Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam

Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - 

Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 


Trong buổi trò chuyện thân mật bà Bình bộc bạch: "Năm 1975, tôi thăm Iraq, Tổng thống đã quyết định cho VN vay dầu, lúc đó chúng ta còn rất trẻ. Đến bây giờ chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu mà chúng tôi vẫn chưa trả được hết nợ cho Iraq..."

Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 1.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 2.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đương kim Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam VPDF, trong cuốn hồi ký "Gia đình, Bạn bè, Đất nước" xuất bản năm 2012 có viết: 
"Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại, có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh".
Iraq là một trong những nước ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta chí tình nhất cả về tinh lẫn vật chất trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu này hoàn toàn vô tư, xuất phát từ cảm tình và yêu mến Việt Nam mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
Năm 1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mở Đại sứ quán tại Iraq. Lúc đó, miền Nam đang dốc sức tập trung chiến đấu, khả năng tài chính rất hạn hẹp. Chính phủ Iraq đã chi phí toàn bộ cho hoạt động của Đại sứ quán, từ trụ sở đến xe cộ và một khoản tiền mặt để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày.
Tôi còn nhớ, khi khai trương Đại sứ quán tại Thủ đô Baghdad, Tổng thống Iraq lúc đó là Ahmed Hassan Al-Bakr đã gửi đến tặng một chiếc xe Citroen mới tinh vào loại sang trọng nhất.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 3.
Tổng thống Iraq Ahmed Hassan Al-Bakr (phải) và ông Saddam Hussein (trái). Ảnh: AP
Các tổ chức quần chúng như Uỷ ban Hoà bình và đoàn kết Iraq do ông Aziz Sharif làm chủ tịch, Hội Phụ nữ, Thanh niên... tổ chức quyên góp tiền, quần áo, chăn màn... gửi sang Việt Nam. 
Năm 1971, bà Bình, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris sang thăm Iraq được đón tiếp hết sức trọng thị như một người anh hùng, quần chúng đứng hai bên đường vẫy cờ hoa...
Năm 1975, sau giải phóng miền Nam, chúng ta tiếp quản Sài Gòn với muôn vàn khó khăn. Tháng 10/1975, bà Bình trở lại thăm Iraq với nhiệm vụ vận động chính phủ Iraq cho vay dầu. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng chút nào. Mặc dù bạn rất nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam, nhưng khi đi vào những vấn đề kinh tế thì họ phải tính toán kỹ các mặt.
Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng lúc đó là Saddam Hussein đã tiếp bà Bình.
Khi nghe bà trình bày những khó khăn của Việt Nam sau giải phóng, ông đã trả lời ngay: "Chúng tôi đã quyết định tặng Việt Nam 400 ngàn tấn dầu, coi đây là món quà gửi nhân dân miền Nam nhân ngày chiến thắng và cho vay 1,5 triệu tấn nữa". Bà Bình không tin vào tai mình và hỏi lại người phiên dịch thì mới biết chắc chắn đó là sự thật.
Vào thời điểm này, ông Nguyễn Cơ Thạch là Thứ trưởng Ngoại giao của miền Bắc cũng thăm Iraq. Saddam Hussein cũng đã quyết định cho miền Bắc vay 2 triệu tấn dầu không tính lãi. 
Sau khi thống nhất đất nước năm 1976, ta chuẩn bị hợp tác với nước ngoài để thăm dò và khai thác dầu khí, còn rất thiếu kinh nghiệm đàm phán và ký kết hợp đồng, chính phủ Iraq đã cử các chuyên gia luật pháp và dầu khí giỏi nhất sang giúp ta, chỉ rõ những vấn để cần lưu ý, tránh bị hớ trong làm ăn với các công ty dầu khí nước ngoài.
Theo hiệp định vay nợ, năm 1979 ta bắt đầu phải trả đợt đầu tiên cho Iraq.
Lúc này đất nước vẫn chưa ra khỏi khó khăn, các vết thương chiến tranh chưa lành, kinh tế bị tàn phá nặng nề thì lại phải dồn sức vào một cuộc chiến tranh mới chống quân Pol Pot gây rối ở biên giới Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Việt Nam không trả được nợ cho Iraq theo hạn định.
Năm ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thăm Iraq. Chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein đã quyết định cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để trả số nợ đến hạn cho chính Iraq. Một quyết định có một không hai trong quan hệ giữa các quốc gia.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 4.
Những năm tiếp theo sau đó, nước ta vẫn bộn bề khó khăn, không trả được nợ cho Iraq. Trong tình hình như vậy, chính phủ ta đề nghị chính phủ Iraq cho hoãn nợ và nhận trả nợ bằng hàng hoá và lao động, một phần nợ khác được dùng để đầu tư trở lại Việt Nam.
Trong những năm 80 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do phải tiến hành cuộc chiến tranh với Iran, chính phủ Iraq vẫn đồng ý với đề nghị của ta.
Gạo, chè, quần áo và một số hàng hoá khác đã được xuất sang Iraq để trả nợ. Hàng ngàn lao động của ta đã lên đường sang Iraq làm việc, trích một nửa tiền lương để trả nợ cho bạn, một nửa còn lại gửi về giúp gia đình.
Những người bạn Iraq biết như vậy là không được tốt, nhưng việc làm này vừa giúp Việt Nam trả được một phần nợ, vừa giúp các gia đình lao động cải thiện được cuộc sống. Những người lao động Việt Nam được Iraq đối xử rất tử tế không khác gì công dân của họ.
Các công trình như đập thuỷ điện Al-Haditha gần cách thủ đô Baghdad khoảng 100 km, đập Al-Badush ở Mosul là những công trình tiêu biểu của tình hữu nghị Việt Nam-Iraq hiện nay vẫn phát huy tác dụng.
Liên doanh sản xuất chè Phú Đa (lấy chữ đầu của tỉnh Phú Thọ và chữ cuối của Bát-Đa để đặt tên cho liên doanh này) và liên doanh xay sát lúa Cần Thơ ra đời và bây giờ vẫn hoạt động hiệu quả.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 5.
Bà Bình đánh giá rất cao sự giúp đỡ của chính phủ, nhân dân Iraq và trân trọng những tình cảm đặc biệt của ông Saddam Hussein dành cho Việt Nam. Đến năm 2002, mặc dù hết sức cố gắng nhưng ta vẫn chưa trả hết nợ cho Iraq.
Tháng 2/2002, bà Bình đề nghị chính phủ ta cho phép thăm Iraq với lý do bà sắp nghỉ hưu và trước khi nghỉ, bà muốn gặp lại ông Saddam Hussein để nói đôi lời với ông về món nợ chưa trả được này.
Lúc đó cũng có ý kiến cho rằng ta vừa ký Hiệp định thương mại BTA với Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Iraq hết sức căng thẳng, liệu chuyến đi có gây khó khăn cho quan hệ Việt Nam với Mỹ đang trên đường cải thiện hay không? Quyết định cuối cùng, bà Bình và đoàn đại biểu chính phủ ta lên đường.
Sau chuyến đi, việc thực hiện Hiệp định BTA vẫn tiến triển bình thường. Tôi nghĩ rằng, người Mỹ cũng hiểu được chuyến thăm Iraq của bà Bình là câu chuyện giữa Việt Nam và Iraq, thể hiện tính nhân văn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, biết ơn những người đã từng ủng hộ và giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây cũng chính là văn hoá của người Mỹ.
Sau 22 năm trở lại thăm Iraq, bà Bình vẫn là thượng khách của chính phủ Iraq.
Sau khi đến Iraq, bà đã được Tổng thống Saddam tiếp đón thân mật tại toà lâu đài Al-Faw gần sân bay quốc tế Baghdad. Sau khi đánh chiếm Iraq năm 2003, Mỹ đã biến chính lâu đài này thành nhà tù giam giữ Saddam Hussein và các nhà lãnh đạo của chính quyền cũ, đổi tên thành doanh trại Camp Cropper.
Video tạm dừng
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình gặp ông Saddam Hussein trong chuyến thăm Iraq năm 2002
Năm 2002 tôi là Đại sứ tại Iraq. Do tiếng Ả rập của tôi được mọi người tin tưởng, phía Iraq đề nghị tôi kiêm phiên dịch cho buổi gặp gỡ này.
Trong buổi trò chuyện thân mật bà Bình bộc bạch: "Năm 1975, tôi thăm Iraq, Tổng thống đã quyết định cho Việt Nam vay dầu, lúc đó chúng ta còn rất trẻ. Đến bây giờ chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu mà chúng tôi vẫn chưa trả được hết nợ cho Iraq. Tôi cảm thấy trong lòng không vui."
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 7.
Nghe đến đây, Saddam nói ngay: "Mong bà về nghỉ bình yên, giữ gìn sức khoẻ và không phải suy nghĩ gì cả. Từ giờ phút này trở đi giữa chúng ta không có nợ nần gì với nhau nữa." Bà Bình một lần nữa lại không tin vào tai mình, quay sang tôi nói: "Khai, em hỏi lại xem có đúng Tổng thống Saddam Hussein nói như vậy không?"
Rất nhanh ý, biết bà Bình có thể chưa hiểu hết ý của mình, ông Saddam nói tiếp luôn: "Tôi không biết con số cụ thể Việt Nam còn nợ Iraq bao nhiêu, 5 giờ chiều nay, tôi sẽ cử Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đến dinh thự bà đang ở để ký Biên bản thoả thuận xoá toàn bộ số nợ này".
Đúng 5 giờ chiều, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan cùng một số quan chức trong chính phủ Iraq đem một Biên bản thoả thuận đã được đánh máy sẵn.
Tôi không nhớ nguyên văn, bản Thoả thuận chỉ có vài dòng với nội dung ngắn gọn đại ý thế này: Theo chỉ thị của Tổng thống Saddam Hussein, từ hôm nay, ngày ..... tháng 10 năm 2002 chính phủ Iraq quyết định xoá toàn bộ số nợ cho Việt Nam. Số tiền nợ trước ngày này chưa trả được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án liên doanh giữa 2 nước tại Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 8.
Việc ký kết diễn ra hết sức đơn giản trên một chiếc bàn nhỏ trong phòng khách của dinh thự Saddam dành cho bà Bình ở trong thời gian thăm Iraq. Không có nghi lễ chính thức nào. Ký xong, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đã đích thân lái xe đưa bà Bình đi thăm thành phố Baghdad.
Việc xoá nợ như vậy chỉ có thể xảy ra giữa những người anh em hết sức thân thiết trong cùng một nhà. Việc chính phủ của ông Saddam quyết định xoá nợ cho Việt Nam trong lúc chính Iraq đang gặp nhiều khó khăn do bị cấm vận và có nước tìm cách gây sức ép các mặt đối với Việt Nam là hết sức quý báu.
Tôi định không kể lại câu chuyện này vì ở Iraq giờ đã có chính phủ mới nắm quyền. Nhưng đây là sự thật cần phải được thừa nhận. Năm 2003, Mỹ đánh Iraq lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein, chính quyền mới lên vẫn thừa nhận Thoả thuận này.
Cựu Tổng thống Mỹ George Bush và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair là những người đi đầu trong việc phát động chiến tranh xâm lược Iraq với cái cớ giả tạo Saddam Hussein có quan hệ với lực lượng khủng bố Al-Qaida và tàng trữ vũ khí hủy diệt, mới đây đã thừa nhận sai lầm của mình.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai kể về cuộc gặp Nguyễn Thị Bình - Saddam Hussein và việc Iraq xóa nợ cho Việt Nam - Ảnh 9.
Tháng 10/1975, tôi lại đi thăm một số nước Ả Rập với nhiệm vụ "vay dầu". Đoàn chỉ có ba người, tôi, đồng chí Trúc ở Văn phòng Chính phủ và đồng chí phiên dịch. Chúng tôi đi Algeria, Libi, Iraq. Kết quả là vay được một số dầu để sử dụng trước mắt với lãi suất ưu đãi. Tuy các bạn đều rất nhiệt tình với Việt Nam, nhưng đi vào kinh tế thì chuyện không phải dễ.
Chuyến đi Iraq để lại cho tôi một kỷ niệm sâu sắc. Lúc đó, Saddam Hussein (1937-2006; Tổng thống Iraq từ 1979-2003) mới là Phó Tổng thống, nhưng được dư luận coi là "người hùng" ở Iraq. Khi nghe chúng tôi trình bày yêu cầu bức xúc của Việt Nam, ông trả lời ngay: "Chúng tôi đã quyết định tặng Việt Nam 400 ngàn tấn dầu và cho vay 1.5 triệu tấn với lãi suất ưu đãi. Tôi nghe mà không tin ở tai mình, hỏi lại đồng chí phiên dịch mới chắc đó là sự thật. Chúng tôi rất xúc động trước tấm lòng của các bạn Iraq. Sau này khi Iraq bị cấm vận, phải đổi dầu để lấy lương thực, các bạn vẫn dành cho Việt Nam những hợp đồng trao đổi thương mại rất thuận lợi trong lúc chúng ta còn nhiều khó khăn về kinh tế.
Năm 2002, tôi đến Iraq lần cuối để giải quyết món nợ kéo dài hơn 20 năm ta còn chưa trả xong. Theo ý kiến của các đồng chí ở Chính phủ, chúng ta đề nghị chuyển số tiền nợ thành số vốn đầu tư vào một dự án kinh tế ở Việt Nam. Khi tôi gặp ông Saddam Hussein trình bày ý kiến này thì ông cười, nói ngay: "Các bạn Việt Nam không nên bận tâm. Tôi biết các bạn còn khó khăn, ta xem như số nợ này đã trả." Thật xúc động khi biết rằng trong thời điểm đó Iraq bị Mỹ cấm vận, khó khăn chồng chất về các mặt.
Tình hình Iraq đến nay diễn biến ra sao, chúng ta đều biết. Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush phát động chiến tranh đánh Iraq với lý do Saddam Hussein có quan hệ với lực lượng khủng bố Al-Queda và tàng trữ vũ khí hủy diệt. Thực tế đã chứng minh đó là những lời nói dối xấu xa, những cái cớ giả mạo Hoa Kỳ đã dựng lên để thực hiện mưu đồ ích kỷ của họ. Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại, có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh.
Trích hồi ký "Gia đình, Bạn bè và Đất nước" – Nguyễn Thị Bình
Nhà xuất bản Tri thức, tái bản năm 2015
* Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

Những nhân chứng sống kể chuyện chạm mặt rùa ‘thần’ khổng lồ dưới dòng Hương Giang

Thứ ba , 12/09/2017 07:36 AM GMT+7


(VTC News) - Hiện vẫn còn khá nhiều người dân sống gần khu vực điện Hòn Chén (Thừa Thiên – Huế) còn nhớ như in những lần chạm mặt rùa ‘thần’ khổng lồ sống dưới dòng Hương Giang.
Chạm mặt rùa ‘thần’ khổng lồ
Trong dân gian ở Thừa Thiên – Huế hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều huyền tích kể về sự tồn tại của một cụ rùa ‘thần’ sinh sống dưới dòng Hương Giang và thường được gắn với nhiều câu chuyện, với đời sống tâm linh của địa phương.
Video: Các nhân chứng sống kể chuyện giáp mặt rùa 'thần' khổng lồ trên sông Hương
Thực hư những câu chuyện đó ra sao có lẽ không ai có thể chứng minh được. Tuy nhiên, câu chuyện về cá thể rùa khổng lồ sống dưới dòng Hương Giang thực sự khiến tôi tò mò và quyết tâm tìm những nhân chứng sống từng giáp mặt cá thể rùa này.
Để tìm hiểu, tôi đã tìm về những ngôi làng nằm sát sông Hương và khu di tích điện Hòn Chén (nằm trên núi Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiê – Huế) cách trung tâm TP. Huế hơn 10 kilomet.
Nhiều người dân sống gần khu vực điện Hòn Chén khẳng định với tôi về sự tồn tại của một cá thể rùa khổng lồ từng sinh sống dưới dòng sông Hương và có khá nhiều người từng ít nhất một lần chứng kiến cá thể rùa này nổi lên mặt nước.
Ông Nguyễn Văn Thắng – người có hơn 30 năm làm nghề lái đò trước điện Hòn Chén cũng khẳng định về sự tồn tại của một cá thể rùa khổng lồ dưới sông Hương. Theo ông, vào những năm 1999 ông thấy rùa thần nổi lên mặt nước với chu kỳ 2 – 3 lần/ngày.
“Mỗi khi cụ nổi nhiều loại cá nhảy lên khỏi mặt nước, sau đó nước từ từ dâng lên khiến thuyền bè dập dình theo sóng nước. Cụ to lắm, dài cỡ khoảng 4 mét. Tuy nhiên, sau trận lũ lịch sử năm 1999 đến nay thì không thấy cụ nổi nữa”, ông Thắng nói.
21534583_614894432259932_485447837_o 3
 Ông Nguyễn Văn Thắng khẳng định đã rất nhiều lần thấy rùa khổng lồ nổi trên sông Hương. (Ảnh: Trần Anh)
Ông Lên Văn Tựu (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cũng khẳng định ông đã từng nhìn thấy rùa thần nổi. Tuy nhiên, ông Tựu không nhìn thấy rõ mà chỉ thấy rong rêu nổi lên nổi xuống và một bóng đen to và dài lờ mờ dưới mặt nước. Ông Tựu còn phỏng đoán rằng, có thể sau trận lụt lịch sử năm 1999 nước lũ đã cuốn cụ rùa khổng lồ đi nơi khác.
Tuy nhiên, cụ Trần Văn Tý (73 tuổi, sống gần điện Hòn Chén) lại thông tin rằng, cách đây 3 – 4 năm cụ và nhiều người vẫn còn đôi ba lần nhìn thấy cụ rùa nổi.
a3-0045
 Cụ Tý khẳng định cách đây 3 - 4 năm vẫn còn nhìn thấy cụ rùa khổng lồ nổi trên mặt nước sông Hương. (Ảnh: Trần Anh)
Theo cụ Tý, trong cuộc đời cụ đã từng 4 lần nhìn thấy cụ rùa nổi: “Những lần trước do thời gian đã lâu tôi không nhớ nhưng lần gần đây nhất khoảng 3 năm trước. Khi ấy vào dịp tháng 7 âm lịch, khoảng 10h sáng, tôi không thấy nguyên hình chỉ thấy đầu cụ nổi lên, xung quanh xuất hiện vòng tròn cỡ 4m nổi lên bọt trắng. Cụ ngoi lên mặt nước được tầm 5 phút rồi cụ lặn xuống dưới”.
Theo lời chị Trần Thị Tứ (30 tuổi) - người sống ven sông cạnh Điện Hòn Chén cho hay: “Cụ rùa nổi gần đây nhất là khoảng 3 đến 4 năm trước, lúc đó tôi cùng nhiều người dân trong thôn Hải Cát 2 đã tận mắt chứng kiến cụ rùa nổi lên to bằng cái nong. Nhiều người đã lấy điện thoại để chụp ảnh lại, nhưng cụ nổi được 30 đến 40 giây nên không ai chụp được”.
Rùa ‘thần’ nổi cảnh báo lũ?
Nói đến những giai thoại về sự linh thiêng của rùa thần sống dưới sông Hương mà người dân đất cố đô vẫn còn lưu truyền thì có lẽ nên bắt đầu từ địa danh điện Hòn Chén. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Dân gian vẫn thường gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.
Tương truyền rằng, điện Hòn Chén xưa có tên Hoàn Chén với ý nghĩa "trả lại chén ngọc". Chuyện kể rằng, trong một lần lên điện Hòn Chén, vua Minh Mạng đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương. Tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa có kích thước khổng lồ nổi lên mặt nước ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Thời vua Đồng Khánh (1886 – 1888), điện Hòn Chén được đổi tên là Huệ Nam Điện với ý nghĩa mang lại ân huệ cho vua nước Nam. Ông vua này cũng đã từng tự nguyện biến mình thành một trong thất thánh ở điện Huệ Nam. Không những thế, vai vế của ông cũng chỉ là em út trong 7 vị đó.
a1-0044
 Khu vực sông Hương đoạn chảy qua điện Hòn Chén nơi nhiều người từng thấy cụ rùa khổng lồ nổi. (Ảnh: Trần Anh)
Đây được xem như một việc làm mà xưa nay chưa thấy xảy ra đối với các vua chúa của Việt Nam. Cùng với việc phong thánh cho mình, vua Đồng Khánh đã sắc phong thượng đẳng thần cho Thánh mẫu Thiên y A Na và trung đẳng thần cho những vị khác. 
Hiện nay, điện Huệ Nam đã trở về với tên gọi thuở sơ khai là điện Hòn Chén. Cùng với đó, quanh câu chuyện rùa trả lại chén ngọc đã có rất nhiều những huyền tích được thêu dệt và được truyền miệng suốt hàng trăm năm. Một trong số đó là chuyện cụ rùa có khả năng cảnh báo lũ lụt cho dân chúng đề phòng.
Theo cụ Trần Văn Tý, người xưa kể lại cụ rùa trước kia sống dưới chùa Thiên Mụ, sau đó di chuyển lên sống trước mặt điện Hòn Chén. Điều đặc biệt, cụ chỉ nổi những ngày lễ diễn ra tại điện Hòn Chén và theo người dân, mỗi lần cụ rùa nổi là có một điềm dữ sắp sửa xảy ra.
Minh chứng là, năm 1999, cụ rùa nổi cũng là năm xảy ra trận lũ lớn làm thiệt hại rất lớn về người và của tại Thừa Thiên – Huế nói riêng và những người sống gần di tích điện Hòn Chén nói riêng.     
Năm 2006, cụ rùa lại nổi lên, người ta cho hay cụ nổi lên ứng báo. Không ngờ sau đó có bão thật. Lần này mọi người rút kinh nghiệm đã chuẩn bị kĩ càng nên trong trận bão này người dân không bị thiệt hại gì nhiều.
NGUYỄN VƯƠNG – TRẦN ANH - VIỆT HOÀNG

