Tại cuộc họp báo chiều 13/10 về kết quả thanh tra, kiểm tra 9 tháng qua, Bộ Tài chính cho biết toàn ngành Tài chính đã thực hiện 67.186 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 354.426 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và 10.022 vụ bắt giữ qua điều tra chống buôn lậu; kiến nghị xử lý tài chính hơn 13.608 tỷ đồng.
Phát hiện hàng loạt vi phạm về quản lý ngân sách
Đáng lưu ý là qua thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý, thực hiện chính sách chế độ về tài chính, ngân sách. Điển hình như trong công tác quản lý và điều hành ngân sách thì tại các địa phương còn tình trạng bố trí vốn ngân sách cho dự án vượt quá thời gian quy định; chưa thực hiện giao dự toán thu NSNN đối với một số khoản thu thuộc thẩm quyền của địa phương; chưa bố trí phần vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh cho một số dự án được Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; giao dự toán chi đầu tư XDCB chưa đúng quy định dẫn đến mất cân đối không đảm bảo nguồn chi.
Trong công tác quản lý tài chính, ngân sách Bộ, ngành thì qua thanh tra cũng phát hiện công tác lập dự toán còn chậm so với thời gian quy định, thiếu báo cáo thuyết minh chi tiết, thiếu nguồn thu và chưa sát với năm trước liền kề; giao dự toán thu phí, lệ phí cho các đơn vị trực thuộc chưa phù hợp; điều chỉnh kinh phí một số nhiệm vụ chi không thường xuyên khi chưa có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; thu một số khoản phí và lệ phí cao hơn mức quy định…
Đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì cũng phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm như: Lập và phê duyệt tổng mức đầu tư chưa chính xác; lập, phê duyệt dự toán chưa chính xác dẫn tới giá trúng thầu phải giảm trừ khối lượng; phê duyệt quyết toán, thanh toán không đúng; nghiệm thu thanh toán tăng không đúng…
Còn công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp vẫn có tình trạng xây dựng phương án tăng vốn điều lệ không đúng với nhu cầu vốn thực tế; hạch toán thiếu doanh thu, thu nhập khác, hạch toán không đúng lợi nhuận…
VOV.VN - Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội đã trả lời trong cuộc họp công tác ứng phó đợt mưa lũ 10-12/10/2017.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội trả lời vụ vỡ đê ở Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo ông Thịnh, tại bản tin chiều tối ngày 12/10 của Đài PT-TH Hà Nội đã có đề cập đến việc có hay không vỡ đê Hữu Bùi và bản tin kết lại là "không phải vỡ đê Hữu Bùi một cách bất ngờ".
Toàn cảnh cuộc họp tại Bộ NN&PTNT chiều 13/10.
Ông Đỗ Đức Thịnh cung cấp thông tin cụ thể như sau:
“Vùng Hữu Bùi là vùng chứa lũ và trong bảo vệ chỉ bảo vệ đê Tả Bùi chứ không bảo vệ đê Hữu Bùi.
Đồng thời, đê Hữu Bùi chỉ được đắp đến cao trình dương 6,5m và khi mực nước sông Bùi vượt 6,5m, tức là chuẩn bị vượt mức báo động 3 thì sẽ cho nước tràn qua đê này.
Đêm ngày 11, rạng ngày 12, đê Hữu Bùi đã tràn 9.900m toàn tuyến. Trong quá trình tràn thì khoảng 6h sáng 12/10, có hai đốt bê tông được gia cố cho dân đi bị sạt phần chân và với áp lực nước cuốn trôi hai đoạn đường bê tông, với chiều dài khoảng 10m.
Nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng mà trong quá trình nước tràn thì một điểm đê ứ, bị mất chân và phá luôn điểm đó.
Nước sau đó tràn vào vùng chứa lũ và chúng ta đã chủ động đưa nước vào vùng bờ lũ của sông Bùi để đảm bảo an toàn cho đê Tả Bùi.
Việc vỡ này hay còn gọi tràn để vỡ chân đê là có chủ động và vào vùng chứa lũ chứ không phải vùng được bảo vệ tuyệt đối.
Có thể nhìn vào dân người ta tưởng vỡ nhưng trong quá trình đêm 11/10 khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đi kiểm tra, nước đã tràn 9.900m toàn tuyến đê.
