Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

TRUNG QUỐC ĐƯA 10.000 CÔNG NHÂN SANG BÍ MẬT KHAI THÁC URANIUM Ở TÂN RAI VÀ NHÂN CƠ ĐƯA VỀ LÀM BOM NGUYÊN TỬ ?

 

Mai Thanh Truyết  - Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy dẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như trường hợp của một số quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu… những nơi có dấu chân Tàu cộng khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi này.

Cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Tàu dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mãnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.

Những khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người "lạ" nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mảng đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.

Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của người bản xứ.

Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là một trong những điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn tám năm nay dưới sự đồng thuận của CSVN. Sau khi không thể bưng bít được, năm 2009, CSVN đã phải bạch hóa công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiểm họa từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy.

Nhưng trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, CSVN để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (hay nô lệ!) trong việc hợp tác với TC (bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?). Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.

Hiện nay đã có sự hiện diện của trên 10.000 công nhân TC ở Tân Rai và Nhân Cơ. Từ nhiều năm qua, có nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên là, tại sao họ có mặt từ năm 2008 mà cho đến nay, vẫn chưa hoàn tất việc xây dựng nhà máy hoàn chỉnh, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn trồng cây công nghiệp của dân như trà, cà phê, cao su v.v… mà chỉ lo xây dựng chánh yếu là láng trại và nhà ở cho công nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung quanh? Đây là một tiến độ công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có và thời gian thi công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát có kinh nghiệm về hoạt động công trường.

Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không?

Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác?

Để trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người viết xin lần lượt nêu ra nhiều giả thuyết qua các tin tức có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mãnh đất của quê hương Việt Nam.

1. Việc khai thác quặng mỏ Uranium

Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau này là một vùng đất bazan, chuyển hóa từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên khác. Và xác suất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao.

Để có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium: Uranium 235 và Uranium 238. U 238 được xem như là đồng vị nặng vì có 3 electron nhiều hơn U 235. Chính U 235 mới đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.

Việc khai thác gồm:

- Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;

- Sau đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.

Việc tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tán vật lý, và dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các nồng độ thấp hơn, tùy thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được.

2. Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc

Đây là một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp xây dựng từ giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn còn hoạt động. CSVN dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ, hệ thống sensor để kiểm soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong các công nghệ như khai thác mỏ than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm soát các valve an toàn về áp suất hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác việc thay đổi điều kiện trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc ứng dụng vào các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế hay tránh tai nạn.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.

Câu hỏi được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?

Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm trên?

Để trả lời hai câu hỏi nầy, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có phóng xạ để nghiên cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại chỗ?

Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngủi của Nhật Bổn vào thế chiến thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy. Thêm một nguồn tin từ một giáo sư hiện ở Phoenix, vào cuối năm 1944, một chiếc tàu Nhật trên đường từ Việt Nam trở về Nhật bị quân đội Đồng minh đánh chìm vì bị nghi có chở một số mẩu quặng Uranium lấy từ Cao nguyên Trung phần.

Thêm nữa, người Mỹ đã thiết lập Đại học Nông Lâm Súc tại Bảo Lộc từ năm 1960, trong đó có xây dựng một phòng thí nghiệm “đặc biệt”, chì có nhân viên Mỹ làm việc trong đó mà thôi, qua lời của một kỹ sư NNA, hiện ở San Diego cho biết. Và trong thời gian chiến tranh Việt Nam, con đường từ đèo Ngoạn Mục (Bellevue) được mở rộng ra đến Cam Ranh và hàng ngày có hàng trăm xe bít bùng lớn từ trong núi chạy thẳng về hải cảng Cam Ranh cũng theo lời kỹ sư NNA.

Tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ Uranium hay không?

3. Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng: "Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam". Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và đó cũng là ước tính của Hội đồng Địa chất Thế giới. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên.

Qua hai thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một cách xác tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến cho nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không công bố vì điều kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc bấy giờ không cho phép.

Ngày hôm nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite, vừa có lý do để xâm nhập hàng chục ngàn công nhân hay tình báo, hoặc quân nhân nhằm mục đích kiểm soát cao nguyên Trung phần Việt Nam và Biển Đông.

Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự.

Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:

- Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn vận hành từ đó đến 1975 hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra. Và, TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ năm 2008?

- Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?

Chính hai chỉ dấu sau này là chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa CSVN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Việc khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để làm tăng lợi khí "cường quốc" của Hán tộc.

Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.

4. Ảnh hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium

Đứng về mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát thải phế thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai thác bauxite.Tuy hai công trình đều đưa đến sự hủy diệt thảm thực vật ở miền Cao nguyên này, nhưng nếu đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc gia, cũng như quốc phòng, việc khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn cả. Lý do là trong vòng tương lai, Việt Nam sẽ phát triển những nhà máy phát điện nguyên tử tại Ninh Thuận, cho nên việc khai thác Uranium 235 nầy có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Thêm một điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặc cả trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới.

5. Thay lời kết

Qua những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi này.

Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác này chia làm hai đợt cho đến 2020. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây là hai vị trí cấm kỵ và nhạy cảm vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC?

Và ông cũng cho biết là đã ký Biên bản ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.

Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?

Một điều không thể chối cãi được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.

Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhất là lợi dụng tình trạng còn lỏng lẻo của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau đó, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Tập Cận Bình ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi đây.

Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong "tầm bắn" của TC trong chính sách này trong một tương lai không xa. 

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao.

Một bản tin kinh tế rất nhỏ trên các trang báo Việt Nam ngày 25/06/2017 không làm nhiều người chú ý, nhưng đã nhanh chóng gây sửng sốt cho những ai quan tâm về thời sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung của bản tin cho biết khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam đột ngột gửi thư lên Trung ương Hà Nội và đòi trở thành đặc khu tự trị với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường. Tin tiết lộ cho biết Ban lãnh đạo khu kinh tế Formosa vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải yêu cầu cho thiết lập đặc khu kinh tế tự trị. Theo văn bản này, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, vốn là một người gốc Hoa, lý giải việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước… nói một cách khác, yêu cầu này có nghĩa muốn tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, trở thành như một vùng tự trị trong lòng Việt Nam (lấy trên internet).

Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn. 

Ngày hôm nay, tuy muộn rồi nhưng thiết nghĩ, chúng ta vẫn phải tiếp tục tranh đấu, nếu không, TC, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc "thêm râu thêm cánh" và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gồm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v…

Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.

- Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điều kiện tối cần thiết trong lúc nầy. 

- Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiểm họa TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TQ). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhất trước sự bành trướng của TC.

Sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của TC đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu.

Lịch sử Việt Nam sẽ không quên ghi lại tội ác kể trên!

(*) Bài viết được trích và cập nhựt hóa bài viết trong sách “Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình đô hộ Việt Nam của Trung Cộng”, xuất bản năm 2009. Nếu cần, liên lạc envirovn@gmail.com

Vì sao nước Đức hùng mạnh? Lý do đã sớm được quyết định ngay trên bục giảng giáo viên tiểu học (Kỳ 1)

Nước Đức có nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu, giành nhiều giải Nobel hơn bất cứ nước nào trong thế kỷ 20, là một cường quốc khổng lồ. Bí quyết của họ rất đơn giản: Coi trọng giáo dục trẻ em. Ở Đức, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. 
Vài hôm trước, tôi tham dự tiệc cưới của một người bạn. Trên bàn tiệc có một người mẹ trẻ dẫn theo cậu con của mình cùng đi. Nhưng cậu bé đó rất nghịch ngợm, cứ xoay chiếc bàn ăn quay tít. Mọi người đã ngồi vào bàn nhưng mẹ cậu vẫn điềm nhiên như không, chẳng buồn ngăn con lại.
Mọi người ngồi chung bàn nhưng vì mới quen biết nên ai cũng ngại không nói ra. Đến khi người phụ nữ trẻ dẫn con vào nhà vệ sinh, mọi người không hẹn mà gặp đều nói: “Thằng bé bất lịch sự quá đi! Mà bà mẹ cũng không ý tứ gì nữa!”.
Ở Việt Nam, sẽ không có ai nói với bạn rằng con bạn thật mất lịch sự nhưng mọi người đều sẽ không ưa chúng, thấy khó chịu trong lòng. Chúng ta đều coi việc im lặng “không nói” như một phép lịch sự. Tục ngữ có câu: “Vợ người khác mới đẹp, con mình mới hay”. Cho nên ai cũng cho rằng con mình thì mình dạy, người khác không được phép can thiệp.
Điều này khiến tôi bất giác nhớ tới một câu chuyện khác…
Mỗi người Đức đều có trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ
Một lần nọ, tôi ra ngoài đi chơi cùng một cô bạn người Đức. Tới khu ngoại ô, chúng tôi đến gần một dòng sông nhỏ chảy ven đường. Tôi nhìn thấy một đứa trẻ đang câu cá. Bên cạnh cậu bé lại có tới hai chiếc cần câu. Cô bạn người Đức thấy vậy, tỏ vẻ không vui, bèn bước tới hỏi cậu bé rằng: “Sao cháu lại có tới hai chiếc cần câu vậy?” (Ở Đức quy định mỗi người chỉ được sử dụng một chiếc cần khi câu cá). 
Cậu bé ngơ ngác nói: “Cháu câu cá với bạn cháu ạ. Cậu ấy vừa đi vệ sinh”. 
Cô bạn tôi vẫn không chịu rời đi mà đứng đấy đợi. Quả nhiên một lúc sau, cậu bé đi vệ sinh đã quay trở về.
Cô bạn người Đức lại hỏi tiếp: “Thế các cháu có giấy phép không? Đưa cô xem nào!” (Ở Đức quy định câu cá phải có giấy phép). 
Hai đứa trẻ ngoan ngoãn vội vàng móc giấy phép từ trong túi ra đưa cho cô ấy: “Có ạ, cô xem này”. 
Thế hai cháu có nhớ mang theo thước không đó?”. Cô bạn người Đức lại hỏi. (Ở Đức quy định cá được câu lên nếu đo mà thấy quá nhỏ, kích thước chưa đạt thì phải thả lại mặt nước). 
Cháu có mang ạ”, nói rồi, hai đứa trẻ lại nhanh chóng móc cuộn thước dây từ trong túi ra. “Ừ, thế thì được”, lúc này cô bạn người Đức mới kéo tôi rời đi.
Tôi đứng bên cạnh cứ tròn mắt hết nhìn cô bạn lại nhìn sang hai cậu bé. Tôi chỉ thấy thật kỳ quặc, không biết vì sao cô bạn mình lại thích quản người khác đến vậy.
(Ảnh minh họa, dẫn theo cmoney.tw)
Hai đứa trẻ đó là con nhà họ hàng cậu à?”, tôi băn khoăn. 
Không phải”, người bạn đáp.
Thế là con bạn cậu à?”, tôi lại hỏi. 
Cũng không nốt. Mình không quen chúng. Đi ngang qua đây thì gặp thôi”, cô bạn thản nhiên đáp. 
Tôi há hốc miệng ngạc nhiên: Gì cơ? Không quen sao? Sao có thể vậy được? Thế thì sao chúng lại phải nghe cậu dạy dỗ kia chứ?”.
Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Trẻ nhỏ là tương lai của nước Đức. Mỗi người Đức chúng tôi đều có trách nhiệm giáo dục chúng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu”, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói.
Tôi trầm tư suy nghĩ hồi lâu, rồi liên tưởng đến một cảnh tượng. Khi bước trên đường phố Việt Nam, bạn có dám lớn tiếng trách mắng những đứa trẻ mình không quen biết hay không? E rằng chúng chẳng thèm để tâm tới bạn hoặc sẽ có người tiến tới và mắng bạn ‘nhiều chuyện’!
Trong thời gian ở Đức, tôi luôn suy nghĩ vấn đề này: Vì sao xã hội Đức lại văn minh như vậy, người Đức lại nhận được sự tôn trọng tại hầu hết các nơi trên thế giới?
Sau khi trải nghiệm nền giáo dục của nước Đức, tôi hầu như đã có thể tìm ra một phần đáp án. Điểm hơn người của họ được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.
Trong mắt rất nhiều người, sở dĩ nước Đức có thể vùng lên sau khi bị tàn phá bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới chính là bởi tính cách cẩn trọng và cần lao của mình. Nhưng để có được một tính cách và tố chất cao như vậy, người Đức đã thực sự việc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. 
Cũng giống như Martin Luther King Jr., lãnh tụ của cuộc vận động dân quyền của người da đen tại Mỹ từng nói: “Sự phồn vinh của một quốc gia không được quyết định bởi nguồn quốc khố dồi dào, không được quyết định bởi thành quách vững chắc, cũng không được quyết định bởi sự hoa lệ của những kiến trúc hạ tầng công cộng. Điều này được quyết định bởi tố chất văn minh của công dân nước đó, tầm mắt nhìn xa trông rộng và phẩm chất cao thượng của nhân dân“. 
Ý chí Đức đã được hun đúc ngay từ bục giảng của giáo viên tiểu học
Sau khi chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) kết thúc, người Đức giành thắng lợi vang dội. Moltke, nguyên soái của nước Phổ nói: “Sự thắng lợi của ý chí Đức sớm đã được quyết định trên bục giảng của các giáo viên tiểu học!
Thực sự thì thầy cô giáo ở nước này có mức lương cao và phúc lợi tốt. Ở Đức, giáo viên tiểu học và trung học là công chức của quốc gia, được đảm bảo sẽ không bị sa thải, không bị thất nghiệp. 
Ở Đức muốn làm giáo viên không hề dễ dàng. (Ảnh: nbc.com)
Ở Đức, nghề giáo viên tiểu học, trung học có thu nhập rất tuyệt vời. Theo thống kê của chính phủ, lương trả cho giáo viên tiểu học và trung học nhiều gấp 3 lần thu nhập bình quân của người Đức.
Thu nhập bình quân hàng năm của giáo viên tiểu học, trung học của Đức là trên 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng). Con số này tương đương với thu nhập trước thuế bình quân của nhân viên tại những công ty đa quốc gia nổi tiếng của Đức. So với các ngành khác, lương của giáo viên tiểu học và trung học rất đúng với cái mác “Giai tầng thu nhập vừa và cao”. 
Giữa những khu vực khác nhau, những ngôi trường khác nhau, thu nhập của giáo viên cũng có sự chênh lệch nhất định nhưng không quá lớn, nhiều nhất là khoảng 30%. Bởi vì điều xã hội Đức khó chấp nhận nhất chính là sự bất công. Giá trị này đã ngấm vào huyết mạch của họ, ngưng kết thành nền văn hóa của dân tộc. 
Nhìn khắp thế giới thì thu nhập của giáo viên trung học và tiểu học của Đức cao hơn hẳn những nước công nghiệp khác, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thụy Sỹ. Nhưng tương đương với đãi ngộ đó, thầy cô giáo lại phải nỗ lực nhiều hơn. Thu nhập và đãi ngộ tốt đã khiến tiêu chí xét tuyển đầu vào của các thầy cô giáo trung học và tiểu học được nâng lên rất cao. Ở Việt Nam, sinh viên chính quy hoặc thạc sĩ, tiến sĩ đều có thể trực tiếp tới giảng dạy tại các trường trung học và tiểu học. Ở Đức, tình huống lại phức tạp hơn nhiều.
Ở Đức muốn làm giáo viên không hề dễ dàng, chí ít là bạn phải vượt qua 3 cửa ải, tất cả đều không hề dễ dàng. 
Đầu tiên bạn phải lấy được học vị đại học chính quy hoặc trình độ cao hơn. Tiếp đó bạn phải được huấn luyện chuyên nghiệp về tâm lý học, giáo dục học và trải qua một cuộc thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Cuối cùng, bạn phải tham gia cuộc thi xét duyệt về tư cách giảng viên do quốc gia tổ chức và phải có được thành tích đạt tiêu chuẩn.
Khác với Việt Nam, ở Đức “vào đại học rất dễ, nhưng tốt nghiệp thì vô cùng khó”. Đây là quy định phổ biến trong giáo dục đại học, cao đẳng của quốc gia. Ở Đức, chế độ đại học thường là đào tạo chuyên ngành khoa học kỹ thuật 4 năm, khoa học xã hội và nhân văn 5 năm, y khoa 8 năm. Hai năm đầu trong trường đại học chỉ học những kiến thức cơ sở, nếu thi không qua thì không được vào học tiếp kỳ 2. 
Nhưng vào được kỳ 2 không có nghĩa là bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Kỳ 2 còn khắc nghiệt hơn nữa. Kỳ này, bạn sẽ học những môn chuyên ngành, thi đỗ mới lấy được chứng nhận học phần. Chỉ khi tích lũy đủ các học phần thì bạn mới có thể chạm tới tấm bằng tốt nghiệp đại học. Yêu cầu học tập tại trường đại học rất cao.
Thêm vào đó, khá nhiều sinh viên vừa phải làm thêm kiếm sống, lại vừa phải chăm chỉ học tập theo những vị giảng viên “không biết linh động”. Do đó dù là thi những môn cơ sở hay những môn học chuyên ngành, bạn cũng khó có thể thuận buồm xuôi gió mà vượt qua. Thời gian học của sinh viên ở trường lại tăng lên từng ngày. 
Hiện nay sinh viên Đức từ khi nhập học tới khi tốt nghiệp, bình quân phải mất 7 năm mới có thể ra trường. Số người có thể tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ 4 – 5 năm là khá ít. Nếu muốn làm giáo viên, sau khi chật vật lấy được tấm bằng đại học, bạn còn phải đối mặt với cuộc thi tâm lý học và giáo dục học. Đặc biệt là cuộc thi sát hạch tư cách giáo viên toàn quốc là khó khăn nhất, ước chừng cũng phải mất khoảng 3 năm. Dù vậy, dù bạn dành bao nhiêu thời gian để luyện thi thì cũng không chắc sẽ thi đậu trong kỳ thi sát hạch tư cách giáo viên này.
Thêm vào đó, tỷ lệ sinh của nước Đức từ thế kỷ 20 đến nay ngày càng giảm. Do đó số lượng học sinh trung học, tiểu học ngày càng ít đi. Vị trí giáo viên bị bỏ trống chủ yếu là do cắt giảm nhân viên tự nhiên. Chế độ mà nước Đức thiết lập về cơ bản là cự tuyệt với những tệ nạn như chạy chọt, luồn lách, “đi cửa sau”.
Những người Đức thuần phác nếu muốn trở thành giáo viên tiểu học, trung học sẽ phải cạnh tranh và trải qua sàng lọc rất gắt gao. Chỉ có những người thực sự yêu nghề và có thực lực mới có thể trở thành giáo viên. Nhưng để thực hiện được giấc mộng này thì bạn cũng phải đợi đến ngót nghét 30 cái xuân xanh mới mãn nguyện. Đó là lý do vì sao giáo viên tiểu học, trung học ở Đức có địa vị cao như vậy, được cả xã hội nể vì.
Nước Đức cấm giáo dục trẻ nhỏ trước tuổi đi học?
Chúng ta thường đọc được trên mạng rằng “Đức cấm giáo dục trước tuổi đi học”. Sự thực là những đứa trẻ ấy trước khi đến tuổi đi học không phải là hàng ngày chỉ biết nô đùa, được thả rông như cỏ dại. Người Đức có cách lý giải về giáo dục trước tuổi đi học khác với chúng ta. Các em cũng sẽ được học một số điều, cặp sách của chúng cũng không nhỏ hơn của con em chúng ta.
Ví như ở trường mầm non, thầy cô sẽ dạy bọn trẻ làm thế nào có thể tự đi các phương tiện giao thông để tìm về được đến nhà. Họ giáo dục chúng tuân thủ trật tự xã hội như: Chấp hành luật lệ giao thông, ở nơi công cộng không được nói lớn tiếng, thậm chí là làm thế nào để phân loại rác.
Nếu bọn trẻ hứng thú với một môn học nào đó như âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể dục thể thao, thì chúng sẽ có quyền được học tập ở một vài ngôi trường và hoặc tổ chức năng khiếu, thậm chí là miễn phí. 
(Còn tiếp)
Theo CmoneyHiểu Liên biên dịch
Xem thêm:

