Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

ÔNG TRỌNG BUỘC PHẢI " GẠT LỆ" CHO "MÃ" CỰ NGHỈ HƯU; ÔNG CỰ THÔI LUÔN CHỨC VỪA BỔ NHIỆM CÁCH ĐÂY HƠN TUẦN; VỤ ÔNG CỰ CHO THẤY " CỒNG" BÀ NGÂN VẪN MẠNH...



Ông Võ Kim Cự sắp rời “ghế” Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã


TPO - Theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, ông Võ Kim Cự - người có "bóng dáng" đặc biệt trong dự án Formosa Hà Tĩnh sẽ rời "ghế" Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam từ ngày 1/10/2017.


Ông Võ Kim Cự chuẩn bị rời ghế Chủ tịch Liên minh HTX
Ông Võ Kim Cự chuẩn bị rời ghế Chủ tịch Liên minh HTX

Lý do ông Võ Kim Cự rời ghế là nghỉ hưu theo chế độ. Được biết tại thời điểm này, ông Cự đã hơn 60 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, viên chức.
 Trong quá trình công tác, ông Võ Kim Cự có “bóng dáng” đặc biệt trong dự án Formosa Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản không đúng quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư; giao và cho thuê mặt nước biển; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định...; thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Dự án.
Trước những vi phạm trên, Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật cách chức ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với ông Võ Kim Cự (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định).
Sau án kỷ luật trên, ông Cự đã làm đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định 1200/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với ông Võ Kim Cự.

Ông Võ Kim Cự làm Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới HTX

- Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ra mắt sáng nay.
Tại trụ sở Chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã ra mắt, đứng đầu là Phó Thủ tướng Vương Định Huệ.
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng làm Phó ban thường trực. Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự làm Phó ban.
Ban chỉ đạo còn có 20 uỷ viên là lãnh đạo các bộ, ngành thuộc Chính phủ, cơ quan của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, UB TƯ MTTQ Việt Nam, TƯ Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Chánh văn phòng đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thủ tướng giao cho Ban chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng về các chủ trương, chính sách và giải pháp chiến lược nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đồng thời giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX đã được phê duyệt.
Võ Kim Cự
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng trong bối cảnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, với việc TƯ có các nghị quyết về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng... thì đổi mới và phát triển HTX cũng phải được đặc biệt coi trọng vì gắn liền với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Võ Kim Cự
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Võ Kim Cự giữ chức danh Phó Trưởng ban chỉ đạo
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH-ĐT cần đánh giá kỹ hơn trong báo cáo về nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền về vai trò của kinh tế tập thể. Bởi thực tiễn cho thấy chính quyền các cấp nhiều nơi vẫn còn nắm “lơ mơ” về HTX kiểu mới và còn băn khoăn khi chưa biết truyền thông thế nào về HTX kiểu mới.  
Theo Phó Thủ tướng, HTX kiểu mới không đơn giản là sự thay đổi “từ chức danh ông chủ nhiệm HTX thành chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc HTX mà là sự thay đổi từ bản chất, khẳng định kinh tế hộ gia đình không bị 'thui chột, mất động lực' khi tham gia vào HTX mà HTX kiểu mới còn làm gia tăng giá trị kinh tế của hộ gia đình”.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cập nhật lại hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn luật HTX năm 2012 để sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ký, ban hành sớm trong thời điểm tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện luật HTX năm 2012.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính, các địa phương tập trung bố trí vốn vào Quỹ phát triển HTX để củng cố nguồn lực hỗ trợ trong thời gian tới.
Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Tổng thư ký QH cho hay, sau khi bị kỷ luật, ông Võ Kim Cự suy nghĩ nhiều, suy sụp, sức khoẻ yếu đi nên có đơn xin thôi làm ĐBQH.
Ông Võ Kim Cự thôi làm đại biểu Quốc hội

Ông Võ Kim Cự thôi làm đại biểu Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14.
Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự

Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự

Nhiều phiếu của Đảng ủy khối cơ quan TƯ đề nghị kỷ luật cách chức ông Võ Kim Cự do có liên quan đến vụ Formosa.
Thường vụ QH thảo luận việc cho thôi ĐBQH với ông Võ Kim Cự

Thường vụ QH thảo luận việc cho thôi ĐBQH với ông Võ Kim Cự

Ủy ban Thường vụ QH họp kín thảo luận việc cho thôi nhiệm vụ ĐBQH đối với ông Võ Kim Cự, đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh.
Nên xem xét tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự

Nên xem xét tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự

Nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão cho rằng phải sớm đặt vấn đề xem xét tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự.
Thu Hằng

Chủ tịch QH: 'Ông Võ Kim Cự sẽ nghỉ hưu'

- Đoàn đại biểu QH TP Cần Thơ do Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sáng nay có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ninh Kiều.
‘Đối thoại với dân là rất cần thiết..’
Chủ tịch QH đánh giá nhận xét của cử tri Lê Ân (93 tuổi) về vấn đề QH các khoá hoạt động tốt nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đạt như mong muốn của cử tri; nhân dân rất khách quan và phán ánh đúng thực tế.
chủ tịch quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, tiếp xúc cử tri, tranh chấp đất đai, tham nhũng, Võ Kim Cự
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
“Chủ trương của Đảng và Nhà nước rất đúng đắn, nhưng trong tổ chức thực hiện có việc này, việc khác, lúc này, lúc khác…chưa làm đúng, chưa làm tốt. Ngay cả QH hoạt động như thế nhưng hiệu quả cũng có việc chưa đạt như mong muốn của cử tri”, Chủ tịch QH thẳng thắn
Trả lời băn khoăn của cử tri Lê Ân về tình hình sau sự cố môi trường biển ở miền Trung, một bộ phận giáo dân bị kích động gây mất an ninh trật tự, chính trị trên địa bàn. Đơn cử như việc chặn quốc lộ không cho xe lưu thông, phá hoại trụ sở cơ quan Nhà nước, chống người thi hành công vụ, Chủ tịch QH cho biết đối với giáo dân chúng ta đã đối thoại, vận động và tuyên truyền.
“Đảng, Nhà nước, QH rất quan tâm vấn đề này. Ở đây phải nói rõ là chỉ 1 bộ phận giáo dân thôi, chứ dân chúng ta rất tốt. Giáo dân cũng là dân chúng ta, nhưng chúng ta phải tiếp cận để tuyên truyền, giáo dục và đối thoại để người dân am hiểu luật pháp. Nếu không người dân vô tình vi phạm pháp luật, do bức xúc và kích động”,
Chủ tịch QH nói và cho biết, đối thoại với dân là rất cần thiết, điển hình như Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với người dân và giải quyết vụ việc ở Đồng Tâm rất êm đẹp. Chủ tịch QH cũng cho rằng, để giải quyết những vấn đề này cần có thời gian và kiên trì.
Trước ý kiến của cử tri cho rằng, không nên tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan do công nghệ cũ lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng và là tai hoạ cho thế hệ sau này.
chủ tịch quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, tiếp xúc cử tri, tranh chấp đất đai, tham nhũng, Võ Kim Cự
Cử tri Lê Ân
“Trung Quốc hay Đài Loan hay bất cứ quốc gia nào chúng ta tiếp nhận vào thì không để họ đầu tư công nghệ lạc hậu. Một quốc gia nào ở Châu Âu, Châu Mỹ mà đầu tư công nghệ lạc hậu chúng ta cũng không chấp nhận.
Hiện nay chính sách đối ngoại của chúng ta là mong muốn làm bạn với tất cả các nước, đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại “thêm bạn bớt thù”. Chúng ta đã tuyên bố rõ là không đánh đổi môi trường để lấy bất cứ dự án nào. QH cũng đã ra Luật chuyển giao công nghệ để Việt Nam không trở thành bãi rác công nghệ lạc hậu cho quốc tế” - Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Quan chức nào tham nhũng đều bị xử lý
Trả lời cử tri Nguyễn Thanh Bền về vấn nạn tham nhũng gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng của đất nước.
Chủ tịch QH thông tin hôm qua, UB Kiểm tra Trung ương vừa công bố kỷ luật một số cán bộ có liên quan đến quản lý tài chính, đầu tư tại 1 tập đoàn lớn của Nhà nước. “Điều này thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng không có vùng cấm với bất kỳ quan chức nào từ Trung ương đến địa phương.
chủ tịch quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, tiếp xúc cử tri, tranh chấp đất đai, tham nhũng, Võ Kim Cự
Cử tri Cần Thơ chất vấn Chủ tịch Quốc hội
Trước đây, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng TƯ mà người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp và chỉ đạo rất nhiều chủ trương để đưa ra ánh sáng, đưa ra pháp luật để xử lý kiên quyết bất kỳ 1 sai phạm nào dính tới tham nhũng, lãng phí”.
Cùng giải pháp thắc mắc của cử tri Nguyễn Hữu Hải về 12 dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ, Chủ tịch QH cho biết, 12 dự án này nằm trong nghị quyết của QH yêu cầu Chính phủ phải báo cáo trước QH và xử lý kiên quyết.
“Xử lý về trách nhiệm chính trị và kinh tế. Nếu người đứng đầu không tham nhũng nhưng để xảy ra thua lỗ thì chịu trách nhiệm chính trị. Còn người trực tiếp gây thất thoát sẽ chịu trách nhiệm về kinh tế”, người đứng đầu QH nói.
Ông Võ Kim Cự sẽ nghỉ hưu
Trả lời cử tri về trường hợp của ông Võ Kim Cự chưa thành khẩn nhận khuyết điểm còn đổ thừa cho cơ chế, cho các bộ ngành, Chủ tịch QH cho biết, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Võ Kim Cự, bằng hình thức cách hết các chức vụ trước đó, trừ chức vụ hiện tại.
“Các chức vụ trước làm sai đã cách chức hết rồi. Chức vụ hiện tại là làm Chủ tịch liên minh HTX của ông Võ Kim Cự chưa sai. Khi ông Võ Kim Cự vào QH thì vào bằng suất của Chủ tịch liên minh Hợp tác xã và do MTTQ VN giới thiệu. QH sẽ làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ đại biểu QH và Chính phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự, vì đã đến tuổi nghỉ hưu. Có nghĩa là nghỉ hưu là hết chức. Chức trong quá khứ là cắt, chức hiện tại là thôi đồng nghĩa không còn gì nữa”, Chủ tịch QH nói.
Vẫn lời Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện nay ông Võ Kim Cự đã làm đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH và bà đã nhận được.
“Theo quy định hiện hành, việc cho thôi đại biểu QH nếu chưa đến kỳ họp QH thì do UB Thường vụ QH xem xét, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Ở đây ông Võ Kim Cự nói là do sức khoẻ nhưng chúng ta hiểu là có lý do khác là bị kỷ luật”, Chủ tịch QH nói và cho biết, nếu giải quyết được trước kỳ họp QH thì giải quyết thủ tục cho thôi nhiệm vụ đại biểu QH đối với ông Võ Kim Cự.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng

Về thông tin đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nói “rất hoan nghênh kết luận của UB Kiểm tra TƯ”.
Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

UB Kiểm tra TƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.
Ông Võ Kim Cự xin thôi làm đại biểu QH vì sức khỏe

Ông Võ Kim Cự xin thôi làm đại biểu QH vì sức khỏe

Sau khi có kết luận của Ban Bí thư về những sai phạm và hình thức kỷ luật, ông Võ Kim Cự có đơn xin thôi làm ĐBQH vì lí do sức khỏe.
Hoài Thanh


Ông Võ Kim Cự sẽ nhận sổ hưu ngày 1-10

13/09/2017 11:06 GMT+7

TTO - Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - ông Võ Kim Cự, người từng nhận các hình thức kỷ luật của Ban Bí thư và Thủ tướng, sẽ nghỉ hưu từ ngày 1-10.

Ông Võ Kim Cự sẽ nhận sổ hưu ngày 1-10 - Ảnh 1.
Ông Võ Kim Cự sẽ làm chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đến hết tháng 9 này - Ảnh: TT
Cách đây ít hôm, khi Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ra mắt, ông Cự được giới thiệu là phó trưởng ban khiến dư luận xôn xao. Nhưng thực chất đây là chức danh cơ cấu đối với người giữ cương vị chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Ông Võ Kim Cự sinh năm 1957, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khoá XIV theo nguyện vọng cá nhân "vì lý do sức khỏe". Nay ông Cự đã đủ điều kiện nghỉ hưu theo luật định.
Liên quan đến "vụ Formosa", ông Cự bị Ban Bí thư cách các chức vụ về Đảng mà ông từng nắm giữ tại Hà Tĩnh, cao nhất là bí thư tỉnh ủy; Thủ tướng cũng quyết định xóa tư cách nguyên chủ tịch và nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh của ông Cự.
Ông Võ Kim Cự được bầu làm chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam từ tháng 11-2015. Theo điều lệ, "Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức kinh tế - xã hội, giúp cho Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, góp phần cùng kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân".
Đại hội đại biểu thành viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, bầu ra ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để điều hành tổ chức này giữa hai kỳ đại hội.
Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có quyền bầu ban thường vụ, bầu chủ tịch, các phó chủ tịch... Như vậy, người thay ông Cự đảm nhiệm vị trí chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ do ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam bầu trong thời gian tới.

