Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Ba tỉnh miền Trung thiệt hại nặng sau bão

Nhà cửa bị tốc mái, bảng hiệu cùng những mảnh tôn vương vãi, cây đổ ngổn ngang trên đường...

Người dân Quảng Bình tất bật dọn thiệt hại sau bão
Đồng Hới (Quảng Bình) ngổn ngang.
Chiều 15/9, ông Phạm Văn Bình lọ mọ từ trường THCS Phú Hải (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), nơi ông làm bảo vệ, để về xem ngôi nhà của mình, lượm lặt trong đống đổ vỡ những đồ dùng có thể sử dụng.
Trưa nay, vợ gọi điện báo tin nhà bị sập cả mái trước, mái sau, nhưng ông Bình còn bận canh chừng trường học, không về được. "Đồng lương ít ỏi, nhà cửa hư hại thế này khổ thân hai vợ chồng", người đàn ông 58 tuổi nói, ánh mắt đỏ hoe.
Cách nhà ông Bình vài ngõ là nhà của vợ chồng cụ Hoàng Văn Định (70 tuổi). Sống trong căn nhà cũ, từ hôm qua vợ chồng cụ được chính quyền di dời đến ở tạm một căn nhà kiên cố. "Chiều về nhà thì mái hiên đã bị gió bốc đi mất, mái ngói thủng lỗ chỗ", cụ Định nói.
Những ngôi nhà bị tốc mái ở trung tâm thành phố Đồng Hới. 
Bảng quảng cáo làm bằng khung sắt, bọc tôn đều bị gió bão xé tan hoang. Bão gây mất điện ở Quảng Bình, mất sóng viễn thông ở Hà Tĩnh. 
Trước trạm thu phí Quán Hàu trên quốc lộ 1A, gió quật ngã hai bảng thông báo mức thu phí sử dụng đường bộ. Nhiều bảng ghi chữ trạm thu phí bị gió xé toạc, quăng đi nhiều hướng. Để đảm bảo cứu hộ, cứu nạn, các trạm BOT không thu phí khi trời có bão.
Cơn bão đã làm tốc mái nhiều trường học, hư hại nhiều hạng mục khác như cổng trường, nhà để xe, nhà bếp... Nhiều ngôi trường cũng đang ngập trong nước mưa. Hôm nay, học sinh những địa phương chịu ảnh hưởng của bão được nghỉ học.
Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), bão quật tốc mái hơn 23.000 ngôi nhà, trong đó nhiều ngôi nhà đổ sập.
Tháp đài truyền thanh thị xã Kỳ Anh cao hơn 100 m bị quật gãy. Thống kê ban đầu, có 5 người chết do bão ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An. Hơn 30 chuyến máy bay phải hủy, đường sắt phải dừng tàu.
Bão vừa tan, cảnh sát được huy động dọn dẹp đường sá, phân luồng giao thông. "Thiệt hại bão gây ra là không thể đong đếm, chúng tôi cử người túc trực ngày đêm, đảm bảo tài sản, tính mạng cho bà con", đại úy Kiều Viết Thành (Đội phó CSGT thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói) nói.
Nằm rìa tâm bão, Nghệ An có hơn 200 nhà bị tốc mái, hư hỏng. 11 ki-ốt tại Cửa Hội, thị xã Cửa Lò, trúng luồng gió lốc, bị san phẳng.
Bão đã làm hàng nghìn cây xanh gãy đổ. 
Những công trình bị hư hỏng nhanh chóng được thu dọn. Cổng chào ở TP Đồng Hới bị đổ trong bão, nay được cắt gọn, cẩu đi nơi khác. Ngành điện lực đã huy động nhân lực khắc phục sự cố và cấp phát lại điện.

Tháp truyền hình Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gãy gập.
Nhóm phóng viên
( Vnexpress)

30 tháng 9 là hạn chót báo cáo về 12 đại dự án nhà nước thua lỗ

RFA

Trụ sở của PetroVietnam ở Hà Nội
Trụ sở của PetroVietnam ở Hà Nội
 AFP
Chính phủ Việt Nam vừa ra quyết định Bộ Công thương phải báo cáo kết quả điều tra 12 đại dự án vốn nhà nước bị thua lỗ trước ngày 30 tháng Chín.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tương Vương Đình Huệ, Bộ công thương và các ban ngành liên quan cũng phải báo cáo cho Thủ tướng biết việc xử lý chuyện vay nợ của các dự án này đã đến đâu.
Các dự án này bao gồm 4 nhà máy phân đạm, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Công ty Thép Việt – Trung, Nhà máy Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), nhà máy Nhiên liệu Sinh học Bình Phước, Nhiên liệu Sinh học Dung Quất và Xơ sợi Đình Vũ.
Trong các dự án này có những nhà máy ngừng hoạt động hoàn toàn, có những nhà máy hoạt động chỉ có vài ngày, và tất cả đều thua lỗ.
Trong các dự án này Tập đoàn Dầu khí Quốc gia có nhiều dự án với số tiền đầu tư nhiều nhất.
Bộ Công Thương cũng công bố kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam là các lãnh đạo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo gây hậu quả rất nghiêm trọng trong việc quản lý vốn của nhà nước.
Ủy ban trung ương kết luận rằng các vị lãnh đạo này phải bị kỷ luật, nhưng chưa cho biết hình thức kỷ luật như thế nào.
Các vị lãnh đạo của Tập đoàn hóa chất sẽ bị kỷ luật là ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành Viên, và ba người khác từng là lãnh đạo của tập đoàn này.
Tập đoàn hóa chất đã đầu tư các nhà máy phân đạm mà tính cho đến nay số tiền lỗ đã lên đến 4200m tỉ đồng.