SÁCH LỊCH SỬ MỚI ĐỀ CẬP CUỘC CHIẾN CHỐNG TQ XÂM LƯỢC 2/1979 KHÔNG MỘT DÒNG VIẾT VỀ MẶT TRẬN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG 1980-1990 LÀ THIẾU SÓT LỚN

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN
* Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?
- Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác... Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN.
Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược.
Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc.

(http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170818/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon/1371412.html)

Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang

Ông Nguyễn Phong Quang nguyên là ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban thường trực, Thủ trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (2011-2016). 


Xe chở cán bộ của đoàn triển khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương rời khỏi trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ khoảng 16g30 ngày 22-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chiều 22-8, tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Nguyễn Thanh Sơn- Ủy viên Trung ương Đảng, phó chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã thay mặt UBKTTƯ triển khai kết luận sai phạm xảy ra tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) giai đoạn 2011-2016.

Theo đó, sau gần 7 tháng tiến hành kiểm tra (từ chiều 23-1-2017), UBKTTƯ kết luận cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm như sau:

Thường trực Ban chỉ đạo đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc, các quy định về công tác cán bộ, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài; chưa phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể thường trực Cơ quan BCĐ và Đảng ủy cơ quan này, để một số cá nhân vi phạm quy chế làm việc, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch công chức, xếp bậc lương, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định.

Chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định về công tác cán bộ; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, để văn phòng, bộ phận nghiệp vụ tài chính, kế toán cơ quan BCĐ TNB (giai đoạn 2011-2016) vi phạm các quy định về quản lý tài chính, để ngoài sổ sách kế toán nguồn kinh phí vận động tài trợ số tiền hơn 100 tỷ đồng.\
Ông Nguyễn Phong Quang (áo xanh, bên trái) bước ra cổng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sau buổi họp triển khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương chiều 22-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đối với cá nhân, ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban thường trực, Thủ trưởng Cơ quan thường trực BCĐ TNB (giai đoạn 2011-2016), phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực BCĐ TNB giai đoạn 2011-2016. Vi phạm Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết định về công tác tổ chức, cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng – phó vụ trưởng Vụ kinh tế và Nguyễn Tiến Khoa.

Không chỉ vậy, ông Quang đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên 100 tỷ đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất thoát nghiêm trọng tiền, tài sản của Nhà nước; Vi phạm trong việc chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơ quan BCĐ cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ; Vi phạm quy định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Lấy danh nghĩa BCĐ để vận động tài trợ cho Hội là không đúng chức năng, nhiệm vụ của BCĐ. Với những sai phạm trên UBKT TƯ kết luận ông Quang đã vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải xử lý kỷ luật.


Ông Nguyễn Quốc Việt "cùng chịu trách nhiệm"


Đối với ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng BCĐ TNB, UBKT TƯ nhận định ông Việt phải “cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực BCĐ TNB”.

Ông Việt đã trực tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trực tiếp ký ban hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế làm việc của BCĐ; ký văn bản đề nghị UBND TP. Cần Thơ giao đất của Cơ quan BCĐ cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định.

Không chỉ ông Quang và ông Việt


Ngoài ông Quang và ông Việt, UBKT TƯ đã kiểm tra và kết luận vi phạm, khuyết điểm của các ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh Văn phòng; ông Trần Văn Út - Chánh Văn phòng; bà Lê Thị Thu Hằng, nguyên phó chánh VP, nguyên Kế toán trưởng, Thủ quỹ Sơn Thị Quanh Ni và nguyên Thủ quỹ Hồng Gấm của Cơ quan Ban Chỉ đạo giai đoạn 2011-2016.
Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương bước ra khỏi phòng họp triển khai kết luận về các sai phạm tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chiều 22-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Kết luận của UBKT TƯ nêu rõ những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Phong Quang, ông Nguyễn Quốc Việt và một số người trong Cơ quan Thường trực BCĐ TNB giai đoạn 2011-2016 đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của BCĐ, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật đảng”.

Ủy Ban kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu các cá nhân gồm ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó trưởng ban thường trực, ông Nguyễn Quốc Việt – phó BCĐTNB, ông Nguyễn Thanh Hải- nguyên chánh văn phòng và các cá nhân sai phạm trên phải tiến hành viết bản kiểm điểm các sai phạm và tự đề xuất hình thức kỷ luật.

Thời gian viết kiểm điểm từ ngày triển khai kết luận đến 28-8. Sau đó, từ ngày 6 đến 12-9, cơ quan thường trực BCĐTNB phải tổ chức họp kiểm điểm các cá nhân liên quan đề xuất xử lý sai phạm theo thẩm quyền. 

Xem xét kỷ luật về mặt Đảng


“Hai ông Nguyễn Phong Quang và Nguyễn Quốc Việt là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư Trung ương quản lý, do vậy sau kiểm điểm UBKT TƯ sẽ xem xét đề xuất Ban Bí thư thi hành kỷ luật về mặt Đảng”, một thành viên đoàn kiểm tra tham dự buổi họp cho hay.

Đến khoảng 16g30, buổi họp kết thúc. Rất đông phóng viên các báo có mặt tại trụ sở BCĐTNB xin gặp lãnh đạo cơ quan này tham dự buổi họp để tìm hiểu vụ việc, nhưng đều bị bảo vệ cơ quan này ngăn lại.

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ qua điện thoại ngay sau buổi họp triển khai kết luận ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó chủ nhiệm UBKTTƯ cho biết, tham dự buổi triển khai kết luận có đầy đủ các lãnh đạo BCĐTNB, đảng uỷ, bí thư các chi bộ, các vụ trưởng và các cá nhân liên quan được UBKTTƯ triệu tập. Ông Quang và ông Việt cùng các cá nhân sai phạm đã nghe công bố và chấp hành kết luận.

