disposition” (Chúng tôi đặt dưới quyền xử dụng của các ông). Nếu muốn nhờ quân đội Nhật trong một tình thế nào, Nhật sẵn sàng giúp đỡ. Nhật biết Việt Minh sẽ cướp chính quyền nên đã gợi ý như vậy. Ý kiến của Bác Sĩ Chữ là nên duy trì chính quyền hiện nay của Triều đình Huế, còn Phan Kế Toại đi theo Việt Minh.

Trong khi tình hình đang lộn xộn thì ông Nguyễn Xuân Tiếu, lãnh tụ đảng Đại Việt Quốc Xã cùng với một người nữa, đến Phủ Khâm Sai yêu cầu Khâm Sai Phan Kế Toại từ chức và nhường quyền lại cho ông. Khâm Sai Phan Kế Toại cho người đi mời Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ đến. Nguyễn Xuân Tiếu tự giới thiệu là lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã và người đi theo là phó lãnh tụ. Ông cho biết Đảng ông đã từng hợp tác chặt chẽ với Nhật trong cuộc đảo chánh ngày 6.3.1945 và đang được Nhật yểm trợ để nắm chính quyền. Ông yêu cầu Khâm Sai Phan Kế Toại từ chức và trao quyền lại cho ông. Ông nói rằng người Nhật chỉ tin ở ông và giao vũ khí cho ông mà thôi.

VIỆT MINH CHỚP THỜI CƠ

Sau khi toán Deer Team rời Hà Nội, Việt Minh đã ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp đưa khoảng 100 quân vừa được Mỹ huấn luyện và trang bị, về Hà Nội ngay. Ngày 17.8.1945 các công chức Hà Nội tổ chức một cuộc biểu tình lớn trước Nhà Hát Lớn tại Hà Nội, biểu dương ý chí bảo vệ đất nước và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Việt Minh lợi dụng cơ hội, cho cán bộ trà trộn vào đám biểu tình, bắn mấy phát súng, trương biểu ngữ của Mặt Trận Việt Minh lên và nhảy lên cướp máy phóng thanh, biến cuộc biểu tình đó thành cuộc biểu tình của Việt Minh.

Tối hôm đó, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh họp khẩn cấp. Phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn và Lê Khang. Phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh và Phạm Khải Hoàn. Đại Việt Quốc Dân Đảng cho rằng Việt Minh có cướp chính quyền thì cũng đi tới mục đích là giành độc lập cho quốc gia. Nhưng Lê Khang nói: “Thì ra đến giờ phút này mà các anh vẫn chưa hiểu rõ ‘Việt Minh cộng sản’ là thế nào cả, huống hồ là dân chúng!”

bac ho muon nam 1-2
Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân của Việt Minh
Sáng 19.8.1945, trong khi quân Nhật đang gác trên các đường ở Hà Nội, Việt Minh lại hô hào dân chúng đến biểu tình trước Nhà Hát Lớn. Khoảng 8 giờ, 30 Dân Quân Giải Phóng cầm 17 khẩu súng lục tiến vào Nhà Hát Lớn. Một cán bộ đọc những lời hiệu triệu. Đến 10 giờ, đoàn biểu tình kéo về Phủ Khâm Sai. Phan Kế Toại không có mặt. Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh cho lính Bảo An mở cửa, Việt Minh vào tước khí giới. Một toán khác cũng đã chiếm tòa thị chính Hà Nội. Tin được loan đi một cách nhanh chóng: “Đã cướp được Phủ Khâm Sai”!

Ngày 23.8.1945 Việt Minh công bố chính phủ lâm thời. Khi biết Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, Bảo Đại đã nói: “Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn làm người dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Ngày 25.8.1945, tại lầu Ngọ Môn, Huế, Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Sau đó Bảo Đại trao quốc ấn và bảo kiếm cho đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, và tiếp nhận huy hiệu “Người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và lấy tên là “Công Dân Vĩnh Thụy”.

Ngày 22.8.1945, Archimedes L.A. Patti cùng với Carleton B. Swift Jr (OSS) và một viên chức Pháp đã đến Hà Nội lo về các tù binh. Ngày 26.8.1945, Patti đã gặp Hồ Chí Minh và giúp Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn đọc lập phỏng theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ.

LỊCH SỬ ĐANG ĐƯỢC LẶP LẠI

Năm 1944 và 1945, Mỹ phải xử dụng Việt Minh làm công cụ chống Nhật vì các đảng phái quốc gia không được tổ chức chặt chẽ và thiếu đoàn kết. Do đó, Việt Minh đã nắm được thời cơ và cướp chính quyền. Nay Mỹ đã ký tuyên ngôn “đối tác toàn diện” với Đảng CSVN về cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự với mục tiêu dùng Đảng CSVN làm công cụ chận đứng Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Lịch sử đang được lặp lại.

Wynne McLaughlin đã từng nói:: "Có lẽ lịch sử sẽ không phải lặp lại chính nó nếu chúng ta thỉnh thoảng lắng nghe." (Maybe history wouldn't have to repeat itself if we listened once in awhile).

Những người biết ít về lịch sử, thường sợ sự thật lịch sử và thích sống hoang tưởng, rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lịch sử được lặp lại, nhất là khi người chủ trương lại chính là “Đồng Minh”!

Ngày 17.8.2017

Lữ Giang

(Blog Tôi Thích Đọc)

Huy Đức - BOT cứu "Đệ nhất phu nhân" bằng tiền ai?

Huy Đức : Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng Nông nghiệp liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu sao "tập đoàn" của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 Hà Nội - Bắc Giang.

Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, giai đoạn I chỉ "cải tạo, nâng cấp" vẫn 4 làn xe, được tính giá 1.974 tỷ đồng (hoàn thành 2015); giai đoạn hai, mở rộng thành 6 làn xe, 4.213 tỷ đồng (dự kiến hoàn thành cuối quý II, 2018). Đoạn Hà Nội - Bắc Giang "nâng cấp" với tổng mức đầu tư 4.213 tỷ đồng (hoàn thành 6-2016).

Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ "nghìn tỷ" trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách trọc phú của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền dân, tiền của chúng ta, chứ không phải là tiền anh Thăng, anh Dũng

Trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là 1 trong 18 trạm bị kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí.
Trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ 
_____________

‘Ăn chặn’ tiền dân!

Cai Lậy là từ khóa “hot” nhất trong những ngày này, sau khi vượt qua “cuộc chiến” tiền lẻ của các lái xe. Nhưng thái độ của Bộ GTVT về vấn đề cốt lõi, bản chất ở đây mới là điều đáng nói.


Bộ GTVT đã không thừa nhận (hay không dám thừa nhận) sai lầm tai hại tại Trạm thu phí Cai Lậy, chính là ở vị trí đặt trạm vô lý, chứ không phải là mức phí. Câu chuyện tương tự cũng từng được nhắc đến với hàng loạt trạm thu phí: Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), Cầu Bến Thủy (Nghệ An), QL3 Thái Nguyên, Tuyên Quang... Chuyện đường một đằng, trạm thu phí một nẻo chính xác phải gọi là hành vi “ăn cắp” tiền của người tham gia giao thông.

Ai đã cho phép những hành vi “ăn chặn” trắng trợn ấy, dưới danh nghĩa các hợp đồng BOT? Có lẽ Bộ GTVT hơn ai hết biết rõ điều đó.

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) nói chung hay trong lĩnh vực giao thông nói riêng chính xác là đầu tư công, cho nên đáng lẽ mọi trình tự từ lập dự án, lựa chọn nhà thầu, quyết toán công trình... đều phải theo nguyên tắc đầu tư công. Nhưng theo kết luận thanh tra vừa công bố, 100% các dự án BOT giao thông khu vực phía bắc (thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015), được thực hiện không thông qua đấu thầu công khai (chỉ định thầu). Con số này trên toàn quốc cũng cực kỳ khiêm tốn: Chỉ một dự án đấu thầu.

Có thể chưa đầy đủ, nhưng điều này lý giải, một chủ trương đúng (BOT) lại mắc quá nhiều sai phạm, gây ra quá nhiều bức xúc khi thực hiện. Chính sự thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh trong các dự án BOT đã tạo cơ hội cho nhóm lợi ích và ở đó chỉ nhà đầu tư, nhóm lợi ích được lợi.

Một thành viên đoàn thanh tra kể, Bộ GTVT lý giải việc chỉ định nhà đầu tư BOT thay vì đấu thầu công khai là vì tính cấp bách của dự án, trong khi hầu hết các dự án chỉ có một nhà đầu tư quan tâm. Điều này có thật không? thì lại phải nghe tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao.


Với cách “chia dự án” như vậy, đương nhiên sẽ chỉ chọn được những nhà đầu tư yếu kém, không đủ tiềm lực tài chính, các nhà đầu tư đàng hoàng không “được chia”, không chắc được đối xử công bằng, chả dại gì bỏ ra một khoản tiền lớn để làm hồ sơ tham gia.

Để giải quyết dứt điểm các bức xúc về BOT thì vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, cụ thể là Bộ GTVT, là vấn đề lớn nhất cần phải làm rõ. Tất cả các sai phạm như phương án thu phí bất hợp lý, phê duyệt tổng mức đầu tư sai lệch, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ... chung quy lại đều là hệ quả của việc vi phạm pháp luật về đầu tư công như đã nói ở trên.

An Nguyên

(Thanh Niên)

Liên hệ Việt-Mỹ thời chính quyền Trump rạn nứt: Việt Nam làm gì?

Cổ Lũy
16-8-2017
Những điều đáng quan tâm
Bài kỳ trước viết về đám mây đen đeo đẳng ứng viên rồi chính quyền Trump, những “thông đồng/collusion” mỗi ngày một rõ rệt giữa mặt trận tranh cử Trump với chính quyền Nga Vladimir Putin. Ông Putin cùng đám “oligarch/đầu sỏ chính trị” bị giới tình báo, trí thức và truyền thông Mỹ xem là đồng lõa với mặt trận Trump triệt hạ ứng viên Hillary Clinton (nắm chắc phần thắng) để ông Trump (không chút hy vọng) đắc cử. Những đi lại và đồng lõa nói trên bị giới tình báo và truyền thông, thêm Quốc Hội và nhất là “special counsel/công tố viên đặc nhiệm” Robert Mueller III điều tra ráo riết. 
Khi “special counsel” chú mục vào những hồ sơ làm ăn và tài chính tổng thống vẫn giấu nhẹm, ông Trump như ngồi trên lửa vì đây có thể là những bằng chứng trọng tội, như “money laundering/rửa tiền bẩn” cho giới oligarch Nga, hoặc bị giới này giật dây, và giấu diếm hay khai láo “obstruction of justice/ngăn cản thi hành công lý,” cùng vô số tội với sở thuế IRS. Theo Hiến Pháp, với bằng chứng như trên tổng thống có thể bị Quốc Hội bãi nhiệm dễ dàng – hai dân biểu đối lập đã khởi tố ông Trump để đi tới việc này; ông vội nhờ luật sư xem xét tổng thống có thể “pardon/bãi tội” cho chính mình không.
Hốt hoảng chính vì (a) điều tra đi tới những người cộng tác, trong gia đình, rồi chính mình, (b) nửa năm tại chức với không mấy thành quả như đã hứa hẹn, dù đảng Cộng Hòa nắm Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội, và Tối Cao Pháp Viện, (c) những khó khăn ngoại giao với bạn lẫn địch (ác cảm, nghi ngại từ Châu Âu, đe dọa từ Bắc Hàn cùng Trung Quốc), ông Trump chối trách nhiệm. Và đổ tội cho người khác: Tòa Bạch Ốc và nội các nhốn nháo vì hàng loạt các cố vấn, phụ tá, phát ngôn viên, giám đốc, luật sư thân cận bị khiển trách, thóa mạ, từ chức hoặc bị đuổi. Phó Tổng Thống Mike Pence (móc nối giữa tổng thống cực đoan với Quốc Hội và giới ủng hộ tiền bạc Cộng Hòa ôn hòa) vừa triệt để trung thành với tổng thống, vừa sửa soạn nhân sự, tiền bạc, hoạt động (chánh văn phòng mới, “tổ chức xin tiền/super PAC” mới, học hỏi về ngoại giao để đủ điều kiện làm tổng thống). Giới quan sát chính trị nghĩ ông sửa soạn thay thế ông Trump trên đường tới bãi nhiệm; ông chỉ hé ý ứng cử sau nhiệm kỳ năm 2020.
Nguy cơ và khó khăn trong nước là mối bận tâm chính cho ông Trump và dĩ nhiên ảnh hưởng lớn vào những chính sách, đường lối và hoạt động ngoại giao của chính quyền – vốn bị hạn hẹp (cả tổng thống, phó tổng thống lẫn ngoại trưởng không hiểu biết và kinh nhiệm mấy về ngoại giao) vì cắt giảm ngân sách lớn lao và thiếu sót nhân sự chuyên môn ở Bộ Ngoại Giao (nhiều đồn đại về Ngoại Trưởng Rex Tillerson ra đi). Ông cũng bị những hứa hẹn nặng tính cách “jingoism/chủ nghĩa quốc gia cực đoan” hẹp hòi và bài ngoại nhằm mua chuộc nhóm chủ lực của mình trói buộc.
Một tuần qua ông Trump thêm điên đảo do chính phản ứng bất nhất của mình, phản đối của dân chúng, giới chính trị và truyền thông sau khủng bố chết người vì kỳ thị chủng tộc ở Virginia do đám theo “white nationalism/một nước Mỹ toàn trắng,” Klu Klux Klan (KKK), “da trắng độc tôn/white supremacist,” và “néo-Nazi/tân Phát-xít” gây ra – luôn luôn là thành phần nòng cốt ủng hộ “người bạn/đồng minh [Trump/Bannon] trong Tòa Bạch Ốc,” theo lãnh tụ KKK David Duke và lãnh tụ white supremacist Richard Spencer. Từ thời tranh cử ông Trump vẫn dựa nhiều vào “Chief Strategist/Cố Vấn Chiến Lược Tối Cao” Stephen Bannon (chức vụ mới đặt ra), gốc gác từ buôn bán chứng khoán tới báo mạng Breitbart News. Mục tiêu của ông Bannon: xiển dương phong trào “bảo thủ mới/alternative conservatism” nối liền “white nationalism” từ Mỹ tới Âu, và nắm chặt thành phần “chủ lực/base” ủng hộ Trump (khoảng 30% cử tri, phần lớn thuộc nhóm da trắng thấp kém và kỳ thị chủng tộc).
Nay, với mức ủng hộ xuống mức 1/3 theo viện thăm dư luận lâu đời Gallup, ông Trump bị đặt giữa hai chọn lựa sinh tử: “Tổng thống của toàn dân Mỹ” hay “tổng thống cho đám base?”
Tổng Thống Trump và ngoại giao Việt Nam: Việt Nam ráo riết mở cửa
Việt Nam là nước thứ ba, sau Nhật và Trung Quốc, được Tổng Thống Trump liên hệ trực tiếp sau khi nhậm chức. Cuối Tháng Năm, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc được mời đến gặp ông Trump ở Tòa Bạch Ốc, sau ông Shinzo Abe. Trước đó, ông Trump cũng gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc ở nhà nghỉ của ông tại Florida.
Lo sợ bị mất những lợi thế thương mãi và chiến lược đã đạt được thời chính quyền Obama thân thiện với Việt Nam, Hà Nội sớm xúc tiến việc “lobby/vận động hành lang” với chính quyền Trump kém thân thiện. Ðại sứ Việt Nam ở thủ đô Washington, từng “lốp-bi” bãi bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam và Hiệp Ðịnh Mậu Dịch Xuyên TBD (Trans-Pacific Partnership), mở đầu những liên hệ đưa đến điện đàm giữa ông Phúc và ông Trump hơn một tháng trước khi ông nhậm chức.
Hà Nội có vẻ “chịu làm bài tập/do homework,” điều tra, nghiên cứu kỹ về các định chế chính trị, kinh tế, văn hóa và phương cách hoạt động trong môi trường “tư bản trước, tự do dân chủ sau” Mỹ với đầy mâu thuẫn, trái ngược. Theo Reuters, trung tâm Nghiên Cứu Chính Sách Ngoại Giao và Chiến Lược, Học Viện Ngoại Giao, rất tự tin cho biết, “Chúng tôi tính toán đã lâu những gì có thể làm được.” Cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng ngoại giao Việt qua Washington nhiều lần nhằm “vận động/lốp-bi” giới dân cử, trí thức đại học, cùng giới kỹ thương mại Mỹ, Việt. Thông điệp từ Hà Nội được chuyển qua Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ tới Phó Tổng Thống Mike Pence, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Việt Nam là nước Ðông Nam Á “độc nhất” chịu trả tiền nhóm “Podesta Group” với giá $30,000 một tháng, theo đăng ký với Bộ Tư Pháp Mỹ.
Xin mở dấu ngoặc, như những nhóm lốp-bi khác, Podesta Group là công ty chuyên về “lốp-bi và công vụ/lobbying and public affairs” (hoàn toàn hợp pháp ở Mỹ; ở nước ngoài đây chẳng khác gì hối lộ, lấy tiền mua quyền) với lợi tức gần $28 triệu năm 2011. Cùng năm, ông John Podesta (thành lập công ty năm 1988) cũng được xem là nhân vật có ảnh hưởng lớn hàng thứ ba trong làng lốp-bi nhộn nhịp trên K Street, cận kề Tòa Bạch Ốc và Mayflower Hotel, nơi gặp gỡ của nhiều giới lốp-bi với khách và giới chức chính quyền. Ông Podesta nguyên chánh văn phòng Tổng Thống Bill Clinton (Dân Chủ) rồi chủ tịch mặt trận tranh cử Hillary Clinton năm 2016, có ảnh hưởng lớn phía Dân Chủ. Nhưng tổng giám đốc công ty là bà Kimberly Fritts, nhân vật Cộng Hòa nòng cốt từng làm việc cho gia đình George H. W. Bush – đề huề hai đảng để dễ làm ăn. Khách hàng công ty gồm nhiều nước xã hội chủ nghĩa từ Albania tới Ukraine và Việt Nam, cùng những công ty tư bản gộc như: Amgen, Bank of America, BP, Lockheed Martin, Nestlé, Novartis, Raytheon, Walt-Mart và cả Orange County. Người hợp tác mật thiết với công ty đáng lưu ý: cựu chủ tịch ủy ban tranh cử Trump, ông Paul Manafort, mới bị mật vụ tới thăm lúc 2 giờ sáng tại nhà để thu thập hồ sơ đi lại với Nga cho công tố viên Mueller.
Theo Giáo Sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, Hà Nội “tìm mọi cách và cải thiện sâu rộng liên hệ” đôi bên. Truyền hình cho thấy ở Tòa Bạch Ốc ông Trump có vẻ thoải mái với ông Phúc, một người Cộng Sản chú ý nhiều tới kinh tế thị trường; không rõ hai bên đối thoại riêng với nhau ra sao, nhưng bên ngoài dễ nhận ra ông khách cũng khéo léo đóng bộ đúng theo khiếu thẩm mỹ của ông chủ nhà. Ông Trump hay huênh hoang, phách lác nhưng thiếu tự tin nhiều mặt; đây có lẽ là lý do ông luôn luôn mặc đồng phục cho an toàn: bên ngoài mầu xanh đậm với áo sơ-mi trắng toát, thêm ca-vát đỏ chát chúa (theo sách vở làm ăn, buôn bán phổ thông đây để trưng “power/quyền lực;” cộng những mầu “ái quốc” lại thành cờ Mỹ, khó ai bắt bẻ được).
Một phát triển quan trọng là Việt Nam ký hợp tác với trung tâm nghiên cứu về Ðông Nam Á dưới quyền Giáo Sư Sheldon Simon, thuộc đại học University of Arizona. Ông Simon từng là chuyên gia về chính trị học, giám đốc trung tâm nghiên cứu Asian Studies với kinh nghiệm giảng huấn tại Hoa Kỳ, Canada, Scotland, Úc, và cố vấn cho Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ. Ðây có lẽ là liên hệ cố vấn chuyên môn giống như liên hệ giữa Việt Nam Cộng Hòa và đại học University of Michigan thời chiến tranh Mỹ ở Việt Nam.
(Còn tiếp)

5 ngôi làng tỷ phú ở xứ Nghệ

  • 1
Những ngôi làng tỷ phú này đều có xuất phát điểm từ nghèo khó. Nhưng nhờ sự năng động, chí thú làm ăn của người dân, hiện những ngôi làng này đã có tiếng ở xứ Nghệ bởi sự giàu có.
Về mảnh đất xứ Nghệ, hỏi thăm xã Diễn Tháp, (huyện Diễn Châu) chẳng ai là không biết. Nơi đây đã quá nổi tiếng về độ giàu có. Nếu như trước kia, Diễn Tháp được quen gọi cái tên làng đồng nát thì nay, với những ngôi biệt thự tiền tỷ mọc san sát, trở thành "làng biệt thự".

Đến làng đồng nát, ngắm biệt thự bạc tỷ

Là xã thuần nông, mỗi hộ dân có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chải khắp nơi mưu sinh. Đa phần họ đi thu mua phế liệu để kiếm sống qua ngày và cũng để phục vụ cho nghề đúc đồng truyền thống trong xã.
Khi có được thông tin giá phế liệu ở nước Lào thấp, người dân Diễn Tháp ồ ạt kéo nhau sang Lào thu mua và đưa những sản phẩm dân dụng tái chế sang trao đổi, buôn bán.
5 ngoi lang ty phu o xu Nghe hinh anh 1
Hai bên đường vào trung tâm xã Diễn Tháp là những dãy nhà biệt thự liền kề nhau.
Phế liệu sau khi thu mua được chuyển về nước phân loại, tái chế rồi đưa trở lại Lào bán. Cứ như vậy, những chuyến xe như những con thoi chạy sang Lào rồi về nước, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân Diễn Tháp.
Khi đã có được số vốn ổn định, từ những năm 2.000 người dân Diễn Tháp đua nhau xây nhà tầng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Diễn Tháp mang một bộ mặt hoàn toàn mới, những biệt thự tiền tỷ nằm san sát nhau nối thành một con phố dài dọc theo trung tâm xã.
Theo thống kê, toàn xã có trên 1.000 người thường xuyên làm ăn, buôn bán tại Lào; có khoảng 40 hộ gia đình thành lập các đại lý lớn nhỏ để thu gom các mặt hàng cung cấp sang Lào. 
Từ nghề buôn bán đồng nát, xã Diễn Tháp đã trở thành một trong những xã giàu nhất của tỉnh Nghệ An. hiện có hàng trăm hộ giàu, số biệt thự đếm không xuể, chưa kể hàng trăm chiếc ôtô gia đình, trong đó hàng chục ôtô tiền tỷ.

Làng tỷ phú nhờ xuất ngoại

Xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Tuy nhiên, Đô Thành thuộc vùng đất trũng, quanh năm ngập úng nên mất mùa nhiều hơn được.
Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành (Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Ban đầu toàn xã cũng chỉ có dăm người đi, về sau thấy làm ăn được họ về kéo anh em, họ hàng cùng xuất ngoại để kiếm ăn. Cứ thế, lượng người "đi Tây" ngày một tăng lên.
5 ngoi lang ty phu o xu Nghe hinh anh 2
Diện mạo của xã Đô Thành (Yên Thành) hôm nay.
Sau một thời gian cật lực làm việc bên xứ người, các lao động tự hào đem số tiền mà mình đổ mồ hôi nước mắt làm được về trang trải cuộc sống cho gia đình, sắm sanh đồ dùng, xây dựng nhà cửa khang trang. Những ngôi nhà cao tầng bắt đầu mọc lên ngày một nhiều. Chỉ trong thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.
Những năm gần đây, thị trường Lào làm ăn dễ dàng nên một bộ phận lao động ở Đô Thành bắt đầu sang đây tìm kiếm cơ hội làm giàu, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một khu làng Việt kiều Lào với những công ty, doanh nghiệp được dựng lên, trở thành một trong những xóm tỷ phú của xã Đô Thành.
Hiện xã Đô Thành có trên 300 tỉ phú, khoảng 2.000 ngôi nhà từ 2 - 4 tầng, rên trên 200 xe ôtô các loại. Giờ về Đô Thành, nếu nhìn biệt thự tiền tỷ, xe hơi hạng sang mà thốt lên ngạc nhiên thì quả là “xưa như trái đất”. 

Làng tỷ phú nhờ cam 

Vùng cam Quỳ Hợp hiện có gần 2.000 ha cam, trong đó, xã Minh Hợp là địa bàn có diện tích cam lớn nhất, chiếm đến hơn 50% tổng diện tích của toàn huyện với gần 1.100 ha.
Hiện nay với 3 giống cam chủ lực là Vân Du, Valencia và Xã Đoài, gần 1.300 hộ dân thuộc 21 thôn của xã Minh Hợp đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy thương hiệu Cam Vinh, đồng thời nâng cao thu nhập.
Được biết, diện tích trồng cam toàn xóm hiện lên đến gần 200 ha, sản lượng bình quân đạt từ 20 - 30 tấn/ha/năm.
Theo đó, trong tổng số 200 hộ gia đình toàn xóm thì có trên 80% số hộ đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm, trong đó có trên 10 hộ đạt từ 2 - 4 tỷ đồng/năm.
Những người trồng cam ở Minh Hợp đã không ngừng học hỏi kỹ thuật canh tác, du nhập nhiều giống cam mới. Ngoài mục đích nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng thì việc kéo dài thời gian thu hoạch, rải vụ sẽ giúp công tác bảo quản tốt hơn, cam được giá. Nếu trước đây, thời gian thu hoạch cam trên cây chỉ 40 - 50 ngày thì nay, mùa cam hầu như khép kín thời gian trong năm, hễ loại cam này sắp thu hoạch thì các loại cam, quýt khác đã phủ hoa trắng cành.
Giờ những vườn cam bạc tỷ tại Minh Hợp không còn xa lạ nữa, nông dân trồng cam xây nhà cao tầng, tậu xe sang cũng trở thành chuyện thường tình.
Cũng nhờ cây cam, việc huy động xây dựng NTM, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội rất thuận lợi. Có thể nói, làm nông nghiệp, tậu xe sang như nông dân Minh Hợp sẽ không có nhiều.