Sự hình thành đường biên giới Việt Nam–Campuchia thời Nguyễn

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Vũ Đức Liêm
Bài viết này phản bác lại luận điểm rằng đường biên giới Việt Nam-Campuchia là sáng tạo của người Pháp. Trái lại, nó là sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia.
Các lập luận về lãnh thổ và biên giới của Campuchia từ giữa thế kỷ XX liên  đến hai vấn đề lớn: thứ nhất là vùng hạ lưu sông Mekong thuộc về ai? Và đường biên giới ngày nay hình thành như thế nào? Cả hai đều liên quan đến một diễn trình lịch sử lâu dài và cực kỳ phức tạp trong suốt hai nghìn năm qua mà nhiều câu hỏi trong số đó vẫn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng.
Vấn đề thứ nhất là rất nan giải, có thể được bắt đầu từ vương quốc Phù Nam. Liệu những người Phù Nam này là các cư dân nói tiếng Nam Á hay Nam Đảo? Quan hệ giữa Phù Nam với các vương quốc người Khmer là như thế nào? Khi “Tân Đường Thư” nói rằng Chân Lạp của người Khmer đã xâm lược Phù Nam vào thế kỷ thứ VII và sau đó phân chia thành “Thủy Chân Lạp” và “Lục Chân Lạp” thì điều đó có ý nghĩa gì về mặt lãnh thổ? Những người Khmer sau đó đã cư trú ở vùng hạ lưu Mekong như thế nào từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII? Chúng ta cũng biết khi phái đoàn nhà Nguyên do Chu Đạt Quan dẫn đầu đến Angkor vào cuối thế kỷ XIII đã mô tả các vùng đất dọc theo sông Mekong không hề có cư dân mà chủ yếu là rừng rậm và các bầy trâu nước. Sử gia Nhật Bản Yumio Sakurai thì lập luận rằng người Khmer đã bỏ hoang nhiều khu vực ở hạ lưu sông Mekong như vùng Đồng Tháp Mười trong hơn một nghìn năm. Vượt qua các vấn đề về chủng tộc và ngôn ngữ, chúng ta vẫn chưa rõ về mối quan hệ giữa các trung tâm chính trị vùng hạ lưu sông Mekong trước thế kỷ XVII cũng như sự ràng buộc của các thủ lĩnh Khmer hạ lưu (Okna) với triều đình Campuchia vùng thượng lưu cho đến khi hình thành các nhà nước tập quyền sơ kỳ hiện đại. Liệu mối quan hệ này nằm trong cấu trúc lỏng lẻo như mô tả ở Đông Nam Á truyền thống như các chính thể theo giải ngân hà hay mạng lưới mandala (galactic polities or mandala systems – đề cập đến mối quan hệ lỏng lẻo giữa các trung tâm quyền lực với các thế lực địa phương).
Vấn đề xác định lịch sử đường biên cũng không dễ dàng vì những biến động lịch sử ở cả Việt Nam và Campuchia trong suốt 200 năm qua, kể từ khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1802 và chính thức xác lập quyền kiểm soát đầy đủ và có hệ thống ở hạ lưu sông Mekong. Mặc dù người Pháp vẽ các bản đồ mà từ đó đường biên giới này được quốc tế công nhận, và sau này cả Việt Nam và Campuchia dựa vào đó để hoạch định đường biên, thực tế là nó dựa trên cơ sở của đường biên xác lập bởi nhà Nguyễn và các vương triều Campuchia từ 1755 đến 1847, thông qua chiến tranh, mở rộng lãnh thổ, cắt nhượng đất đai, di cư, xây dựng hệ thống thủy lợi, và các tuyến phòng thủ. Nhà Nguyễn đã sử dụng các yếu tố địa lý tự nhiên như phương tiện xây dựng hệ thống quân sự, bố trí dân cư và từng bước tổ chức hệ thống hành chính nhằm “lãnh thổ hóa” vùng hạ lưu Mekong. Đến giữa thế kỷ XIX thì về cơ bản đường ranh giới này đã được định hình và được công nhận bởi cả Huế, Phnom Penh và Bangkok. Điều này chống lại hoàn toàn lập luận từng rất phổ biến của Campuchia là người Pháp lấy sáu tỉnh Nam Kỳ trong tay Campuchia vì thế cần phải trả lại cho Campuchia trong quá trình phi thực dân hóa.

Bản đồ tỉnh Hà Tiên. Nguồn: “Đại Nam Nhất Thống Dư Đồ” (1861, EFEO microfilm, A. 68, 170b).
Dự án lãnh thổ hóa hạ lưu Mekong và thiết lập đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện dưới ba triều vua là Gia Long (1802-1820), Minh Mệnh (1820-1841), và Thiệu Trị (1841-1847). Một trong những giai đoạn đỉnh cao của nó chính là việc Minh Mệnh can dự trực tiếp vào Campuchia trong những năm 1830s, thiết lập nền cai trị trực tiếp và chia lãnh thổ của vương quốc này thành 11 phủ và 25 huyện. Tuy nhiên cuộc xâm lược của Bangkok và nổi dậy của người Khmer dưới sự giúp sức của người Thái đã nhanh chóng làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực dẫn đến việc Thiệu Trị rút quân về nước, công nhận vua Campuchia là Ang Duong với tư cách đồng thời là chư hầu của Bangkok và Huế. Sự kiện này chấm dứt tham vọng của triều Nguyễn ở Campuchia, đồng thời cũng củng cố các nỗ lực nhằm xác lập đường biên giới Việt Nam-Campuchia dựa trên các đường gianh giới tự nhiên, quân sự, và dân cư.
Nguyễn Ánh, người sáng lập vương triều Nguyễn cũng chính là người đầu tiên nhận thức được vai trò chiến lược của hạ lưu sông Mekong và biến nó thành sức mạnh trong cuộc tranh chấp quyền lực ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Sau gần ba thập kỷ tiến hành chiến tranh, chiến thắng của ông vào năm 1802 trước Tây Sơn đã lần đầu tiên hình thành một Việt Nam thống nhất từ biên giới Việt-Trung đến bờ vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, dù Huế kiểm soát các khu vực quan trọng như Quang Hóa (Tây Ninh), và các khu dân cư dọc theo Châu Đốc, Hà Tiên và các hòn đảo trong Vịnh Thái Lan như Phú Quốc, chưa có một đường ranh giới thống nhất và được hoạch định rõ ràng giữa Việt Nam và Campuchia. Thực tế là Hà Tiên vẫn nằm dưới sự kiểm soát của họ Mạc (dù họ được bổ nhiệm bởi Huế). Ớ phía tây Hà Tiên vẫn còn tình trạng xen lẫn các nhóm quân sự Việt Nam và Thái. Một số trong các đạo quân này được cử đến chiếm đóng từ thời vua Taksin của vương triều Thonburi (1767-1782). Chính Gia Long viết thư yêu cầu Bangkok rút các lực lượng này về, theo ghi chép cả cả biên niên sử hoàng gia Thái Lan và ghi chép của sứ đoàn triều Nguyễn năm 1810 (xem Xiêm La Quốc Lộ Trình Tạp Lục).
Sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc chính trị, phân chia địa lý và tổ chức dân cư dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia được định hình về cơ bản dưới thời Minh Mệnh (1820-1841). Quá trình này là hệ quả của nhiều nhân tố, bao gồm có sự gia tăng xung đột giữa Huế và Bangkok xung quanh vấn đề Campuchia. Năm 1813, nhà Nguyễn phái 13,000 đưa vua Campuchia là Ang Chan về nước, đồng thời gia tăng quyền lực cho viên quan bảo hộ Chân Lạp trong việc kết nối tình hình ở Campuchia với thành Gia Định. Điều này thúc đẩy các tranh chấp quân sự và lãnh thổ giữa Bangkok và Huế trong ba thập kỷ sau đó dẫn đến việc các hệ thống phòng thủ quân sự được xây dựng quy mô dọc theo Tây Ninh, Châu Đốc, Tân Châu, Hà Tiên, Phú Quốc và sự gia tăng của binh lính đồn trú. Yếu tố thứ hai chính là sự gia tăng của các di dân người Việt và người Hoa dưới sự bảo trợ của hệ thống hành chính và quân sự triều Nguyễn thiết lập làng xóm, đồn điền dọc theo các kênh đào, thành lũy quân sự và đường mới xây dựng.
Các kênh đào và hệ thống đường bộ được xây dựng với quy mô lớn thời Minh Mệnh giúp người Việt củng cố việc kiểm soát lãnh thổ, di cư, và xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc chống lại các cuộc tấn công xâm lược của người Thái và nổi dậy của người Khmer. Kênh Vĩnh Tế dài 87 km nối liền Hà Tiên với Châu Đốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong dự án chính trị và lãnh thổ của người Việt nửa đầu thế kỷ XIX. Hàng vạn người Việt và Khmer được huy động xây dựng các hệ thống thủy lợi, kênh rạch, đường xá đã làm thay đổi phân bố dân cư, thiết lập các cấu trúc mới về không gian lãnh thổ và quan hệ chính trị ở hạ lưu sông Mekong. Hệ quả của nó là sự mở rộng của không gian hành chính và lãnh thổ của nhà Nguyễn. Khi kênh Vĩnh Tế được hình thành, có khoảng 20 làng mới được thiết lập dọc theo bờ đông. Các con đường mới cũng được xây dựng ở Châu Đốc và vùng núi Sam nhằm kết nối các khu dân cư mới với các thành lũy quân sự dọc theo con kênh mới. Vào năm 1819, Hà Tiên có số nhân khẩu khoảng 1,500 đinh và đội lính 250 người. Dự án tập quyền hóa của Minh Mệnh đã loại bỏ những tàn tích tự trị cuối cùng của họ Mạc và đưa vùng đất này dưới sự kiểm soát trực tiếp của Huế. Năm 1822, Hà Tiên được bổ nhiệm thêm chức quan đốc học, một dấu hiệu cho thấy vùng biên cương này được kết nối văn hóa và giáo dục với trung tâm. Năm 1826, Hà Tiên cùng với Long Xuyên và Kiên Giang được sáp nhập để thành phủ An Biên – mà ý nghĩa của vùng lãnh thổ như tên gọi của nó, “biên cương an bình”.

Bản đồ Châu thổ Mekong và đường biên giới hiện đại Việtnam –Campuchia. Nguồn: Li Tana và Nola Cooke. Water Frontier, 2004, tr. 136
Các chiến dịch quân sự trong những năm 1830 giúp hoạch định rõ hơn đường biên này. Phú Quốc, Châu Đốc, An Giang, Tân Châu trở thành các thành lũy quân sự quan trọng chống lại cuộc xâm lược của Bangkok (1833-1834), cũng như làm bàn đạp củng cố sự hiện diện quân sự của Việt Nam ở Campuchia. Phú Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng kiểm soát giao thương hàng hải và thủy quân ở phía đông Vịnh Thái Lan. Năm 1832, Minh Mệnh cho xây dựng pháo đài trên đảo Phú Quốc. Năm sau, tuần phủ Hà Tiên yêu cầu sáp nhập 13 hòn đảo vào địa hạt của mình, bao gồm Thổ Chu và Phú Quốc. Đến năm 1837, Minh Mệnh yêu cầu các quan chức đo đạc khoảng cách và vẽ bản đồ các hòn đảo dâng trình. Hà Tiên và Châu Đốc trở thành cửa ngõ kiểm soát Vĩnh Tế, trong khi con kênh này trở thành tuyến giao thương chiến lược cho thủy quân và các hệ thống quân sự nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của quân Xiêm xuống hạ lưu sông Mekong. Họ đã nhiều lần dự định lấp kênh Vĩnh Tế nhưng thất bại. Viên tướng chỉ huy là Chao Phraya Bodindecha từng yêu cầu quân lính ở Hà Tiên, Kampot và Kampong Som “bắt dân di cư, đốt hết nhà cửa ở tất cả các làng mạc và hủy hoại các thành phố, chỉ để lại rừng rậm và sông ngòi mà thôi.” Điều này thúc đẩy nỗ lực của nhà Nguyễn nhằm củng cố hệ thống phòng ngự dọc theo kênh Vĩnh Tế. Nguyễn Tri Phương đã xây một loạt đồn bảo ở Tiên Nông, Vĩnh Thông, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều dọc theo kênh Vĩnh Tế.
Cùng với sự hiện diện quân sự và cấu trúc hành chính của triều Nguyễn được xác lập vững chắc dọc theo đường biên. Một trong những trung tâm chính trị và quân sự quan trọng nhất được mở rộng là Châu Đốc. Năm 1832, tỉnh An Giang được thành lập. Đến năm 1836, Huế đã có thể tiến hành đo đạc ruộng đất, xác lập địa bạ và hệ thống quản lí đất đai ở khu vực này. Điều này dẫn đến sự gia tăng dân số đáng kể. Năm 1838, Hà Tiên và An Giang đã có số đinh lên đến 23,000, dựa theo thống kê từ Đại Nam Thực Lục. Rõ ràng sau ba thập kỷ tăng cường hiện diện quân sự, xây dựng hệ thống kênh đào, đường sá, thông tin liên lạc, và các khu dân cư dọc theo biên giới, hình hài của đường biên giữa Việt Nam và Campuchia đã từng bước được định hình.
Rõ ràng là trước khi có người Pháp đến, đường biên giới giữa Việt Nam với Campuchia đã từng bước được định hình thông qua tương tác quân sự, di dân, và các dự án chính trị. Cũng dọc theo kênh Vĩnh Tế trong những năm 1840s, Nguyễn Tri Phương đã yêu cầu thành lập thêm nhiều đồn bảo để ngăn chặn sự xâm nhập của người Khmer, đặc biệt là ở các khu vực thuộc Đồng Tháp và Thất Sơn. Với việc Việt Nam và Xiêm rút quân khỏi Phnom Penh và cả hai công nhận địa vị chư hầu của Campuchia cuối những năm 1840s, thực tế cho thấy Huế, Bangkok, và Phnom Penh đã đi đến công nhận hiện trạng của đường biên này, ít nhất như chúng ta có thể phác thảo: từ Hà Tiên dọc theo kênh Vĩnh Tế, qua Châu Đốc và kéo dài lên Tây Ninh. Một trong những biểu hiện của sự ghi nhận này chính là việc các tập bản đồ của triều Nguyễn giữa thế kỷ XIX đã bắt đầu đề cập đến đường biên này (xem bản đồ minh họa). Như thế, sự hình thành của đường biên này là sản phẩm tương tác của chính các cư dân khu vực chứ không phải là sáng tạo của chủ nghĩa thực dân Phương Tây.
Các nguồn sử liệu về đường biên giới Việt Nam – Campuchia: 
Hiện nay có các tư liệu sử quan phương cũng như ghi chép cá nhân đầu thế kỷ XIX cung cấp hệ thống chỉ dẫn phong phú về sự hình thành của đường biên này từ thời Gia Long đến Tự Đức. Hơn 400 tập Châu bản triều Nguyễn liên quan đến giai đoạn này (lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I) cung cấp nhiều tư liệu quý giá về sự can dự của triều Nguyễn vào Cambodia và các vấn đề dân sự-quân sự liên quan đến vùng biên. Một phần trong các văn bản tấu sớ chỉ dụ này được biên soạn thành các bộ sách như Đại Nam Thực Lục, Khâm Định Tiễu Bình Nam Kỳ Nghịch Phỉ Phương Lược Chính Biên, Khâm định tiễu bình Xiêm khấu phương lược chính biên… Các sách địa lý, nhật ký hành trình, tập bản đồ và ghi chép địa phương có số lượng tương đối phong phú, nhưng hầu như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam khai thác đúng mức. Rất gần đây tập sách “Xiêm La Quốc Lộ trình tạp lục” (1810) của Tống Phước Ngoạn và Dương Văn châu mới được giới thiệu đến độc giả. Ngoài ra có thể kể đến Mạc Thị gia phả (Vũ Thế Dinh, 1818), Trấn Tây Phong Thổ Ký (1836?)Trấn Tây Ký Lược (Doãn Uẩn, 1848), Cao Miên – Xiêm La sự tích (Cơ mật viện, 1853)… Các tập bản đồ và địa lý liên quan đến Nam Kỳ và Đại Nam thời Nguyễn: Bản Quốc Dư Đồ (EFEO: A.1106), Đại Nam Nhất thống dư đồ (EFEO: A.68, 1861), Đại Nam Toàn Đồ (EFEO: A.1600, 1861), Nam Bắc Kỳ họa đồ (EFEO: A.95)… ghi chép địa giới hành chính dân cư dọc bùng biên. Các bản đồ được giới thiệu thời Nguyễn rất quan trọng trong việc xác lập tuyên bố lãnh thổ của người Việt một cách liên tục trên vùng đất Nam Bộ. Đến giữa thế kỷ XIX, sự xác lập này đã được thể chế hóa thông qua hệ thống hành chính nhà nước. Sự thực hành lãnh thổ này sau đó nằm trong tay người Pháp với tư cách là người “bảo hộ”. Dù là kẻ xâm lược và cai trị cưỡng bức, tư liệu địa lý-hành chính của người Pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định sự hiện diện liên tục về chủ quyền của người Việt (và chính phủ đại diện (một cách cưỡng bức) cho người Việt. Trên cơ sở đó, từ các tập địa lý về Nam Bộ biên soạn bởi người Pháp từ những năm 1860s cho đến biên khảo địa lý Hà Tiên, An Giang đầu thế kỷ XX đều cho thấy sự hiện diện liên tục và thống nhất của đường biên giới này. Sự phong phú tư liệu về vùng biên này dưới thời Bảo Đại, thời Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cung cấp khối lượng tư liệu dồi dào cho các nhà nghiên cứu giúp phác thảo lại lịch sử phức tạp của vùng đất này.
Tham khảo
Vũ Đức Liêm. 2017. “Borderlands (Border Making in Vietnamese-Campuchian Frontier, 1802-1847).” Mekong Review 2 (2): 13–14.
Vũ Đức Liêm. 2016. “Vietnam at the Khmer Frontier: Boundary Politics, 1802–1847.” Cross-Currents: East Asian History and Culture Review 5 (2): 534–64.
Nguồn: Tia Sáng

Thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng… cát

Theo một báo cáo mới công bố trên tạp chí Science, lượng cát trên toàn thế giới đang sụt giảm một cách nghiêm trọng, và điều này đang ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, gây nguy hiểm cho cộng đồng, thậm chí tạo ra xung đột bạo lực.

Thế Giới, khủng hoảng, cát,
Con người đang khai thác cát quá mức. (Ảnh: Micks & Hoy)
Những bãi biển ngập cát trắng, những sa mạc nóng bỏng ngày càng có xu hướng mở rộng dường như là hình ảnh cho thấy cát là một nguồn tài nguyên vô tận. Nhưng hóa ra không phải vậy.
Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm cát nghiêm trọng nêu trên không gì khác ngoài do con người, cụ thể là hành động khai thác cát quá mức.
Trong nhiều năm, khoa học đã cố gắng cải thiện chất lượng các công trình xây dựng, sao cho hiệu quả và lâu bền nhất. Tuy nhiên, quá trình khai thác nguyên liệu phục vụ cho xây dựng lại không được để tâm đúng mực.
Theo các chuyên gia đánh giá, nhu cầu sử dụng cát tăng vọt qua thời gian, cộng thêm việc khai thác không kiểm soát nhằm đáp ứng nhu cầu ấy chính là công thức hoàn hảo gây nên khủng hoảng cát.
Nhu cầu dùng cát liên tục tăng vọt, khai thác không thể kiểm soát
Thế Giới, khủng hoảng, cát,
Một con tàu phun cát và nước lên để bồi đắp bãi biển. (Ảnh: Newsline)
Cát và sỏi hiện là 2 trong số các khoáng sản được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt là cát, khi đây là nguyên liệu chính trong xi măng, bê tông, là thành phần tạo ra thủy tinh và đồ điện tử.
Năm 2010, tổng cộng có khoảng 11 tỉ tấn cát được khai thác chỉ nhằm mục đích xây dựng trên toàn cầu. Trong đó, tỉ lệ cao nhất thuộc về các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, kế đến là châu Âu và Bắc Mỹ.
Chưa kể theo như một số tổ chức phi chính phủ, những con số này chưa chắc đã là thực, khi nhiều quốc gia còn giấu đi lượng cát khai thác không qua mục đích xây dựng – như khai thác đá phiến hoặc bồi đắp bãi biển.
Trước kia, cát vốn là khoáng sản “tự thân” của các nước. Nhưng do nhu cầu tăng vọt, việc khai thác cát tại một số quốc gia đã chính thức bị cấm, biến nó thành một mặt hàng xuất khẩu ở quy mô toàn cầu. Và khi lợi nhuận tăng cao, việc khai thác tiếp tục được đẩy mạnh, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khai thác cát quá mức và những tổn hại không thể coi thường
Thế Giới, khủng hoảng, cát,
Hồ Bà Dương tại Trung Quốc và hệ quả khai thác cát sau 18 năm. (Ảnh: coastalcare.org)
Tổn hại dễ nhận thấy nhất là với môi trường, đặc biệt là ở những quốc gia vốn sở hữu tài nguyên cát hùng mạnh. Việc khai thác cát quá mức dễ dàng làm thay đổi hệ sinh thái trên sông và các vùng ven biển, gây xói mòn đất nghiêm trọng. Ngoài ra, nó đẩy các loài vật đến nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cá heo sông, cá sấu, thủy sản nói chung…
Lấy ví dụ là trường hợp của gharial (Gavialis gangeticus) – loài cá sấu thường sống trên các con sông của châu Á. Chúng vốn ở danh sách nguy cấp, nhưng tình hình đang trở nên nghiêm trọng hơn, khi hành động khai thác cát từ con người khiến cho môi trường sống của chúng bị thay đổi.
Chưa kể, khai thác cát ở biển còn khiến người dân sinh sống xung quanh gặp nguy hiểm. Khi bờ biển bị thu hẹp, con người càng dễ bị tổn thương bởi bão lũ, như trận bão tại Sri Lanka vào năm 2004 là một ví dụ.
Thế Giới, khủng hoảng, cát,
Khai thác cát ở biển khiến người dân sinh sống xung quanh gặp nguy hiểm. (Ảnh: filmefuerdieerde.org)
Bên cạnh đó, sức khỏe con người cũng là một yếu tố đáng chú ý. Quá trình khai thác cát vô tình để lại những hố nước đọng, trở thành nơi hoàn hảo để nuôi dưỡng muỗi hoặc lan truyền các loại vi khuẩn nguy hiểm khác.
Con người đã làm những gì để ngăn chặn?
Bất chấp những tổn hại, việc khai thác cát vẫn đang được thực hiện rất mạnh mẽ, vì đa số chưa thể hình dung ra quy mô gây hại của việc làm ấy. Hiện tại, mới chỉ có một số tổ chức đứng ra tuyên truyền, nhưng chưa thực sự có hiệu quả.
Hy vọng rằng trong tương lai gần, các tổ chức và chính phủ các nước sẽ xây dựng được một chiến lược khai thác cát an toàn và thân thiện hơn với môi trường. Đã đến lúc, cát phải được đối xử công bằng như các loại khoáng sản có hạn khác, nếu không muốn tương lai của Trái đất thêm phần bi kịch.
Theo Trí Thức Trẻ

