Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI "TRANH CỬ" CHIẾC GHẾ BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG; LS TRẦN VŨ HẢI ĐỀ XUẤT GIẢM BIÊN, GIẢM ĐẦU MỐI ĐỂ CHÍNH PHỦ THỰC SỰ KIẾN TẠO

Vu Hai Tran
NẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI?
Ông Trương Quang Nghĩa, đương kim Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, được cử làm Bí Thư Đà Nẵng, nên sắp tới sẽ có tân Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
Tôi vốn "ham quyền lực", nên cũng muốn tự đề cử vào chức vụ này. Nếu tôi làm Bộ trường Bộ Giao Thông Vận Tải, tôi sẽ thực hiện 5 việc sau và cam kết chắc chắn hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ (từ 2017-2021):
1/ Tập trung cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hoà thành cặp đôi sân bay có công suất 100 triệu khách/ năm với vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD (có thể phát sinh không quá 3 tỷ USD), không cần vốn ngân sách. Chưa triền khai dự án sân bay Long Thành.
2/ Tập trung giải quyết các dự án BOT đường bộ và các quốc lộ. Các dự án BOT đường bộ là đường cao tốc không trùng quốc lộ, được nhà nước ưu đãi tối đa, chọn những chủ đầu tư xây đạt chất lượng cao và giá thành hợp lý, thu phí không dừng. Các đường quốc lộ sẽ được miễn phí vì được quỹ bảo trì đường bộ và nguồn từ thuế bảo vệ môi trường (thu chủ yếu từ xăng) tài trợ, nhưng tạm thời chưa cải tạo mở rộng thêm. Thương thảo lại các hợp đồng BOT đường bộ để có giá hợp lý và tháo dỡ mọi trạm thu phí trên quốc lộ.
3/ Đề xuất Quốc hội ban hành luật về giải quyết ùn tắc giao thông và vận tải công cộng tại hai đại đô thị Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Luật này cho phép chính quyền hai đại đô thị này có những cơ chế đặc biệt để huy động vốn, áp dụng các biện pháp hạn chế giao thông cá nhân, ưu tiên giao thông công cộng.
4/ Lựa chọn 1 trong những thứ trưởng hiện nay làm thứ trưởng duy nhất của Bộ GTVT, các thứ trưởng khác làm trợ lý Bộ trưởng, được giữ nguyên lương cho đến khi nghỉ hưu hoặc tự mình tìm việc khác. Soát xét toàn bộ bộ máy của Bộ GTVT theo hướng giảm 50% đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ, giảm 50% nhân sự quản lý, hành chính và sự vụ trong các đơn vị này. Mỗi đơn vị đầu mối có 1 trưởng, 1 phó đều phải thông thạo 1 ngoại ngữ (trong các ngoại ngữ Anh, Trung, Đức, Nhật, Pháp, Nga, Hàn). Vị Thứ Trưởng duy nhất được uỷ quyền thay mặt Bộ trưởng giải quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT trừ những vấn đề nêu tại 5 điểm này, để Bộ trưởng tập trung giải quyết 5 việc này.
5/ Đề xuất Chính Phủ và Quốc Hội sáp nhập Bộ Giao Thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị cho nhiệm kỳ sau.
Tất cả những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu, thậm chí từng tham gia giải quyết. Ví dụ, cách đây 20 năm tôi đã tham gia xây dựng kế hoạch buýt hoá toàn bộ Hà nội của một đại gia mạnh nhất miền Bắc tại thời điểm đó (dù không thành công). Hoặc tư vấn cho một hiệp hội vận tải chống việc thu phí BOT tuỳ tiện từ 10 năm trước (có một số kết quả, nhưng chưa triệt để)...Tôi tin có đủ hiểu biết và khả năng để giải quyết 5 việc trên ngay trong nhiệm kỳ từ nay đến hết 2021.
Liệu ứng cử viên Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nào dám cam kết như tôi, hay ít ra cũng đưa ra kế hoạch hành động khi làm Bộ trưởng?


Đề xuất cho Chính Phủ Kiến tạo sắp xếp lại theo hướng tinh giản bộ máy chính quyền Trung ương, thực hiện chế độ "1 trưởng, 1 phó".

Hôm nay, hội nghị TƯ 6 của Đảng Cộng sản Việt nam sẽ kết thúc. Tại hội nghị này, ĐCS sẽ đưa đường hướng đề tinh giản toàn bộ bộ máy chính trị, hành chính. Đây là vấn đề sống còn của Đảng và chính quyền Việt nam, do bộ máy cồng kềnh, trùng lắp, không có hiệu quả và ngốn tiền không thể tiếp duy trì như hiện nay, khi ngân sách hạn hẹp và nợ công phải trả ngày càng cao.

Trong lúc rỗi việc, tôi xin để xuất Chính phủ Kiến tạo một số điểm sau để sắp xếp lại bố máy chính quyền trung ương :


A/ Nội các Chính phủ gồm: 

1. Thủ tướng
2. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính
3. Bộ trưởng Ngoại giao.
4. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
5. BT Bộ Quốc Phòng 
6. BT Bộ Công An
7. BT Bộ Nội vụ và Sắc tộc
8. BT Bộ Tư Pháp
9. BT Bộ Tài nguyên và Môi trường
10. BT Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội
11. BT Bộ Truyền Thông, Văn Hoá và Thể Thao
12. BT Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
13. BT Bộ Y tế
14. BT Bộ Công thương.
15. BT Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn
16. BT Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị
17. BT Bộ Du lịch và Biển đảo.
18. BT, Tổng quản lý Uỷ ban quản lý vốn kinh doanh Nhà nước
19. BT, Tổng giám sát Uỷ ban giám sát tài chính và bảo đảm thị trường.
20. BT, Thống đốc Ngân Hàng Quốc gia.

B. Thanh Tra Chính phù hiện nay sẽ bị xoá sổ, chức năng thanh tra chuyên ngành, các bộ đã đảm nhiệm, thanh tra về ngân sách chồng chéo với Kiểm toán Nhà nước, thanh tra về công vụ giao về Bộ Nội vụ (và Sắc tộc).

Uỷ ban Dân tộc sáp nhập vào Bộ Nội vụ và Sắc tộc

Bộ Kế Hoạch và Đầu tư bị xoá sổ, phần lớn chức năng giao về Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương.

Bộ Xây dựng và Bộ giao thông vận tải sáp nhập thành Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đô thị.

Bộ Khoa học và Công nghệ sáp nhập vào Bộ giáo dục và đào tạo thành Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, nhằm giáo dục, đào tạo gắn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Bộ Thông tin và Truyền Thông bị giải thể. Việc quản lý truyền thông sáp nhập với quản lý văn hoá, thể thao thành Bộ Truyền thông, Văn hoá và Thể thao.

Lập Bộ Du lịch và Biển đảo, do Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, và thường gắn liền biển đảo, kinh tế Biến đảo (đánh bắt cá biển, khai thác dầu khí trên biển) ngày cảng trở lên quan trọng. Để lực lượng cảnh sát du lịch và cảnh sát biển thuộc bộ này, cảnh sát biển kiêm kiểm ngư. Cảnh sát du lịch ở đô thị du lịch kiêm cảnh sát giao thông.

C. Lập Uỷ ban quản lý vốn kinh doanh Nhà nước, để các bộ không còn quản lý doanh nghiệp, tập trung quản lý chuyên ngành.

Lập Uỷ ban giám sát Tài chính và đảm bảo Thị trường, các Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý thị trưởng, Uỷ ban Chứng khoán, Uỷ ban giám sát Tài chính và một số cơ quan của Ngân hàng Nhà nước về đây. Lập cảnh sát tài chính thuộc Uỷ ban này.

Ngân hàng Quốc gia không còn chức năng quản lý ngân hàng, trở thành ngân hàng quốc gia, (có thể cho tách ra, độc lập với Chính phủ trong tương lai).

 Xoá cấp Tổng cục và Uỷ ban trực thuộc Bộ (trừ tổng cục Thuế- Bộ Tài Chính, Tổng cục chính trị - Bộ Quốc phòng, Uỷ ban Dân tộc- Bộ NV và ST). Các bộ, ngành chỉ còn Cục, Vụ, Viện, Ban. Xoá báo thuộc Bộ, chỉ còn Tạp chí chuyên ngành (một hay một số). Xoá các trường thuộc Bộ. (Trừ thuộc Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

Tổng cục Hải quan và Biên phòng sáp nhập thành Cảnh sát Biên Phòng, trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
Bộ Tư pháp đảm nhận thêm thi hành án hình sự và hệ thống trại tạm giam, tạm giữ, cảnh sát tư pháp (bảo vệ toà án, thi hành án).

Mời xem Video: Hội nghị TW6 bế mạc thành công: Thông qua Nghị quyết dừng Chỉnh đốn Đảng để bảo vệ sự đoàn kết?



D. Quy định chế độ 1 trưởng 1 phó cho bất cứ cấp hành chính, quản lý, chuyên môn nào thuộc các bộ ngành. Chuẩn hoá toàn bộ công chức trung ương, bắt buộc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và chế độ tuyển dụng 5 năm (lần đầu), 10 năm (lần 2) và đến tuổi nghỉ hưu (lần 3). Cấm các công chức học thạc sỹ, tiến sỹ khi đương chức. Cấm người ruột thịt của cấp trưởng, phó làm trong cùng cơ quan, kể cả cơ quan cấp dưới.

E. Bán toàn bộ các nhà đất, xe cộ của các bộ, ngành (trừ Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), tất cả bộ ngành đều thuê nhà, xe cộ và dịch vụ văn phòng của tư nhân (kể cả bảo vệ, phục vụ, kế toán). Đấu thầu thuê dài hạn ba toà nhà tư nhân ở Hà nội và 01 ở TPHCM cho các bộ, ngành . Yêu cầu mọi hoạt động chi tiêu của các bộ, ngành và cơ quan, đơn vị trực thuộc phải qua ngân hàng, các công chức phải cam kết mọi giao dịch cá nhân từ 1 triệu đồng trở lên qua ngân hàng.

Hy vọng mấy điểm đề xuất trên sẽ hữu ích nào đó cho các vị trong Chính Phủ Kiến tạo.

Ls Trần Vũ Hải


(FB Trần Vũ Hải)
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Không có nhận xét nào: