Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

GS Nguyễn Minh Thuyết: Không chờ SGK mới,​ nên bổ sung để dạy ngay về cuộc chiến chống quân TQ xâm lược

Thứ ba , 22/08/2017 06:58 AM GMT+7


(VTC News) - GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình, SGK phổ phông mới cho rằng không phải đợi đến khi có SGK mới mà nên bổ sung để dạy ngay cho học sinh về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược.
Ngày 18/8, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2.000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn. 
Bộ Lịch sử Việt Nam này có nhiều điểm mới như chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Namtrong chiến tranh biên giới phía Bắc; nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước,…
gs nguyen minh thuyet 3
 GS Nguyễn Minh Thuyết.
Trả lời VTC News, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội và hiện là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới nói:
Tôi đồng tình với việc trình bày lịch sử đúng như sự thực đã diễn ra trong quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại.
- Bộ sách Lịch sử Việt Nam đã có cách tiếp cận đổi mới như nêu trên thì liệu SGK Lịch sử phổ thông có thay đổi không, thưa ông?
Sách giáo khoa phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, phổ thông và hiện đại, do đó, phải cập nhật những thông tin khoa học mới được giới nghiên cứu khẳng định. 
Bộ Lịch sử Việt Nam là kết quả nghiên cứu mới của Viện Sử học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – cơ quan khoa học có thẩm quyền về các vấn đề lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử phổ thông sẽ phải thể hiện kết quả nghiên cứu này.
- Với tư cách Tổng chủ biên chương trình – SGK phổ thông mới, theo ông, những nội dung đổi mới nêu trên sẽ được đưa như thế nào trong SGK mới, thưa ông?
Tôi là người phụ trách xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhưng không phụ trách việc biên soạn SGK, bởi vì, theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, SGK do nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau biên soạn.
Nhưng với cương vị là Tổng chủ biên chương trình GDPT mới, tôi có trách nhiệm thảo luận với Ban soạn thảo chương trình môn Lịch sử và trưng cầu ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục lịch sử để tiếp thu kết quả nghiên cứu mới của giới sử học.
Video: Chúng ta muốn cả thế giới biết về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược
Chương trình môn Lịch sử cũng sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các tầng lớp nhân dân trước khi được Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình xem xét.
Về quan điểm cá nhân, tôi đồng tình với việc trình bày lịch sử đúng như sự thực đã diễn ra trong quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại.
 
gs thuyet 2 5
Việc Trung Quốc xâm lược nước ta và quân dân ta đã một lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược là sự thật cần phải ghi lại trong SGK Lịch sử. 
GS Nguyễn Minh Thuyết
Ví dụ, việc Trung Quốc xâm lược nước ta và quân dân ta đã một lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược là sự thật cần phải ghi lại trong SGK Lịch sử.
Chúng ta cần phải dạy cho học sinh biết những sự thật như vậy.
- Vừa qua, nhiều ý kiến đề nghị lùi thời gian ban hành chương trình SGK mới không thực hiện từ năm học 2018-2019. Như vậy có nghĩa là nếu có đưa sự thật lịch sử như trên vào SGK Lịch sử thì cũng phải sau năm 2019 mới có, thưa ông?
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, đầu năm học 2018-2019 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình, SGK mới.
Hiện nay, bộ phận làm chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn làm việc với tinh thần ấy.
Chúng tôi chưa nhận được chỉ thị nào khác từ Ban Chỉ đạo Đổi mới chương trình, SGK phổ thông của Bộ GD-ĐT. 
Tuy nhiên, tại các buổi làm việc của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội và với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cả Ủy ban của Quốc hội và Phó Thủ tướng đều đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc ý kiến của các chuyên gia giáo dục và các tầng lớp nhân dân, lùi thời hạn triển khai chương trình một năm để có điều kiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chu đáo hơn.
Trong trường hợp thống nhất với các ý kiến này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ báo cáo Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội mới là cấp có thẩm quyền quyết định về thời điểm triển khai chương trình, SGK mới.
chien tranh bien gioi 4
Xẻ núi đưa pháo lên điểm tựa trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc - Ảnh: ĐÀO VĂN SỬ 
- Có nên đợi chương trình, SGK mới ra đời thì mới dạy những sự thật lịch sử nêu trên không, thưa ông?
Tôi nghĩ là Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo để điều chỉnh sớm hơn, không nhất thiết phải chờ triển khai chương trình mới. Để thực hiện, không cần sửa chương trình mà chỉ cần bổ sung tài liệu dạy học.
Sửa SGK ngay trong năm học này thì không kịp; nhưng có thể xuất bản tài liệu bổ sung SGK và hướng dẫn giáo viên thực hiện.
Trong lịch sử giáo dục nước ta cũng đã có một số trường hợp bổ sung kiến thức như vậy. Ví dụ, năm tôi lên lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ), chúng tôi đã chép tay bài thơ “Lên miền Tây” của anh Bùi Minh Quốc để học. Lúc đó, bài thơ mới được sáng tác và anh Bùi Minh Quốc cũng chưa phải một nhà thơ nổi tiếng.
Nhưng năm đó có chỉ thị của Bộ là dạy bài thơ ấy; thế là bài thơ được học sinh chép tay. Chúng tôi đã học rất hào hứng, đến mức, tới bây giờ, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua mà tôi vẫn thuộc lòng bài thơ.
- Ngay trong năm học mới này liệu có kịp cho tài liệu bổ sung không thưa ông?
Tôi nghĩ rằng ngay đầu năm học thì không kịp, nhưng trong năm học thì kịp. Kiến thức thì bộ Lịch sử Việt nam đã cung cấp rồi.
Vấn đề chỉ là thể hiện nó ở các lớp, các môn học có liên quan, trước hết là môn Lịch sử như thế nào thôi. 
- Sách giáo khoa cũ chỉ có 11 dòng nói về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Vậy theo quan điểm của ông, những tài liệu điều chỉnh, bổ sung và SGK mới cần phải nhắc đến những sự kiện này như thế nào?
Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc không chỉ diễn ra ở biên giới phía Bắc nước ta năm 1979 mà còn diễn ra ở Hoàng Sa, Trường Sa và còn kéo dài đến tận năm 1988.
Đây là những sự kiện của lịch sử hiện đại nên càng cần được trình bày kỹ để trang bị cho cho học sinh thông tin đầy đủ, nhận thức đúng đắn và bồi dưỡng lòng yêu nước cho các em.
- Việc bộ sách Lịch sử Việt Nam đã không còn gọi chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hoà là nguỵ quyền, nguỵ quân có ý nghĩa gì, thưa ông?
Cách gọi đó có thể có tác dụng trong cuộc đấu tranh giữa hai chế độ trước đây.
Nhưng từ hơn 40 năm nay, non sông đã thu về một mối, ta nên gọi chế độ đã tồn tại ở nửa nước bằng đúng tên gọi của nó trong lịch sử. Chuyện gọi tên không thể hiện cách đánh giá về bản chất, vai trò của một chế độ; mà chỉ thể hiện thái độ khách quan đối với lịch sử thôi.
Video: Chiến tranh biên giới 1979: Một phần không thể quên của lịch sử
- Có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Có những người lính Việt Nam Cộng hoà đã chết vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước. Vậy chúng ta cần phải đề cập như thế nào trong tài liệu bổ sung và SGK Lịch sử mới, thưa ông?
Từ trước đến nay, người dân đều đánh giá cao và lịch sử đều ghi nhận công lao của những người dũng cảm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống quân xâm lược, không phân biệt họ là người lính của triều đại nào.
Ví dụ, nhà Trần soán ngôi nhà Lý, giết hại hoàng tộc và quần thần nhà Lý, nhưng sử sách triều Trần và các đời sau vẫn ca ngợi chiến công phá quân Tống của nhà lý và tôn vinh vị tổng chỉ huy quân đội triều Lý là Lý Thường Kiệt. 
Tôi nghĩ rằng cách ứng xử của tiền nhân là bài học sâu sắc cho chúng ta. Những người đã hi sinh vì Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên thì đều phải được ghi nhận, bất kể họ ở triều đại nào, chế độ nào. 
- Những cán bộ, chiến sĩ của ta đã chiến đấu, hi sinh trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược cần được tôn vinh như thế nào, thưa ông?
Vừa qua, phần mộ của các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam đã được tôn tạo lại khang trang hơn. 
Những câu chuyện về các liệt sĩ và chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh biên giới cũng được nhắc đến nhiều trên báo chí, trong các dịp gặp mặt, các buổi lễ trọng thể của Nhà nước.
Tôi cho rằng đó là những việc làm đúng đắn và cần thiết.
Nếu trước đây chúng ta làm những việc này chưa đủ thì cần phải làm cho đủ, cho đúng ý nghĩa, tầm vóc của các cuộc chiến tranh vệ quốc ấy.
Đó cũng là cách để hun đúc tinh thần yêu nước cho người dân và cho thế hệ trẻ Việt Nam. 
- Và cách tôn vinh gần gũi nhưng lớn lao hơn cả là nhắc tới họ và những chiến công của họ trong những cuốn SGK Lịch sử để các thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm trân trọng, thưa ông?
Tôi cho rằng, sắp tới, những chiến công, những câu chuyện về chiến sĩ, đồng bào đã tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần được đưa với dung lượng nhiều hơn vào các tài liệu bổ sung hay SGK để cho thế hệ trẻ được biết.
Những sự kiện và nhân vật trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cũng như những tác phẩm viết về những sự kiện và nhân vật đó không chỉ nên đưa vào SGK Lịch sử, mà còn cần được đưa vào SGK và tài liệu dạy học các môn học khác, trong đó có các môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,...
Xin cảm ơn ông!
PHẠM THỊNH