LÁI XE CÚNG CƠM TRẠM THU PHÍ BOT Ở ĐỒNG NAI

Đồng Nai:

Tài xế mang heo “cúng” trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa

Dân trí Để phản đối trạm thu phí BOT quốc lộ 1, tuyến tránh Biên Hòa đặt ở vị trí không phù hợp, nhiều tài xế tiếp tục sử dụng tiền lẻ để mua vé qua trạm và mang theo heo quay để cúng.
 >> Đồng Nai kiến nghị giảm phí dự án BOT tuyến tránh Biên Hòa
 >> Tài xế dùng “chiêu” tiền xu, BOT tuyến tránh Biên Hòa tiếp tục xả trạm

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và ngoài trời

Khoảng 16h ngày 15/9, nhiều tài xế khi qua trạm thu phí đường tránh TP Biên Hòa (đặt tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) tiếp tục sử dụng tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng mua vé.
Rút kinh nghiệm 2 lần trước, lần này nhân viên trạm thu phí cùng lực lượng CSGT khi thấy tài xế dùng tiền lẻ mua vé thì liền cho xe qua mà không cần mua vé.
Tuy nhiên, nhiều tài xế dù được cho qua nhưng vẫn nấn ná thắc mắc trao đổi với nhân viên thu phí cùng CSGT, làm cho tình trạng kẹt xe kéo dài ở trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa theo hướng Nam - Bắc.
Các tài xế mang heo quay cúng để phản đối việc đặt trạm ở vị trí không phù hợp và giá vé quá cao.
Các tài xế mang heo quay cúng để phản đối việc đặt trạm ở vị trí không phù hợp và giá vé quá cao.
Lúc này, do lượng phương tiện lưu thông đông vì các công nhân từ các nhà máy trên địa bàn đến giờ tan ca khiến tình trạng ùn tắc giao thông lại xảy ra.
Ngoài ra, để phản đối việc đặt trạm ở vị trí không phù hợp và giá vé quá cao, nhiều tài xế đã mang heo đến trạm thu phí cúng, hô hào khiến nhiều người đi đường hiếu kỳ dừng lại xem nên tình trạng ùn tắc càng nghiêm trọng hơn.
Khoảng 16h15, trạm BOT quốc lộ 1, tuyến tránh Biên Hòa lại buộc phải xả trạm để giải quyết tình hình ùn tắc.
Tình trạng ùn tắc giao thông lại xảy ra khiến trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa phải lần thứ 3 xả trạm
Tình trạng ùn tắc giao thông lại xảy ra khiến trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa phải lần thứ 3 xả trạm
Tuyến tránh TP Biên Hòa và nâng cấp cải tạo quốc lộ 1 do Công ty CP Đồng Thuận làm chủ đầu tư với tổng đầu tư 1.500 tỉ đồng. Trong đó, đường tránh được xây mới dài 12 km, phần nâng cấp quốc lộ dài 10 km. Mức phí qua trạm hiện nay là từ 35.000 đến 180.000 đồng mỗi lượt, thời gian thu phí hoàn vốn là 10 năm.
Từ năm 2014, khi trạm thu phí hoạt động thì nhiều tài xế đã cho rằng mức phí quá cao và vị trí đặt trạm bất hợp lý nên cho xe né trạm. Điều này làm cho nhiều tuyến đường nhánh của các địa phương lân cận trạm thu phí hư hỏng, gây xáo trộn cuộc sống người dân khu vực.
Vĩnh Thủy

Trân Văn - Hiện tượng Nguyễn Đức Kiên

Câu chuyện liên quan đến việc khai thác các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT vẫn còn nóng. Giao thông trên một số tuyến đường như quốc lộ 1 (xuyên Việt), quốc lộ 5 (nối Hà Nội với Hải Phòng) liên tục bị nghẽn ở đoạn chạy ngang huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vì giới cầm lái xe bốn bánh (bao gồm cả những người chọn lái xe làm sinh kế lẫn chủ các xe bốn chỗ, bảy chỗ) nhất loạt dùng tiền lẻ trả phí cho chủ đầu tư. Tuần qua, hết trạm thu phí cho tuyến tránh Biên Hòa, tới trạm thu phí Văn Lâm cho quốc lộ 5 tự nguyện tạm ngưng hoạt động để vãn hồi trật tự giao thông…

Trạm thu thuế giao thông Cai Lậy.
Trạm thu thuế giao thông Cai Lậy.
Trong bối cảnh dân chúng đang sôi sùng sục vì sự áp đặt phi lý của hệ thống công quyền – buộc toàn bộ phương tiện giao thông từ bốn bánh trở lên phải trả phí cho các chủ đầu tư bất kể họ có sử dụng các công trình giao thông vận hành theo hình thức BOT hay không - các viên chức Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo chính quyền các tỉnh, kể cả chủ đầu tư đều đã thôi ti toe. Phân bua, biện giải khi Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã chính thức xác định các công trình giao thông được đầu tư và khai thác theo hình thức BOT có nhiều điểm bất minh và bất ổn rõ ràng chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa…

Hiện chỉ còn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, tả xung hữu đột, bảo vệ chủ trương phát triển hạ tầng giao thông theo phương thức BOT cũng như bảo vệ chủ đầu tư những công trình giao thông đang được khai thác theo phương thức này…


***


Hồi trung tuần tháng 8, khi giới cầm lái bắt đầu dùng tiền lẻ làm công cụ phản kháng sự phi lý của việc đặt trạm thu phí cho tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trên quốc lộ 1, ông Kiên là một trong những người đầu tiên chỉ trích họ. Theo ông Kiên, việc một số tài xế bỏ tiền lẻ vào các chai đựng nước là bằng chứng cho thấy “văn hóa ứng xử đang có vấn đề”. Ông Kiên nhận xét, văn hóa ứng xử của giới chủ đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT “cao hơn” giới tài xế!

Nhận xét của ông Kiên lập tức giúp ông Kiên “nổi như cồn”. Thiên hạ thi nhau bình luận về “văn hóa ứng xử”. Ông Trần Đăng Tuấn, một nhà báo đã nghỉ hưu, nêu thắc mắc trên facebook, không lẽ cách thực hiện các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông, “quây, tóm, buộc người ta phải móc túi ra” là “văn hóa ứng xử”? Nếu đó là “văn hóa ứng xử” thì việc gì Quốc hội phải lập đoàn giám sát, cử ông Kiên làm phó của đoàn giám sát này? Ông Tuấn đề nghị, thôi, đừng nói về văn hóa với ứng xử nữa mà hãy nói về “đồng tiền, bát gạo”. Hãy cho biết anh đứng về “đồng tiền, bát gạo” của ai thì tôi sẽ rõ “văn hóa ứng xử” của anh. Thắc mắc của ông Tuấn có tới 4.400 người “thích”. Trong 250 ý kiến bình luận có khá nhiều ý kiến mà tính chất giống như ý kiến của Nguyễn Duy Long: “Thằng ăn cướp chê thằng chống cự không có văn hóa”

Tuy bị chỉ trích kịch liệt nhưng Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam vẫn chưa chịu ngừng phát biểu, thượng tuần tháng 9, khi trạm thu phí Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động, cả công chúng lẫn báo giới liên tục lập đi, lập lại yêu cầu kiểm tra các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức BOT vì có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy phương thức này đang bị lạm dụng, ông Kiên tuyên bố chắc nịch, BOT không ảnh hưởng đến người nghèo vì người nghèo chỉ đi xe hai bánh. Đáng chú ý là dù Bộ Kế hoạch – Đầu tư chưa có bất kỳ phản hồi nào về ý kiến của ông Đặng Huy Đông, một Thứ trưởng của bộ này (các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam có quá nhiều điểm “tù mù”, dễ nảy sinh tham nhũng) nhưng ông Kiên vẫn lớn tiếng lưu ý cả công chúng lẫn báo giới rằng, nhận định của ông Đông chỉ có tính chất cá nhân, không phải quan điểm của Bộ Kế hạch – Đầu tư, nơi phê duyệt các dự án BOT và cấp giấy phép đầu tư.

Lần này chỉ trích bùng lên thành bão. Bão không chỉ quét qua mạng xã hội mà còn làm hệ thống truyền thông chính thống dậy sóng. Các chuyên gia, doanh nhân thi nhau phân tích, phí phải trả cho chủ đầu các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông khiến giá thành tăng, tất nhiên làm giá bán tăng, giới đầu tiên lãnh đủ chính là người nghèo. Thậm chí Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Viện Nghiên cứu Chính sách - pháp luật - Phát triển (Viện PLD) còn tổ chức một buổi tọa đàm về “Dự án BOT – Chính sách và giải pháp” để khẳng định, đừng nói BOT không ảnh hưởng đến người nghèo.

Hoàng Tư Giang, một nhà báo kể trên facebook là ông ta bị ông Kiên mắng “quá dân túy” khi nêu thắc mắc: Căn cứ vào quy định pháp luật nào để BOT hóa các con đường huyết mạch và các con đường mà nhà nước đã đầu tư, doanh nghiệp chỉ trải nhựa lại rồi thu phí? Giang chú thích thêm, lẽ ra dân phải được lựa chọn, thích thì đi những con đường được đầu tư theo hình thức BOT, không thích thì đi những con đường do nhà nước làm. Hà cớ gì lại cho tư nhân hóa quốc lộ 1 (đường xuyên Việt) mà “vốn đầu tư” chỉ vỏn vẹn có 1,3 tỉ Mỹ kim - con số chỉ chừng 1/10 tổng vốn đầu tư công mỗi năm? Thế thì quyền lựa chọn ở đâu? Đọc xong câu chuyện này, Phạm Quang Vinh nêu nhận xét rằng “hình như các anh ấy ‘đếch’ hiểu ‘dân túy’ là gì thì phải”. Facebooker có nickname Bụt Bụt giải thích: Tuý là say, dân tuý nghĩa là dân say, say cũng có thể hiểu là choáng váng, có nghĩa là dân nghe xong thì dân choáng váng! Lý do gì dân choáng váng? Chắc chắn là dân hết tiền nên thấy choáng ấy mà!

