Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Thịt lợn “lực sĩ” tràn lan trên thị trường gây vô sinh

(Xã hội) - Gần đây, những chú lợn “lực sĩ” đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Chúng được quảng cáo là giống thịt siêu nạc nhằm hấp dẫn người tiêu dùng.
h1
Hiện nay, xu hướng người tiêu dùng đang nghiêng về sử dụng thịt, hạn chế mỡ trong các bữa ăn vì cho rằng ăn mỡ quá nhiều sẽ gây béo phì và những chứng bệnh khác không tốt cho sức khỏe.
Nắm bắt được thị hiếu, một trang trại nuôi lợn của công ty Duroc ở Campuchia đã cố tình tiêm hormone vào lợn nhằm tạo ra những chú lợn “lực sĩ” để rao bán và xuất khẩu sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Lợn được tiêm hormone và steroid trở thành “lực sĩ”.
Lợn được tiêm hormone và steroid trở thành “lực sĩ”.
Những chú lợn này được Duroc tiêm hormone và steroid vào lợn khiến chúng cho năng suất cao, toàn cơ bắp không mỡ đồng thời khiến chúng có được vẻ ngoài cường tráng như lực sĩ. Thế nhưng Duroc lại quảng bá rằng đây đơn thuần là những chú lợn được tạo ra theo công nghệ biến đổi gen.
Tại đây thậm chí còn bán cả những dụng cụ, thuốc tiêm steroid cho những chủ trang trại muốn có được những chú lợn cơ bắp.
Hormone và steroid được Duroc chào bán tràn lan.
Hormone và steroid được Duroc chào bán tràn lan.
Hành động này của trang trại bị tổ chức PETA lên án gay gắt và cho rằng: “Đây là sản phẩm của cơn ác mộng!”.
Đặc biệt hơn, lợn “lực sĩ” được tiêm hormone và steroid này là sản phẩm không được cấp phép tiêu thụ. Theo quy định của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, động vật được tiêm hormone tăng trưởng đều không được cấp phép tiêu thụ vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hormone và steroid được Duroc chào bán tràn lan.
Hormone và steroid được Duroc chào bán tràn lan.
Việc bán thịt lợn bị tiêm hormone là bất hợp pháp. Nhưng chưa cần nói đến vấn đề phạm pháp hay không, giống lợn này nếu người tiêu dùng sử dụng thì nguy cơ mắc bệnh là cực kỳ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Giống lợn “lực sĩ” đã được tiêm hormone và steriod, vì thế khi ăn vào, những chất trong lợn được người ăn hấp thụ trực tiếp. Theo nghiên cứu, chúng có thể gây ra các chứng bệnh đặc biệt nguy hiểm như ung thư, vô sinh, gặp các vấn đề về tim mạch, tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần, làm cho trẻ nhỏ chậm phát triển, kém thông minh….
Ăn lợn “lực sĩ” có thể gây ung thư, vô sinh….
Ăn lợn “lực sĩ” có thể gây ung thư, vô sinh….
Theo tìm hiểu, loại thịt lợn “lực sĩ” này đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam theo hình thức thịt lợn nhập khẩu siêu nạc. Đồng thời những loại hormone kia cũng được những trang trại chăn nuôi tại Việt Nam nhập về để tạo ra loại thịt lợn có năng suất cao.
Vì thế, những chuyên gia về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng đặc biệt khuyến cáo người dân tránh xa, không mua bán và sử dụng các loại thịt được quảng cáo là thịt siêu nạc được bày bán không qua kiểm định trên thị trường.
Đồng thời tích cực tuyên truyền để người dân xung quanh biết đến mối nguy hại từ thịt lợn biến đổi gen, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Cử tri hỏi Tổng bí thư vụ Yên Bái, Thanh Hóa sao chưa xử được?

10:45 AM - 12/10/2017 Thanh Niên OnlineTổng bí thư trao đổi với cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ sáng nay /// Ảnh N.Huyền

Sáng nay 12.10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 14. Cuộc tiếp xúc diễn ra ngay sau khi Hội nghị Trung ương khoá 6 vừa bế mạc.
Tại cuộc tiếp xúc, bày tỏ sự tin tưởng vào cuộc chiến chống tham nhũng, các cử tri cũng nêu nhiều vụ việc nóng trong xử lý cán bộ thời gian qua như ông Nguyễn Xuân Anh, Võ Kim Cự, các vụ án Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm...
Vụ Yên Bái, Thanh Hóa rõ như ban ngày
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, cử tri phường Vĩnh Phúc cho rằng không ai thoả mãn với tình hình đất nước hiện nay, nhưng luôn khẳng định dù bức xúc nhưng không bao giờ bi quan.
Cử tri hỏi Tổng bí thư vụ Yên Bái, Thanh Hóa sao chưa xử được? - ảnh 1
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước hỏi vì sao vụ Yên Bái, Thanh Hoá rõ như ban ngày nhưng chưa xử lý được - Ảnh: V.H
“Đảng, Nhà nước đang xử lý một cách quyết liệt với tiêu cực trong nội bộ, mà điển hình là việc xử lý Bí thư Đà Nẵng trong Hội nghị trung ương vừa qua. Có người hỏi tôi có mừng không, tôi nói vừa đau lòng vừa mừng vì những người được Đảng tin tưởng như vậy lại tha hoá, không chỉ ảnh hưởng cá nhân mà đến Đảng, dân, không đau lòng sao được. Nhưng mừng vì Đảng ta không khoan nhượng với tiêu cực”, ông Thước nói.
Tuy nhiên, tướng Thước cũng băn khoăn đặt câu hỏi, vụ Yên Bái dù rõ như ban ngày nhưng bao nhiêu thời gian qua không ra được? Theo ông, xử lý tiêu cực phải quyết liệt đừng để như Yên Bái, Thanh Hoá, vấn đề liên quan đến lãnh đạo cấp tỉnh thì trung ương phải vào cuộc.
Tướng Thước cũng nêu những vấn đề lớn mong muốn được Quốc hội thảo luận làm rõ như nợ xấu, nợ công lớn, hệ thống ngân hàng đang báo động, bức xúc BOT...
Phải bắt những kẻ tham nhũng trả lại hàng nghìn tỉ
Cử tri Trần Viết Hoàn, quận Ba Đình cho biết, nhân dân hoan nghênh các vụ chống tham nhũng như vụ Trịnh Xuân Thanh, tuyên án Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, kỷ luật Nguyễn Xuân Anh làm phấn chấn xã hội...
“Nhân dân cảm ơn người đứng đầu Đảng đã châm lên ngọn lửa để củi khô bốc cháy. Đảng cấp cao cứ châm lò, nhân dân sẽ bỏ củi khô, củi tươi vào. Mong Đảng, nhà nước bắt những kẻ đã bòn rút, tham nhũng hàng nghìn tỉ phải trả lại, khi đó cuộc chiến chống tham nhũng mới đạt thắng lợi”, ông Hoàn nói.
Cử tri này cũng cho rằng, cán bộ bị tha hoá vì danh, vì lợi. Những vụ việc xử lý vừa qua giúp cán bộ cấp cao, quản lý tự răn lại mình. Nhưng bên cạnh đó, kỷ cương của Đảng, nhà nước chưa được thực hiện nghiêm, Đảng kêu gọi giảm đầu mối, biên chế nhưng lại phình ra, chủ trương luân chuyển cán bộ nguồn thì lại có những người đứng đầu đưa cán bộ thân quen, hoặc đưa cán bộ “có vào không có ra, có lên không có xuống”, kê khai tài sản không trung thực, kê khai rồi để đó chả ai xem xét, thậm chí đưa vào dạng tài liệu mật của cơ quan...
Thực tế xã hội xử lý những vụ ăn cắp 2 cái bánh mỳ mà 2 cháu phải ra toà, bắt tạm giam, trong khi nhiều ông quan tham nhũng gây lãng phí cho nhà nước hàng trăm, nghìn tỉ đồng chỉ bị khiển trách, cảnh cáo, hoặc kết luận vi phạm nghiêm trọng rồi cho về hưu, huề cả làng như ông Võ Kim Cự, bà Hồ Thị Kim Thoa...
Xử lý cán bộ tâm phục, khẩu phục
Đáp lại những tâm tư của cử tri về xử lý tham nhũng, Tổng bí thư khẳng định: “Làm được việc này nảy ra việc khác, có những vụ án mấy năm liền không xử được vì phải thêm chứng cứ, cần thời gian. Có những vụ làm rất nhanh, những có những vụ phải làm sao cho tâm phục khẩu phục, chứng cứ rành rành. Anh nào cũng kêu oan, nhưng dân thì cho rằng vẫn còn nhẹ, phải quyết liệt hơn nữa. Các vụ án, kiểm tra vừa rồi đều rất tâm phục, thậm chí người bị xử lý còn cảm ơn những người thi hành kỷ luật”.
Theo Tổng bí thư, không thể đánh cho một đòn "chết tươi", đó không phải phương châm của chúng ta. Bác Hồ dạy cốt sao để sửa, không xử lý kiểu không cho ngóc đầu dậy. Không vì chuyện APEC mà không xử lý lãnh đạo Đà Nẵng, nhưng xử ký xong phải đảm bảo ổn định.
Cũng theo Tổng bí thư, xử lý thật nặng, làm sao thu hồi được nhiều tài sản, đồng thời cảnh báo mọi người, làm cho người ta thấy tự giác để sửa, không đi vào vết xe đổ. Không làm kiểu gây sự bất mãn trong xã hội.
“Trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng bây giờ đánh trên đầu rất mạnh, các tỉnh cũng phải làm đi. Cả cái lò phải nóng lên, tất cả vào cuộc. Lòng dân ủng hộ, đang làm rồi phải làm tiếp, không dừng lại. Phải rất kiên trì, bước đi cho chắc chắn, đấu tranh nội bộ không cẩn thận dễ dẫn đến đổ vỡ, giữ ổn định để phát triển”, Tổng bí thư nhấn mạnh. 
Mai Hà

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.
Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Sự nổi lên của Trung Quốc bắt đầu muộn hơn một chút nhưng cũng không kém phần ấn tượng: quốc gia này đã đạt được mức tăng trưởng GDP trung bình hai con số qua ba thập kỷ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong hiện tại. Ấn Độ, vốn sẽ sớm trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, gần đây cũng đạt tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng 7-8 % một năm. Mười nước thành viên ASEAN cũng có mức tăng trưởng trung bình 5% trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, phép màu của nền kinh tế châu Á đương đại còn phụ thuộc vào một phép màu mang tính chiến lược ít được bàn đến: sự duy trì hòa bình và trật tự. Kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào giữa những năm 1970, châu Á nổi bật bởi sự vắng bóng những cuộc xung đột lớn bên trong và giữa các quốc gia. Đây là một thành tích làm cho khu vực này khác hẳn với châu Phi, châu Âu, Trung Đông và thậm chí là Mỹ Latinh.
Sự ổn định này còn lạ kỳ hơn vì châu Á vốn là nơi tồn tại hàng loạt các tranh chấp chưa được giải quyết. Khi Thế chiến II kết thúc năm 1945, Nhật Bản và Nga đã không ký được hòa ước, phần lớn là do những tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản gọi là vùng Lãnh thổ phương Bắc. Tám năm sau, chiến tranh Triều Tiên cũng kết thúc mà không có một hòa ước chính thức, để lại một bán đảo bị chia cắt và vũ trang hóa nặng nề.
Ngày nay, những yêu sách lãnh thổ đối nghịch nhau – hầu hết có liên quan đến Trung Quốc – tiếp tục nhen nhóm căng thẳng trên khắp châu Á. Nhật Bản bị cuốn vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Hơn nửa tá các nước châu Á khác bất đồng sâu sắc với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ấn Độ cũng đang đối đầu với Trung Quốc tại đường biên giới chung lâu đời ở vùng Himalaya.
Bất chấp tất cả những căng thẳng trên, châu Á nhìn chung vẫn duy trì được hòa bình, một phần là vì không một quốc gia nào muốn đe dọa sự phát triển kinh tế bằng cách châm ngòi một cuộc xung đột. Quan điểm này được liên hệ một cách rõ ràng nhất với Đặng Tiểu Bình. Trong quá trình dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc “cải cách và mở cửa” từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1990, Đặng Tiểu Bình đã công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường ổn định bên ngoài để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trong nước. Sự phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại khu vực để thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm đã tạo ra một động lực khác trong việc duy trì hòa bình.
Nhưng kinh tế có lẽ không phải là yếu tố duy nhất tạo nên nền hòa bình châu Á. Vì hầu hết các nước châu Á là các xã hội tương đối đồng nhất, có bản sắc quốc gia mạnh mẽ, nên khả năng xung đột nội bộ bùng phát và tràn qua biên giới các quốc gia là khá thấp. Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ tại châu Á – nền tảng củng cố hệ thống đồng minh khu vực vững mạnh – đã khiến các quốc gia châu Á giảm bớt nhu cầu phát triển những chương trình quân sự lớn của riêng mình, và đồng thời giữ vững nguyên trạng vốn kiềm chế sự mạo hiểm bằng vũ lực.
Những yếu tố này đã đóng góp vào nền hòa bình và ổn định ở châu Á, tuy nhiên, không nên coi chúng như những điều hiển nhiên có. Quả thật, những yếu tố này đang chịu những sức ép ngày một gia tăng – đe dọa đến phép màu chiến lược vốn tạo điều kiện cho sự thần kỳ của nền kinh tế châu Á.
Điều gì đã thay đổi? Trước hết, sự đi lên về kinh tế đã cho phép Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự. Vì Trung Quốc theo đuổi một chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán – được thể hiện qua tranh chấp biên giới của quốc gia này với Ấn Độ và những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông – các quốc gia khác càng bị thúc đẩy phải gia tăng chi tiêu quân sự cho riêng mình. Khi điều đó xảy ra, một bất đồng hoặc một sự cố sẽ có nhiều khả năng leo thang trở thành xung đột hơn.
Trong khi đó, Hoa Kỳ – cường quốc duy nhất có khả năng cân bằng lại Trung Quốc – dường như đang rút khỏi vai trò truyền thống của mình ở châu Á. Chính quyền tổng thống Donald Trump đã rút quốc gia này khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, và đã chất vấn các đồng minh về vấn đề chi tiêu quốc phòng (hạn chế) và sự mất cân bằng thương mại kéo dài (với Mỹ). Nhìn chung, sự bất định ngày càng tăng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ có thể làm suy yếu khả năng răn đe và thúc đẩy các đồng minh phải tự lo cho an ninh của mình.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất ổn tiềm tàng là Triều Tiên, vốn không chỉ là mối đe dọa quân sự truyền thống đối với Hàn Quốc mà còn là một mối đe dọa hạt nhân đối với toàn bộ châu Á cũng như với Hoa Kỳ. Điều này  có thể khơi mào một cuộc tấn công phủ đầu khốc liệt từ phía Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ kiềm chế không hành động quân sự, hậu quả cũng có thể không kém phần tàn khốc nếu Triều Tiên tấn công thực sự. Ngay cả chỉ lời đe dọa tấn công đơn thuần cũng có thể gây bất ổn nếu nó thúc đẩy các đồng minh đang lo âu của Hoa Kỳ, như Hàn Quốc và Nhật Bản, tăng chi tiêu quân sự và xem xét lại quan điểm không sở hữu vũ khí hạt nhân của họ.
Nếu bất cứ viễn cảnh nào trong những điều trên xảy ra thì những hệ lụy sẽ có ảnh hưởng sâu rộng. Ngoài những thiệt hại về con người, chúng sẽ đe dọa đến sự thịnh vượng kinh tế không chỉ của châu Á mà còn của toàn bộ thế giới. Đặc biệt, một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể hủy hoại một mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Tin vui là không điều nào trong đó sẽ chắc chắn xảy ra. Các chính phủ vẫn còn thời gian để thực hiện kiềm chế, tìm kiếm các giải pháp ngoại giao và xem xét lại những chính sách đe dọa gây mất ổn định. Tuy nhiên không may là chúng ta lại đang sống trong một thời kỳ trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và đôi khi là của sự lãnh đạo vô trách nhiệm. Thêm vào đó là những dàn xếp quân sự-chính trị khu vực chưa đầy đủ và cũng không có gì chắc chắn rằng sự khôn ngoan sẽ chiến thắng bất cẩn, hay liệu nền hòa bình độc đáo kéo dài hàng thập niên qua của châu Á sẽ được đảm bảo.
Richard N. Hass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc Hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ireland và điều phối viên chương trình Vì tương lai Afganistan. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “A world in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order”.
Copyright: Project Syndicate 2017- The End of Asia’s Strategic Miracle?

Tại sao Việt Nam rút khỏi cuộc đua giành chức lãnh đạo UNESCO?

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại một vòng bầu chọn vào chức Tổng giám đốc UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu tại một vòng bầu chọn vào chức Tổng giám đốc UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu từng tự hào là người Việt Nam đầu tiên ra ứng cử trong cuộc đua giành chức Tổng giám đốc UNESCO, nhưng nay đã rút lui trước vòng 3 cuộc bầu chọn cho vị trí cao nhất trong Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
Nhà ngoại giao 56 tuổi – hiện là trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề UNESCO – là một trong 9 ứng cử viên dự tranh ghế tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.
Theo trang web chính thức của UNESCO, đại diện Việt Nam đã rút lui khỏi cuộc đua mà trước đó ông đã trực tiếp vận động tại 30 quốc gia thành viên với lời cam kết “sẽ giúp UNESCO đoàn kết hơn.”
Trong 1 bức thư gửi cho Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO Michael Worbs, đại sứ phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO, bà Trần Thị Hoàng Mai, thông báo với tổ chức của Liên Hiệp Quốc rằng chính phủ Việt Nam quyết định rút ứng viên khỏi cuộc đua. Trong thư, bà Mai tái khẳng định cam kết của Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa sự hợp tác với các tổ chức của UNESCO và với tân Tổng giám đốc kế tiếp của tổ chức này.
Bức thư phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO ký tên đại sứ Trần Thị Hoàng Mai thông báo cho chủ tịch Ban chấp hành UNESCO về quyết định rút ông Phạm Sanh Châu khỏi cuộc đua tới chức Tổng giám đốc của tổ chức này.
Bức thư phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO ký tên đại sứ Trần Thị Hoàng Mai thông báo cho chủ tịch Ban chấp hành UNESCO về quyết định rút ông Phạm Sanh Châu khỏi cuộc đua tới chức Tổng giám đốc của tổ chức này.

VOA không thể liên lạc với đại sứ Châu để xin bình luận về quyết định của ông.
Việc Việt Nam giới thiệu ứng cử viên ra tranh chức Tổng giám đốc tổ chức văn hóa của LHQ được Hà nội coi là “bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động tích cực hội nhập quốc tế.”
Phóng viên TTXVN tại Paris nói “tranh cử góp phần tăng cường vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế” và “thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn, có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác toàn diện” của Việt Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: "Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời"

Hoàng Hải | 

Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: "Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời"
Ông Đinh Công Hưng trò chuyện với PV.

Nghe thấy tiếng nổ lớn giữa đêm khuya, biết có chuyện không hay xảy ra, nhiều người ở xóm Khanh, xã Phú Cường đã nhanh chóng chạy ra khỏi nhà tìm cách thoát thân.

Tiếng nổ lớn như mìn giữa đêm
Theo ghi nhận của PV, đến 17h ngày 12/10, hàng trăm chiến sỹ công an, bộ đội, CSPCCC cùng chó nghiệp vụ và 4 máy xúc vẫn đang tiến hành tìm kiếm các nạn nhân bị đất đá vùi lấp sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào khoảng 1h30 ngày 12/10, ở địa bàn thôn Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Ông Bùi Văn Linh (một người dân sinh sống ở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc) vẫn chưa hết sợ hãi cho biết, chưa bao giờ xóm Khanh chứng kiến nỗi đau lớn như vậy. Cả xóm có 8 hộ gia đình thì đã có 6 hộ bị nạn.
Các hộ bị nạn gồm gia đình ông Đinh Công Hưng có 4 người chết; ông Đinh Văn Pậng 2 người chết, ông Đinh Công Huy có 5 người chết.
Gia đình ông Đinh văn Mai có 5 người chết, gồm những người trong gia đình và khách đến chơi.
Được biết, trong số những người bị đất đá vùi lấp ở xóm Khanh vào khuya 11/10, có cả trưởng xóm và chi hội trưởng nông dân, khi họ đến để vận động các hộ gia đình đang sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn thì bất ngờ gặp nạn.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời - Ảnh 1.
Thác Khanh vẫn đổ nước dữ dội xuống bên dưới khu vực bị sạt lở.
Ông Đinh Công Hưng (48 tuổi, ở thôn Khanh, xã Phú Cường) - một trong những người dân may mắn thoát khỏi khối đất đá lớn sạt lở từ thác Khanh kể: Vào khoảng 1h25 ngày 12/10, khi ông đang ngủ ở lều cách nhà chừng 300m thì nghe thấy tiếng uỳnh uỳnh liên tục.
"Tiếng động lớn như tiếng mìn nổ vang trời. Tôi thức giấc và nhận được cuộc điện thoại của con trai báo không được về nhà vì cả xóm bị đất vùi hết rồi.
Nghe xong điện thoại của con trai, tôi chạy qua đồi ra đường cái. Khoảng chừng 2h30 phút tôi quay lại khu nhà thì đã thấy hoang tàn, không còn thấy nóc nhà của hàng xóm đâu, chỉ thấy những đỉnh bùn đất cao chót vót nhấn chìm toàn bộ...", ông Hưng vẫn chưa hết sợ hãi kể.
Ông Hưng cũng cho hay, may mắn thời điểm xảy ra vụ sạt lở vợ và con trai ông nhanh chóng chạy ra khỏi nhà nên không bị vùi trong đất.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời - Ảnh 2.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các thi thể bị vùi lấp trong đất, đá.
"Lúc xảy ra vụ việc, đứa con trai 17 tuổi đang ngủ thì bị tấm ván rơi vào đầu, may cháu tỉnh giấc nên hô hoán mẹ chạy ra ngoài. 
Thật đau xót khi những người hàng xóm, họ hàng đã thiệt mạng và đang bị chôn vùi dưới lớp đất đá", ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, gia đình ông sống dưới khu vực chân thác Khanh 50 năm qua nhưng chưa bao giờ thấy sự việc kinh hoàng đến vậy.
Vào sáng 11/10, trên địa bàn xã Phú Cuòng có mưa nhỏ, không thấy hiện tượng gì, đến chiều mưa to hơn và kéo dài.
Gia đình ông Hưng may mắn không thiệt hại về người nhưng 6 con trâu, 4 xe máy đang nằm dưới sàn nhà, các phương tiện công cụ sản xuất nông nghiệp cũng đang nằm dưới đó.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời - Ảnh 3.
Con đường dẫn vào xóm Khanh tấp lập người đi lại.
Bà Đinh Thị Siêu (50 tuổi, một người dân ở xóm Khanh) cho biết: Sau khi nghe tiếng ầm ầm từ phía đồi, bà và con trai 17 tuổi Đinh Công Quyện đã tỉnh giấc và nhanh chóng thoát ra khỏi nhà.
Chỉ trong giây lát, phần lớn ngôi nhà của bà Siêu bị vùi lấp, chỉ chừa lại một phần khu nhà vệ sinh còn lấp ló bên ngọn đất sạt.
Bà Siêu cho biết, gia đình em chồng gồm 4 người đã bị vùi dưới đống đổ nát hiện đang được tìm kiếm.
Tạm dừng tìm kiếm
Còn bà Đinh Thị Xuân (40 tuổi, vợ ông Đinh Công Sinh - trưởng xóm Khanh) cho biết: Mấy hôm nay trời mưa lớn, ông Sinh là trưởng xóm nên phải đi khảo sát ở các khu vực có thể xảy ra sạt lở. 
"Tối qua, khoảng gần 1h, chồng tôi sang nhà bác Nghĩa ở gần đó để vận động các hộ gia đình ra khỏi vùng lũ. 
Trước khi đi, anh ấy bảo: "Anh đi sang nhà bác Nghĩa xem thế nào, 30 phút nữa anh về". Một lúc sau, anh ấy về đến nhà thì bất ngờ đất ầm ầm rung chuyển. 
Ngay lập tức, chồng tôi lại chạy về những ngôi nhà dưới thác để gọi mọi người ở đây dậy thì gặp nạn", bà Xuân nghẹn ngào nói. 
Trao đổi với PV vào cuối giờ chiều 12/10, ông Đinh Công Sứ - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết, số người bị đất đá vùi lấp trong vụ sạt lở đất ở xã Minh Cường là 18 người, đến cuối giờ chiều cùng ngày đã tìm kiếm được 9 thi thể. 
Ông Sứ cũng cho hay, trong đêm nay các đơn vị nghiệp vụ sẽ tạm dừng công tác tìm kiếm và đến sáng mai 13/10, sẽ tiếp tục công tác tìm kiếm những người bị vùi lấp.
Video tạm dừng
Cận cảnh khu vực sạt lở đất ở thác Khanh, xã Phú Cường.
theo Trí Thức Trẻ

Tiền chính phủ TQ tới Việt Nam bao nhiêu?

Việt Nam nhận hơn 4,3 tỉ đôla viện trợ và tài trợ từ nguồn chính phủ Trung Quốc từ 2000 đến 2013, theo nghiên cứu mới về tổng dòng số tiền Trung Quốc 354 tỷ đôla trợ giúp 140 nước trong giai đoạn này.

TQ viện trợ
Trung Quốc viện trợ cho những nước nào?
Con số này, có thể không đầy đủ, cho thấy các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia nhận tiền từ Trung Quốc hơn nhiều so với Việt Nam.

Đặc biệt, Lào là nước có dân số nhỏ nhất trong năm quốc trên, nhưng nhận tới 12 tỉ USD từ Trung Quốc trong cùng thời gian.

Văn phòng Nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.

Nhóm AidData giám sát và thu thập tin tức về các dòng tiền từ Trung Quốc sang các nước, qua sử dụng tin chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin về nợ nần, viện trợ của các nước.

Trong bảng số liệu gửi cho BBC, AidData cho biết nghiên cứu của họ bao gồm ba dạng tài chính mà Trung Quốc dành cho các nước:

Viện trợ và tiền ngân hàng cho VN

Viện trợ phát triển chính thức (ODA): có mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, lãi suất ưu đãi, chủ yếu do Bộ Thương mại Trung Quốc cấp. Trong hạng mục ODA, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 60 triệu nhân dân tệ cho Việt Nam bổ sung vào phần kinh phí xây dựng ký túc xá học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015
Dòng tiền chính thức khác (AidData dùng chữ tiếng Anh là Other Official Flows, gọi tắt OOF): cũng do chính phủ Trung Quốc cấp, thường thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank). Nhưng các dự án này không thuộc mục đích giúp phát triển, hoặc không đủ ưu đãi để gọi là ODA. Một ví dụ OOF là Trung Quốc năm 2003 cung cấp hai khoản vay cho dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung tại Hà Nội.

Dòng tiền không rõ (AidData gọi là Vague Official Finance, gọi tắt OF): các dự án cũng dùng tiền chính phủ Trung Quốc nhưng AidData không đủ thông tin để xác minh đây là ODA hay OOF.

Một ví dụ về dòng tiền không rõ (OF) là AidData dẫn lại khoản vay 530 triệu Nhân dân tệ (64 triệu đôla) năm 2003 của Trung Quốc, cho Việt Nam hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội.

AidData thống kê khoản tín dụng ODA 85,5 triệu USD để xây Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên, của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
AidData thống kê khoản tín dụng ODA 85,5 triệu USD để xây Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên, của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)

Theo bảng số liệu mà AidData cung cấp cho bbcvietnamese.com, từ 2000 đến 2013, tổng cộng Việt Nam nhận từ Trung Quốc hơn 4,3 tỉ đôla, trong đó:

Số liệu của AidData về Việt Nam dựa theo 19 dự án ODA, 7 OOF và 9 OF trong giai đoạn 2000-2013.

Việt Nam

          ODA                                                    OOF                                                         OF
gần 350 triệu đôla Mỹ                 gần 986 triệu đôla                                          gần 3 tỉ đôla
Tổng cộng: 4,3 tỉ đôla 

Để so sánh, sau đây là các con số liên quan một số nước Đông Nam Á nhận tiền từ nguồn chính phủ Trung Quốc:

Campuchia

     ODA                                            OOF                                                                OF
  3 tỉ đôla                                        4,9 tỉ đôla                                              741 triệu đôla

Tổng cộng: 8,7 tỉ đôla 
Indonesia

    ODA                                                      OOF                                         OF
869 triệu đôla                                         5,5 tỉ đôla                              2,9 tỉ đôla

Tổng cộng: 9,3 tỉ đôla 
Lào

       ODA                                                        OOF                                            OF
663 triệu đôla                                             10,9 tỉ đôla                               383 triệu đôla
Tổng cộng: 12 tỉ đôla 
Myanmar

      ODA                                                          OOF                                  OF
764 triệu đôla                                            527 triệu đôla                  726 triệu đôla
Tổng cộng: 2 tỉ đôla 
Thái Lan

    ODA                                                                OOF                                 OF
gần 14 tỉ đôla                                                    1,2 tỉ đôla 
Tổng cộng: hơn 15 tỉ đôla 
Lãi suất cao

Trong một bài trên BBC News, phóng viên Celia Hatton mô tả dòng tiền từ Trung Quốc viện trợ hoặc tài trợ cho nước ngoài như sau:

Từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla, so với tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla trong cùng thời gian.

Số liệu AidData cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014 nhưng theo cách khác nhau.

Chừng 93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.

Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống.

Đa số là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại, có lãi suất, cho Bắc Kinh.

Xem bài tiếng Anh 'China's secret aid empire uncovered' và bản tiếng Việt trích thuật một số nét chính trong bài tường thuật của của Celia Hatton.

(BBC)

NHÀ THƠ LƯƠNG NGỌC AN BỊ ĐẢNG KỶ LUẬT NHƯ BT XUÂN ANH VÌ ĐƯA TIN VỀ XE BIỂN XANH CỦA XUÂN ANH...