Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết…

(Chính trị) - Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói trước Quốc hội sáng 9/10 về 6 điều bất an mà nhân dân luôn bức xúc như tham nhũng, lãng phí, thương mại hóa quan hệ xã hội, tài nguyên cạn kiệt…

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre)
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre)
Ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, dành 7 phút phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng nay 9-6 để liệt kê những điều đang làm người dân lo lắng thời gian gần đây.
Bất an thứ nhất, theo ông, là “tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị”.
“Chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng?”, đại biểu Bến Tre đặt câu hỏi.
Bất an thứ hai là nạn tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa bị chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.
“Tiền của dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt, nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động”, ông Đặng Thuần Phong nói.
Bất an thứ ba là sự xuất hiện của dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.
“Chỉ số bây giờ mỗi người dân VN có thể đang gánh 1.000 USD nợ lãi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư cho phát triển chưa ngang bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng”, ông Phong nói.
“Như vậy chúng ta làm 1 đồng nhưng xài 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn”.
Bất an thứ tư là thương mại hóa các quan hệ xã hội: “Đồng tiền đã chi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền”.
“Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách. Minh chứng cho vấn đề này là tình trạng ‘chạy’ ở Việt Nam”, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội chỉ ra.
“Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ. Học phổ thông các cấp, vào đại học cũng phải chạy trường chạy lớp. Rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án thậm chí chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân”.
Bất an thứ năm khiến dân không an tâm, theo ông Đặng Thuần Phong, là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần…
“Đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư thiếu trách nhiệm, biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, ông Phong bày tỏ bức xúc.
“Đừng vì tâm tưởng tức thì mà buông bỏ tương lai dân tộc, tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua được môi trường tươi đẹp đã mất và đang mất”.
Bất an thứ sáu, không kém phần nghiêm trọng, là vấn đề an toàn sống: “Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây”.
“Mọi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức ứng xử đạo giữa người với người”, đại biểu Bến Tre kết bài phát biểu của mình.
Phiên thảo luận kinh tế – xã hội của Quốc hội hôm nay 9-6 sẽ diễn ra cả ngày. Do số lượng đại biểu đăng ký phát biểu nhiều, kỳ này Quốc hội đã “phá lệ” kéo dài thời gian làm việc đến 18h30 hôm nay.
(Theo Tuổi Trẻ)

CHÍ CHÓE Ở BÁO VĂN NGHỆ-HỘI NHÀ VĂN VN

21 giờHà Ni

Thư ngỏ gửi nhà thơ Trần Đăng Khoa
Hà Nội ngày 10/10/2017
Thưa anh
Đầu tiên phải nói là khi viết lá thư này, tôi đã vô cùng thất vọng về những chuyện không hay xảy ra trong thời gian hơn 1 năm vừa qua đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa tôi với anh. Trước kia, dù không phải là bạn bè thân thiết, nhưng anh luôn là người tôi yêu mến, kính trọng. Khi anh về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, tôi cũng thực sự hy vọng như rất nhiều người khác, rằng anh sẽ đem về một không khí làm việc mới tươi trẻ, hào hứng và đầm ấm. Thế nhưng không ngờ văn chương là một chuyện, còn công việc lại là chuyện khác. Chỉ một cách hành xử rất nhỏ so với vị thế và trách nhiệm của mình ở nơi này, anh đã không còn được như những gì tôi vẫn nghĩ về anh. 
Sự thất vọng ấy, lẽ ra tôi sẽ vẫn im lặng và chờ đợi, xem anh và Ban Chấp hành HNV sẽ xử sự thế nào, như xem một góc tối tăm khác của cuộc đời. Thế nhưng vì mới đây trong một ý kiến anh trả lời anh Nguyễn Trọng Tạo trên fb liên quan đến việc của tôi, tôi thấy cần phải nói ra điều này
Anh nói “Không thể kết tội An in bài báo về chuyện xe cộ này. Nó cứ lằng nhằng ở những chuyện khác...”. Vâng. Cho đến giờ phút này khi mọi việc đã rõ ràng thì ai cũng đều có thể nói thế. Thế nhưng suốt nửa năm qua, cho đến tận ngày hôm nay, cách xử lý của HNV và Chi bộ báo Văn nghệ đối với tôi thế nào, mấy hôm nay mọi người đều đã biết. Đó là riêng chuyện bài báo. Còn nếu nói như anh, rằng “Nó cứ lằng nhằng ở những chuyện khác...”, thì phải thẳng thắn với nhau thế này: Trong suốt hơn một năm qua, đã hai lần anh, với cương vị là Bí thư Đảng ủy, đã không thèm trả lời những Kiến nghị chính thức bằng văn bản của tôi, với tư cách là một Đảng viên đang sinh hoạt trong một chi bộ thuộc Đảng bộ mà anh là Bí thư, theo đúng quy định của Điều lệ Đảng
Lần thứ Nhất cách đây 1 năm về trước, hẳn anh còn nhớ. Xuất phát từ việc một số cán bộ đảng viên trong chi bộ báo Văn nghệ, trong đó có cả Bí thư chi bộ và Phó Tổng biên tập, đã làm ĐƠN ĐỀ NGHỊ, gửi lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, bày tỏ thái độ và tuyên bố nghỉ việc để phản đối Tổng Biên tập. Trước tình hình đó, với tư cách là một Chi ủy viên của chi bộ, tôi đã có văn bản đề nghị gửi anh cùng tập thể Đảng ủy cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, đề nghị bố trí một cuộc làm việc với Chi ủy, chi bộ báo Văn nghệ để tìm cách tháo gỡ vấn đề. Thế nhưng các anh chưa hề có buổi gặp gỡ hay làm việc chính thức nào với cá nhân người có đơn cũng như với tập thể chi ủy, chi bộ của báo mà đã vội vã ra Công văn để thông báo kết luận về đề nghị của tôi, với nhiều ý kiến hết sức áp đặt so với nội dung trong đơn đề nghị cũng như diễn biến thực tế của tình hình cơ quan báo Văn nghệ, nên tôi buộc phải có Kiến nghị gửi lại cho anh và cơ quan Đảng ủy, nhưng cho đến tận hôm nay, nghĩa là sau hơn 1 năm, các anh vẫn chưa trả lời…
Dựa vào những kết luận này của Đảng ủy, tôi trở thành đối tượng “đấu tố” của một số đảng viên từng ký tên trong ĐƠN ĐỀ NGHỊ phản đối Tổng biên tập trước đó. Những người này thường xuyên biểu quyết yêu cầu chi bộ phải kỷ luật tôi về những lý do không hề có căn cứ.
Đến cuộc họp tháng 3/2017, liên quan đến bài báo về chiếc xe của Thành ủy Đà Nẵng, dựa vào tinh thần công văn chỉ đạo (cv số 11) của Thường trực HNV, bằng những quy chụp vô lý và vô nguyên tắc, sau đó lại được những cá nhân nói trên đưa vào nghị quyết của chi bộ, một lần nữa tôi buộc phải có Báo cáo và kiến nghị gửi anh và lãnh đạo các cơ quan Đảng, Chính quyền của Hội Nhà văn, để bảo vệ quyền lợi và danh dự của mình. Song cũng như lần trước, các anh lại tiếp tục im lặng không xử lý, cũng không trả lời. Ấy là lần thứ Hai
Cách xử sự như vậy dẫn đến tháng 8 năm 2017, tôi đã phải nhận Quyết định thi hành kỷ luật Đảng của Bí thư chi bộ. Vậy là tôi trở thành người bị kỷ luật và đứng trước nguy cơ có thể bị khai trừ khỏi Đảng (theo nội dung quyết định)… mà không có cơ hội được tự đấu tranh cho mình
Người ký quyết định kỷ luật tôi cũng là người đầu tiên ký tên vào ĐƠN ĐỀ NGHỊ tuyên bố nghỉ việc nhằm phản đối Tổng Biên tập một năm về trước
6 người biểu quyết kỷ luật tôi trong chi bộ cũng là những người tham gia việc này, nhưng cho đến nay chưa một lần bị nhắc nhở trong bất kỳ cuộc họp nào của chính quyền hay của Đảng
Hai lá đơn kiến nghị của tôi gửi cho anh và lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam cho đến nay, dài thì đã hơn 1 năm, ngắn thì đã hơn 6 tháng mà vẫn không được trả lời. Ngay đến cả yêu cầu của Đảng ủy Khối gửi xuống từ cuối tháng 8 vừa rồi, yêu cầu Đảng ủy HNV giải quyết sự việc này theo thẩm quyền và trách nhiệm của Hội, các anh cũng không có một động thái gì. Sự im lặng vô cảm và vô trách nhiệm của anh và Đảng ủy Hội Nhà văn đã khiến tôi, nếu thực sự mắc khuyết điểm, thì cũng không nhận ra khuyết điểm của mình, cho đến tận lúc này
Và cũng sự im lặng vô cảm và vô trách nhiệm ấy sẽ khiến cho những Đảng viên khác trong chi bộ trở thành người mắc khuyết điểm khi họ đã cố tình hoặc vô tình ra những quyết định, nghị quyết trái với nguyên tắc sinh hoạt Đảng mà không được cảnh báo, trong trường hợp tôi không có sai phạm
Vậy nên không thất vọng sao được
Anh nói anh chỉ là người giúp việc. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai?
Và càng thất vọng hơn nữa khi mà Hội ta mang danh là một tổ chức Chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vậy mà cái vai trò Chính trị lại chẳng thấy đâu ngay trong một công tác cơ bản nhất là công tác Đảng ở cơ quan Hội
Hơn 1 năm nay, tôi đã tin cậy, kiên trì và nghiêm túc khi gửi tất cả những trăn trở, bức xúc và những kiến nghị của mình lên anh, lên Đảng ủy và Ban Chấp hành Hội, và cũng chỉ mong mọi chuyện được xử lý tốt đẹp ở đây. Thế nhưng cho đến giờ phút này, trước sự im lặng đến thành đồng loã của các anh, trước những vô lý và bất công mà tôi đã và vẫn đang tiếp tục phải gánh chịu, tôi thấy cần phải lên tiếng và tiếp tục chuyển tất cả những ý kiến này lên cấp trên để xem xét giải quyết. Đây cũng là danh dự và quyền lợi chính đáng mà tôi phải bảo vệ. Làm thế hình như cũng có gì đó không phải với các anh, nhưng còn sự công bằng cho tôi, còn lẽ phải thì sao?...
Vài lời với anh trong một ngày thật nhiều băn khoăn…
Kính thư
Lương Ngọc An

 
Hoàng Tám Bùi
45 phút
Gửi Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhân đọc comment ông gửi Nhà thơ Lương Ngọc An.
THƯ CỦA NHÀ THƠ BÙI HOÀNG TÁM
Kính Nhà thơ Trần Đăng Khoa!
Ông Khoa ạ, chắc ông và nhiều người còn nhớ, tại Đại hội cơ sở và cả đại hội chính thức khóa trước (cách đây gần 7-8 năm gì đó) và khóa vừa rồi, tôi đều lên diễn đàn đề nghị tha thiết hãy cứu tờ Văn nghệ vì cách làm báo cổ hủ, bộ máy cồng kềnh, lãnh đạo không có tố chất làm báo... nên không thay đổi, trước sau cũng chết.
Tuy nhiên, sự lo ngại của tôi và nhiều Đại biểu là nhà văn, nhà thơ đã không được BCH mà cụ thể là Chủ tịch Hữu Thỉnh lắng nghe.
Giờ thì xin lỗi ông, nó thuộc "công thức 6C - có cứu cái con cục C..." rồi.


Tôi ngờ rằng cái "kế" để "cứu" tờ Văn nghệ mà ông nói sắp tới đây lại là dàn đồng ca hát "bài ca bú mớm", tức là ngặt đầu, nghẹo cổ xin ngân sách Nhà nước.
Nếu thế, tôi xin, bởi xấu hổ lắm lắm. Nhà văn, nhà thơ nhà nọ, nhà kia gì suốt ngày xin với xỏ? Với lại tiền Nhà nước là tiền thuế của dân, tại sao dân phải bỏ tiền để "cứu" một tờ báo? Trong khi thiên tại bão lũ, bà con vùng sâu vùng xa còn khổ lắm, đói lắm... Đừng làm điều thất đức ấy.
Thật ra, có một cách nhưng tôi biết các ông không dám làm. Đó là hãy giải thể tờ báo, thay cả Ban biên tập, khoanh nợ lại, sau đó mời những người có khả năng như Nguyễn Quang Thiều hoặc Trần Quang Quý làm TBT, cho họ toàn quyền và chịu trách nhiệm trước BCH và pháp luật,
Chủ tịch Hội Nhà văn và BCH đừng can thiệp thô bạo vào công việc của họ.
Tóm lại, báo Văn nghệ đang đứng trước 3 khả năng.
1 - Nó sẽ tiếp tục chu trình biến những tờ giấy trắng thành giấy lộn và khối nợ ngày càng tăng, cuối cùng là... bán trụ sở.
2 - Hội Nhà văn Việt nam sẽ tiếp tục "bài ca bú mớm" để nó thoi thóp thêm một thời gian nữa. Lý do, chẳng bà mẹ nào cho "bú mớm" mãi cả.
3 - Hãy lột xác cho nó như giải pháp đã nói ở trên. Tất nhiên, đây là việc làm khó còn bởi tìm người về gánh "cái lọ" này không dễ.
Là một hội viên đòng thời là độc giả, tôi rất xót xa với số phận của báo Văn nghệ, một di sản vô giá của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tiền bối để lại. Giờ đây dưới suối vàng, chác các cụ buồn lắm.

Kính ông!

COMMENT CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA 
Trần Đăng Khoa.

Thực tình, tôi không muốn nói điều gì ở trên fb. Vì chuyện báo V. N không thể lại đem giải quyết trên fb. Chuyện nội bộ cơ quan tung toé trên mạng xã hội chỉ rối thêm vì nhiều người không đủ thông tin nên mọi nhận xét thậm chí chửi rủa đều cảm tính. Nếu nói Đảng uỷ HNV vô cảm thì không phải. Tôi đã ba lần xuống báo VN, còn họp cả với chi bộ và cũng đã kết luận. Trước đơn của anh An, anh Nguyễn Trí Huân trưởng ban kiểm tra cũng đã xuống làm việc. Chỉ có đơn gần đây anh gửi cả lên đảng uỷ khối thì tôi đề nghị cả BCH và Đ. U cùng xuống báo VN để giải quyết dứt điểm. Báo VN hiện rất khó khăn. Hiện 4 tháng anh em không có lương. Báo có cả toà nhà cho thuê mà không ai thuê vì cơ quan mất ổn định, cứ chí choé thế thì người ta vào làm gì. Bà TB cũng có nhược điểm nhưng bảo bà ấy tranh chức với TBT thì cũng không phải, vì bà ấy đã có quyết định nghỉ huu, chủ tịch HT đã ký cách đây gần một tháng. Chi hon thang nua la cam so huu. Hiện cơ quan còn nợ tiền bà ấy, người đã vác cả tiền của nhà cho cq vay để trả nhuân bút. Tôi cũng rất quý LNA và cũng chưa bao giờ nói điều gì nặng nề với LNA, trong tinh hinh nuwoc sôi lửa bỏng, tôi chỉ đề nghị anh em trong cơ hãy tạm dẹp mọi sự bưc dọc với nhau để cứu tờ báo đã. Cứ làm tats cả rối lên cho mọi người ném đá rồi hục hặc nhau thì còn tâm sức đâu mà làm báo nữa. Tôi được biết sau hội nghị gặp gỡ các nhà văn hải ngoại, cả ban chấp hành cùng đảng uỷ sẽ xuống báo VN để giải quyết dựt điểm mọi sự lình sình và bàn cách giải cứu tờ báo chứ khong thể để như thế này được.

THẦY THÁI BÁ TÂN DẠO NÀY "ĐỔ ĐỐN", CHUYỂN SANG LOẠI THƠ NGŨ NGÔN " KHEN ĐỂU"...( KHEN CHO CHẾT...HE...HE )

Dao Pham Viet đã chia sẻ bài viết của Minh Nguyễn.
1 phút
Yêu nhau kiểu ấy bằng mười phụ nhau ( Lẩy Kiều )

THẦY THÁI BÁ TÂN DẠO NÀY CHUYỂN SANG LÀM THƠ " KHEN ĐỂU"...HE...HE

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

8-10-2017





Nhà thơ Thái Bá Tân. Ảnh: internet

KHÔNG MUỐN MÀ PHẢI NÓI
Nói thêm về bác Vượng:
Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp luật.
Pháp luật không chừa ai.
Bác chưa hề bị bắt,
Chưa bị tù, nghĩa là
Bác là công dân tốt.
Tốt gấp vạn chúng ta.
Tốt vì bác đóng thuế,
Chắc nhiều lắm, rất nhiều.
Tạo hàng triệu công việc,
Tất nhiên cho người nghèo.
Nhờ những người như bác,
Tức kinh tế tư nhân,
Kinh tế mới phát triển,
Cuộc sống mới khá dần.
Bác muốn tăng học phí?
Quyền của bác chứ sao.
Không thích thì mời biến.
Bác không ép người nào.
Dễ thấy một chấm bẩn
Trên một tấm kính trong.
Nhưng thấy cả tấm kính,
Rất tiếc, thường là không.
Không một ai hoàn hảo.
Thị trường là thị trường.
Có sai mới có đúng.
Chuyện ấy rất bình thường.
_____
7-10-2017
PHẠM NHẬT VƯỢNG
Người nghèo luôn soi mói
Túi tiền của người giàu –
Chắc là tiền ăn cắp.
Của ai và từ đâu?
Người giàu đi vay mượn
Xây nhà và xây trường
Cho người nghèo sử dụng.
Cả bệnh viện và đường.
Người nghèo có chỗ ở,
Có trường xịn cho con.
Có nơi để chữa bệnh,
Vẫn hậm hực, vô ơn.
Người giàu, lại vay mượn,
Chấp nhận mọi rủi ro,
Vì tự hào dân tộc,
Quyết làm chiếc ô tô.
Tưởng người nghèo vui lắm.
Tưởng ủng hộ, nhưng không.
Người nghèo, theo thói cũ,
Chỉ tìm vết bới lông.
Người nghèo luôn chờ đợi
Cái sai của người giàu
Để lu loa, chửi bới,
Thậm chí cắn rất đau.
Mà quên họ đang sống
Trong nhà người giàu xây.
Con cái họ đang học
Trường người giàu hàng ngày.
Thói vô ơn, đố kỵ
Của phần lớn người nghèo
Đang làm chính họ khổ
Và suốt đời vẫn nghèo.
*
Thưa ông Phạm Nhật Vượng,
Xin được gửi tới ông
Lòng kính trọng, ngưỡng mộ
Và lời chúc thành công.

LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI "TRANH CỬ" CHIẾC GHẾ BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG; LS TRẦN VŨ HẢI ĐỀ XUẤT GIẢM BIÊN, GIẢM ĐẦU MỐI ĐỂ CHÍNH PHỦ THỰC SỰ KIẾN TẠO

Vu Hai Tran
NẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI?
Ông Trương Quang Nghĩa, đương kim Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, được cử làm Bí Thư Đà Nẵng, nên sắp tới sẽ có tân Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
Tôi vốn "ham quyền lực", nên cũng muốn tự đề cử vào chức vụ này. Nếu tôi làm Bộ trường Bộ Giao Thông Vận Tải, tôi sẽ thực hiện 5 việc sau và cam kết chắc chắn hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ (từ 2017-2021):
1/ Tập trung cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hoà thành cặp đôi sân bay có công suất 100 triệu khách/ năm với vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD (có thể phát sinh không quá 3 tỷ USD), không cần vốn ngân sách. Chưa triền khai dự án sân bay Long Thành.
2/ Tập trung giải quyết các dự án BOT đường bộ và các quốc lộ. Các dự án BOT đường bộ là đường cao tốc không trùng quốc lộ, được nhà nước ưu đãi tối đa, chọn những chủ đầu tư xây đạt chất lượng cao và giá thành hợp lý, thu phí không dừng. Các đường quốc lộ sẽ được miễn phí vì được quỹ bảo trì đường bộ và nguồn từ thuế bảo vệ môi trường (thu chủ yếu từ xăng) tài trợ, nhưng tạm thời chưa cải tạo mở rộng thêm. Thương thảo lại các hợp đồng BOT đường bộ để có giá hợp lý và tháo dỡ mọi trạm thu phí trên quốc lộ.
3/ Đề xuất Quốc hội ban hành luật về giải quyết ùn tắc giao thông và vận tải công cộng tại hai đại đô thị Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Luật này cho phép chính quyền hai đại đô thị này có những cơ chế đặc biệt để huy động vốn, áp dụng các biện pháp hạn chế giao thông cá nhân, ưu tiên giao thông công cộng.
4/ Lựa chọn 1 trong những thứ trưởng hiện nay làm thứ trưởng duy nhất của Bộ GTVT, các thứ trưởng khác làm trợ lý Bộ trưởng, được giữ nguyên lương cho đến khi nghỉ hưu hoặc tự mình tìm việc khác. Soát xét toàn bộ bộ máy của Bộ GTVT theo hướng giảm 50% đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ, giảm 50% nhân sự quản lý, hành chính và sự vụ trong các đơn vị này. Mỗi đơn vị đầu mối có 1 trưởng, 1 phó đều phải thông thạo 1 ngoại ngữ (trong các ngoại ngữ Anh, Trung, Đức, Nhật, Pháp, Nga, Hàn). Vị Thứ Trưởng duy nhất được uỷ quyền thay mặt Bộ trưởng giải quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT trừ những vấn đề nêu tại 5 điểm này, để Bộ trưởng tập trung giải quyết 5 việc này.
5/ Đề xuất Chính Phủ và Quốc Hội sáp nhập Bộ Giao Thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị cho nhiệm kỳ sau.
Tất cả những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu, thậm chí từng tham gia giải quyết. Ví dụ, cách đây 20 năm tôi đã tham gia xây dựng kế hoạch buýt hoá toàn bộ Hà nội của một đại gia mạnh nhất miền Bắc tại thời điểm đó (dù không thành công). Hoặc tư vấn cho một hiệp hội vận tải chống việc thu phí BOT tuỳ tiện từ 10 năm trước (có một số kết quả, nhưng chưa triệt để)...Tôi tin có đủ hiểu biết và khả năng để giải quyết 5 việc trên ngay trong nhiệm kỳ từ nay đến hết 2021.
Liệu ứng cử viên Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nào dám cam kết như tôi, hay ít ra cũng đưa ra kế hoạch hành động khi làm Bộ trưởng?


Đề xuất cho Chính Phủ Kiến tạo sắp xếp lại theo hướng tinh giản bộ máy chính quyền Trung ương, thực hiện chế độ "1 trưởng, 1 phó".

Hôm nay, hội nghị TƯ 6 của Đảng Cộng sản Việt nam sẽ kết thúc. Tại hội nghị này, ĐCS sẽ đưa đường hướng đề tinh giản toàn bộ bộ máy chính trị, hành chính. Đây là vấn đề sống còn của Đảng và chính quyền Việt nam, do bộ máy cồng kềnh, trùng lắp, không có hiệu quả và ngốn tiền không thể tiếp duy trì như hiện nay, khi ngân sách hạn hẹp và nợ công phải trả ngày càng cao.

Trong lúc rỗi việc, tôi xin để xuất Chính phủ Kiến tạo một số điểm sau để sắp xếp lại bố máy chính quyền trung ương :


A/ Nội các Chính phủ gồm: 

1. Thủ tướng
2. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính
3. Bộ trưởng Ngoại giao.
4. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
5. BT Bộ Quốc Phòng 
6. BT Bộ Công An
7. BT Bộ Nội vụ và Sắc tộc
8. BT Bộ Tư Pháp
9. BT Bộ Tài nguyên và Môi trường
10. BT Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội
11. BT Bộ Truyền Thông, Văn Hoá và Thể Thao
12. BT Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
13. BT Bộ Y tế
14. BT Bộ Công thương.
15. BT Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn
16. BT Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị
17. BT Bộ Du lịch và Biển đảo.
18. BT, Tổng quản lý Uỷ ban quản lý vốn kinh doanh Nhà nước
19. BT, Tổng giám sát Uỷ ban giám sát tài chính và bảo đảm thị trường.
20. BT, Thống đốc Ngân Hàng Quốc gia.

B. Thanh Tra Chính phù hiện nay sẽ bị xoá sổ, chức năng thanh tra chuyên ngành, các bộ đã đảm nhiệm, thanh tra về ngân sách chồng chéo với Kiểm toán Nhà nước, thanh tra về công vụ giao về Bộ Nội vụ (và Sắc tộc).

Uỷ ban Dân tộc sáp nhập vào Bộ Nội vụ và Sắc tộc

Bộ Kế Hoạch và Đầu tư bị xoá sổ, phần lớn chức năng giao về Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương.

Bộ Xây dựng và Bộ giao thông vận tải sáp nhập thành Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị.

Bộ Khoa học và Công nghệ sáp nhập vào Bộ giáo dục và đào tạo thành Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, nhằm giáo dục, đào tạo gắn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Bộ Thông tin và Truyền Thông bị giải thể. Việc quản lý truyền thông sáp nhập với quản lý văn hoá, thể thao thành Bộ Truyền thông, Văn hoá và Thể thao.

Lập Bộ Du lịch và Biển đảo, do Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, và thường gắn liền biển đảo, kinh tế Biến đảo (đánh bắt cá biển, khai thác dầu khí trên biển) ngày cảng trở lên quan trọng. Để lực lượng cảnh sát du lịch và cảnh sát biển thuộc bộ này, cảnh sát biển kiêm kiểm ngư. Cảnh sát du lịch ở đô thị du lịch kiêm cảnh sát giao thông.

C. Lập Uỷ ban quản lý vốn kinh doanh Nhà nước, để các bộ không còn quản lý doanh nghiệp, tập trung quản lý chuyên ngành.

Lập Uỷ ban giám sát Tài chính và đảm bảo Thị trường, các Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý thị trưởng, Uỷ ban Chứng khoán, Uỷ ban giám sát Tài chính và một số cơ quan của Ngân hàng Nhà nước về đây. Lập cảnh sát tài chính thuộc Uỷ ban này.

Ngân hàng Quốc gia không còn chức năng quản lý ngân hàng, trở thành ngân hàng quốc gia, (có thể cho tách ra, độc lập với Chính phủ trong tương lai).

 Xoá cấp Tổng cục và Uỷ ban trực thuộc Bộ (trừ tổng cục Thuế- Bộ Tài Chính, Tổng cục chính trị - Bộ Quốc phòng, Uỷ ban Dân tộc- Bộ NV và ST). Các bộ, ngành chỉ còn Cục, Vụ, Viện, Ban. Xoá báo thuộc Bộ, chỉ còn Tạp chí chuyên ngành (một hay một số). Xoá các trường thuộc Bộ. (Trừ thuộc Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

Tổng cục Hải quan và Biên phòng sáp nhập thành Cảnh sát Biên Phòng, trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
Bộ Tư pháp đảm nhận thêm thi hành án hình sự và hệ thống trại tạm giam, tạm giữ, cảnh sát tư pháp (bảo vệ toà án, thi hành án).

Mời xem Video: Hội nghị TW6 bế mạc thành công: Thông qua Nghị quyết dừng Chỉnh đốn Đảng để bảo vệ sự đoàn kết?



D. Quy định chế độ 1 trưởng 1 phó cho bất cứ cấp hành chính, quản lý, chuyên môn nào thuộc các bộ ngành. Chuẩn hoá toàn bộ công chức trung ương, bắt buộc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và chế độ tuyển dụng 5 năm (lần đầu), 10 năm (lần 2) và đến tuổi nghỉ hưu (lần 3). Cấm các công chức học thạc sỹ, tiến sỹ khi đương chức. Cấm người ruột thịt của cấp trưởng, phó làm trong cùng cơ quan, kể cả cơ quan cấp dưới.

E. Bán toàn bộ các nhà đất, xe cộ của các bộ, ngành (trừ Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), tất cả bộ ngành đều thuê nhà, xe cộ và dịch vụ văn phòng của tư nhân (kể cả bảo vệ, phục vụ, kế toán). Đấu thầu thuê dài hạn ba toà nhà tư nhân ở Hà nội và 01 ở TPHCM cho các bộ, ngành . Yêu cầu mọi hoạt động chi tiêu của các bộ, ngành và cơ quan, đơn vị trực thuộc phải qua ngân hàng, các công chức phải cam kết mọi giao dịch cá nhân từ 1 triệu đồng trở lên qua ngân hàng.

Hy vọng mấy điểm đề xuất trên sẽ hữu ích nào đó cho các vị trong Chính Phủ Kiến tạo.

Ls Trần Vũ Hải


(FB Trần Vũ Hải)
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM PHÁT BIỂU VỀ BỘ PHIM " THE VIETNAM WAR

Cuộc chiến sinh tử trong 5 năm chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Lowy Institute)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn đã trải qua những cuộc chiến sinh tử hồn siêu phách lạc trong 5 năm thực hiện chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’, giới truyền thông hải ngoại thân Bắc Kinh đưa tin.
Gần đây Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương công bố số liệu cho thấy, trong chiến dịch chống tham nhũng 5 năm qua, Trung Quốc đã loại bỏ 235 quan chức cao cấp từ cấp tỉnh, bộ trở lên, trong 31 tỉnh thành của Trung Quốc có gần 10.000 quan chức cấp sở bị điều tra, các quan chức cấp cơ sở (huyện, xã) có 1 triệu 343 nghìn người bị trừng trị.
Cùng với cuộc chiến chống tham nhũng 5 năm qua của 2 ông Tập và ông Vương Kỳ Sơn là cuộc chiến nội bộ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trang mạng hải ngoại có tên Đa Chiều đã điểm lại những vụ việc gay cấn của 2 ông Tập – Vương trong bài “Cuộc chiến sinh tử của cải cách và chống cải cách”.
“Đấu tranh chống tham nhũng, thì chuyện sống chết cá nhân, hủy hoại danh dự cá nhân, đều không để ý đến nữa”. Ngày 4/8/2014, một tờ báo đảng địa phương đã “vô ý” để lộ ra lời nói trên của ông Tập Cận Bình. Cách đó khoảng 1 tuần là vụ sa lưới của ông Chu Vĩnh Khang, người có biệt danh “Vua chính trị và pháp luật”.
Ngày 26/6/2014, trong hội nghị của Bộ chính trị ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình có phát biểu tương tự: “Có người nói đe dọa chúng ta, hãy cứ chờ xem, tôi muốn nói cho các anh biết, ai sợ ai! Năm xưa Chu Dung Cơ nói phải chuẩn bị 100 cỗ quan tài, 99 cái cho kẻ tham nhũng, cái cuối cùng giành cho bản thân…. Hôm nay chúng ta cũng phải có dũng khí như thế này”. Ngày thứ 4 sau bài phát biểu đó, nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu bị “khai trừ khỏi Đảng”, đồng thời giao cho cơ quan kiểm sát quân sự.
Bài viết còn nói, 2 ông Tập – Vương chống tham nhũng đã động đến quá nhiều miếng bánh của tập đoàn lợi ích quyền quý, “Bài nói chuyện sinh tử” của ông Tập Cận Bình không phải là lời nói quá chút nào.
Bài báo cũng dẫn lời một nhân sỹ Trung Nam Hải dấu tên tiết lộ, giới truyền thông đồn đoán về “sự vắng mặt bí ẩn của ông Vương Kỳ Sơn” là vì ông đang làm một đại án nào đó, mà lại bỏ qua việc ông Vương từng giờ từng phút đang đối diện với nguy hiểm. Bên ngoài luôn tập trung vào cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình, mà không nghĩ đến ông đang đối diện với những mối uy hiếp chết người của rất nhiều đối thủ có thế lực, sức mạnh.
Vai trò của ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, một người chủ đạo chống tham nhũng, một người vung đao chống tham nhũng, khiến các cơ quan chức năng không thể không áp dụng các biện pháp bảo vệ tăng cường đối với hai ông.
Khi ông Tập Cận Bình tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hồng Kông trở về với Trung Quốc, công tác bảo vệ ở Hồng Kông được cho là có quy mô “lớn nhất trong lịch sử”. Một đoạn video lộ ra cho thấy: Khi ông Tập Cận Bình chuẩn bị dời sân bay, xung quanh chiếc xe chống đạn mà ông ngồi là các nhân viên anh ninh dày đặc, họ thậm chí còn chạy đồng thời khi chiếc xe khởi động, cho đến tận khi chiếc xe đạt đến tốc độ nhất định, sau đó có các đội xe và xe mô-tô bảo vệ khác đi theo vây quanh.
Bài báo thuật lại lời người đưa tin nói, trước Đại hội 18 và quanh thời điểm 2 người đứng đầu quân đội Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu bị bắt, Trung Nam Hải và trong khuôn viên quân ủy có một cánh quân bí mật luôn luôn chăm chú các động tĩnh của những người đứng đầu quân đội, đồng thời chỉ huy nhiều đơn vị quân đội đảm bảo trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Bài báo cũng cho biết, tin tức nội bộ ĐCSTQ nói, cho đến tháng 5/2017, ông Tập Cận Bình mới hoàn toàn kiểm soát quân đội. Hội nghị công tác cải cách quân đội cuối năm 2015, do nhiều ý kiến bất đồng nên buộc phải lùi lại, ông Tập Cận Bình cuối cùng phát biểu mạnh mẽ “Ai phản đối người đó bị cách chức” thì mới khởi động được các biện pháp cải cách. Điều động nhân sự quân đội cao cấp lại là một “Cuộc chiến sinh tử” nữa.
Một “chiến trường” có quan hệ sống còn đối với cuộc cải cách của ĐCSTQ là kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là làm sạch thị trường tài chính. Bài báo dẫn lời người đưa tin rằng, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã lập một danh sách đen, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp và cá nhân trong danh sách đen có các hoạt động tiền tệ ở nước ngoài.
Thanh Lâm, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Xem thêm: