Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt Đại Cát - Thiên tướng trấn thiên thu

 23  Vương Phúc Hải

ANTĐ 16h45 chiều 7-10, sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực. 

ảnh 1
Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vị trí Đại tướng yên nghỉ là phía trong đất liền, nhìn ra Đảo Yến

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí đã được biết từ lâu. Dân xã Quảng Đông coi đây là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí. 

Ông Phạm Xuân Hương, một bô lão trong xã kể lại chuyện xưa được lưu truyền trong nhân dân. Đó là câu chuyện một người Tàu biết đây là khu mộ huyệt đại cát, nếu an táng cha mình vào đây, con cháu sẽ phát tài, hưng vượng, liền đem hài cốt cha mình đến đây chôn trộm. Lúc đó, cả khu vực còn là rừng rậm. Anh ta chờ lúc giữa trưa mới thuê người địa phương đưa vào rừng. Thuyền vừa đỗ dưới bãi, định bước lên bờ thì bỗng trong rừng xuất hiện một đôi hổ, một con đen, một con trắng nhảy ra gầm vang đe dọa. Anh dẫn đường vội vàng đẩy thuyền chạy về. 

Nhưng anh người Tàu vẫn không đành, anh ta mượn một thầy phù thủy đi cùng lần nữa. Lần này nghe như sợ thầy phù thủy, không thấy hổ ra dọa nữa. Trèo lên đến miếng đất bằng trên sườn núi, anh ta vội vàng đào mộ rồi đặt hài cốt cha mình xuống, nhưng lạ kỳ, hài cốt đặt xuống đáy hố thì tự nhiên đất lại đùn lên, đẩy gói hài cốt trở lại mặt đất. Thầy phù thủy bày đàn, bấm độn triệu thỉnh thổ địa lên hỏi, thổ địa trả lời: Đây là huyệt mộ đại cát, nhưng không dành cho người này. Chôn xuống sẽ bị đào lên. Anh người Tàu sợ quá, vội mang hài cốt cha mình về Tàu. 

Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. 

Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển”, với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)... 

TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng, vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.

ảnh 2
Khẩn trương thi công con đường vào nơi chôn cất thi hài Đại tướng


Thuật phong thủy đặt mộ phần 
Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành. 

Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất. 

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

Nơi an táng Đại tướng là huyệt đại cát
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn. Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km. Theo anh Phan Ngọc Trang - một người dân địa phương, trong khuôn viên được chọn an táng Đại tướng đã xây dựng các tháp thiết kế như kiểu tháp chuông ở các khu tưởng niệm, có một quả chuông bằng đồng, một căn nhà kiểu văn phòng, rộng chừng 50m2 xây lên từ vài năm trước. Bên trong hàng rào là vài con đường đất sỏi và từ trước tới nay chưa có hoạt động gì, nên người dân địa phương không biết để làm gì. Đường từ Quốc lộ 1 vào địa điểm này hiện là đang được tích cực thi công và sẽ hoàn thành trước ngày 12-10-2013.

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước. 

Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc. 

Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương. 

Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa - Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm. 

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH-VỊ TƯỚNG CÒN LẠI TRONG 36 VỊ ĐƯỢC CT HỒ CHÍ MINH PHONG 1948 ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102

MỪNG ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102 LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH! 


* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
           
Hôm nay kỷ niệm ngày sinh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (ảnh). Cụ sinh ngày 1/10/1916, tuổi Bính Thìn. Theo cách tính của người Á Đông và người ViệtNam ta thì cụ bắt đầu bước sang tuổi thứ 102, một mốc tuổi đại, đại thọ, rất ít cụ đạt được xưa nay! So với cách đây 2 năm khi cụ 100 tuổi, năm nay sức khỏe cụ đã giảm sút khá nhiều. Đi lại yếu hơn trước, trí nhớ kém đi, hay quên những việc mới xảy ra, nhưng ai nhắc lại cụ lại nhớ ra ngay. Tuy vậy, cụ vẫn duy trì được một tư duy tuyệt vời, ít người sánh kịp. Phòng ngủ của cụ nay phải chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 để tiện tiếp khách và đỡ phải lên xuống cầu thang hàng ngày! Buổi sáng cụ thường tập thể dục nhẹ ở sân vườn. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình trong nước và thế giới qua 2 bản tin thời sự 12 giờ trưa và 19 giờ tối của VTV1, nhưng chủ yếu là cụ đọc đều đặn Bản tin A của Bộ Ngoại giao gửi đến hàng ngày.
         Có thể nói cụ là một nhà cách mạng lão thành quý hiếm và rất đáng kính! Cụ tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp từ rất sớm và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới 23 tuổi. Là một trong những cán bộ quân đội được phong hàm Thiếu tướng khi còn rất trẻ (43 tuổi), đến nay cụ là sỹ quan cấp tướng có thâm niên lâu nhất trong quân đội hiện nay (58 năm mang hàm Thiếu tướng), và là tướng lĩnh duy nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tấn phong (1959) hiện còn sống cho đến thời điểm này! Cụ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong 16 năm (từ 1960 đến 1976) khi được bầu là Ủy viên Trung ương dư khuyết tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của ĐLĐVN năm 1960. Sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, cụ được chỉ định làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương. Nhưng vì giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ, ngoài tính khí khác hẳn nhau, giữa 2 người thường xuyên có bất đồng quan điểm về công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ, nên cụ chỉ “trụ” được ở đây trên 6 tháng trước khi được điều chuyển về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Có lẽ cho đến nay, ĐCSVN chưa có ai làm Bí thư Tỉnh ủy ba lần ở 3 tỉnh khác nhau như Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (là Thái Bình, Vĩnh Yên và Thanh Hóa).
       Có thể cụ còn giữ một “kỷ lục” nữa khi cụ có gần 10 năm liên tục làm Trưởng đoàn Cố vấn của Đảng kiêm Trưởng đoàn Chuyên gia quân sự giúp bạn Lào (1964-1974). Trong thời gian công tác ở Lào, cụ luôn tâm niệm lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm “Ông Toàn quyền!”. Giữa năm 1974, khi kết thúc gần 10 năm làm Cố vấn và Chuyên gia ở Lào về nước và còn chưa kịp viết xong bản tổng kết công tác giúp bạn, thì cụ lại được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc. Cụ nói, những tưởng lần này đi sứ khoảng 3-4 năm thôi, khi hết nhiệm kỳ, cụ sẽ được nghỉ hưu theo quy định. Nhưng nào ngờ, nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc bị kéo dài ngoài dự tính, trên 13 năm, mãi đến giữa năm 1987 cụ mới được rút về nước, và 3 năm sau cụ mới được nghỉ hưu ở tuổi 75! Nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ là người lập và giữ kỷ lục là nhà ngoại giao Việt Nam duy nhất tính đến nay có nhiệm kỳ làm đại sứ lâu nhất ở 1 quốc gia! Nhiệm kỳ 13 năm làm Đại sứ của cụ ở Trung Quốc là thời kỳ quan hệ giữa 2 nước trở nên rất xấu, đầy căng thẳng và sóng gió sau khi Trung Quốc đưa 60 vạn quân tràn sang tàn phá và xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979! Cụ nói, 13 năm làm Đại sứ ở Bắc Kinh là 13 năm đấu trí và đấu mưu đầy căng thẳng với Bộ Ngoại giao và chính quyền nước sở tại. Có thể nói, cho đến nay, cụ là vị Đại sứ mà Trung Quốc cảm thấy “kém vui”, “không ưa” và “đau” nhất trong số các Đại sứ Việt Nam từ trước đến nay ở xứ này! Cụ kể lại, khi về nước gặp lại đ/c Ngô Thuyền là người tiền nhiệm của mình, cụ nói vui: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, còn tôi thì sang cãi nhau!”
         Cuối năm 1995, để khái quát 23 năm đảm trách công tác đối ngoại ở 2 quốc gia láng giềng, và cũng là để tặng cha nhân dịp mừng thọ cụ 80 tuổi, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, trưởng nữ của cụ, viết tặng cha đôi câu đối sau đây:
        -Làm Cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “Chủ quyền của bạn”
        -Đi Đại sứ nước Tầu, trung với nước, chẳng ngại “người Đại Hán”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”!
       Trong 27 năm qua, sau khi nghỉ hưu (1990), nhưng cụ không cho phép bản thân được nghỉ ngơi hoàn toàn mà chuyển sang một cuốc đấu tranh mới! Cụ khẳng khái lên tiếng góp ý với lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất nhiều vấn đề. Bà Nguyên Bình cho biết, trong khoảng 17 năm đầu sau khi nghỉ hưu, cụ đã trực tiếp trên 100 lần viết thư tay gửi cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị  và Ban Chấp hành Trung ương, góp ý kiến về những chủ trương, đường lối sai lầm và nguy hiểm mà Đảng đang phạm phải, nhưng họ không hề lắng nghe, mà thậm chí còn lờ tịt, không hồi âm cho cụ! Do vậy, bắt đầu từ năm 2007, cụ công bố công khai những ý kiến phê phán và các kiến nghị của cụ trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo tinh thần đó, chỉ riêng trong năm 2014, cụ đã lên tiếng trong 2 văn bản quan trọng. Văn bản thứ nhất là ngày 28/7/2014, với tư cách là đảng viên có 75 năm tuổi đảng, cụ là người đầu tiên ký vào Thư ngỏ 61 (TN61) của 61 đảng viên tâm huyết gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN, mạnh mẽ yêu cầu Đảng đổi mới tư duy và thay đổi triệt để đường lối lãnh đạo đất nước trong 2 lĩnh vực đối nội và đối ngoại! Xin trích:
      “1-Đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển sang hẳn đường lối DÂN TỘC và DÂN CHỦ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ TOÀN TRỊ sang DÂN CHỦ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.
      2-Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải thấy rõ mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.”
      Văn bản thứ hai là ngày 2/9/2014, với tư cách là CCB,  cụ là một trong 6 vị tướng ký vào Kiến nghị của 20 sỹ quan cao cấp QĐND và CAND (gọi tắt là KN20), yêu cầu Đảng và Nhà nước thực thi 4 vấn đề cụ thể sau:
      1-Quân đội có nhiệm vụ Hiến định là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm nên cần chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa,…
      2-Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và quyết tâm chiến đấu của LLVT. Đó là sai lầm không được phép tái phạm.
      3-LLVT cần được xác định rõ và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù.Đối tượng tác chiến của quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ.
      4-Là người chủ và người bảo vệ đất nước, nhân dân và LLVT phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của quốc gia. Vì vậy Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia.          
      Gần đây nhất, khi lên tiếng về quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của Giáo sư Tương Lai, lão tướng Nguyễn Trong Vĩnh khẳng định, với tư cách là một trong những đảng viên có nhiều tuổi đảng nhất của ĐCSVN hiện nay và là người không ngơi nghỉ trong cuộc đấu tranh làm cho ĐCSVN trong sạch và vững mạnh trở lại, với mục tiêu là đấu tranh xóa bỏ thể chế toàn trị, độc tài, xây dựng nhà nước pháp trị, dân chủ trên cơ sở tam quyền phân lập, đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi quốc gia chứ không phải là lợi ích của ĐCSVN lên trên hết, cụ hoàn toàn đồng tình với quyết định của Gs Tương Lai, cụ cho đó là một quyết định đúng đắn, đúng thời điểm và sẽ có tác dụng lan tỏa, mặc dù trước đây cụ có khuyên anh Tương Lai nhẫn nại và cố gắng ở lại trong Đảng để đấu tranh chống sự tha hóa, biến chất trong Đảng. Cụ hoàn toàn tán đồng và ủng hộ quyết định của Gs Tương Lai, đặc biệt là nội hàm câu: “Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng đang thao túng…”! Theo cụ, ĐCSVN trong những năm gần đây đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! ĐCSVN đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ngay, đó là:
     1/. ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!
     2/. ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong Đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!
     3/. ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990), Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN đã làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt hồi giữa năm 2014, TQ ngang ngược hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kibh tế của Việt Nam!  
                                                                            *****                     
        Nhân dịp mừng Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hưởng hồng phúc đại thọ 102 tuổi, tôi mạn phép sơ lược lại những nét cơ bản cuộc đời hoạt động và đấu tranh không ngơi nghỉ và đầy khí phách hào hùng của một chí sỹ yêu nước hết lòng vì Tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam chúng ta; đồng thời khái quát lại những tư tưởng, quan điểm chính trị sáng suốt, nhìn xa trông rộng của một bậc tiền bối cách mạng rất quý hiếm và rất đáng kính hiện nay! Một lần nữa xin kính chúc Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dồi dào sức khỏe và trường tồn!
   Hà Nội, ngày 1/10/2017.
N.Đ.Q(Tác giả gửi BVB)

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

BIDV QUAN HỆ " MẬT THIÊT", TỪNG VAY NHIỀU TIỀN TRUNG QUỐC...

Chú thích thêm: Giai đoạn 2010, BIDV từng được Ngân hàng TW Trung Quốc cho vay 600 triệu USD; Blog P.V.Đ hiện chưa tìm lại được thông tin này...đã đọc hồi đó ? 
BIDV vay Ngân hàng Phát triển Trung Quốc 200 triệu USD
05/11/2015 18:17:32
   
(ANTT.VN) - Ngày 5/11/2015, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) ký kết Hợp đồng tín dụng khoản vay 200 triệu USD, kỳ hạn 05 năm, nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Việt Nam.
Tin liên quan
Khoản vay có giá trị lớn, kỳ hạn dài với chi phí hợp lý sẽ giúp BIDV có thêm nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các dự án phát triển kinh tế của Việt Nam. Khoản vay cũng thể hiện sự tín nhiệm của CDB đối với năng lực tài chính và uy tín của BIDV, củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai ngân hàng hàng đầu của hai nước, góp phần phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Trung Quốc.
 BIDV và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc ký Hợp đồng Tín dụng 200 triệu USD
BIDV và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc ký Hợp đồng Tín dụng 200 triệu USD (Ảnh: nguồn BIDV)
Cùng ngày, tại trụ sở của BIDV, dưới sự chứng kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV và CDB đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV và Ông Hồ Hoài Bang, Chủ tịch HĐQT CDB thực hiện việc ký kết.
Theo nội dung Thỏa thuận, hai bên thống nhất sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như đồng tài trợ dự án, cấp tín dụng giữa hai bên và cho khách hàng của hai bên, giới thiệu khách hàng và cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho các nhà đầu tư Trung Quốc, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, vốn và kinh doanh ngoại tệ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đào tạo và tham gia vào Hiệp hội liên Ngân hàng Trung Quốc ASEAN (CAIBA).
Việc ký kết thỏa thuận này nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai ngân hàng, đón đầu các cơ hội kinh doanh giữa hai quốc gia trong thời gian tới trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trường quốc tế.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Trung Quốc, thành lập tháng 3 năm 1994, với tổng tài sản đạt 1.662 tỷ USD đến cuối năm 2014. CDB đã thực hiện tái cơ cấu trở thành một ngân hàng TMCP và thành lập các công ty con mà CDB sở hữu toàn bộ hoặc đa số vốn, như Công ty kinh doanh vốn CDB và Công ty chứng khoán CDB, tiến tới thành lập một tập đoàn tài chính hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, cho vay, trái phiếu, cho thuê tài chính và chứng khoán. Là một ngân hàng phát triển, CDB đóng vai trò quan trọng trong tài trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp cơ bản và trụ cột của Trung Quốc, có kinh nghiệm về tài trợ các dự án lớn trong nước và quốc tế.
Nhật Đăng
http://antt.vn/bidv-vay-ngan-hang-phat-trien-trung-quoc-200-trieu-usd-13999.htm

BIDV và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) ký Hợp đồng Tín dụng 200 triệu USD, kỳ hạn 05 năm

Thứ Năm, 22/12/2011|15:52

Trên cơ sở Thư Cam kết ký ngày 21/12/2011 với sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc; Ngày 22/12/2011, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Ông Phạm Đức Ấn - Phó Tổng Giám đốc, và đại diện Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) Ông Bai Yingfu (phiên âm Bạch Ánh Phúc) - Giám đốc Chi nhánh CDB Quảng Tây, đã chính thức ký Hợp đồng tín dụng cho khoản vay 200 triệu USD, kỳ hạn 05 năm. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa Biên Bản Ghi nhớ về Hợp tác toàn diện được hai bên ký vào năm 2010.
Hình ảnh buổi Lễ ký kết
Hình ảnh buổi Lễ ký kết
Mục đích của khoản vay là để BIDV tài trợ các dự án điện, viễn thông, nông nghiệp, vận tải, công nghiệp nhẹ và vật liệu xây dựng của Việt Nam. Được biết năm 2010, CDB cũng đã cho BIDV vay 100 triệu USD, kỳ hạn 03 năm.
Trong bối cảnh tín dụng toàn cầu nói chung, tín dụng trong nước nói riêng giữa các định chế tài chính bị thu hẹp, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, khoản tín dụng trên đã thể hiện sự tín nhiệm của CDB đối với năng lực tài chính và uy tín của BIDV. Khoản vay sẽ góp phần bổ sung đáng kể nguồn vốn trung, dài hạn và cải thiện cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của BIDV.
Ngay sau Lễ ký kết, hai bên sẽ triển khai các thủ tục cần thiết để giải ngân khoản vay.
CDB được thành lập vào năm 1994, có tổng tài sản trên 600 tỷ USD, là một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc với trọng tâm hoạt động là tài trợ cho các dự án lớn, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Ngoài ra, CDB cũng là một trong số ngân hàng hàng đầu tại Trung quốc tài trợ các hoạt động đầu tư và mua bán hàng hóa tại nước ngoài như khai thác dầu mỏ và khí tại Nga, Brazil và Turkmenistan, cũng như tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng nước ngoài.
Tại Lễ ký kết, hai bên cũng đã trao đổi về các cơ hội hợp tác giữa BIDV và CDB trong các lĩnh vực khác, như tài trợ dự án nhà thu nhập thấp, hợp tác trong khuôn khổ Hiệp Hội các Ngân hàng ASEAN Trung Quốc (CAIBA) mà CDB đang giữ cương vị Chủ tịch và các lĩnh vực hợp tác khác đã đề cập trong Biên bản ghi nhớ về hợp tác toàn diện ký năm 2010.
BIDV

http://doanhnghieptrunguong.vn/don-vi-truc-thuoc/ngan-hang-bao-hiem/201112/BidV-va-Ngan-hang-Phat-trien-Trung-Quoc-CdB-ky-Hop-dong-Tin-dung-200-trieu-uSd-ky-han-05-nam-2119444/


Huy Đức - Trần Bắc Hà vẫn bất khả xâm phạm ( Nghi được Trung Quốc chống lưng-Chú thích P.V.Đ )

Huy Đức (Fb): TRẦN BẮC HÀ


Trong vụ án Phạm Công Danh, ngân hàng BIDV bị thiệt hại 2.550 tỉ đồng. Ông Trần Bắc Hà ký 12 báo cáo đồng ý chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Trầm Bê cho Danh vay 1.800 tỷ cũng là để giảm "thiệt hại" cho BIDV cho nên khoản "thiệt hại" của ngân hàng Xây dựng cũng có "dấu vân tay" Bắc Hà. Vậy mà, Trầm Bê đã ra đi trong khi Bắc Hà vẫn là người bất khả xâm phạm ngay cả khi không còn Nguyễn Tấn Dũng.

..........

Kết quả điều tra bổ sung vụ án Phạm Công Danh xác định ông Trần Bắc Hà ký 12 báo cáo đồng ý chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn.

Ông Trần Bắc Hà liên quan gì trong vụ án Phạm Công Danh? - Ảnh 1.
Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, đã bị kết án 30 năm tù - Ảnh: TÂM LỤA
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 46 bị can, có những bị can nguyên là cán bộ Ngân hàng BIDV.

Những người này được xác định đã giúp sức cho Phạm Công Danh gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) 2.550 tỉ đồng. 

Vậy cá nhân ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT BIDV) liên quan gì trong vụ án này?

Tháng 4-2013, khi cần tiền để tăng vốn điều lệ cho VNCB, Phạm Công Danh đã tìm đến BIDV. 

Tại đây, sau khi nhận được sự ủng hộ của BIDV thông qua các thỏa thuận hợp tác, Danh chỉ đạo cấp dưới lập khống các hồ sơ vay vốn để nộp cho BIDV, đồng thời dùng tài sản đảm bảo gồm 6 lô đất ở sân vận động Chi Lăng, khu đất trên đường Trường Chinh (Đà Nẵng) và 3.070 tỉ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để đảm bảo cho khoản vay 4.700 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do các công ty của Danh không cung cấp được hồ sơ chứng từ liên quan việc sử dụng vốn vay nên các chi nhánh của BIDV đã yêu cầu trả nợ trước hạn. 

Đến ngày 5-5-2014, các chi nhánh của BIDV đã thu đủ cả gốc và lãi từ bên bảo lãnh trả nợ thay với tổng số tiền là 2.550 tỉ đồng.

Kết quả giám định về thiệt hại cho thấy việc VNCB bảo lãnh cho 12 công ty vay vốn tại BIDV đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền 2.550 tỉ đồng. 

Ngoài ra, kết luận của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước về sai phạm của BIDV cho thấy: BIDV xem xét việc cho vay khi chưa đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, có phương án khả thi hiệu quả là chưa thực hiện đầy đủ về điều kiện cho vay đối với khách hàng; 

BIDV cam kết cho khách hàng vay khi khách hàng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm; hồ sơ bảo lãnh chưa phù hợp với quy định.

Với những sai phạm của nhóm lãnh đạo VNCB, nhóm giám đốc các doanh nghiệp, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 3 cá nhân là cán bộ của BIDV chi nhánh Gia Định đã gây thiệt hại cho VNCB là Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo. 

Ngoài những cá nhân này, cơ quan điều tra xác định ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT, trưởng phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV) đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên phân ban này khi họ đánh dấu đồng ý vào chủ trương cho 12 công ty vay vốn với số tiền tối đa 4.700 tỉ đồng và giao cho 4 chi nhánh thực hiện việc cho vay.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, ông Trần Bắc Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho Phạm Công Danh vay, cũng không biết các công ty này do Phạm Công Danh thành lập. 

Bản thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên. Do đó không đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với ông Trần Bắc Hà và những thành viên phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV.

HOÀNG ĐIỆP

(Tuổi Trẻ)

“Thập diên mai phục” của phe Giang qua đoạn đối thoại giữa cựu Thủ tướng Lý Bằng và phu nhân

Trên mạng Internet gần đây có lưu truyền một đoạn đối thoại hài hước giữa cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và phu nhân, nó cũng là sự phản ánh chân thực cục diện chính trị trong thời ông Hồ Cẩm Đào chấp chính.

Trung Quốc, hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân,
2 cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (trái) và Giang Trạch Dân. (Ảnh: International Business Times)
Mới đây học giả đang sống tại Mỹ đã đăng bài viết cho biết, trong thời ông Hồ Cẩm Đào chủ chính, Trung Nam Hải đâu đâu cũng đều là người của phe Giang. Cựu cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân khi còn tại vị, đã đề bạt một lượng lớn các quan viên Thượng Hải, ngoại giới gọi là “Thượng Hải bang” hay “phe Giang”.
Trong thời kỳ ông Lý Bằng đảm nhận chức Thủ tướng Trung Quốc, đã có một câu chuyện cười như sau: Khi ông Lý Bằng trở về sau cuộc họp ở Trung Nam Hải, vợ của ông là bà Chu Lâm hỏi rằng, hôm nay cuộc họp nói về nội dung gì? Ông Lý Bằng trả lời: “Bọn họ đều nói tiếng Thượng Hải, nên tôi nghe không hiểu bọn họ nói gì”. (Thượng Hải là địa bàn của ông Giang Trạch Dân).
Bài viết cho biết, ông Hồ Cẩm Đào là người được ông Đặng Tiểu Bình chỉ định làm “người nối nghiệp cách khóa”. Ông Giang Trạch Dân vì để khống chế ông Hồ Cẩm Đào, đã đưa người của mình vào Trung Nam Hải và quân đội với mật độ dày đặc, ép ông Hồ Cẩm Đào phải làm theo ý đồ chính trị của mình.
Sau khi ông Hồ Cẩm Đào nhậm chức tại Đại hội 16, trong 9 Thường ủy Đại hội 16, trừ bản thân ông Hồ và Thủ tướng Ôn Gia Bảo ra, thì 7 Thường ủy còn lại gồm Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán đều là những tâm phúc do ông Giang Trạch Dân đề bạt.
Trong Đại hội 17 của ĐCSTQ, trừ các ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường ra, 5 Thường ủy còn lại cũng đều là tâm phúc của ông Giang Trạch Dân.
“Tổng quản đại nội” của ông Hồ Cẩm Đào là ông Lệnh Kế Hoạch, từng được cho là người của ông Hồ Cẩm Đào. Nhưng sau khi phát sinh vụ án Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, mới phát hiện ông Lệnh Kế Hoạch là đồng minh chính trị của Chu-Bạc, thực hiện việc giám sát ông Hồ Cẩm Đào.
Trong quân đội, ông Giang Trạch Dân đề bạt 2 Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là các ông Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, kiểm soát toàn bộ quân quyền trong suốt 10 năm ông Hồ Cẩm Đào chấp chính.
Tuy ông Hồ Cẩm Đào bị lũng đoạn quyền lực, nhưng trước khi kết thục nhiệm kỳ đã dùng quyền hạn cùa mình hạ bệ người người kế thừa quyền lực của phe Giang thời đó là cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Lương Vũ và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, sau đó nhượng lại toàn bộ quyền lực cho ông Tập Cận Bình trong Đại hội 18.
Từ cuộc chiến quyền lực Hồ – Giang chuyển thành song đấu Tập – Giang
Trong 5 năm ông Tập Cận Bình chấp chính, đã thực hiện chiến dịch đả hổ thanh tẩy các thế lực của Giang Trạch Dân trong Đảng – Chính – Quân trên quy mô lớn. Các ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Lý Khắc Cường đã liên thủ lại với nhau, bắt giữ và xét xử hơn 200 cấp phó bộ trở lên của phe Giang, trong đó bao gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng v.v.
Tờ báo “Tin tức Quân đội hoàn cầu” từng đăng bài nói, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Tô Vinh, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai đều làm theo sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân.
Hồng nhị đại La Vũ từng chỉ ra, Tập Cận Bình trước mắt tuy chưa xử lý Giang Trạch Dân và nhân vật số hai của Giang là quân sư Tăng Khánh Hồng, nhưng trên thực tế hai người này đã bị khống chế, trước mắt bọn họ đang bị giam lỏng. Ngoại giới cho rằng, bắt giữ xét xử 2 người này sẽ là bước cuối cùng trong chiến dịch đả hổ của 2 ông Tập – Vương.
Lê Hiếu biên dịch

Núi Văn – Võ nằm dưới chân Tam Đảo: Nơi kết phát 1 trong 18 anh hùng Lũng Nhai-Lam Sơn Lưu Nhân Chú

Đi tìm long mạch 2 ngọn núi Văn – Võ nằm dưới chân Tam Đảo

Núi Văn và núi Võ nằm dưới chân dãy Tam Đảo, là 2 ngọn núi đá duy nhất trong vùng có liên quan đến vị anh hùng Lưu Nhân Chú, một trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai khi xưa. Nơi đây còn chứa bao điều kỳ lạ.

song toàn, núi văn núi võ, long mạch,
Toàn cảnh đền thờ Lưu Nhân Chú. (Ảnh: Dantri)
Long mạch ở mộ kết
Lịch sử đã ghi nhận Lưu Nhân Chú quê ở xã Thuận Thượng, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên ngày nay). Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên vùng Ba Vì (Hà Nội).
Theo lời kể của ông Lưu Sỹ Phiến, hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú, cụ thân sinh của tướng Lưu Nhân Chú là một người đầy bí ẩn ở địa phương. Cụ có 2 con chó săn nên thường cho chúng vào rừng săn bắt cùng. Trong một lần vào rừng, ông cụ ngủ cạnh hai tảng đá lớn ở khu Miễu, chỉ một lúc sau thì mối đùn lên cao trùm khắp cơ thể.
Người nhà chia nhau đi tìm khắp nơi và phát hiện ngôi mộ kết. Mọi người và các thầy địa lý đều cho rằng, đó là điềm lạ và khu vực đó là long mạch của dòng họ Lưu. Chỉ một thời gian sau, dòng họ Lưu xuất hiện người anh hùng Lưu Nhân Chú nổi danh khắp nước Nam.
Người Trung Quốc thấy vậy liền cho người sang khu Miễu tìm ngôi mộ kết ấy để phá long mạch. Họ đào một rãnh sâu giữa hai tảng đá và chôn than xuống dưới.
Sau này, hậu duệ dòng họ Lưu đã nhiều lần tìm đến khu Miễu với ý định hàn lại long mạch nhưng đào sâu bao nhiêu cũng không hết lớp than trấn yểm của người Tàu. Hiện tại, khu vực Miễu vẫn còn hai tảng đá hình ngai vàng và những rãnh sâu của lớp than trấn yểm năm xưa.
Lưu Nhân Chú bị ám sát vì long mạch?
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1416, Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn, Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Năm 1427, Lưu Nhân Chú và Lê Sát đã dũng cảm, mưu trí chém được đầu của Liễu Thăng tại ải Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc, Lê Lợi lên ngôi vua đã phong Lưu Nhân Chú chức Á Thượng Hầu để trông nom quản lý việc quân sự.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi khi mới 11 tuổi, Tư đồ Lê Sát ghen ghét nên ủ mưu sai người giết hại Lưu Nhân Chú. Đến khi vua Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của Lưu Nhân Chú bèn trị tội Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công.
song toàn, núi văn núi võ, long mạch,
Đồi Quần Ngựa – nơi Lưu Nhân Chú và nghĩa quân luyện binh mãi mã. (Ảnh: Vietbao)
Theo ông Lưu Sỹ Phiến, thời kỳ long mạch ở mộ kết khu Miễu bị phá không lâu thì tướng Lưu Nhân Chú bị ám hại. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ và đều tổ chức lễ hội vào mùng 4 Tết âm lịch hằng năm.
Bí ẩn núi song toàn
Ông Lưu Sỹ Phiến cho hay, trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Những bí ẩn ấy càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần núi Võ đã sập xuống lấp đi cửa hang.
Đối diện với núi Võ là đồi Quần Ngựa với nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước và tắm mát ở hồ nước này nên người dân đặt tên là hồ Tắm Ngựa. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều.
Ngọn núi Văn như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú cho hay, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Mùng 4 Tết hàng năm diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú thì mới có người vào hang tham quan.
Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ không dám đi sâu vào trong. Một số cụ cao niên cho biết, bên trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Trước đây có đàn khỉ sinh sống bên trong nhưng rồi chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.
TinhHoa tổng hợp