Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Vì sao nước Đức hùng mạnh? Lý do đã sớm được quyết định ngay trên bục giảng giáo viên tiểu học (Kỳ 2)

Nước Đức có nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu, giành nhiều giải Nobel hơn bất cứ nước nào trong thế kỷ 20, là một cường quốc khổng lồ. Bí quyết của họ rất đơn giản: Coi trọng giáo dục trẻ em. Ở Đức, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. 
Xem thêm: Kỳ 1
Những bài học đạo đức tuổi măng non
Ở Đức có một cuốn sách dành cho các em nhi đồng rất thịnh hành tên là “Struwwelpeter”. Trong đó sử dụng rất nhiều câu chuyện thần thoại hài hước để nói cho bọn trẻ biết rằng điều gì là đúng, điều gì là sai. Rất nhiều thói quen tốt là kết quả của sự giáo dục trong gia đình ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.
1. Khả năng tự biết lo liệu cho bản thân như bố trí ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh, tự chăm sóc mình…
2. Ý thức về phép tắc: Đồ ăn đựng trong đĩa của mình thì phải ăn hết, phải ăn cơm trước mới được ăn vặt.
3. Bồi dưỡng lòng yêu thương, lương thiện. Rất nhiều gia đình nuôi động vật nhỏ trong nhà như chó con, mèo con để trẻ tự mình chăm sóc chúng. Trong quá trình ấy trẻ sẽ biết quan tâm, săn sóc tới những sinh mệnh yếu đuối, bé nhỏ.
4. Dưỡng thành sự kiên cường. Nếu trẻ bị ngã nhẹ, không nghiêm trọng lắm thì cha mẹ người Đức sẽ không lập tức lao tới giúp, mà để chúng học cách tự mình đứng lên.
5. Nói với trẻ phải biết tôn trọng sự riêng tư của người khác. Nhiều ông bố bà mẹ của Đức sẽ không đọc những điều thầm kín của trẻ nếu chúng chưa đồng ý.
6. Các ông bố bà mẹ của Đức khi tìm sự giúp đỡ của con sẽ nói “Bitte” (Làm ơn) giúp cha mẹ làm gì đó. Sau đó họ sẽ nói “Danke” (Cảm ơn) với chúng để bồi dưỡng phép lịch sự cho con mình.
7. Các ông bố bà mẹ ở Đức quản lý tiền tiêu vặt của con cái mình rất nghiêm khắc. Họ sẽ để những đứa trẻ làm một vài việc nhà đơn giản để nhận được những đồng tiền lẻ, tránh tạo thói quen “ngồi mát ăn bát vàng” cho chúng.
8. Một bà mẹ người Đức nói với cậu con trai thường xuyên dậy muộn của mình rằng: “Thật tiếc là mẹ không thể lái xe đưa con đến trường được. Điều này con phải tự trách bản thân mình. Con có thể chọn nhịn ăn sáng hoặc là đi học muộn”. Đó chính là dạy cho trẻ khả năng chịu trách nhiệm về hậu quả mình gây ra. Thậm chí, trong một số gia đình người Đức nghiêm khắc, nếu trẻ quên không bỏ quần áo bẩn vào túi giặt thì chúng sẽ phải tiếp tục mặc đồ bẩn vào ngày hôm sau.
9. Những bậc phụ huynh người Đức sẽ lấy mình làm gương về sự chân thành, thẳng thắn. Họ sẽ thường xuyên nói với con mình rằng phải tuân thủ giao kèo, không được dễ dàng thề thốt điều gì, những chuyện đã đồng ý thì phải được làm trong khoảng thời gian quy định.
10. Những bậc phụ huynh người Đức vô cùng coi trọng rèn luyện sự tự tin cho con cái mình. Dẫu chỉ là một sự tiến bộ nhỏ, họ cũng đều dành cho con mình rất nhiều sự khích lệ và khen ngợi. Bởi họ biết rằng sự tự tin của trẻ nhỏ bắt nguồn từ cha mẹ mình. Họ cũng tuyệt đối không vì thành tích học tập tốt xấu của con mà phủ nhận sự xuất sắc của chúng trong những phương diện khác.
11. Ở Đức dù ở nhà hay trường học, người ta cũng luôn lưu tâm tổ chức các hoạt động tập thể cho bọn trẻ. Bởi vì người Đức có một câu thế này: “Wer alleine arbeitet , addiert. Wer zusammen arbeitet, multipliziert” (Sự nỗ lực của một người là phép cộng. Sự nỗ lực của tập thể là phép nhân).
Ảnh minh họa (nbc.com)
Tinh thần Đức, ý chí Đức toát lên từ những thói quen nhỏ
Đọc sách
Người Đức thường có một cuốn sách trong tay. Số người chơi điện thoại trên tàu điện ngầm rất ít, số người đọc sách lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Ở Đức nếu để ý bạn sẽ có thể gặp đủ các hiệu sách lớn nhỏ khác nhau. Điều kỳ lạ là trong những hiệu sách đó hiếm khi vắng bóng người đọc.
Những cuốn sách giấy hầu như vẫn khá thịnh hành tại Đức ngày nay, dẫu là trong một xã hội mà sách điện tử đã len lỏi từng ngóc ngách. Trước kia, người ta thống kê được rằng có tới 91% người Đức mỗi năm đọc ít nhất 1 cuốn sách, 23% hàng năm đọc được từ 9 đến 18 cuốn, 25% dân số hàng năm đọc trên 18 cuốn.
Lịch thiệp và khiêm nhường
Đó chính là tâm thái bao dung với người khác. Một lần nọ khi ở Đức, đi trên đường cao tốc, tôi bắt gặp một chuyện lạ. Hai dãy xe ô tô tự động gộp thành lại một hàng. Vì cảm thấy rằng tôi đang có việc gấp, một chủ xe bên tay trái đã đi chậm lại để nhường cho tôi đi trước.
Nếu đi tàu điện ngầm vào những lúc đông người, bạn cũng sẽ phát hiện rằng người đứng ở cửa sẽ chủ động xuống trước, nhường lối cho những người cần xuống xe ở phía sau. Sau đó họ mới lên xe lại.
Đúng giờ
Đa số người Đức đều tuân thủ thời gian đã được quy định. Ngay cả các phương tiện giao thông công cộng cũng rất đúng giờ. Ngoại trừ những sự cố ngoài ý muốn, mỗi chiếc tàu điện ngầm và xe buýt đều có thể về bến chuẩn giờ theo lịch trình quy định, thậm chí đến từng phút.
Coi trọng gia đình
Giữa công việc và gia đình, người Đức coi trọng gia đình hơn. Họ sẽ về nhà đoàn tụ cùng người thân sau khi hết giờ làm. Rất ít người vì muốn kiếm thêm tiền làm ngoài giờ mà về nhà muộn. Trong những ngày lễ Tết họ lại càng dành nhiều thời gian cho gia đình của mình hơn.
Một cuốn sổ tay
Hầu như mỗi một người Đức đúng giờ đều có một cuốn sổ ghi chép. Cuốn sổ này không nhất định là có liên quan tới công việc. Nhưng nhất định là liên quan tới cuộc sống của bản thân họ, ví như ghi nhớ những chuyện quan trọng hoặc thời gian các cuộc hẹn.
Tuân thủ luật lệ giao thông
Người Đức vô cùng tôn trọng luật lệ giao thông dù vẫn có những người vượt đèn đỏ. Đặc biệt, lái xe luôn tuân thủ rất nghiêm ngặt điều này. Bởi nó liên quan tới an toàn của sinh mệnh bản thân họ và những người khác. Ở Đức lái xe thường bật đèn ban ngày. Khi họ đổi làn thì không chỉ nhìn gương chiếu hậu, mà còn phải quay đầu nhìn vào khu vực điểm mù xem có xe hay phương tiện khác hay không.
Chú trọng chất lượng cuộc sống
Người Đức tuyệt đối không phải là một dân tộc thích hư vinh. Họ luôn biết tiêu tiền sao cho hợp lý nhất. Ví như họ sẽ tiêu 200 euro (hơn 5,3 triệu đồng) để mua một bình nước nóng, chứ không phải là một cái ví Gucci. Họ sẽ tiêu 500 euro (gần 13,5 triệu đồng) để mua một bộ đồ nhà bếp chứ không mua một cái túi xách LV.
Họ sẽ tiêu hàng nghìn euro (khoảng 26 – 80 triệu đồng) để chăm sóc, tỉa tót cho vườn hoa của mình chứ không phải để mua một chiếc áo khoác Burberry. Bởi người Đức biết rằng đồ xa xỉ thực sự chính là chất lượng cuộc sống của họ chứ không phải là một cái túi xách hay một chiếc áo khoác.
Bảo vệ môi trường
Người Đức rất ít vứt rác lung tung. Bởi vì họ biết tầm quan trọng của môi trường. Dẫu là sống ở nước ngoài thì đa số người Đức vẫn giữ thói quen này. Tôi và một cô bạn người Đức tới Trung Quốc leo núi. Vì không tìm thấy thùng rác, cô bạn người Đức này đã cầm que của cây kem suốt dọc đường xuống núi. Sau khi tìm thấy một cái thùng rác nhỏ cô ấy mới vứt bỏ vào.
Cẩn trọng
Sự cẩn trọng của họ bắt nguồn từ việc suy xét tới những tiểu tiết. Ví như phía trên mỗi một quả trứng gà được bán trong các siêu thị ở Đức đều có một mã số. Thậm chí, bạn có thể thông qua mã số này để tìm hiểu môi trường sinh trưởng của gà mẹ đã đẻ ra quả trứng này.
Tinh thần khế ước
Trong mắt chúng ta, có thể người Đức vô cùng cứng nhắc, không linh hoạt. Nhưng đó là do văn hóa và thói quen “Tinh thần khế ước” được dưỡng thành từ nhỏ. Họ không dễ dàng hứa hẹn bất cứ điều gì nhưng một khi đã hứa thì nhất định sẽ làm đến nơi đến chốn. Chúng ta có thể thấy được điều này trong chất lượng sản phẩm của Đức.
Văn hóa và thói quen “Tinh thần khế ước” được dưỡng thành từ nhỏ. Ảnh (thesaurus.com)
Uy tín
Vì sao xe hơi của Đức lại đắt hơn những loại xe hơi thông dụng khác nhiều lần? Vì sao nồi của Đức lại đắt gấp mấy chục thậm chí là mấy trăm lần những chiếc nồi bình thường? Vì sao máy giặt Miller của Đức lại đắt hơn vài chục nghìn, thậm chí là vài trăm nghìn euro? Vì sao cụm từ “Made in Germany” (Sản xuất tại Đức) lại là biểu tượng về hàng chất lượng cao?
Kỳ thực, 100 năm trước đây, những vật dụng của Đức thường mắc lỗi, bị người Anh chế nhạo. Để xây dựng được uy tín và chất lượng như ngày nay, người Đức đã dựa vào sự chuyên tâm và kiên trì, dựa vào chữ tín của mình
Đạo đức cộng đồng
Nếu để ý bạn sẽ phát hiện rằng nhiều khi những nơi công cộng của Đức (trừ thời gian thi đấu bóng đá) đều vô cùng yên ả. Hầu như mọi người đều ở trong trạng thái thì thầm to nhỏ. Rất ít người lớn tiếng, ồn ào huyên náo (trừ những fan hâm mộ bóng đá và những tay bợm rượu).
Trái tim đồng cảm
Đa số người Đức sẽ chủ động giúp đỡ những người yếu hơn mình, người tàn tật và người già. Ở Đức nếu người già bị ngã chắc chắn sẽ có người tới giúp, hơn nữa không chỉ là một người. Khi gặp người tàn tật, cũng sẽ có người chủ động bước tới giúp họ.
Tôn trọng sinh mệnh
Khi gặp những loại xe đặc biệt như xe cảnh sát, cứu hộ, cứu hỏa có còi báo, người ta đều chủ động đi áp sát lề để nhường đường.
Yêu nước
Người Đức hiếm khi nói ra miệng rằng mình yêu đất nước như thế nào. Thậm chí họ còn thường hay châm chọc những điểm hạn chế của quốc gia, chính phủ mình. Nhưng thay vào đó, họ luôn kiên trì sử dụng sản phẩm do nước mình sản xuất. Không khó để có thể thấy được tinh thần yêu nước của họ. Đương nhiên cũng là do niềm tin của họ vào sản phẩm của đất nước mình. Nếu gặp những trận thi đấu bóng đá quốc tế, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của họ.
Ngoài ra người Đức còn khá cởi mở đón nhận những nét đẹp văn hóa Đông Tây kim cổ của các dân tộc khác trên thế giới và trân trọng những vĩ nhân lịch sử trong cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Họ coi đó là những tấm gương đạo đức và tinh hoa của nhân loại, cần được truyền thừa cho con cháu người Đức mai sau. Nghĩa là tình yêu nước của họ đã vươn ra tầm thế giới chứ không còn là thứ tình cảm hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc.
***
Với chừng ấy những điều tuyệt vời như vậy, nước Đức quả thực không thể không hùng mạnh. Sức mạnh thực sự của một quốc gia không phải dựa vào quân đội đông đảo, vũ khí tối tân hay kinh tế phát đạt, trù phú. Cường quốc thực sự chính là biết bồi dưỡng nhân cách công dân, đặt trọng tâm vào giáo dục, phát triển con người, xây dựng được nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh, vững chãi và một thiết chế công bằng. Sức mạnh ấy thể hiện ý chí, nội lực của một quốc gia, là thứ khiến cả thế giới phải nể trọng.
Theo CmoneyHiểu Liên biên dịch 
Xem thêm:

BBC: Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’; Hàng loạt trạm thu phí BOT vi phạm khoảng cách: Bộ Giao thông vận tải nói gì?



Le Phuong Leo đã cập nhật ảnh bìa của anh ấy.
22 giờ
Bác Trọng có thịt được mấy trăm con này lấy sụn về kịp hầm với cháo ? Củi lửa đã nóng lò rồi 

Hàng loạt trạm thu phí BOT vi phạm khoảng cách: Bộ Giao thông vận tải nói gì?

(BĐT) - Trước thực trạng hàng chục trạm thu phí BOT dày đặc, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km gây bức xúc dư luận, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo “trần tình” về vấn đề này với nhiều lý do khác nhau.
Việc “băm nát” công tác sửa chữa, nâng cấp các tuyến quốc lộ thành các tiểu dự án BOT sẽ dẫn đến vi phạm khoảng cách đặt trạm thu phí. Ảnh: Lê Tiên
Việc “băm nát” công tác sửa chữa, nâng cấp các tuyến quốc lộ thành các tiểu dự án BOT sẽ dẫn đến vi phạm khoảng cách đặt trạm thu phí. Ảnh: Lê Tiên
Nhiều vị trí đặt trạm không thuận lợi
Theo lý giải của Bộ GTVT, sở dĩ hàng chục trạm thu phí BOT không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường là do địa hình vị trí đặt trạm đảm bảo khoảng cách 70 km không thuận lợi. Trong tổng số 88 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ thì có 10 trạm có khoảng cách từ 60 - 70 km, 20 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60 km và 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT. Thông tư 159/2013/TT-BTC quy định, đường bộ đặt trạm thu phí mà khoảng cách giữa các trạm thu phí đảm bảo tối thiểu 70 km thì do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí mà khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GTVT thống nhất ý kiến của UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định.
Dẫn chứng cho việc không thể đặt trạm đảm bảo khoảng cách 70 km, Bộ GTVT đã lấy ra 3 ví dụ về trạm thu phí BOT bị ảnh hưởng bởi phạm vi khu đô thị. Cụ thể, trạm Tiên Cựu thuộc Dự án Quốc lộ 10 cách trạm Tân Đệ 57 km, nếu đặt trạm đảm bảo khoảng cách lớn hơn 70 km thì trạm sẽ nằm trong địa phận thành phố Hải Phòng và không tận dụng mặt bằng trạm Tiên Cựu cũ. Ví dụ khác là trạm Km56+450 Quốc lộ 51 (trạm T3) cách trạm Km11+00 (trạm T1) là 45 km, nếu đặt trạm đảm bảo khoảng cách 70 km thì trạm nằm trong địa phận thành phố Biên Hòa. Tương tự, trạm Tam Kỳ Km998 Quốc lộ 1 thu phí hoàn vốn cho Dự án Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Tam Kỳ đã có quyết định dừng thu phí từ ngày 11/6/2015. Và để không phải phát sinh kinh phí tháo dỡ trạm cũ, xây trạm mới dẫn đến kéo dài thời gian thu, Bộ GTVT giữ nguyên trạm Tam Kỳ để chuyển sang thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT Quốc lộ 1 đoạn Km987-Km1027, tỉnh Quảng Nam…
Bộ GTVT khẳng định, trong quá trình thực hiện, Bộ đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục liên quan đến việc xác định vị trí trạm thu phí, đã lấy ý kiến và có sự thỏa thuận với địa phương, được Bộ Tài chính chấp thuận… 
Lý do có thực sự thuyết phục?
Một đại diện Hiệp hội Vận tải cho biết, mặc dù quy định về khoảng cách đặt trạm thu phí BOT tối thiểu là 70 km còn có nhiều việc phải bàn, vẫn tiềm ẩn những kẽ hở trong đó, song nó cũng góp phần đảm bảo duy trì mật độ trạm thu phí BOT không quá dày đặc trên các tuyến quốc lộ. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định về khoảng cách đặt trạm tối thiểu 70 km này đã được “xé rào”, “lách luật”, nhiều tuyến quốc lộ bị “băm nhỏ” bởi các trạm thu phí mà khoảng cách giữa các trạm chỉ từ 20 - 30 km. Quá trình lấy ý kiến địa phương về vị trí đặt trạm vi phạm khoảng cách tối thiểu lại chủ yếu giao cho các cơ quan chuyên môn chủ trì thỏa thuận, không tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội và đối tượng người dân sử dụng… Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính quyền địa phương không cương quyết thì việc nhà đầu tư “xé rào”, vận dụng tối đa các kẽ hở pháp luật để trục lợi là điều đương nhiên. Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà trạm thu phí mọc dày đặc trên các tuyến quốc lộ thời gian qua, khiến người dân, các phương tiện lưu thông qua các tuyến đường BOT phải oằn mình gánh phí.
Còn Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Kỳ Sơn cho rằng, con số về khoảng cách đặt trạm tối thiểu là 70 km có thể mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào các đặc thù của dự án, tình hình triển khai thực tế… Tuy nhiên, hàm chứa của quy định về cự ly đặt trạm tối thiểu nói trên là nhà đầu tư phải đầu tư, nâng cấp, sửa chữa tuyến đường tối thiểu 70 km mới được đặt trạm thu phí, song trên thực tế, nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư sửa chữa tuyến đường có chiều dài 20km, 30km, 40km… vẫn được đặt trạm thu phí. Việc “băm nát” công tác sửa chữa, nâng cấp các tuyến quốc lộ thành các “tiểu” dự án BOT tất yếu sẽ dẫn đến việc vi phạm khoảng cách đặt trạm thu phí cũng như sự phát triển tràn lan các trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ.
Tuấn Dũng

Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’



Dự án BOT cầu Phú Mỹ được cho là có nhiều sai phạm.
Image captionDự án BOT cầu Phú Mỹ được cho là có nhiều sai phạm.

Thanh tra Chính phủ nói hầu hết các dự án BOT trong giao thông và môi trường tại Tp HCM ‘chậm và lãng phí’.
Được biết tổng cộng có 13 dự án với giá trị gần 33.000 tỷ đồng trong đó 5 dự án (7.000 tỷ đồng ) đã hoàn thành và 8 dự án (26.000 tỷ đồng) còn đang được triển khai.
Sáu dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) tại TP HCM được mô tả là có sai phạm lên tới 2.200 tỷ đồng vì “phê duyệt không đúng”.
Thanh tra Chính phủ nói các dự án BOT này đều chậm tiến độ, từ đó dẫn đến “giảm doanh thu, tăng chi phí, lãng phí vốn đầu tư”.
“Nhiều hợp đồng BOT, BT chưa đủ trình tự, thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định. Tổng vốn đầu tư tăng sai dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn không đúng quy định...” kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết.

‘Thiếu trách nhiệm’

Kết luận của Thanh tra Chính phủ mô tả UBND TP HCM có nhiều sai sót và đã 'ưu ái' chủ đầu tư qua việc chỉ định thầu phần lớn các dự án trong đó có dự án BOT cầu Phú Mỹ.
Được biết ngoài kiến nghị xử lý UBND TP HCM về trách nhiệm tập thể và cá nhân, Thanh tra Chính phủ cũng nêu trách nhiệm thuộc về Bộ Giao thông Vận tải
Cây bút Huy Đức gần đây nói hàng trăm ngàn tỉ đã được 'ném vào' BOT trong nhiệm kỳ của ông Đinh La Thăng và rằng tác giả của con số khổng lồ này liên quan tới điều ông gọi là "liên minh ma quỷ".
Vào tuần trước, một thứ thứ trưởng Bộ Giao thông mô tả điều ông gọi là 100% dự án chỉ định thầu là do “có tính cấp bách hoặc ít nhà đầu tư tham gia”.
Nguyễn Ngọc Đông được truyền thông dẫn lời bình luận về 7 dự án bị thanh tra và nói'' nhiều dự án BOT có tính cấp bách như cải tạo mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được Chính phủ chỉ đạo nên Bộ áp dụng chỉ định thầu.
''Ngoài ra, một số dự án khác khi kêu gọi đấu thầu chỉ có một nhà đầu tư tham gia thì sau đó cũng áp dụng chỉ định thầu.
“Bộ Giao thông sẽ thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, các tồn tại sẽ được giải quyết, sai phạm của cá nhân, tổ chức đến đâu sẽ xử lý đến đó," ông Đông khẳng định.
Thanh tra Chính phủ trước đó kết luận rằng Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định hiện hành dẫn tới thực trạng 100% dự án thuộc diện thanh tra đều là chỉ định thầu.

Mời đọc thêm: Trạm thu phí BOT lắm tai tiếng: Ông chủ của “gà đẻ trứng vàng”(NLĐ). – Trạm BOT dày đặc quốc lộ, thu phí cao: Giới tài xế ngán ngẩm, bức xúc(CafeF). – Trạm BOT Hà Nội – Bắc Giang: Đi 8km thu phí 45km, khác gì ‘trấn lột’ lái xe? (VTC). – BOT Cai Lậy chưa chốt thời điểm thu phí trở lại (Zing). – TP HCM: Trạm thu phí BOT bỏ hoang, gây cản trở giao thông 2 năm liền (Infonet). – Công bố nhiều sai phạm tại trạm BOT Phước Tượng – Phú Gia (VTV).

Trung Quốc tăng cường tấn công mạng chính phủ Việt Nam

24/08/2017

Báo cáo của FireEye cho biết một nhóm hacker Trung Quốc tấn công vào chính phủ Việt Nam nhằm lấy lợi thế trong các cuộc thương thảo về thương mại sắp tới.
Một nhóm hacker của chính phủ Trung Quốc đã tấn công các quan chức chính phủ Việt Nam qua mạng để giành lợi thế trong các thương thảo về thương mại sắp tới.
“Trung Quốc, cũng giống như nhiều quốc gia khác, không ngại ngần gì về việc ăn trộm hay thâm nhập bất hợp pháp vào các bí mật thương mại của các nước khác.”
Báo cáo của công ty an ninh mạng FireEye gửi cho VOA hôm 24/8 phát hiện ra hoạt động gián điệp mạng nhắm vào chính phủ Việt Nam bằng các email giả mạo liên quan đến các chủ đề kinh tế của ASEAN và APEC nhằm lấy thông tin từ người nhận. Dựa trên những tương đồng về hành động thâm nhập mạng trước đây, FireEye khẳng định hoạt động này được tiến hành từ Trung Quốc có liên quan tới nhóm Bolo.
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về tình báo mạng của FireEye Fred Plan cho VOA biết do tầm quan trọng về địa chính trị, đặc biệt khi các vấn đề biển Đông và cạnh tranh kinh tế đang tăng cao, Việt Nam sẽ tiếp tục là mục tiêu của các hacker Trung Quốc.
"Họ dùng phần mềm độc hại 008S Trojan để tấn công tài khoản của các quan chức chính phủ Việt Nam qua các email có gắn kèm các tài liệu về các vấn đề kinh tế của ASEAN cũng như các cuộc họp APEC ở Việt Nam từ đầu năm nay để đánh cắp mật khẩu và thông tin người dùng."
Các tệp tin nhiễm độc mà hacker Trung Quốc gửi cho các quan chức chính phủ Việt Nam, được FireEye phát hiện, nhằm thu thập thông tin về chính sách thương mại để có lợi thế trong các cuộc thương lượng sắp tới.
Các tệp tin nhiễm độc mà hacker Trung Quốc gửi cho các quan chức chính phủ Việt Nam, được FireEye phát hiện, nhằm thu thập thông tin về chính sách thương mại để có lợi thế trong các cuộc thương lượng sắp tới.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc luôn tìm cách theo dõi hệ thống máy tính của các chính phủ nước ngoài. “Họ muốn biết về các đề tài thảo luận của các cuộc thương lượng về thương mại cũng như của các nhà ngoại giao trước khi bước vào thương lượng,” theo Adam Segal, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc và giám đốc chính sách an ninh mạng của trung tâm nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở ở New York và Washington DC nói với BuzzFeed.
Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Carl Thayer của học viện Quốc phòng Úc nói “Trung Quốc, cũng giống như nhiều quốc gia khác, không ngại ngần gì về việc ăn trộm hay thâm nhập bất hợp pháp vào các bí mật thương mại của các nước khác.”
Nhà phân tích chính trị và quốc phòng của khu vực nói với VOA rằng đây sẽ là một mối đe dọa thường trực đối với bất kỳ nhà ngoại giao nào của khối ASEAN về cả khía cạnh thương mại và chiến lược chính trị.
TPP đổ bể sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và điều này làm cho các hiệp định thương mại do ASEAN và APEC hậu thuẫn là đích nhắm của Trung Quốc.
TPP đổ bể sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và điều này làm cho các hiệp định thương mại do ASEAN và APEC hậu thuẫn là đích nhắm của Trung Quốc.
Báo cáo của FireEye kết luận rằng hoạt động của hacker Trung Quốc nhằm thu thập thông tin về các chính sách kinh tế thương mại từ quan chức chính phủ Việt Nam để có được lợi thế về chính trị. Sau khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổ bể, các hiệp định thương mại tự do của khối ASEAN và APEC sẽ trở thành mục tiêu nhắm đến. Trung Quốc coi Việt Nam là một đối thủ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu trong khu vực.
Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp APEC từ đầu năm nay và sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm nay với sự tham dự của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trung Quốc cũng đang vận động sự ủng hộ cho hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP) do họ khởi xướng.
Nhà phân tích Plan của FireEye và giáo sư Thayer đều cho rằng Việt Nam ý thức được mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc đặc biệt từ vụ tấn công hệ thống máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vào tháng 7 năm ngoái, không lâu sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Trung Quốc từng tấn công hệ thống điều hành của hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm tê liệt 2 sân bay lớn ở Hà Nội và TPHCM hồi tháng 7/2016.
Trung Quốc từng tấn công hệ thống điều hành của hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm tê liệt 2 sân bay lớn ở Hà Nội và TPHCM hồi tháng 7/2016.
​“Những cuộc tấn công mạng vào các sân bay của Việt Nam năm ngoái chỉ là ví dụ gần đây nhất. Các website chính phủ bị tấn công và làm tê liệt. Chỉ trước đại hội Đảng 12 vào tháng 1/2016, một người Việt Nam đã bị kết án vì cung cấp những thông tin mật cho Trung Quốc,” theo giáo sư Thayer.
Trong con mắt của các cơ quan an ninh Úc và Mỹ, Trung Quốc được coi là một trong những nước hung hăng nhất trong hoạt động gián điệp kinh tế thông qua điệp viên và gián điệp mạng, theo giáo sư Thayer.
Nói với VOA, chuyên gia phân tích Plan của FireEye cho biết hoạt động này đã tăng trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng khi Việt Nam nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Và mặc dù các hacker Trung Quốc dùng các thủ thuật rất phổ biến là “spear phishing” nhưng chính phủ Việt Nam cần thận trọng và nâng cấp hệ thống máy tính cũng như đào tạo về an ninh tốt hơn cho các quan chức chính phủ. Giáo sư Thayer cũng nhận định rằng trong bối cảnh mạng toàn cầu làm cho việc bảo vệ các bí mật quốc gia khó khăn hơn, không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng luôn cập nhật với các hệ thống an ninh máy tính tốt nhất.
Theo thống kê từ một nghiên cứu cách đây 3 năm của nhóm chống lừa đảo ăn cắp thông tin trên mạng APWC, Trung Quốc đứng sau 85% các cuộc tấn công bằng phương pháp phishing trên toàn cầu.

TÊN ĐẠI GIA VIỆT GIAN VŨ VĂN TIỀN ĐỀ XUẤT BẮT TAY VỚI TRUNG QUỐC XÂY SÂN BAY LONG THÀNH ?

Đại gia Vũ Văn Tiền đề xuất bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc xây sân bay Long Thành

 37  Ngân Tuyền
ANTD.VN - Tập đoàn Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành trong 3-5 năm.
Theo đó, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco cho biết, Tập đoàn Geleximco có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng như một số Quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc là một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỷ USD có năng lực và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư; Công ty TNHH CP Đầu tư Dân sinh (Trung Quốc) và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hồng Kông như IDG…
ảnh 1
Đại gia Vũ Văn Tiền muốn bắt tay cùng với 1 số doanh nghiệp Trung Quốc xây sân bay Long Thành
“Với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh trong điều kiện khó khăn về vỉệc thu xếp vốn trên thị trường tài chính hiện nay của các nhà đầu tư khác, chúng tôi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư”, ông Vũ Văn Tiền kiến nghị.
Cũng theo đại gia này, với các kinh nghiệm triển khai, xây dựng và quản lý đầu tư các dự án về giao thông và các Cảng hàng không cũng như khả nãng thu xếp nguồn vốn cho dự án, chúng tôi cam kết: Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh; Tiến độ xây dựng nhanh kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vận tải hàng không hiện nay cũng như trong tương lai cho khu vực phía Nam với thời gian xây dựng vận hành từ 3-5 năm; Giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.
Trước đó, vào tháng 10-2016, Tập đoàn Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép được tham gia đầu tư 1 loạt các dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Bắc- Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và TP.HCM- Khánh Hòa; Dự án đường bộ cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái; Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam; Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ước tính sơ bộ tổng chi phí đầu tư 4 dự án này có thể lên tới gần 50 tỷ USD.
(http://anninhthudo.vn/oto-xe-may/dai-gia-vu-van-tien-de-xuat-bat-tay-voi-doanh-nghiep-trung-quoc-xay-san-bay-long-thanh/739140.antd )