Sáng 12/10, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đi kiểm tra lúc 8h thì trước đó, 6h sáng đê đã bị vỡ. Khi vỡ, chính quyền đã chủ động di dời các hộ dân và ngay đêm 11/10 đã có sơ tán cho chăn nuôi ở khu vực Hữu Bùi.
Khi phóng viên đề nghị Chi cục trưởng khẳng định rõ, đây là vỡ hay tràn thì ông Thịnh trả lời: "Như tôi đã nói thì dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó"./.
VOV.VN - Khoảng 6 giờ sáng ngày 12/10, một tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ đã bị vỡ gây ngập úng hoa màu, nhà cửa, tài sản của người dân trên diện rộng.
Chính trường Trung Quốc khả năng sắp xảy ra đại sự khi một quan chức sa lưới tiết lộ những thông tin động trời về phe cánh của mình nhằm rũ bỏ liên đới trách nhiệm, theo một chuyên gia về tình hình chính trị tại nước này.
Cuộc chiến phe phái giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân sắp đi đến những bước cuối cùng khi các thành viên phe Giang liên tiếp bị thanh trừng trong những năm qua. Một số nhân vật thân tín của ông Giang sau một thời gian ngồi tù đã tiết lộ thêm thông tin về phe phái của mình, cho thấy sự tuyệt vọng của những người từng sát cánh với ông Giang.
Gần đây Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung nhận được tin cựu quan chức an ninh hàng đầu Chu Vĩnh Khang, trợ thủ đắc lực một thời của ông Giang Trạch Dân, dường như muốn lập công chuộc tội ở trong tù khi đưa ra lời tố cáo lãnh đạo cũ của mình. Ông Quách Văn Quý (Guo Wengui), một tỷ phú từng có mối liên hệ với ông Giang, gần đây cũng tiết lộ thông tin gây sốc, khiến các giới tập trung chú ý vào tội diệt chủng của ông Giang.
Những người phái Giang trong tù đã hết ảo tưởng
Một chuyên gia về tình hình chính trị Trung Quốc, ông Tân Tử Lăng (Xin Ziling), nguyên giám đốc NXB học viện quân sự, cho biết trong cuộc phỏng vấn với ĐKN tiếng Trung: “Sự việc về Giang Trạch Dân, xem ra có vở kịch lớn đáng xem đây. Gần đây [Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật] Vương Kỳ Sơn liên tiếp tìm [cựu Phó Chủ tịch] Tăng Khánh Hồng để nói chuyện, chính là vì Chu Vĩnh Khang ở trong tù đã khai ra vấn đề mới.” Ông Tăng là nhân vật quan trọng số 2 thuộc phe Giang.
Ông Tân nói về những người thuộc phái Giang đã bị giam trong tù: “Họ bây giờ đều nghĩ cách giảm tội, trước đây họ còn có ảo tưởng, bây giờ những người này đã hoàn toàn hết ảo tưởng rồi, [họ tìm cách] vạch rõ ranh giới với Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, muốn tranh thủ lập công, họ có tâm thái như thế.”
Ông Tân Tử Lăng còn bày tỏ, tội ác của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng về cơ bản đã được làm rõ, hiện chỉ cần thêm tìm chứng cứ để xác thực.
Tỷ phú Quách Văn Quý tiết lộ thông tin con trai Giang Trạch Dân hại 5 mạng người để thay thận
Thông tin về vụ thay thận của ông Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng), con trai cả của ông Giang Trạch Dân được đưa ra vào thời khắc then chốt trước Đại hội 19. Thông tin gây sốc này đã đẩy gia tộc họ Giang vào cơn sóng dữ.
Ông Tân Tử Lăng nói với ĐKN về mối quan hệ đổ vỡ giữa tỷ phú Quách Văn Quý và phái Giang: “Quách Văn Quý từ khi tố cáo Giang Miên Hằng thì bắt đầu cắt đứt liên hệ với phái Giang. Quách Văn Quý hiện nay trở thành một sức mạnh chống phái Giang. Trước đây ông ta cứ nói ‘Thủ trưởng thế này, thủ trưởng thế kia’, bây giờ đã ngược lại rồi. Bởi vì ông ta nghe nói Giang, Tăng muốn hy sinh ông ta để làm điều kiện và đối trọng để thỏa hiệp với ông Tập Cận Bình, thậm chí người phe Giang còn cử người ám sát ông ta. Do đó ông ta nổi giận, kiên quyết đứng lên rồi”.