Cuối cùng thì dường như trận bão chỉ trích bắt đầu có tác dụng, đầu tuần này, ông Kiên chủ động “nói lại cho rõ” là BOT chỉ liên quan đến ba bên: nhà nước - nhà đầu tư - doanh nghiệp vận tải, do vậy phải quản lý giá cả để BOT không ảnh hưởng đến người nghèo. Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh, báo chí không nên viết chung chung rằng “người dân phản đối BOT” mà chỉ có các doanh nghiệp vận tải, giới tài xế phản ứng thôi. Nếu thượng tuần tháng 9, ông Kiên chỉ chỉ trích ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư thì trung tuần tháng này, ông Kiên đòi xem lại “đạo đức công chức” của lãnh đạo các tỉnh, thành phố vì “đề xuất làm đường” nhưng khi “người dân phản ứng thì lại bảo không đề xuất BOT”. Chưa rõ “người dân” mà ông Kiên khuyến cáo báo chí đừng dùng khi đề cập đến hiện tượng “phản đối BOT” khác biệt thế nào với “người dân” làm lãnh đạo các tỉnh, thành phố lo ngại tới mức phải phân bua không “đề xuất BOT”? Cũng chưa rõ tại sao “đề xuất làm đường” lại tương đồng với “đề xuất BOT” và khi không chịu nhìn nhận đề nghị xây dựng công lộ chính là đề nghị làm đường để thu phí thì bị xem là có vấn đề về “đạo đức công chức”?

Sau khi ông Kiên nói lại cho rõ, giống như được góp thêm gió, bão chỉ trích trở thành siêu bão. Tờ Người Lao Động đăng ý kiến của ông Đoàn Quang Huy, một kỹ sư xây dựng, nhắc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam rằng “Ông nói càng ngày càng khó nghe đấy ông Nguyễn Đức Kiên”. Ông Huy nêu ra sáu vấn đề và mong ông Kiên trả lời. Cả sáu vấn đề mà ông Huy nêu ra dưới dạng câu hỏi cho thấy Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam ngụy biện một cách hết sức ngờ nghệch. Có ít nhất 500 độc giả tán thưởng “Ông nói càng ngày càng khó nghe đấy ông Nguyễn Đức Kiên” của ông Huy. Họ bày tỏ mong muốn ông Kiên trả lời một cách rạch ròi sáu vấn đề mà ông Huy nêu ra, đặc biệt là hàng trăm độc giả nhấn mạnh họ “nghi ngờ học vị tiến sĩ” của ông Kiên.

Phải lưu ý rằng facebook là nơi thật giả lẫn lộn, rất khó có thể xác định thực hư. Chẳng riêng BOT mà ông Kiên cũng đã trở thành đề tài nóng. Có lẽ đã đến lúc Quốc hội Việt Nam cần minh định, những phát biểu của ông Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam là quan điểm cá nhân hay quan điểm chính thức của Quốc hội. Khi công chúng đã nghi ngờ về học vị của ông Kiên, những nghi ngờ này không chỉ được nêu trên mạng xã hội mà còn xuất hiện cả trên hệ thống truyền thống. Sự minh định cần thiết này cũng là để bảo vệ phẩm giá của ông Kiên, bảo vệ uy tín của Quốc hội, đồng thời đập tan “ý đồ xuyên tạc của kẻ xấu.”

Trân Văn



(Blog VOA)

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

NHÀ THƠ HỮU THỈNH "CHIÊU HỒI" NHÀ VĂN PHẠM NHẬT NAM KHÔNG THÀNH

Tiếng Dân giới thiệu: Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.
Kết quả hình ảnh cho Hữu thỉnh

THƯ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam

Thưa anh,

1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.

Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.

2- Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt. Vì là lần đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, xin anh vui lòng lấy vé giúp và cho biết thời gian chuyến bay để chúng tôi ra đón anh tại sân bay Nội Bài. Quá trình chuẩn bị có gì cần trao đổi, xin anh cho chúng tôi biết sớm.

3- Ngay sau khi được hồi âm của anh, tôi sẽ gửi giấy mời chính thức cùng chương trình của Cuộc gặp mặt. Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.

Chúc anh sức khỏe, may mắn, gia đìnhh hạnh phúc và mong sớm nhận tin tốt lành.

Hà Nội 1/9/2017


Kết quả hình ảnh cho Nhà văn Phan Nhật Nam. Ảnh chụp từ clip

Thư gửi ông Hữu Thỉnh,

Hội Nhà Văn Hà Nội

Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa

Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn

Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa

#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ…

#2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.

#3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.

#4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.

#5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế Binh VNCH!!” như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!

Hãy nhìn lại… Thương phế binhVNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!

Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.

Kính thư,

Người Lính-Viết Văn,

Công Dân Mỹ gốc Việt,

Phan Nhật Nam

Washington DC, 9 Tháng 9, 2017

Nguồn: FB Tuấn Lê

(Tiếng Dân)