Đổi đời từ gói bánh chưng

Không ai nhớ rõ nghề bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, Yên Thành xuất hiện cụ thể vào thời gian nào. Nhưng theo lời các cụ ông, cụ bà trong làng kể lại thì từ cái thời chiến tranh một số nhỏ lẻ các bà, các chị trong làng hàng ngày có làm vài ba chục chiếc gồng gánh mang ra chợ bán...
Nay nhắc đến làng Vĩnh Hòa, rất nhiều người sẽ nhớ đến nơi đây chính là làng tỷ phú bánh chưng nổi tiếng ở xứ Nghệ.
5 ngoi lang ty phu o xu Nghe hinh anh 3
Dịp Tết Nguyên đán, hộ làm nhiều gói hết vài ba tạ nếp mỗi ngày; ngày thường nhu cầu tiêu thụ ít hơn, nhưng cũng khoảng 30 - 40 kg nếp.
Với người dân Vĩnh Hòa, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc. Trong nhà lúc nào cũng sẵn, hễ có khách đến chơi là thết đãi bánh chưng, nước chè xanh... và xung quanh câu chuyện, cuối cùng lại trở về với cái bánh chưng làng mình đã đi được tới những đâu, hay Tết năm nay làng mình sẽ gói được bao nhiêu bánh.
Hàng ngày, từ 4-5h chiều, cả làng nhà nhà tập trung gói bánh cho đến 8 giời tối là nhóm lò, nấu bánh; 1- 2h sáng vớt bánh, khoảng từ 4 - 5h cả làng thức giấc gọi nhau í ới đi bán, nhập bánh. Không khí trong làng lúc nào cũng vui như Tết.
Hiện tại trong xóm có 300 hộ, hầu như hộ nào cũng làm nghề gói bánh chưng. Với truyền thống gói bánh chưng, bánh tét cả ngày lễ, Tết hay ngày thường, sau đó đem đi xuất khẩu trong và ngoài nước, người dân làng Vĩnh Hòa đã có cuộc sống ngày càng sung túc, nhiều con người làm ăn phương xa đã trở về tiếp nối truyền thống gói bánh chưng mà vươn lên giàu có, no đủ. 
Từ bánh chưng, người dân nơi đây có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/ ngày. Cũng có hộ gia đình thu về được trên dưới 40 triệu đồng/ ngày từ số bánh chưng, bánh tét bán trong dịp Tết.

Làng biển mỗi hộ thu 40 - 60 triệu đồng/tháng

Như chính cái tên của miền sông nước, xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu) cũng được nhắc đến trong top những xã giàu có ở Nghệ An hiện nay. 
Thời gian qua, để đáp ứng với điều kiện đánh bắt xa bờ, ngư dân xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu đã mạnh dạn vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, lắp đặt các thiết bị máy dò hiện đại để khai thác đạt hiệu quả.
Toàn xã hiện có trên 324 phương tiện tàu thuyền với tổng công suất 85.653 CV. Mỗi năm, địa phương cải hoán, đóng mới từ 10 - 15 phương tiện có công suất từ 900 CV - 1.100 CV. Tính từ cuối năm 2016 đến nay, địa phương đã đầu tư đóng mới 25 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 12 tàu đóng mới theo Nghị định 67 (có 4 tàu vỏ sắt, 8 tàu vỏ gỗ; tàu vỏ sắt trị giá 15 - 18 tỷ đồng/chiếc, tàu vỏ gỗ trị giá 7 - 9 tỷ đồng/chiếc).
Nghề đánh bắt hải sản phát triển còn thúc đẩy các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là mở mang các dịch vụ như: sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, các xưởng cơ khí, dịch vụ xăng dầu, nghề chế biến hàng hải sản, sản xuất đá lạnh bảo quản hải sản...
Với số lượng tàu thuyền lớn nhất huyện, thường xuyên giải quyết cho hơn 2.000 lao động địa phương. Chính vì vậy, nhiều hộ nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu; bình quân hộ có nghề đi biển thu nhập 40 - 60 triệu đồng/tháng.
Nhờ có địa hình thuận lợi gần biển, hiện nay, toàn bộ các con đường ở xã Tiến Thủy cũng đều được nâng cấp lên đường bê tông, các ngôi nhà to, biệt thự cũng được mọc lên cùng với thời gian, người dân thêm no đủ, giàu có hơn bằng nghề đi biển đánh bắt thủy hải sản.

Săn dế cơm dưới lòng đất kiếm 300.000 đồng mỗi ngày ở miền Tây

Việc săn dế cơm trong lòng đất tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đang vào mùa nhộn nhịp đã giúp cho nhiều thanh niên ở địa phương này có thêm "nghề" mới tăng thu nhập.
 http://www.baonghean.vn/kinh-te/201708/5-ngoi-lang-ty-phu-o-xu-nghe-2835262/
Theo Ngọc Anh/Báo Nghệ A

Tại sao người Mỹ đẩy trực thăng xuống biển khi tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975 ?

uh1 rơi xuống biển
Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của sự sụp đổ của Sài Gòn đã không xảy ra ở Sài Gòn mà xảy ra trên biển, nơi lính Mỹ đẩy trực thăng ra khỏi tàu của họ.
Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam năm 1973 theo hiệp định Paris với thời hạn cuối cùng là năm 1976. Tuy nhiên, đến năm 1974, Tổng thống Gerald Ford nhận ra họ gặp vấn đề: bất cứ người miền Nam nào phục vụ cho người Mỹ có thể bị Bắc Việt tấn công khi họ tiếp quản.
Tháng 4 năm 1975 Tổng thư ký Henry Kissinger đã nhận được danh sách khoảng 1,6 triệu người có nguy cơ phải rời khỏi Việt Nam. Ngoại trừ người Mỹ, người phụ thuộc và các quốc tịch khác làm việc cho chính phủ Mỹ, thì có khoảng 600.000 người Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, vì họ không thể đưa 600.000 người ra nên số quân của Nam Việt Nam bị hạ xuống còn 17.000 gồm những người làm việc cho Đại sứ quán Hoa Kỳ và bảy người liên quan đến họ. Sau đó, họ đã xem xét kỹ hơn biên chế đại sứ quán và chốt con số gần 200.000.
Người Sài Gòn tràn vào cơ sở DAO chạy tị nạn 1975
Người Sài Gòn tràn vào cơ sở DAO chạy tị nạn 1975
Ngày 1 tháng 4, Quân đội, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu cắm trại tại Căn Cứ Phòng Đệm Quốc Phòng (DAO) của Sài Gòn để chuẩn bị cho việc di tản. Đó là tín hiệu cho các đại sứ quán khác để đưa công dân của họ ra ngoài cũng như các cơ quan thông tấn yêu cầu phóng viên của họ rời đi, cũng như CIA. Tuy nhiên, một người đàn ông nói không cần thiết.
Graham Anderson Martin là Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam kể từ năm 1973 và ông tin rằng sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ cản trở bước tiến của Bắc Việt. Martin cũng không muốn mọi người nghĩ Mỹ sẽ chạy nên ông ta ra lệnh cho nhân viên của mình ở lại; mặc dù Chuẩn Tướng Richard E. Carey, Chỉ Huy Trưởng Lữ Đoàn 9 Lữ Đoàn Nhảy Dù Hải quân, đã tới Việt Nam vào ngày 13 tháng 4 để giải thích với Martin.
Martin giữ vững niềm tin của mình cho đến ngày 28/4 khi người miền Bắc bao vây Sài Gòn. Lúc 6 giờ tối, họ ném bom căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất ởngay bên cạnh sân bay nên sân bay bị phá hủy: máy bay không thể cất cánh để di tản được.
TSN airport on strike 4/1975
Sân bay Tân Sân Nhất bị tấn công vào tháng 4/1975
Martin đã đưa vợ mình bay đi nhưng vẫn nhấn mạnh rằng nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở lại các vị trí của họ; trừ những người phải hộ tống vợ.
Sáng hôm sau lúc 7am, Bộ trưởng Quốc phòng Đô đốc D. Homer D. Smith kêu gọi Đại sứ đưa ra tín hiệu sơ tán cho chiến dịch Frequent Wind -tên mới của chiến dịch Talon Vise. Martin từ chối và đòi hỏi xem căn cứ không quân. Sau khi trực tiếp đến nơi ngó nghiêng được một góc, ông ta phát lệnh Di tản.
“Giáng sinh trắng” đã được phát trên đài phát thanh, nhưng đã quá muộn. Hàng ngàn người miền Nam hoảng loạn đã kẹt xe trên đường phố để chạy ra phía nam. Những người khác đã làm tắc nghẽn các đại sứ quán nước ngoài khi cầu xin thị thực vào phút chót. Xe buýt và ôtô chở người Mỹ hoặc bè cánh khác bị thương mắc kẹt trong giao thông.
Những người Mỹ đã đến Đại sứ quán Hoa Kỳ hoặc các cơ sở DAO tìm thấy những cánh cổng đóng cửa để ngăn chặn cơn sóng của những người Việt hoảng sợ đang cố gắng vào. Không có máy bay chở khách nào sẵn có, chỉ còn lại máy bay trực thăng.
Những người này sơ tán khỏi cả hai địa điểm ra biển, nơi các tàu chiến Mỹ đang chờ đợi. Họ sử dụng những chiếc máy bay trực thăng AH-1J SeaCobra và loại khác.
Trong 18 giờ tiếp theo, 81 chiếc máy bay trực thăng quá tải, được điều khiển bởi những quân nhân đã kiệt sức, đã chuyên chở đầy người ra tàu biển mà không quan tâm đến việc họ có nằm trong danh sách được chấp thuận hay không.
Sự hỗn loạn còn xảy ra khi các thành viên của quân đội miền Nam Việt Nam có thể lái máy bay cướp được và tự chở gia đình họ ra tàu biển.
Location of ship in Vị trí các tàu hải quân Mỹ trong chiến dịch Operation Frequent Wind
Vị trí các tàu hải quân Mỹ trong chiến dịch Operation Frequent Wind tháng 4/1975
Như thiếu tá Nguyễn Văn Ba có vợ và ba con, không nói tiếng Anh hoặc có thị thực Hoa Kỳ. Ông ta lấy cắp chiếc trực thăng Chinook CH-47 từ căn cứ của ông ta, bay đến khu phố cuả mình và ra lệnh cho gia đình và hàng xóm của ông ta lên và bay ra phía biển.
Cuộc đánh bạc đã trả giá khi anh ta phát hiện ra USS Kirk, nhưng lại không được hạ cánh vì trực thăng quá lớn, nếu cố gắng hạ cánh, các cánh quạt sẽ phá hủy tầng trên của tàu và gây ra tai nạn.
Nguyễn bay lơ lửng trên con tàu và sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, cầu xin những thủy thủ đón hành khách của mình. Sau đó, ông bay ra biển, nhảy ra khỏi trực thăng và một chiếc thuyền đã cứu ông ta. Trực thăng không người điều khiển chìm xuống biển.
Một máy bay của VNAF Cessna o-1 đã bay qua USS Midway và cầu xin: “Hãy di chuyển trực thăng sang một bên và tôi có thể hạ cánh trên đường băng của tàu, máy bay có thể bay thêm 1 giờ nữa. Xin vui lòng cứu tôi. Thiếu tá Buang, vợ và 5 đứa con . ”
UH1 đẩy khỏi USS Okinawa
Một trực thăng của Không lực Cộng hòa (đã chở 2 sĩ quan, vợ và 2 con) bị đẩy xuống biển khỏi tàu USS Okinawa
Chỉ có một giải pháp: đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ trống cho chiếc VNAF Cessna hạ cánh. Vài chiếc 45 UH-1 Huey (trị giá khoảng 10 triệu đô la) và ít nhất một CH-47 Chinook đã bị đẩy xuống biển.
Vào cuối chiến dịch Operation Frequent Wind vào 30/4, khoảng 7.000 người đã được cứu với chi phí tương đương đào tạo hai phi công.
Tuy nhiên, vẫn có hàng ngàn người bị bỏ lại phía sau bao gồm cả những người Mỹ đã nghe bài hát của Bing Crosby quá muộn.
(George Winston/WH)

Có nước nào nhiều tố cáo như Việt Nam không?

Thực trạng quá tải tố cáo, đơn tố cáo gửi lòng vòng, 80% tố cáo sai, có chấp nhận tố cáo qua điện thoại, thư điện tử hay không… đã được các đại biểu nêu ra tại phiên họp ngày 17-8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án Luật Tố cáo sửa đổi.
Cần quy định điểm dừng cho tố cáo
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết việc chưa quy định về việc chấm dứt giải quyết tố cáo đã dẫn tới tình trạng tố cáo kéo dài, lòng vòng. Ông Định dẫn chứng dự thảo luật quy định Thủ tướng Chính phủ, chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, UBTVQH là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo cao nhất nhưng chưa quy định việc chấm dứt giải quyết tiếp đối với trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cao nhất giải quyết là không phù hợp.
“Trên thực tế, nhiều vụ việc tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cao nhất giải quyết nhưng người dân vẫn tiếp tục tố cáo, dẫn đến tố cáo kéo dài, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan nhà nước và gây bất ổn cho xã hội. Vì vậy, luật cần quy định rõ điểm dừng của tố cáo gắn với điểm dừng của thẩm quyền giải quyết tố cáo” - ông Định nói.
Đồng tình, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng việc quy định điểm dừng trong giải quyết tố cáo là cần thiết. “Số liệu dẫn 60% là tố cáo sai. Tôi vừa đi sáu tỉnh, đều có tới 80% tố cáo sai, tỉnh thấp nhất là 70% tố cáo sai. Vì vậy tố cáo sai gây mất thời gian, ảnh hưởng an ninh trật tự, ảnh hưởng công việc chung” - bà Hải nói. Trong khi đó, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nêu băn khoăn không hiểu trên thế giới có nước nào nhiều tố cáo, khiếu nại như Việt Nam không? Cách họ giải quyết, xử lý vấn đề này như thế nào? “Tôi từng ở địa phương thì biết rồi, nếu ban hành luật không cẩn thận thì tình hình không diễn biến theo chiều hướng tốt mà thậm chí còn tạo ra phức tạp” - ông Hiển lưu ý.
Chấp nhận tố cáo bằng điện thoại, email?
Hình thức tố cáo bằng điện thoại, email tiếp tục nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại UBTVQH. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, dự luật vẫn giữ hình thức tố cáo như dự thảo luật trình QH là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp nhưng có bổ sung quy định riêng về việc tiếp nhận, xử lý tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại.
Ông Định cho rằng dự thảo luật tuy có tiếp thu một phần ý kiến đại biểu QH nhưng còn chưa rõ ràng. “Bởi vì vấn đề căn bản, mấu chốt là xác định được nội dung tố cáo có căn cứ, chính xác, rõ địa chỉ, họ tên người tố cáo là điều kiện đủ để thụ lý giải quyết. Việc tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại thực chất cũng chỉ là các phương thức thể hiện khác nhau của hai hình thức tố cáo mà dự thảo luật đã quy định là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp” - ông Định nói.
Theo đó, đại diện Ủy ban Pháp luật đề nghị dự thảo chỉnh lý theo hướng: Quy định hình thức tố cáo bằng đơn và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật (hình thức khác có thể bao gồm thư điện tử, fax, điện thoại mà các luật khác đã quy định).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Mai Trực lại có ý kiến khác. Ông cho rằng trong bối cảnh hiện nay chỉ nên giữ hai hình thức tố cáo vì quá trình xử lý đơn tố cáo phải gặp trực tiếp người tố cáo để đối chất, giải thích pháp luật để họ thấy không phù hợp thì rút nội dung. “Chứ nếu theo nội dung tố cáo, khắp đất nước này, điểm này, điểm kia, cả đoàn bay đi thì tốn kém kinh khủng. Nếu chỉ nhận một chiều thì rất khó. Trong bối cảnh hiện nay không đối chất thì không giải quyết được. Ngay số điện thoại vẫn mạo danh của người khác. Ngay thư điện tử họ vẫn dùng mạo danh hình ảnh của người khác kia mà, cái đó có cơ sở không?” - ông Trực nói.
TRỌNG PHÚ