Ông Tân Tử Lăng cho biết: “Đặc biệt là Giang Miên Hằng, con trai Giang Trạch Dân đã hại 5 mạng người để thay thận.” Ông Tân bình luận: “Việc này thực sự là tội ác kinh hoàng chống lại loài người. Những vấn đề này được nêu ra đều là để lót đường cho việc giải quyết vấn đề Giang Trạch Dân”.
“Ông Quách còn nói đến sự cố hàng không Malaysia, thông tin càng kinh hoàng hơn, đó chính là vì những người giúp Giang Miên Hằng thay thận, những người này rất lo sợ, làm những việc này nên rất bất an, do đó đều chạy ra nước ngoài. Sau này người ta nói có Giang Trạch Dân ở trên che chở, động viên họ trở về. Trên đường họ trở về, chiếc máy bay này đã không biết tung tích đâu nữa. Nếu đúng là giết người diệt khẩu mấy người làm chứng, chôn vùi theo sinh mạng của hàng trăm người trên máy bay, thì đây cũng là thông tin kinh hoàng. Tất nhiên việc này còn phải tìm chứng cứ, còn phải chứng thực”.
Thông tin về việc giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc đã được biết đến nhiều năm qua. Các nhà điều tra cho biết hoạt động này diễn ra trên quy mô công nghiệp và nhóm nạn nhân chính là các học viên Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa gồm 5 bài tập và các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp những người tập Pháp Luân Công từ năm 1999, khi ông này cảm thấy lo sợ và đố kỵ về sự ưa chuộng của 70-100 triệu người dân đối với Pháp Luân Công.
Ông Tân Tử Lăng còn bày tỏ, vấn đề Giang, Tăng rất nghiêm trọng, trước Đại hội 19 có xét xử họ không thì rất khó nói. Cũng có thể là trước Đại hội 19 một vài ngày, khả năng một sự kiện lớn nào đó sẽ xảy ra. Ông Tập Cận Bình đã sắp đặt rất cẩn mật, cũng rất trầm lặng. Ông Tân cho rằng ông Tập đang cân nhắc kỹ lượng về thời cơ bắt giữ, và thời điểm vạch trần những tội ác của ông Giang và phe cánh.
Tục ngữ có câu: “Bán bộ luận ngữ trị thiên hạ”, nghĩa là, nửa bộ Luận Ngữ đủ trị vì thiên hạ. Luận Ngữ đã phản ánh một cách sâu sắc chủ trương và tư tưởng của Khổng Tử về vấn đề dùng Lễ Nhạc trị vì thiên hạ.
Dùng Lễ Nhạc để giáo hoá đó là cảnh giới tư tưởng xuyên suốt của văn hoá dân tộc Hoa Hạ, cũng là văn minh Thần truyền trên mảnh đất Thần châu hơn 5000 năm nay. Truyền thuyết còn lưu lại từ khi Bàn Cổ khai thiên địa đã có vũ điệu “Trường Trống”, Thần Nông Thị có vũ điệu “Phu Lê”…
Dùng Lễ Nhạc giáo hoá, giúp quốc thái dân an
Trong lịch sử luôn có những vũ điệu nhạc độc đáo tương ứng với từng triều đại. Đối với con người, âm nhạc không chỉ giúp “hoà thần an thể” (tinh thần hoà ái, thân thể khỏe mạnh), mà còn có thể khiến lòng người hướng thiện, nâng cao cảnh giới đạo đức. Điển tích kể rằng Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều suốt 3 tháng tới mức không biết mùi vị của thịt là thế nào, ông cảm thán mà nói rằng: “Thật không ngờ nghe nhạc lại có thể đạt được cảnh giới như thế này!”. Trước đây cũng từng có chuyện kể về Sư Khoáng, một nhà âm nhạc sống vào thời Xuân Thu. Khi Sư Khoáng đánh đàn có thể khiến ngựa quên ăn cỏ mà ngẩng đầu lắng nghe, chim bay tìm mồi còn phải dừng lại, đánh rơi cả mồi trong miệng. Từ đây có thể thấy, âm nhạc có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến con người và động vật.
Dùng âm nhạc để giáo hoá có thể đồng cảm với lòng dân, dễ dàng thay đổi những thói hư tật xấu của con người, giúp cho quốc thái dân an. Học trò của Khổng Tử là Tử Du làm quan ở Vũ Thành, luôn chú trọng dùng Lễ Nhạc để giáo hoá dân chúng. Khi ở trong thành có thể dễ dàng nghe được âm thanh của Huyền Ca (tên một bản nhạc có 5 phần đặc biệt, có tác dụng giúp con người hướng thiện, tu dưỡng đạo đức). Khi Tử Du gặp mặt Khổng Tử, đã nói:
“Con thường nghe thầy dạy: ‘Người quân tử học được Lễ Nhạc sẽ biết yêu thương người khác, tiểu nhân học được Lễ Nhạc sẽ biết hoà thuận’. Con dùng Lễ Nhạc giáo hoá dân chúng là để họ biết tu dưỡng đạo đức của mình. Hiện nay bách gia trăm họ trong thành đều nghiên cứu Lễ – Nhường, Hoà – Ái tương thân. Đây cũng chính là mục đích ban đầu khi con trị vì dân chúng”.
Khổng Tử nghe xong vô cùng vui mừng. Dưới sự cai quản của Tử Du, vùng đất Vũ Thành luôn hưởng thái bình, trăm dân no ấm.
Khổng Tử nói: “Làm được như vậy nếu như người ở xa vẫn không quy phục, vậy thì dùng văn đức để khiến họ đến” – văn đức ở đây cũng tương đồng với “võ công”. Nói cách khác, “Văn trị” cũng chính là Lễ Nhạc giáo hoá, nó vượt qua khỏi sự bất đắc dĩ mới dùng tới vũ lực. Đây cũng là điều mà cổ nhân nói: “Quân tử tu thân, trị quốc, bình thiên hạ”, Lễ Nhạc chính là điều không thể không có.
Hiệu quả thực tiễn của âm nhạc và sức khỏe con người
Từ góc độ y học mà nhìn nhận, âm nhạc có tác dụng trị liệu vô cùng hiệu quả. Bất luận là dùng để điều tiết tâm lý hay sinh lý thì âm nhạc đều thu được kết quả mạnh mẽ. Các nhà khoa học của Mỹ gần đây đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó chỉ rõ rằng con người khi rèn luyện thân thể, nếu phối hợp với âm nhạc một cách đồng điệu và hài hoà thì sẽ giúp cho cơ thể lâu bị mệt mỏi. Nói cách khác, dùng âm nhạc để bổ trợ khi rèn luyện cơ thể sẽ giúp người luyện tập có một sức khỏe dẻo dai bền bỉ. Có một quy định trong bộ môn thi đấu điền kinh của Mỹ, đó là cấm các vận động viên đeo máy nghe nhạc như iPod, mục đích là để đảm bảo an toàn và công bằng, tránh trường hợp các vận động viên dùng âm nhạc để làm ưu thế cho riêng mình. Ở đây có thể thấy tác dụng to lớn của âm nhạc đối với cơ thể người như thế nào.
Vậy nguyên lý của nó là gì? Con người chỉ cần vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu sẽ có thể khiến thể lực đạt được hiệu quả cao nhất. Đây chính là vì cơ thể người không cần phải dùng thêm nhiều sức để điều chỉnh động tác của mình. Âm nhạc cũng giống như chiếc máy điều chỉnh nhịp điệu, giúp người luyện tập giữ được tốc độ ổn định, giảm thiểu các động tác dư thừa, đạt được hiệu quả tối đa về tiêu hao năng lượng.
Âm nhạc và sự tác động của nó đối với việc rèn luyện sức khỏe đã được nghiên cứu từ rất sớm. Vào năm 1911, một nhân viên nghiên cứu của Mỹ là Leonard Ayres đã phát hiện khi nghe nhạc có thể giúp người đạp xe đạp đi nhanh hơn. Thể loại âm nhạc khác nhau sẽ tác động lên sức khỏe con người khác nhau, trong đó bao gồm cả văn hoá khác nhau. Ngoài ra còn một nguyên lý khác đó là âm nhạc có thể phân tán lực chú ý. Người luyện tập thường hay bị chi phối bởi các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến cơ thể như đau cơ bắp, tim đập nhanh, âm nhạc có thể đối kháng lại những vấn đề này để bộ não được nghỉ ngơi.
Âm nhạc có thể giải toả tâm lý lo ngại của bệnh nhân
Cũng giống nguyên lý trên, âm nhạc đã được chứng thực có tác dụng giảm cơn đau cho bệnh nhân ung thư. Các bệnh nhân ung thư thường chịu những nỗi đau trên cơ thể và tinh thần do sử dụng thuốc xạ trị. Âm nhạc giúp phân tán sự chú ý vào những cơn đau ấy, giảm bớt sự trầm cảm và trạng thái lo lắng.
Là một hình thức trị liệu, âm nhạc đã khởi lên tác dụng mang tính thích nghi tốt. Ngay từ rất xa xưa vào khoảng hơn 1000 năm trước, các nhà triết học Hy Lạp tin tưởng âm nhạc có thể chữa lành bệnh cho cơ thể. Ngày nay tại Mỹ cũng có hơn 1000 chuyên gia chuyên nghiên cứu lĩnh vực này.
Âm nhạc và cơ thể người có thể sản sinh sự cộng hưởng
Bản thân âm nhạc cũng có nhịp điệu và tần số của nó. Ngày nay các nghiên cứu khoa học cho rằng cơ thể người có một hệ thống quy luật tương tự như vậy: Tim đập, mạch máu lưu chuyển, điện não đồ vận động, ngay cả dạ dày co bóp cũng có nhịp của nó. Khi tần số âm nhạc trùng khớp với tần số nội tạng cơ thể sẽ tạo ra cảm giác khoái cảm cho con người. Kỳ thực, bản thân con người cũng từ vô thức mà biết dùng âm nhạc để trị liệu cho chính mình. Khi con người rơi vào hoàn cảnh khác nhau sẽ tự lựa chọn cho mình những giai điệu khác nhau để giúp cho tâm trạng được nhẹ nhàng thanh thản. Từ điểm này cũng có thể thấy âm nhạc có tác dụng điều tiết cơ thể người như thế nào.
Ngũ âm trị liệu trong thời cổ đại
Hiệu quả trị liệu của âm nhạc không chỉ được y học Tây phương khẳng định, mà trong cuốn cổ thư “Hoàng Đế Nội Kinh” cách đây hơn 2000 năm cũng nhắc đến nguyên lý dùng ngũ âm để trị bệnh. Trong tiếng Hán chữ chính thể thì hai chữ nhạc (樂) và thuốc (藥) có sự liên quan mật thiết, luận thuật âm nhạc trị bệnh và âm nhạc dưỡng sinh có thể được thấy ở khắp mọi nơi. Y học cổ đại Trung Quốc có học thuyết ngũ âm, ngũ tạng, ngũ hành, giữa chúng có một mối quan hệ thật trùng hợp. Ngũ âm bao gồm cung, thương, giốc, chủy, vũ. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, các lương y vận dụng nguyên lý “ngũ hành tương sinh tương khắc”, tương ứng với tim, gan, lá lách, phổi, thận để áp dụng trị liệu cơ thể nhằm đạt tới mục đích dưỡng sinh.
Âm nhạc trị liệu đa phần là dùng âm nhạc điều hoà cảm xúc của con người, có tác dụng lưu thông khí huyết. Vì vậy học thuyết ngũ hành cộng hưởng với ngũ âm trị liệu cũng đã lưu lại những giá trị phong phú, đa dạng, độc đáo cho con người.