MỘT KẺ "BẢO HOÀNG CS HƠN CS"... CHỈ TRÍCH GAY GẮT, THEO CẢM TÍNH BỘ SÁCH LỊCH SỬ MỚI DO GS PHAN HUY LÊ CHỦ BIÊN...

Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
Lời dẫn: Ngay sau khi trên báo chí đăng tin Lễ ra mắt Bộ sách 15 tập về Lịch sử Việt Nam do ông GS Phan Huy Lê làm Tổng Chủ biên, bạn Hoàng Ngân Thương, đại diện của Google.tienlang đã có 1 stt kêu gọi bè bạn viết bài phân tích, phản biện:
Chỉ trong thời gian ngắn, cả trăm, cả ngàn bài viết bày tỏ nỗi căm giận với nhóm "giết sử" của ông Phan Huy Lê.
Đỉnh điểm là bài của Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thanh Tuấn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây đã thực sự gây bão trên mạng mấy ngày vừa qua....

************************

Hôm nay cả nước nhớ về ngày Cách mạng Tháng Tám với biết bao tự hào về dân tộc mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từ xiềng gông, rũ bùn đen đứng dậy, phá ngục tù mà giành lấy tự do. Một sự kiện đã ghi vào lịch sử một mốc son đỏ thắm của tinh thần quật cường và yêu nước, lần đầu tiên trên thế giới một dân tộc thuộc địa đã vùng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, đế quốc khai sinh ra nhà nước dân chủ nhân dân.
Tự hào về sự kiện này bao nhiêu tôi càng cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu khi Hội khoa học lịch sử Việt Nam vừa được ông PGS.TS Trần Đức Cường nguyên Viện trưởng Viện sử học Việt Nam, thành viên trong Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam công bố trên báo chí... Tôi chưa đọc Bộ sử này nhưng qua nghe giới thiệu của ông Cường thì trong Bộ sử này đã đề cập đến giai đoạn 1954-1975 nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và không còn gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về cái chế độ Việt Nam cộng hoà tay sai bán nước mà gọi là chế độ Sài gòn và Quân đội Sài gòn nhằm để mọi người dể chấp nhận ...
Qua việc này đã có nhiều người phê phán, với trách nhiệm là một CCB đã từng là chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam VN, là con của một gia đình đã có nhiều người thân trong đó có hai người thân yêu nhất là ba và mẹ lớn người đã nuôi dưỡng tôi từ nhỏ cho đến khi đi bộ đội ở tuổi 13 đã bị Mỹ ngụy sát hại và trước khi nghỉ hưu là một cán bộ cao cấp của Đảng và quân đội tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm làm rõ sự thật lịch sử này.
Trước hết xin hỏi ông TS Cường và những người tham gia biên soạn lịch sử giai đoạn 1954-1975 , các ông viết sử là viết theo sự thật hay viết để cho mọi người dể chấp nhận, nếu nói như ông Cường là viết cho mọi người chấp nhận thì chính các ông hãy tự mình xin rời khỏi hàng ngủ những người viết sử và hãy tự thú mình là những kẻ quá hèn nhác và thực sự kém cỏi vì trong bối cảnh hiện nay chẳng có áp lực nào buộc các ông viết sai sự thật mà chỉ vì một nhóm cờ vàng hải ngoại và bọn cơ hội cực đoan trong nước đã buộc các ông bóp méo sự thật "nhằm để mọi người chấp nhận". Sử mà viết theo ý của mọi người để cho mọi người chấp nhận thì thật xấu hổ cho các ông. Các ông khi học sử chắc các thầy đã nhắc tới Bộ Tư Mã Thiên sử ký chứ, TS Cường hãy ngẫm lại xem mình có xứng là học trò ngành sử hay không?
Thứ hai ông có đọc hết toàn văn Hiệp định Giơ ne vơ không và các ông có đọc lại lịch sử cái chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc dưa chưa ? Nếu chưa đọc thì các ông hãy mở thật to đôi mắt , nếu yếu thì mua kính tuỳ mỗi người mà sắm cận hoặc viễn ... Và hãy giữ cái tâm của người viết sử cho sáng, hãy học Tư Mã Thiên thời Phong kiến Trung Hoa "Bệ hạ có chém đầu thần thì thần cũng viết như vậy ... Vì đó là sự thật " sử chỉ có thể là sự thật, chỉ viết sự thật còn có công bố hay không lại là một yêu cầu khác.
Vậy Hiệp định Giơ ne vơ nói như thế nào và Mỹ ngụy đã thực hiện nó ra sao? Chắc các ông không thể xoá đi sự thật là: Vĩ tuyến 17 chỉ là vĩ tuyến tạm thời, sau hai năm (1956) hai miền sẽ hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà và Mỹ, nguỵ là kẻ đã chủ mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam - Bắc nhằm ngăn chặn cái mà Mỹ cho là hiệu ứng Domino. Còn chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc không lẽ các ông làm sử mà không hiểu nó là chế độ gì sao? VNCH là cái chính quyền kế tiếp của chính quyền bù nhìn tay sai Bảo Đại và giai đoạn cuối thì Ngô Đình Diệm được Mỹ ép Pháp chấp nhận làm thủ tướng của thể chế bù nhìn này với tên gọi Quốc gia Việt Nam và vị vua Bảo Đại kẻ đã từng nói: Thà làm công dân của một nước độc lập còn hơn làm vua của một chính thể bù nhìn. Thế nhưng ông ta đã từ bỏ con đường trở thành công dân của nước độc lập để làm một ông vua bù nhìn và Ngô Đình Diệm là kẻ bề tôi của vị vua bù nhìn đó. Và cùng với chính thể Quốc gia ! lá cờ vàng ba sọc cũng ra đời từ đó, lá cờ của một chính quyền tay sai bán nước cho Thực dân Pháp. Và đáng lẽ năm 1956 hai miền thống nhất bằng con đường Hiệp thương Tổng tuyển cử lập ra thể chế dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam độc lập tự do, song Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp, loại Bảo Đại dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cùng với cái gọi là chế độ Việt Nam cộng hoà bằng một cuộc trưng cầu dân ý giã hiệu với lười lê, họng súng buộc nhân dân Miền Nam đi bỏ phiếu. Sau khi chính quyền này ra đời đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam , hơn 300 ngàn người bị bắt giam cầm, tra tấn, đánh đập dã man, hơn 100 ngàn người bị chặt đầu, mổ bung, moi gan, bỏ bao bổ thả sông, thả đập, bằng luật số 10/1959 chúng đã lê máy chém khắp miền Nam hành hình hàng vạn người con yêu nước, hàng triệu người thân cách mạng đêm đêm tập trung sám hối, hàng vạn người vợ có chồng tập kết đã bị làm nhục, nhiều người đã quyên sinh, tội ác của chúng có thể nói trời không dung, đất không tha ...chính quyền Ngô Đình Diệm bằng tội ác của mình đã thúc dục đồng bào miền Nam hướng về Đảng, Bác Hồ chờ mong sự lãnh đạo của Đảng cứu giúp đồng bào yêu nước, và Nghị quyết 15 của Đảng như nắng hạn gặp mua rào, tức nước vỡ bờ nhân dân miền Nam đã vùng lên đồng khởi, chính quyền tay sai Mỹ đứng trước sự sụp đổ, Mỹ phải thay ngựa giữa dòng. Diệm đổ Minh thay, Minh đổ Khánh thay và sau cùng là tên quan hai học trường Pháp Nguyễn Văn Thiệu lên thay cho đến ngày cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, Bắc - Nam sum họp Xuân nào vui hơn...
Sự thật lịch sử đó các ông viết sử giai đoạn này vì sao đổi trắng thay đen, ai cho phép các ông khẳng định chế độ VNCH là một thực thể tồn tại 21 năm ở miền Nam song song cùng chế độ VNDCCH ở miền Bắc. Các ông đã đánh tráo lịch sử đánh đồng giữa một chế độ vì dân vì nước ra đời trong từ cuộc cách mạng vĩ đại của dân tôc với một chế độ tay sai hết cho Pháp lại cho Mỹ ... VNCH đã được đồng bào VN yêu nước trong suốt 21 năm đều gọi là chế độ tay sai, bán nước gọi tắt là lũ ngụy quân, ngụy quyền. Để phản biệt rõ ở Việt Nam chỉ có một chính quyền của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền VNDCCH do Chủ tịch HCM lãnh đạo, còn các chính quyền khác đều là ngụy quyền . Danh xưng chế độ VNCH chỉ được bọn tay sai cho Mỹ tự xưng vậy nay các ông đứng về phía đồng bào yêu nước viết đúng lịch sử gọi đúng bản chất hay các ông đang làm đẹp lòng bọn cờ vàng và một nhóm trở cờ chống Đảng, chống nhân dân? Nếu các ông công nhận ở miền Nam có thể chế chính trị riêng là thực chất các ông đang lặp lại lập luận của Mỹ nhằm bao che cho tội ác xâm lược VN, là các ông đã quên mất hàng triệu con người đã ngã xuống để có ngày hôm nay hoà bình, phát triển để các ông ngồi viết sử, thế nhưng các ông đã xúc phạm vong linh của họ và xúc phạm hàng triệu con người ở cả hai miền Nam Bắc đổ máu xương làm nên điều kỳ diệu là đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, và với cách nhìn đó các ông đã biến cuộc chiến oai hùng lừng lẩy chống ngoại xâm thành cuộc nội chiến của hai miền Nam - Bắc, là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của các nước lớn mà VN là nạn nhân, các ông đang làm cái việc mà CIA, Mỹ đã làm bao năm nay không thể làm được thì nay qua các ông đã biến thành sự thật ...
Với cách làm này chúng tôi không thể gọi các ông là đồng chí mà nói thẳng rằng Đảng, nhân dân giao cho các ông viết sử, thế nhưng đã bị các ông lợi dụng làm việc không công cho Mỹ phá hoại đất nước.
Với việc làm sai trái này chúng tôi yêu cầu Đảng, Nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi đính chính trở lại tập sử nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm rõ trách nhiệm những người gây nên hậu quả sai trái này. Họ sẽ bị đồng bào yêu nước VN lên án.

NGƯỜI DÂN YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN ĐỂ YÊN CHO HỌ TẬP TRUNG ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG và LAO ĐỘNG SẢN XUẤT!


Xem thêm

thủ tướng nên đứng ra phân xử vụ tranh chấp đất ở đồng tâm

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../thu-tuong-nen-ung-ra-phan-xu-vu-tranh.ht...
9 thg 7, 2017 - THỦ TƯỚNG NÊN ĐỨNG RA PHÂN XỬ VỤ TRANH CHẤP ĐẤT Ở ...

Cụ Lê Đình Kình vừa thông tin cho tôi biết: Trong 3 tuần lễ đầu tháng 8/2017, Công an Hà Nội đã liên tục phát “GIẤY TRIỆU TẬP” (thực chất là lệnh triệu tập) đến khoảng 70 công dân xã Đồng Tâm, yêu cầu những người này phải đến trình diện tại số 7 phố Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội) là trụ sở của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố để làm việc về “Hành vi tụ tập đông người”, “Gây rối trật tự công cộng”, hoặc liên quan đến vụ án “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” xảy ra tại địa phương dẫn đến biến cố Đồng Tâm hôm 15/4/2017 vừa qua.


Việc CAHN triệu tập hàng loạt công dân đã làm cho cuộc sống của người dân ở xã Đồng Tâm rơi vào hoang mang, rối loạn, lo sợ! Cách đây hơn tuần lễ, hôm chủ nhật 13/8/2017, gần bốn trăm hộ dân thôn Hoành đã phải cùng nhau họp mặt để biểu lộ ý chí kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, kiên quyết giữ đất, bảo vệ cuộc sống và biểu thị tinh thần đoàn kết, đồng tình ủng hộ những người bị CAHN “triệu tập làm việc”. Cuộc họp cho rằng Biến cố Đồng Tâm đã và đang trôi qua, sự việc đang được “khép lại” đối với cả 2 bên (người dân và chính quyền), nay không hiểu sao CAHN lại “khơi lại”, không rõ để nhằm mục đích gì? Lúc này hơn lúc nào hết, cần phải làm cho cuộc sống của người dân Đồng Tâm thật sự trở lại ổn định, giữ cho tình hình lao động sản xuất của bà con địa phương được bình yên như cũ! Điều đặc biệt, trong cuộc họp này là, người dân yêu cầu những người đại diện cho họ (Trưởng, Phó thôn) phải lên tiếng đòi hỏi các cấp chính quyền Thành phố và CAHN không được tùy tiện triệu tập người dân, bắt họ phải bỏ công ăn việc làm, vượt 50km đường dài đến trụ sở Phòng Cảnh sát Điều tra CAHN để làm việc về những vụ việc đã xảy ra từ khá lâu và đã được Chủ tịch TP. Hà Nội cam kết khép lại từ cách đây 4 tháng! Đặc biệt việc triệu tập này càng khiến cho lòng tin của người dân đối với chính quyền vốn đã bị sứt mẻ nghiêm trọng từ sau biến cố Đồng Tâm nay lại càng trầm trọng thêm! Do đó, người dân Đồng Tâm đã công khai kiến nghị: Nếu thấy thật cần thiết, CAHN nên cử trinh sát và các điều tra viên của mình về xã Đồng Tâm để gặp gỡ, làm việc trực tiếp với những công dân mà CQĐT đã gửi “Giấy Triệu tập” để thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin phục vụ cho “chuyên án” của CAHN trước sự chứng kiến của chính quyền xã, người nhà hoặc các luật sư của những người mà CQĐT “muốn triệu tập” này! Người dân Đồng Tâm nói sẽ cố gắng hợp tác với Cơ quan Điều tra, tạo điêu kiện cho các điều tra viên và cán bộ trinh sát của CAHN hoàn thành nhiệm vụ! 

Thiết nghĩ, ý kiến trên của cụ Lê Đình Kình và của người dân Đồng Tâm là rất thiện chí, có lý có tình, làm cho người dân nơi đây và gia đình họ thoát khỏi “nỗi lo sợ mỗi khi vào đồn công an”, bảo đảm cho họ yên tâm, tập trung vào việc ổn định cuộc sống và lao động sản xuất. Mặt khác, Cơ quan Điều tra của CAHN vẫn có thể tiến hành công tác điều tra, thu thập tin tức, phục vụ công tác nghiệp vụ, đặc biệt khi người dân nói là sẽ cố gắng hợp tác, giúp đỡ CQĐT hoàn thành nhiệm vụ! Mong muốn và nguyện vọng nói trên của người dân xã Đồng Tâm đã được cụ Lê Đình Kình, ông Bùi Viết Hiểu thay mặt họ viết thành ĐƠN KIẾN NGHỊ đề ngày 18/8/2017 gửi đến ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. (mời bạn đọc xem bản scan nguyên văn Đơn Kiến nghị đính kèm) 

Thiết nghĩ, Lãnh đạo Tp. Hà Nội và Ban Giám đốc Công an Thành phố nên nghiên cứu, xem xét và chấp thuận Kiến nghị nói trên của người dân xã Đồng Tâm. Đây là thành tâm và thiện chí của người dân Đồng Tâm! Trong khi nghiên cứu, xem xét kiến nghị nói trên, mong các vị hồi âm cho cụ Lê Đình Kình là đã nhận được Đơn Kiến nghị này để cụ Kình và người dân Đồng Tâm khỏi vô vọng trong chờ đợi! 

Nguyễn Đăng Quang

(FB Nguyễn Đăng Quang)

ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG XUẤT HIỆN KHỎE MẠNH, CÓ HÌNH KHÔNG TIẾNG, GƯƠNG MẶT ƯU TƯ BÊN CẠNH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ( CLIP NGHI GIẢ?)




Clip này nghi giả vì hình ảnh, lời bình không khớp với thời gian 

của các sự viện liên quan mặc dù phía sau có logo của Truyền hình Nhân Dân: 

1/Mấy ngày qua, ( cuối tháng 7 đầu tháng 8/2017) không thấy có báo chí nào đưa tin có cuộc hội nghị của Đảng ủy công an TW với sự có mặt của các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Tô Lâm, Phạm Minh Chính...

Nếu hội nghị này là thật thì dứt khoát báo chí phải đưa ?
2/ Hình ảnh của clip có vẻ thật nhưng lời bình thì không khớp với thời điểm liên quan tới việc bọn phản động tung tin ông Trần Đại Quang bị bệnh hiểm nghèo xảy ra cuối tháng 7 đầu tháng 8/2017?
3/ Các ông tướng CA dự cuộc gặp này đều tìm cách né tránh ông kính, tránh-ngại, biểu
cảm cảm xúc của mình trước ông kính ? 
Lời bình dẫn thông tin blogger Nguyễn Văn Dũng cách đây mấy ngày? Trong khi Nguyễn Văn Dũng bị bắt 14/12/2016 ?

(Bắt đối tượng đăng thông tin xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo - VietNamNet

vietnamnet.vn/.../bat-doi-tuong-dang-thong-tin-xuyen-tac-boi-nho-lanh-dao-347059.ht..)
Có vẻ đây là 1 clip dàn dựng nhưng độ nhuẫn nhuyễn thì có vẻ cần được kiểm tra thêm ?
Chơi đám phản động mạng kiểu " mập mờ đánh lẫn con đen" thế này rất dễ bị " lỗ vốn" vì làm cho đám này "khỏe, mạnh" thêm !

Tổng bí thư lên đường thăm Indonesia và Myanmar

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Indonesia và thăm cấp nhà nước Myanmar.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phú Trọng, Indonesia, Myanmar
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tham gia đoàn cùng Tổng bí thư có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Văn Nên, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, Trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt.
Tham gia đoàn tại mỗi nước có Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn và Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương.
Tổng bí thư dự lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Tổng bí thư dự lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Campuchia đã cắt băng khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Tổng bí thư sắp thăm Indonesia và Myanmar

Tổng bí thư sắp thăm Indonesia và Myanmar

Tổng bí thư sẽ thăm chính thức Indonesia từ ngày 22 - 24/8 và thăm cấp nhà nước Myanmar từ ngày 24 - 26/8.
Quốc vương Campuchia mở Quốc yến chào mừng Tổng bí thư

Quốc vương Campuchia mở Quốc yến chào mừng Tổng bí thư

Quốc vương Norodom Sihamoni mở Quốc yến chào mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia.
Tổng bí thư đến Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Campuchia

Tổng bí thư đến Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Campuchia

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh.
Theo Vietnam+



(Hoạt động của Chủ tịch nước) - Kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài viết “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới”. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Cục an ninh mạng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Cục an ninh mạng
Từ đầu thế kỷ 21, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, hợp nhất công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất – giá trị. Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại. Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Do vậy, phát triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các nước trên thế giới.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước cũng phải đối mặt với các nguy cơ, như: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới. Đối với Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật nhà nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia. Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/014 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với cán bộ chiến sĩ Cục An ninh mạng Bộ Công an
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với cán bộ chiến sĩ Cục An ninh mạng Bộ Công an
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới có bước phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tăng cường. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia, tội phạm mạng được tiến hành khẩn trương, có hiệu quả. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ trên không gian mạng được chú trọng. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường.
Tuy nhiên, tình hình mất an toàn thông tin mạng tại một số nơi còn diễn ra phức tạp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng thông tin quốc gia chưa đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao. Công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, chưa theo kịp tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với báo điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, thuê bao di động trả trước, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ quan, sơ hở trong quản lý thông tin nội bộ, bí mật nhà nước; chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng như tính chất nguy hiểm trong âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm mạng chống phá ta trên không gian mạng; công tác phòng ngừa còn để lộ, lọt bí mật nhà nước, bí mật nội bộ trên mạng…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho các điển hình tiên tiến trong lực lượng Cảnh sát nhân dân ngày 11/7/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho các điển hình tiên tiến trong lực lượng Cảnh sát nhân dân ngày 11/7/2017
Thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam nhanh chóng đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, sự phát triển của các dịch vụ, nhất là mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và xu hướng chuyển dịch hoạt động các mặt của đời sống xã hội lên không gian mạng đang đặt ra những thách thức gay gắt với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Với xu hướng kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, Internet kết nối vạn vật và các hệ thống, hoạt động tấn công mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, được sử dụng song hành cùng các loại vũ khí truyền thống một khi xung đột vũ trang xảy ra.
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu cấp bách phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Nâng cao nhận thức và năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kịp thời ứng phó với những nguy cơ tấn công, phá hoại từ không gian mạng. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ an toàn, an ninh mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung xây dựng, ban hành Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, an ninh mạng và quy trình thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng mà đặc biệt là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin liên quan đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng trước khi triển khai. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá dưới góc độ an toàn, an ninh mạng từ giai đoạn thiết kế, xây dựng đến khâu vận hành.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho thân nhân các liệt sỹ tại buổi gặp mặt.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho thân nhân các liệt sỹ tại buổi gặp mặt.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet theo kịp sự phát triển của khoa học – công nghệ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tập trung quản lý các loại hình thông tin trên mạng, nhất là các mạng xã hội, trang thông tin điện tử, blog; có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn các trang thông tin điện tử, blog có nội dung xấu, độc hại, tin nhắn rác; quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và dịch vụ Internet. Có quy định để doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích của người sử dụng; phải đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước ta. Ban hành bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phòng, chống hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ, vu khống trên không gian mạng.
Rà soát, quy hoạch các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, giám sát chặt chẽ các luồng kết nối Internet quốc tế; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tấn công mạng và chặn lọc thông tin gây nguy hại đến an ninh quốc gia; phân định rõ hoạt động cung cấp dịch vụ mang mục đích thương mại và hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý cả về hành chính và kỹ thuật. Xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện tốt công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tăng cường quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nhất là trang thông tin điện tử, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kịp thời định hướng để báo chí tuyên truyền có hiệu quả, cung cấp thông tin chính thống đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về các sự kiện phức tạp, nhạy cảm, nhất là các sự kiện được dư luận quan tâm. Xây dựng quy chuẩn văn hóa của những người đưa thông tin lên mạng, như không đưa tin thất thiệt, không rõ nguồn lên mạng…; đồng thời, phải có chế tài đối với những người vi phạm, đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội. Chấn chỉnh trật tự, kỷ cương, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, tích cực góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Kiện toàn tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng bảo vệ an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ, hiện đại. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt làm việc trong các cơ quan, tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Có cơ chế huy động, hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp về công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong nước lớn mạnh, làm chủ thị trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đủ năng lực tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tham gia các công ước, thoả thuận quốc tế về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả các nghị định thư, thoả thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm mạng đã ký kết với các nước. Chủ động rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn, an ninh mạng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
GS. TS. Trần Đại Quang
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Kỳ tích: Người phụ nữ 60 tuổi sinh và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

10:21 am - 21/08/2017

Từ khi sinh ra con cô Nguyệt chưa phải uống một viên thuốc kháng sinh nào (Ảnh: Khám Phá).
Không chỉ gây bất ngờ khi là người phụ nữ cao tuổi nhất sinh con ở Việt Nam, cô Nguyệt (Bắc Giang) còn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở tuổi 60.
Vợ chồng cô Nguyễn Thị Nguyệt và Nguyễn Thanh Toàn, cùng 61 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang không giấu nổi hạnh phúc, cười tươi hồ hởi khoe với mọi người cậu con trai 18 tháng tuổi bụ bẫm, khỏe mạnh.
“Con trai tôi đấy, cháu được 18 tháng rồi. Khi sinh cháu tôi đã 60 tuổi, nói chắc chẳng ai tin, nhưng đó là sự thật”, trích lời cô Nguyệt trên báo Gia Đình.
Theo lời kể của cô Nguyệt, trước đây cô là giáo viên tiểu học, chồng cô là bộ đội và đã từng có hai cô con gái. Trong suốt những năm tháng công tác cô không có ý định sinh thêm con.
Nhưng không may, đến năm 2011, gia đình nhận được tin sét đánh, cô con gái út giỏi giang sau chuyến công tác Thái Lan phát hiện bị ung thư máu giai đoạn cuối và qua đời gần 1 năm sau đó.
Vợ chồng cô Nguyệt bên cậu con trai kháu khỉnh (Ảnh: Vietnamnet).
Đến khi cả hai vợ chồng về hưu, con gái lớn thì đã đi lấy chồng, trong nhà chỉ còn mỗi hai thân già lủi thủi, thê là vợ chồng cô Nguyệt nảy ra ý định sẽ sinh thêm một đứa con nữa cho vui cửa vui nhà. Khi đó cả hai vợ chồng đều đã 55 tuổi.
Tuy nhiên, ở cái tuổi 55 với người chồng thì sinh con không thành vấn đề, nhưng người vợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không thể có con bằng phương pháp tự nhiên được.
Sau đó, cô Nguyệt quyết định thụ tinh nhân tạo, nhưng nhiều bệnh viện từ chối vì tuổi cô Nguyệt đã cao, nếu mang thai sẽ dễ mắc tim mạch, huyết áp cao rất nguy hiểm.
Dù khó khăn là vậy, nhưng hai vợ chồng vẫn hạ quyết tâm sẽ thực hiện đến cùng. Cho đến năm 2015, hai vợ chồng tìm đến BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Sau khi cô Nguyệt được cho phép và tiến hành thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đến đầu năm 2016 cô đã sinh một bé trai nặng 2,6kg, khi thai bắt đầu sang tuần thứ 38.
Em bé rất đẽ nuôi, mới 5 tháng đã bập bẹ tập nói (Ảnh: Khám Phá).
Sau đó, quá trình nuôi con của cô Nguyệt cũng rất đơn giản, cháu bé chỉ có ăn và lớn.
Cô Nguyệt cho hay, từ lúc cháu chào đời đến giờ cô chưa phải cho cháu uống một viên thuốc kháng sinh nào. Thậm chí cô còn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho đến tận bây giờ cháu vẫn còn bú mẹ.
Chia sẻ về cảm giác khi gia đình có thêm một thành viên, cô Nguyệt không giấu được hạnh phúc: “Sinh con ở tuổi đã cao, lại là con trai nên không chỉ gia đinh mà cả dòng họ, xóm làng đều đến chia sẻ, chúc mừng. Còn con gái tôi thì khỏi phải nói, quấn quýt với em như mẹ với con ấy”.
Trao đổi trên Vietnamnet, bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện, đây có lẽ là trường hợp cao tuổi nhất tại Việt Nam sinh con đến nay. Kỷ lục trước đó là ca sinh con khi 58 tuổi.
Thanh Thanh (TH)