LÊ KIÊN

    Nữ tiến sĩ giáo dục bị hàng trăm cuộc gọi khủng bố mỗi ngày vì phát biểu về học chữ Hán


    Tiến sĩ Vũ Thu Hương
    TS Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết chị đang hết sức hoang mang, mệt mỏi vì trên mạng lan truyền ảnh cắt ghép với câu "học tiếng Hán để làm công dân toàn cầu" và một số thông tin cá nhân cũng được để trên ảnh.

    Nhận hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày

    Bức ảnh của chị với những thông tin sai lệch có tốc độ lan truyền chóng mặt. Chưa hết, vị TS này cũng nhận không ít những tin nhắn chửi rủa, gọi chị là "Hán gian" thậm chí chị còn nhận được cuộc điện thoại từ nước ngoài với nội dung "đồ bán nước".

    Gặp phóng viên Infonet khi vừa trở về từ cơ quan công an, chị chán nản cho biết: "Tôi mới làm đơn, những mong được bảo vệ. Hy vọng danh dự của tôi được lấy lại".

    Câu chuyện bắt đầu từ ngày 1.9.2016, khi TS Vũ Thu Hương đang công tác tại nước ngoài. Chị đã nhận được lời phỏng vấn của báo điện tử Dân Việt về học chữ Hán.

    "Tôi có giải thích rất rõ, đây là học chữ Hán chứ không phải tiếng Trung. Trẻ con cần học chữ Hán để biết về văn hóa cổ truyền dân tộc, để hiểu chữ ông đồ, để hiểu những câu đối ở cổng chùa chiền Việt Nam.

    Có tới 2 tỉ người học chữ Hán, như người Nhật, họ có hẳn chữ Hán trong tiếng Nhật. Còn tiếng Trung là ngoại ngữ như tiếng Anh vậy. Tiếng Anh họ học vì để làm công dân toàn cầu. Vậy học chữ Hán để hiểu văn hóa cổ truyền thì sao?"- TS Vũ Thu Hương nói.

    TS Thu Hương cũng cho biết thêm, sau khi phỏng vấn, không hiểu phóng viên viết như thế nào nhưng khi lên trang đã giật tít rất nhạy cảm: Học tiếng Hán nếu muốn là công dân toàn cầu. Ngoài ra, trong bài cũng có một đoạn gây hiểu nhầm rất lớn.

    "Tôi không hiểu ai chủ mưu đã dựa trên những thông tin bài báo mà cắt ghép ảnh của tôi với câu "học Tiếng Hán để làm công dân toàn cầu. Sau đó tôi cũng nhận được không ít tin nhắn với những lời lẽ nhục mạ, xúc phạm. Họ gọi tôi là "Hán gian" là "đồ bán nước". Mỗi ngày tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại gọi từ nước ngoài cũng với nội dung tương tự... Tôi thực sự hoang mang và mệt mỏi. Bởi chính tôi đã từng kêu gọi các mẹ tẩy chay hàng Tầu vậy can cớ gì cư dân mạng gán cho tôi việc "bán nước, Hán gian"?..." - TS Vũ Thu Hương buồn bã nói.

    Sẽ cẩn trọng hơn khi cộng tác với báo chí 

    Một lần nữa, TS Vũ Thu Hương khẳng định: "Đây hoàn toàn không phải chủ ý của tôi vì thực sự tôi chỉ nhắc đến chữ Hán (không phải tiếng Hán hay tiếng Trung). Tôi cũng biết một ít chữ Hán khi học tiếng Nhật chứ hoàn toàn không biết chữ tiếng Trung nào cả".

    Giải thích thêm về điều này, TS Hương cho rằng, việc bàn cãi trên báo chí những ngày gần đây là chữ Hán, tức là những kí tự tượng hình mà ông cha ta đã học, đã viết văn thơ và dạy dỗ con cháu. Chữ Hán này khi học chỉ học có đọc (phiên âm tiếng Việt) và viết, chứ không hề có nghe và nói. Đây chính là điều gây hiểu nhầm rất lớn trong vụ việc này.

    "Với chữ Hán, tôi nghĩ cần học. Với tiếng Trung, đó là 1 ngoại ngữ và học sinh có quyền tự chọn ngoại ngữ đó cho mình nếu muốn. Hai khái niệm này cần phải làm rõ ràng" - một lần nữa TS Vũ Thu Hương khẳng định.

    TS Hương cho biết, sau sự cố này, chị sẽ rút kinh nghiệm nhiều trong việc cộng tác với phóng viên báo chí. Cách truyền tải thông tin cần được tiến hành cẩn trọng hơn để độc giả có thể hiểu được suy nghĩ và các quan niệm một cách rõ ràng, cụ thể.

    "Dường như tôi đã quá dễ tính khi làm việc với các phóng viên báo chí và điều này đã đem lại rất nhiều phiền lụy cho cá nhân tôi cũng như gia đình. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn pháp luật Việt Nam có một chế tài rõ ràng trong việc xử lý những sự cố báo chí như thế này để bảo vệ an toàn cho những người tham gia phỏng vấn"- TS Hương nhấn mạnh.

    Được biết, chiều qua TS Vũ Thu Hương đã đến cơ quan cảnh sát điều tra Quận Hai Bà Trưng trình báo sự việc với mong muốn tìm ra những kẻ đã tung tin cá nhân của vị tiến sĩ này lên mạng xã hội, gọi điện thoại và nhắn tin quấy rối.

    Kinh hoàng bắt quả tang xe thực phẩm có dòi đang được đưa vào trường phục vụ học sinh tiểu học

    13-09-2017 10:58:48
    Một xe ba gác chuyên dụng chở thực phẩm bẩn cung cấp cho học sinh trường tiểu học đã bị phụ huynh và người dân phục kích, bắt quả tang ngay trong trường.
    Sáng ngày 13/9, một đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội facebook ghi lại hình ảnh nhiều người dân bắt quả tang một xe ba gác chuyên dụng chở thực phẩm bẩn cung cấp cho trường Tiểu học Lý Nhân, địa chỉ tại xã Lý Nhân (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
    Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã nhận được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. Đa phần những ý kiến đều tỏ ra bức xúc trước hành động này.
    Trao đổi với PV Đời sống Plus, người đăng tải đoạn clip gây xôn xao này cho biết vụ việc xảy ra vào buổi sáng ngày 12/9 ngay tại trường Tiểu học Lý Nhân.
    Thực phẩm kém chất lượng được đưa vào trường Tiểu học Lý Nhân. Ảnh người dân cung cấp
    Người đăng tải đoạn clip trên cũng cho biết thêm, thời gian gần đây, nghi ngờ về việc trường Tiểu học Lý Nhân nhập thực phẩm hỏng, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đem về chế biến cho học sinh bán trú ăn trưa tại trường nên một số người dân đã tổ chức “mai phục” để bắt quả tang.
    Buổi sáng cùng ngày, khi chiếc xe ba gác chuyên dụng chở thực phẩm vừa có mặt tại trường, người dân đã bất ngờ ập đến kiểm tra và phát hiện nhiều thực phẩm kém chất lượng trên xe.
    Cụ thể, trên xe ba gác gồm có rau muống, su su, bí đỏ, bí xanh và trứng vịt… đều có hiện tượng bị hỏng. Cụ thể, với bí đỏ, bí xanh và su su đều đã bị thối, củ không còn nguyên vẹn. Riêng sản phẩm bí xanh, người dân phát hiện có nhiều dòi bên trong.
    Bí xanh có nhiều dòi bên trong. Ảnh người dân cung cấp
    Vụ việc được người dân trình báo lên cơ quan chức năng để tiến hành kiểm tra, xử lý theo đúng quy định.
    Xác nhận với Đời sống Plus, đại diện UBND xã Lý Nhân cho biết có vụ việc trên xảy ra trên địa bàn và đang trong quá trình điều tra, làm rõ.
    Được biết đây không phải lần đầu tiên trường Tiểu học Lý Nhân nhập thực phẩm kém chất lượng về chế biến cho học sinh.
    Thêm một số hình ảnh người dân cung cấp về vụ việc. 

    Tuấn Khang
    Theo Đời sống Plus/GĐVN

    Chính cung cách nhà nước đẩy họ vào tù

    Phiên xử sơ thẩm lần hai vụ Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khiến Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng đã bước sang ngày thứ 11.

    Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa - Ảnh: TÂM LỤA
    Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa - Ảnh: TÂM LỤA
    Khác với phiên xử sơ thẩm lần đầu (diễn ra từ 27 tháng 2 đến 8 tháng 3, sau đó Tòa án quyết định hoãn xử, trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vì nhiều vấn đề còn tù mù), diễn biến phiên xử sơ thẩm lần hai sôi động hơn hẳn vì có rất nhiều thông tin trước nay vẫn được xem như tin đồn, giờ được thừa nhận là chính xác…

    Đúng là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – “anh cả” của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng đem hàng trăm ngàn tỉ đồng gửi vào Ocean Bank để lấy lãi, có lúc, số tiền mà PVN gửi cho Ocean Bank lên tới 25.000 tỉ đồng. Ngoài việc trả lãi theo thỏa thuận trên giấy trắng, mực đen, Ocean Bank còn trả thêm cho PVN và 400 doanh nghiệp, cơ quan chủ yếu thuộc nhà nước một khoản nữa gọi là “lãi ngoài” mà mức độ chênh lệch giữa thực định với thực trả lên tới 1.500 tỉ đồng.

    Khoản tiền khổng lồ ấy chưa xác định được đã vào túi của những ai còn ông Hà Văn Thắm và các thuộc cấp – vốn là những nhân viên cao cấp của Ocean Bank đang hầu tòa.

    Hôm 31 tháng 8, trước Tòa, các nhân viên của Ocean Bank đồng loạt kêu oan. Bà Nguyễn Thị Nga, người từng là Kế toán trưởng của Ocean Bank, nghẹn ngào nói thay cho các cựu giám đốc khối, cựu giám đốc chi nhánh của Ocean Bank rằng họ chỉ là người thừa hành, thực hiện lệnh của thượng cấp, không tư lợi, không biết bí đạo của “lãi ngoài” nên không hề giấu diếm, che đậy và do đó, sổ sách rất rõ ràng,… thành ra các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội rất dễ dàng.

    Bà Lê Thị Thu Thủy, cựu Phó Tổng Giám đốc Ocean Bank rồi bà Nguyễn Hoài Nam, cựu Giám đốc Khối nguồn vốn của Ocean Bank, cùng nhấn mạnh một sự thật là dẫu Ocean Bank được Ngân hàng Nhà nước và thanh tra nhiều ngành giám sát chặt chẽ nhưng suốt từ năm 2009 đến 2013, không cơ quan hay viên chức nào cảnh báo hoặc ngăn chặn. Họ ai oán, chính cung cách quản lý bất nhất của các cơ quan nhà nước đẩy họ vào tù!

    Mới đây, lần đầu tiên, một cơ quan truyền thông ở Việt Nam chính thức chỉ ra những điểm bất thường trong tương quan PVN – Ocean Bank. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, lẽ ra Ocean Bank đã chết nếu không được hà hơi, tiếp sức bằng nguồn tiền khổng lồ từ PVN. Vấn đề chưa được làm rõ là tại sao cả PVN lẫn các doanh nghiệp thành viên của PVN, các liên doanh với PVN, các đơn vị trực thuộc (Viện Dầu khí, Đại học Dầu khí,…) đều cùng chọn Ocean Bank để gửi tiền? Nếu không có chủ trương, không có chỉ đạo từ thượng tầng thì các doanh nghiệp, thành viên, các liên doanh với PVN, các đơn vị trực thuộc PVN có đồng loạt chọn Ocean Bank để gửi tiền hay không?

    Nếu lời khai của ông Hà Văn Thắm và ông Nguyễn Xuân Sơn – cựu Tổng Giám đốc Ocean Bank vào thời điểm ngân hàng này chi hàng ngàn tỉ đồng cho “lãi ngoài” – là thật thì khoản tiền khổng lồ đó đã thành “lộc” của nhiều cá nhân. Tuy nhiên do chi “lãi ngoài” là giao nhận trực tiếp giữa lãnh đạo Ocean Bank với lãnh đạo các đơn vị là “khách hàng” của Ocean Bank, không có chứng từ, không có cá nhân nào nhìn nhận thành ra chẳng phải chỉ có ông Thắm, ông Sơn mà các nhân viên cao cấp của Ocean Bank cũng lãnh đủ.

    ***

    Kết quả kiểm toán PVN năm 2011 xác định, tổng số tiền mặt của PVN là 96.014 tỉ đồng, song tổng số nợ mà PVN vay mượn các nơi vào thời điểm đó lên tới 90.728 tỉ đồng – những khoản nợ ấy dẫu được Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đều phải trả lãi.

    Dù ghi nhận PVN đem 800 tỉ góp cho Ocean Bank và mất trắng 800 tỉ này vì Ocean Bank phá sản (Ngân hàng Nhà nước phải tiếp quản theo phương thức “mua lại với giá 0 đồng”) là “sai phạm nghiêm trọng” nhưng cả Kết luận Điều tra của Bộ Công an lẫn Cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao chỉ chú trọng chuyện ông Hà Văn Thắm và ông Nguyễn Xuân Sơn “tham ô”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt” 246 tỉ đồng, rồi cùng với các nhân viên cao cấp của Ocean Bank “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gây thiệt hại 1.500 tỉ đồng, chứ hoàn toàn không bận tâm đến chuyện ai đã nhận “lãi ngoài”.

    Tương tự, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không hề ngó ngàng xem việc PVN góp 800 tỉ và dòng tiền chuyển dịch giữa PVN với Ocean Bank trong giai đoạn cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010, được ước đoán là hàng trăm ngàn tỉ liên quan thế nào đến chuyện ông Hà Văn Thắm từ thương nhân bình thường, chuyên kinh doanh vỏ xe hơi, rồi dầu ăn trở thành một trong mười người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam suốt từ 2011 đến 2013? Ngoài ông Thắm ai hoặc những ai phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) tạo ra không chỉ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng mà còn tác động tới nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, thương mại?..

    Một câu hỏi khác: Bí đạo của “lãi ngoài” có phải là lý do khiến ông Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển từ vị trí Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) thuộc PVN sang Ocean Bank làm Tổng Giám đốc năm 2008, sau khi hoàn tất nhiệm vụ nhận và chuyển “lãi ngoài” cho những nhân vật bí ẩn, ông Sơn rời khỏi Ocean Bank, quay về PVN làm Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên như một phần thưởng? Công chúng suy đoán đó là do sự sắp đặt của ông Đinh La Thăng, suy đoán ấy có thể đúng song chưa đủ vì ông Thăng không phải Thủ tướng. Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền bổ nhiệm – miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN. Người bổ nhiệm ông Sơn làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN tháng 7 năm 2014 và cho ông Sơn thoái nhiệm vào tháng 7 năm 2015, hai ngày trước khi công an khởi tố ông Sơn là ông Nguyễn Tấn Dũng.

    Nhiều cơ quan hữu trách của cả Đảng lẫn chính quyền Việt Nam từng thi nhau nhập cuộc để xác định trách nhiệm quy hoạch, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh sau khi ông Thanh khiến Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) thua lỗ 3.200 tỉ nhưng chưa cơ quan hữu trách nào xác định trách nhiệm quy hoạch, bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sơn sau những hậu quả ông Sơn gây ra cho Ocean Bank và PVN. Chẳng lẽ việc qui hoạch, bổ nhiệm ông Sơn không đáng để bận tâm?

    ***

    Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng. Đợt “tái cơ cấu” nào cũng có chuyện đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau.

    Mỗi đợt tái cơ cấu lại tạo ra những đại gia mới và theo sau đó là hàng loạt đại án ngân hàng: Nguyễn Đức Kiên – Ngân hàng Á châu (ACB), Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Trầm Bê – Ngân hàng Phương Nam (PNB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Những đại gia này kéo theo nhiều thuộc cấp vốn chỉ thực hiện mệnh lệnh của ông chủ vào tù và chỉ có thế mà thôi. Theo thời gian, thiệt hại mà các đại án ngân hàng gây ra cho kinh tế – xã hội càng ngày càng lớn và càng ngày, các đại án càng có quan hệ mật thiết với nhau.

    Sau khi mua đa số cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng chỉ vì “thấy thích, chứ chưa có kế hoạch gì” vào năm 2003, ông Thắm trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này vào năm 2004. Nhờ chủ trương “tái cơ cấu” ngân hàng, năm 2006, Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng được chuyển từ ngân hàng khu vực nông thôn thành ngân hàng khu vực đô thị rồi xin đổi tên. Ocean Bank ra đời. Năm 2007, vốn điều lệ của Ocean Bank chỉ có 1,2 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2013 tăng lên thành 11.424 tỉ đồng, gấp…7.000 lần!

    Theo các cơ quan tiến hành tố tụng thì năm 2012, ông Thắm dọa bà Hứa Thị Phấn – người nắm giữ 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín – là sẽ bạch hóa những sai phạm của bà Phấn trong điều hành Ngân hàng Đại Tín để ép bà Phấn bán lại toàn bộ cổ phần với giá 4,5 tỉ. Có một điều mà ông Thắm không dè là nợ xấu của Ngân hàng Đại Tín quá lớn. Khi thấy bị hố, ông Thắm gạ bán Ngân hàng Đại Tín cho ông Phạm Công Danh và đòi khoản hoa hồng cho việc môi giới là 800 tỉ. Để ông Danh có thể làm chủ Ngân hàng Đại Tín, ông Thắm dùng tiền của Ocean Bank cho một công ty của ông Danh vay 500 tỉ. Mua được Ngân hàng Đại Tín, ông Danh xin đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). VNCB vỡ nợ gây ra khoản thiệt hại 9.500 tỉ, trong đó Ocean Bank mất 500 tỉ mà ông Thắm đã cho ông Danh vay để mua Ngân hàng Đại Tín. Xử ông Danh không thể bỏ qua ông Thắm và chẳng còn cách nào khác hơn là phải bắt ông Trầm Bê vì ông Bê phải chịu trách nhiệm về việc cho ông Danh vay 1.800 tỉ sai qui định…

    Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Thế nhưng đến tháng 6 năm nay – một năm sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng thôi làm Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Bình thôi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính phủ Việt Nam thú thật, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và vì các đại biểu Quốc hội được nhắc nhở rằng đó là tiền của dân nên họ lập tức thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi).