Tìm lỗi của người khác, cũng tựa như đem rác về cất trong nhà…

Cuộc đời này ngắn lắm, mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?

tìm lỗi người khác, thành kiến, cuộc đời,
Không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. (Ảnh: Parsd)
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”.
Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn những lời bình phẩm ấy cứ thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”
Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.
Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ tha thứ. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ sự khoan dung và tha thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân si giận hờn hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.
Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn thấy và nhận ra cái sai của họ.
Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai.
Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là vậy. Để rồi khi sự yêu thích bên trong giảm dần theo năm tháng, thì hình tượng huyễn hoặc trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta sẽ nhìn thấy ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình.
tìm lỗi người khác, thành kiến, cuộc đời,
Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha. (Ảnh: 19lou)
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm?
Khi nói ra lỗi lầm ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta.
Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.
Thời gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy màu nhiệm và bình an. Chúng ta không có thời gian dừng lại để lắng nghe bản thân và chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác.
Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta. Nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và trở nên xấu đi trong mắt của mọi người.
Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy gian trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi dưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão.
Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được “một chiếc vé đi tuổi thơ”? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn? Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha.
Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng trở nên khô cằn, nóng nảy và bất hạnh? Tại ai đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh hàng tỷ người trên trái đất này?
Là do chúng ta cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tiền. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm phúc lạc đủ đầy.
Sưu tầm

Cựu cố vấn Bannon: Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon cho rằng nếu Mỹ không kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước này có thể đi theo “con đường đen tối” của Đức hồi thập niên 1930.


đức quốc xã, Trung Quốc, Steve Bannon, Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon. (Ảnh: AP)
Trung Quốc bây giờ là nước Đức hồi những năm 1930. Họ đang ở giữa ngã ba đường và có thể đi về một trong hai phía. Thế hệ trẻ (Trung Quốc) bây giờ quá sức yêu nước, gần như là dân tộc cực đoan“, ông Bannon trả lời phỏng vấn báo New York Times.
Một trăm năm nữa, con người khi đó sẽ nhớ những gì chúng ta đã làm để ngăn chặn Trung Quốc thống trị thế giới“, cựu quân sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả.
Ông Bannon, được biết đến là một nhân vật cực hữu ở Mỹ, tin rằng số phận của Mỹ và Trung Quốc là phải xung đột nhau. Trước chuyến thăm Hong Kong ngày 12/9, ông công khai chỉ trích Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, từ giao thương, tài sản trí tuệ cho đến Triều Tiên.
Trong chương trình 60 minutes (60 phút) phát sóng hôm 10/9, ông Bannon cho rằng Mỹ phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về thương mại và việc chiếm đoạt công nghệ Mỹ. Cựu cố vấn cao cấp của Nhà Trắng khẳng định, Bắc Kinh đã bước vào “chiến tranh kinh tế” với Mỹ và đã đến lúc Washington cần phải “ăn miếng trả miếng”.
Mô hình của Trung Quốc trong 25 năm qua dựa trên đầu tư và xuất khẩu. Ai bỏ tiền ra? Chính là tầng lớp trung lưu và lao động của Mỹ. Anh không thể hiểu được Brexit và các sự kiện năm 2016, trừ khi anh hiểu rằng chính Trung Quốc đã xuất khẩu sự giảm phát và năng suất dư thừa của họ“, ông Bannon giải thích về cách vận hành của một số sự kiện chính trên thế giới thời gian qua.
Nó không bền vững chút nào. Việc sắp xếp lại mối quan hệ kinh tế là vấn đề trọng tâm cần giải quyết, và chỉ có Mỹ mới làm được“, cựu cố vấn Bannon kết luận.
Cựu cố vấn Nhà Trắng nhấn mạnh ông hoàn toàn trung thành với Tổng thống Trump, người đã ra quyết định sa thải Bannon hồi tháng 8, và tuyên bố “sẽ đi đánh nhau với các đối thủ thay mặt cho ông Trump“. Trong thời gian ngắn làm cố vấn cho tổng thống Mỹ, ông có sức ảnh hưởng quan trọng đến các nỗ lực cải cách nhập cư và thuế.
Hiện tại “đối thủ” của ông là Trung Quốc. “Ông Donald Trump, trong hơn 30 năm qua, đã chỉ ra Trung Quốc là vấn đề lớn nhất mà chúng ta đối mặt trên trường quốc tế“, ông Bannon trả lời phỏng vấn trên đài CBS vài ngày trước. “Tầng lớp tinh hoa ở đất nước này đã đẩy chúng ta vào một tình huống (khó khăn). Chúng ta không gây chiến tranh kinh tế với Trung Quốc; chính Trung Quốc gây chiến với chúng ta“.
Hồi tháng 3/2016, ông từng phát biểu một câu gây sự chú ý, cũng ý nói về khả năng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc: “Chúng ta sẽ tham chiến ở biển Đông trong 5-10 năm tới. Không nghi ngờ gì cả“.
TinhHoa tổng hợp

50% tiến sĩ làm công chức: Chuyện lạ thường… chỉ có ở Việt Nam

(Chính trị) - Hiện tượng hơn 50% giáo sư, tiến sĩ nằm trong khu vực nhà nước là một hiện tượng bất thường, chỉ có ở Việt Nam.

Tiến sĩ không phân biệt được cỏ với lúa
GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam nói thẳng hiện tượng hơn 50% giáo sư, tiến sĩ nằm trong khu vực nhà nước là một hiện tượng bất thường, chỉ có ở Việt Nam.
50% tien si lam cong chuc: Chuyen la thuong...
Sĩ hóa cán bộ công chức không đảm bảo chất lượng cán bộ sẽ tốt. Ảnh minh họa
GS Quý nói, tiến sĩ, giáo sư cần phải được đưa về các viện nghiên cứu, các trường đại học.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, bộ máy quản lý hành chính không nhất thiết phải cần tới những người có trình độ tiến sĩ, giáo sư mà cần hướng họ vào công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Ông cho biết, ở các nước trên thế giới cũng vậy, đây là lý do khiến cho đất nước họ dù có ít giáo sư, tiến sĩ nhưng lại có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bằng sáng chế khoa học. Khi giáo sư, tiến sĩ tập trung vào nghiên cứu họ mới tạo ra được những công trình khoa học để áp dụng vào thực tiễn giúp đất nước họ phát triển, tránh bị tụt hậu.
Minh chứng cho nhận định của mình, GS Trần Duy Quý lấy ví dụ như GS Ngô Bảo Châu cũng được đưa vào làm nghiên cứu, giảng dạy, phân công là trưởng bộ môn tại trường quốc tế chứ không được làm quản lý.
Việt Nam tụt hậu một phần cũng vì lý do thừa giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá ít những người làm nghiên cứu, giảng dạy.
Lý giải cho tình trạng vì sao lại Việt Nam lại một mình một kiểu, đi ngược với xu hướng chung của thế giới như vậy, GS.TSKH Trần Duy Quý cho rằng có trào lưu này là vì phụ thuộc vào chính sách vĩ mô. Khi muốn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chỉ cần từ cấp trưởng phòng trở lên cũng đã yêu cầu phải có bằng tiến sĩ rồi.
“Khi xã hội có nhu cầu ắt sẽ có nguồn cung. Chỉ cần có lợi họ sẽ chạy đua để làm, họ tìm mọi cách để có được bằng, từ việc học giả bằng thật cho tới cả không học vẫn có bằng. Chỉ khi đi vào công việc thực tiễn lúc đó mới lộ ra trình độ chuyên môn ở tầm nào? Tấm bằng tiến sĩ giải quyết được gì?”, GS Quý nói.
Để chứng minh cho nhận định trên, ông lấy ngay ví dụ tuyển dụng cán bộ tại Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, khi ông còn làm Viện trưởng, ông kể.
“Khi còn làm Viện trưởng, tôi đã giới thiệu người để bổ nhiệm Trưởng Bộ môn chọn tạo giống lúa của Viện là một kỹ sư chứ không phải là một tiến sĩ. Sở dĩ đưa ra giới thiệu như vậy vì  kết quả kiểm tra chuyên môn đã chứng minh vị kỹ sư kia giỏi hơn nhiều so với ông tiến sĩ.
Bằng chứng là khi ra ngoài ruộng, ông kỹ sư đã phân biệt được cây lúa với cây cỏ lồng vực, còn vị tiến sĩ thì không thể phân biệt được. Một tiến sĩ như vậy thì có chấp nhận làm nhân viên cũng không oan ức gì”, vị GS kể lại.
“Sĩ hóa” cán bộ không có nghĩa công chức sẽ tốt
Bàn luận thêm về chủ trương “sĩ hóa” công chức lãnh đạo địa phương, GS.TSKH Trần Duy Quý nói thẳng đó là một chủ trương sai lầm, không sát thực tế. Ông cho biết, chủ trương trên sẽ khiến đất nước bị tụt hậu vì những ông tiến sĩ giấy, tiến sĩ mua bằng, tiến sĩ không làm được việc.
“Tiến sĩ phải là người nghiên cứu, tạo ra những phát minh, sáng chế khoa học để áp dụng vào thực tế chứ không phải học tiến sĩ rồi ngồi bàn giấy giơ năm ngón, chỉ đạo. Đó là một sai lầm. Đào tạo tốn kém, mất thời gian mà không mang lại hiệu quả”, ông Quý nói.
Càng không đồng tình khi cho rằng sĩ hóa công chức, cán bộ sẽ giúp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, GS Quý nói thẳng, chất lượng cán bộ, công chức phụ thuộc vào chất lượng chuyên môn, dựa vào đạo đức của người cán bộ chứ không phải dựa vào bằng cấp.
Vị chuyên gia nói ngay, chủ trương “sĩ hóa” cán bộ chỉ tạo ra một môi trường sính bằng cấp và tạo dư địa cho nhiều tiêu cực phát sinh.
“Tiêu cực từ công tác đào tạo cho tới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức.
Thậm chí, hiện đang bắt đầu có những biểu hiện của tiêu cực, tham nhũng, thoái hóa, biến chất bắt nguồn từ chủ trương này”, vị chuyên gia nói.
Để chứng minh cho lập luận trên, vị GS cho biết hiện tượng trên manh nha xuất hiện từ thời ông được mời ngồi trong hội đồng chấm luận án tiến sĩ.
Ông chỉ ra có tình trạng phe phái trong hội đồng chấm thi dẫn tới việc bất đồng trong quan điểm đánh giá, đánh giá theo cảm tính cá nhân chứ không dựa trên cơ sở khoa học khách quan. Đã có tình trạng học viên bị dìm điểm oan uổng cũng vì hiện tượng trên. Đây cũng chính là một biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác thi tuyển chức danh giáo sư, tiến sĩ.
Hay như tình trạng một giáo sư hướng dẫn 44 học viên đã được Thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ ra mới đây.
“Cá nhân tôi thấy đây là điều rất vớ vẩn, không thể thực hiện được.
Tôi lấy ví dụ từ bản thân thôi là thấy. Bản thân tôi cũng chỉ hướng dẫn được 2 học viên làm luận án giáo sư là kiệt sức, còn tiến sĩ thì đến 3 người cũng đã bở hơi tai, không thể có hơi sức mà hướng dẫn tới 44 người. Thế thì siêu phàm quá.
Chưa nói tới người phụ trách chuyên môn này lại hướng dẫn học viên thuộc lĩnh vực khác. Nói như vậy để thấy, tất cả từ công tác đào tạo, tới quá trình cấp bằng đều có vấn đề cần phải chấn chỉnh lại”, GS Trần Duy Quý nhắc lại.
Theo vị chuyên gia, sự thay đổi trước tiên là bộ máy hành chính nhà nước phải đổi mới tư duy, làm hành chính thì không nhất thiết phải là tiến sĩ, giáo sư.
“Không nên “bằng cấp hóa” cán bộ công chức, “bằng hóa” nhưng trình độ chuyên môn không tốt thì cũng không có gì oai cả”, vị GS nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)