Cuối giờ chiều cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ để hỏi ý kiến của ông về kết luận của UBKTTƯ liên quan đến công tác điều hành của ông nhưng ông Quang từ chối trả lời.

PV Tuổi Trẻ cũng liên hệ với ông Nguyễn Quốc Việt - phó ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nhưng ông Việt không nghe máy. 

Theo Tuổi trẻ.

Báo Nhân Dân: Cần xử lý nghiêm những vi phạm tại các DA' của Tập đoàn FLC


Nhân Dân: Thời gian qua, Báo Nhân Dân nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về những vi phạm của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) liên quan công tác xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trật tự xây dựng thuộc các dự án ở hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Định. Những vi phạm của Tập đoàn FLC xảy ra trong thời gian dài, nhưng không được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời, gây bức xúc trong dư luận.

Đại gia Trịnh Văn Quyết TGĐ tập đoàn FLC
Xây dựng trước… cấp phép sau

Từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn FLC đã triển khai xây dựng nhiều dự án lớn trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Ðịnh, như: Dự án khu đô thị sinh thái FLC Sam Son và dự án FLC Sam Son Golf Links (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa); dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Ðịnh). Các dự án nêu trên bước đầu tạo được việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vi phạm về công tác xây dựng theo quy hoạch được duyệt, quản lý chất lượng công trình xây dựng, trật tự xây dựng của chủ đầu tư (Tập đoàn FLC) cũng như việc buông lỏng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này của UBND hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Ðịnh.

Ngày 30-12-2016, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 527/QÐ-TTr về việc thanh tra Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong việc thực hiện công tác xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản tại các dự án trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Ðịnh. Ngày 16-6-2017, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành Kết luận số 265/KL-TTr về kết luận những vi phạm của Tập đoàn FLC và UBND các tỉnh Bình Ðịnh và Thanh Hóa trong triển khai các dự án.

Theo Kết luận số 265/KL-TTr của Thanh tra Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cấp phép xây dựng cho hai công trình thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son và một công trình thuộc dự án FLC Sam Son Golf Links khi các công trình này đã thi công hoàn thành; có hai công trình thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son và hai công trình thuộc dự án FLC Sam Son Golf Links đã thi công xây dựng hoàn thành nhưng chưa có giấy phép xây dựng.

UBND tỉnh Bình Ðịnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với đồ án 1/2.000 đối với dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, vi phạm Khoản 2, Ðiều 14, Luật Xây dựng 2014; không phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500 dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, vi phạm Khoản 1, Ðiều 20, Luật Xây dựng 2014; không ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết, vi phạm Khoản 3, Ðiều 12, Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Ðịnh đã cấp phép cho bảy công trình đã thi công hoàn thành thuộc dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, trong đó có năm công trình đã thi công hoàn thành, nhưng chưa có giấy phép xây dựng.

Tập đoàn FLC không có biên bản xác nhận ranh giới khảo sát; không có biên bản bàn giao mốc; không có hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; không có hồ sơ năng lực tổ chức tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch; biên bản hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch không ghi số lượng phiếu lấy ý kiến phát ra, thu về; không có hồ sơ tổ chức cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch được phê duyệt; thiếu một trong số 14 thành phần bản vẽ quy hoạch điều chỉnh đối với dự án khu du lịch sinh thái Quảng Cư (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa). Tập đoàn FLC không có hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; không có hồ sơ tổ chức cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch được phê duyệt; thiếu ba trong số 14 thành phần bản vẽ quy hoạch đối với dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý.

Tập đoàn FLC đã có nhiều vi phạm về quản lý chất lượng công trình và trật tự xây dựng trong triển khai các dự án. Ðối với dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son và dự án FLC Sam Son Golf Links, Tập đoàn FLC không có hồ sơ lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng; không có hồ sơ tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; không có hồ sơ giám sát công tác khảo sát; tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; kết quả thí nghiệm khảo sát địa chất không đúng theo quy định; không có hồ sơ tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; không có hồ sơ dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở; không có hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; tổ chức thi công công trình đã đưa vào sử dụng khi chưa có giấy phép công trình khách sạn bảy tầng, tổng diện tích sàn 4.064 m2 (đến ngày 15-5-2017, Sở Xây dựng Thanh Hóa cấp phép xây dựng); tổ chức thi công công trình đang hoàn thiện khi chưa có giấy phép công trình FLC Grand Hotel, tổng diện tích sàn 75.111 m2 (đến ngày 15-5-2017, Sở Xây dựng Thanh Hóa cấp phép xây dựng); tổ chức thi công không có giấy phép hạng mục khu resort, hạ tầng kỹ thuật; không có hồ sơ nghiệm thu công tác phòng cháy, chữa cháy; tổ chức thi công khi chưa có giấy phép hạng mục khu kỹ thuật sân golf, khu tâm linh…

Ðối với dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, Tập đoàn FLC không có hồ sơ giám sát công tác khảo sát; kết quả thí nghiệm khảo sát địa chất không đúng theo quy định; không có hồ sơ tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; không có hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình các hạng mục nhà đa năng, nhà spa, hạ tầng kỹ thuật, bể bơi chính, beach club, nhà bảo dưỡng sân golf, khu tâm linh; tổ chức thi công khi chưa có giấy phép xây dựng sân tập golf, khu thương mại quảng trường, trạm xử lý nước thải, khu sân golf và khu kỹ thuật sân golf...

Tại các dự án nêu trên của Tập đoàn FLC ở Thanh Hóa và Bình Ðịnh, các đơn vị tư vấn khảo sát, giám sát, nhà thầu thi công thực hiện khảo sát xây dựng vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; kết quả thí nghiệm khảo sát địa chất không theo quy định; tổ chức giám sát, thi công xây dựng công trình chưa có giấy phép; không có hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình…

Hình minh họa
Cần xử lý nghiêm vi phạm

Từ những vi phạm cụ thể nêu trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Ðịnh chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm; chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện đầu tư xây dựng của Tập đoàn FLC theo đúng quy định của pháp luật khi thực hiện các dự án.

Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Tập đoàn FLC dừng thi công, buộc kiểm định chất lượng công trình phần đã thi công, thực hiện đủ hồ sơ pháp lý về quản lý chất lượng đối với phần công trình đã thi công đối với hạng mục FLC Grand Hotel Sam Son thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son. Ðối với chín công trình đã thi công nhưng chưa có giấy phép xây dựng thuộc hai dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son và quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Tập đoàn FLC phải xin giấy phép xây dựng; kiểm định lại chất lượng và phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

Về 10 công trình đã hoàn thành và có giấy phép xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Tập đoàn FLC kiểm định lại chất lượng và thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý về quản lý chất lượng xây dựng; yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, chấn chỉnh tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các cá nhân có liên quan để xảy ra các vi phạm và nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung liên quan hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND hai tỉnh Thanh Hóa, Bình Ðịnh cùng các sở, ban, ngành liên quan và Tập đoàn FLC báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra trước ngày 16-9-2017.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Ðịnh Hồ Quốc Dũng cho biết: UBND tỉnh đồng ý với kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng về những vi phạm tại dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý của Tập đoàn FLC. Tỉnh sẽ sớm khắc phục những vấn đề tồn tại theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở Xây dựng có báo cáo về việc xử lý những vi phạm của Tập đoàn FLC tại dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sam Son và dự án FLC Sam Son Golf Links… Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, chủ đầu tư phải xử lý các công trình vi phạm theo hướng hoàn thiện hồ sơ, giấy phép, hoặc tháo dỡ các công trình vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm… Lãnh đạo địa phương phải xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra sai phạm trong quá trình quản lý, thực hiện quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng và trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.

Việc nhiều công trình của Tập đoàn FLC tại hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Ðịnh vi phạm về công tác xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trật tự xây dựng đã tạo tiền lệ xấu, thể hiện sự buông lỏng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. Ðề nghị các cơ quan chức năng, UBND các tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bình Ðịnh cần xử lý nghiêm những vi phạm nêu trên của Tập đoàn FLC, truy trách nhiệm, xử lý các cá nhân, tập thể liên quan các sai phạm để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

(Nhân Dân)

Trần Thắng - Có một đám tang của cha tôi Tướng Trần Độ... rất buồn


Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.



Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.

Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.

Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp.

Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì.

Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…

Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.

Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.

Xen kẽ là các bức trướng:

- “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”;

- “Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân”

- “Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân”.

- “Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu”…

Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần.

Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở.

Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được.

Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể.

Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần.

Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: “…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…”.

Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.

Hà Nội, tháng 8/2017

Trần Thắng

(Blog Trần Độ Tác Phẩm)