    Chưa ai tính xem nợ xấu làm bao nhiêu công trình phúc lợi liên quan tới dân sinh bị đình trệ, nợ xấu tương ứng thế nào với tình trạng tận thu thuế và phí vắt kiệt sức dân. Bởi tạo ra nợ xấu, gây ra thiệt hại, các “đại gia” đã và sẽ phải trả giá bằng tự do, thậm chí bằng sinh mạng của họ, song còn trách nhiệm của những cá nhân ban hành các chủ trương, phê duyệt các quyết định, góp phần biến những cá nhân vốn hết sức bình thường thành “đại gia” tung hoành ngang dọc một thời thì sao?

    Tiếp tục xí xóa như đã từng thì không chỉ không đòi lại được những khoản bị cưỡng đoạt mà trong tương lai sẽ tiếp tục mất thêm nhiều ngàn tỉ khác.

    Trân Văn

    (Blog VOA)

    Trần Đình Triển - Vợ Nông Đức Mạnh và cổ phần chợ Bưởi

    Thông thường, những chợ truyền thống ở Thị trấn, Thị xã, Thành phố có vị trí đất đai đắc địa, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hoá. Chính vì lẽ đó mà luôn có kẻ nhòm ngó muốn nuốt chửng chợ.

      
    Với nhiều lý do khác nhau: mất vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, xây dựng mới cho khang trang hơn - phục vụ mua bán được nhiều hơn,... Thế là nhóm lợi ích nhảy bổ vào lập dự án chiếm lĩnh chợ hoặc giải tán chợ cũ buộc tiểu thương thuê điểm kinh doanh của chúng. Có chợ hàng ngàn hộ tiểu thương sống dở chết dở ngửa mặt lên trời mà than.

    Đất chợ rơi cào tay một nhóm người, nhà nước thất thu tiền cho thuê điểm kinh doanh; tiểu thương phải thuê của chúng với giá cắt cổ, ngậm miệng không dám kêu la,...

    Chợ Thị xã Kỳ Anh và Chợ Thị xã Hồng Lĩnh chúng ngang nhiên vi phạm Nghị định số 02 và Quyết định của Bộ Công thương; hai vụ việc này dân đang đặt câu hỏi: Võ Kim Cự trong sáng hay nhét vào tủ nhà mấy va ly tiền?

    Vụ Chợ Bưởi Hà Nội, kêu gọi tiểu thương đóng góp với hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhưng khi xây xong chợ thì đột nhiên từ trên trời rơi xuống Công ty CP Chợ Bưởi toàn quyền sở hữu và quản lý. Công ty cổ phần này có 4 cổ đông: 2 Công ty và 2 cá nhân , trong đó có nữ doanh nhân hiện là phu nhân của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
    Không có văn bản thay thế tự động nào.

    Tiểu thương biết kêu ở đâu? Ai giải quyết? Ngậm ngùi, ôm hận, uất ức; nhưng" đành lòng vậy, cầm lòng vậy"!!!

     Ls Trần Đình Triển

    (FB Trần Đình Triển)

    Cục trưởng An ninh làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ

    Ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc (Bộ Công an) được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.


    cuc-truong-an-ninh-lam-truong-ban-ton-giao-chinh-phu
    Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao Quyết đinh bổ nhiệm cho ông Vũ Chiến Thắng. Ảnh:TGCP
    Ngày 11/9, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trao quyết định về việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng - Cục trưởng An ninh Tây Bắc, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, giữ chức vụ trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.
    Phát biểu tại buổi lễ, ông Thắng khẳng định sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    Tháng 9/2016, khi đang là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, ông Vũ Chiến Thắng được điều động giữ chức Cục trưởng An ninh Tây Bắc. Trước đó, ông giữ chức Phó giám đốc Công an Nghệ An.
    Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. Cơ quan này hiện có hơn 120 cán bộ, công chức, viên chức.
    Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng được tổ chức ở địa phương với bộ máy cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ ở cấp huyện và cấp xã. Ngoài ra, từ Trung ương đến địa phương còn có đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các ngành có liên quan như: Công an; Quân sự; Văn hóa - Thông tin và Du lịch; Dân vận; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân với tổng số hàng chục nghìn người.

    Hoàng Thùy
    ( Vnexpress)