Trong “Tô Châu Phủ Chí” có ghi chép về danh y Trần Quang Viễn đời nhà Minh. Trong một lần đi xa, ông thấy một cậu bé hôn mê bất tỉnh, gia đình cho rằng cậu bé đã chết nên chuẩn bị cho người mai táng. Trần Quang Viên cho rằng đây là Thuỷ Đậu, mới chết lâm sàng. Ông kêu người nhà đem đứa bé nằm trong cát rồi lấy đồ kim loại gõ cho ra tiếng, không lâu sau đứa trẻ tỉnh dậy. Kỳ thực nguyên lý ở đây chính là Thổ, Kim, Thuỷ tương sinh – học thuyết ngũ hành cho rằng Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Đứa trẻ sau khi được sinh khí của Thổ tiếp sau đó lại bị chấn động bởi âm thanh kim loại làm Kim khí lưu thông, Kim tác động lên Thuỷ Đậu mà xuất ra.
Âm nhạc có thể trị liệu là điều đã được chứng thực từ xưa tới nay; tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, âm nhạc có thể đem lại cho nhân loại càng nhiều hơn nữa lợi ích sức khỏe cũng như giá trị văn hoá đạo đức nơi xã hội con người.
Tờ Economist cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung sức mạnh mà đỉnh điểm là tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp tới. Sau đó, ông mới bắt đầu “hiển lộ” sức mạnh, thông qua cải cách kinh tế-xã hội một cách nghiêm túc hơn nữa.
Các tổng thống Mỹ thường đánh giá cao những người đồng nhiệm đến từ Trung Quốc. Ông Donald Trump từng được Washington Post dẫn lời cho rằng ông Tập Cận Bình là người “quyền lực nhất” ở Trung Quốc trong vòng 100 năm qua.
Quyền lực nhất
Theo tờ Economist, ông Trump có lẽ đã đúng. Không chỉ vậy, tờ báo này còn tin rằng có thể ông Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới hiện nay.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đứng thứ hai sau Mỹ, và quân đội nước này dù cố gắng “tăng cơ bắp” gần đây nhưng vẫn chẳng là gì so với Mỹ. Nhưng theo Economist, phần cứng kinh tế và phần cứng quân sự không phải là tất cả.
Lý do: tại những nước dân chủ như Mỹ, các nhà lãnh đạo không thể cứ muốn gì là làm nấy. Mọi quyết định của họ đều phải được quốc hội thông qua, mà để được quốc hội thông qua, trước tiên họ phải được cử tri đồng thuận. Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới, nhưng lãnh đạo của họ không thể tùy tiện sử dụng sức mạnh đó.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc đồng thời cũng là người đứng đầu quân đội và đứng đầu đảng cầm quyền (và là đảng duy nhất). Ngoài ra, ông Tập được cho là đang nắm giữ quyền lực tại Trung Quốc lớn hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác kể từ thời Mao Trạch Đông.
Trong khi Trung Quốc thời Mao là một nước nghèo nàn lạc hậu, thì Trung Quốc thời Tập là một cỗ máy tăng trưởng của toàn cầu. Sức ảnh hưởng của ông sẽ sớm được nhìn thấy đầy đủ trong Đại hội ĐCSTQ diễn ra 5 năm/lần ở Bắc Kinh ngày 18/10 tới.
Nhiều nhà quan sát hoài nghi liệu ông Tập có sử dụng quyền lực đặc biệt của mình để làm việc tốt hay không.
Tăng sức mạnh quân sự
Trong rất nhiều chuyến công du nước ngoài, ông Tập đã tự giới thiệu mình là một sứ đồ hòa bình và hữu nghị, một tiếng nói lý trí trong một thế giới hỗn độn và bối rối. Tại Davos vào tháng Giêng, ông Tập đã hứa với giới tinh hoa toàn cầu rằng ông sẽ là một nhà vô địch của toàn cầu hoá, thương mại tự do và hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Những lời của ông Tập được chú ý một phần bởi vì Trung Quốc có kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Sáng kiến ”Một vành đai, một con đường” của ông có thể được đặt tên một cách khó hiểu, nhưng thông điệp của nó rõ ràng – hàng trăm tỷ đô la của Trung Quốc sẽ được đầu tư ở nước ngoài vào các đường sắt, bến cảng, trạm điện và các cơ sở hạ tầng khác để giúp các vùng rộng lớn trên thế giới thịnh vượng hơn.
Ông Tập cũng lên kế hoạch biến Trung Quốc thành một cường quốc quân sự chưa từng có ở nước ngoài. Năm nay ông mở căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của nước này ở Djibouti (châu Phi). Ông đã gửi hải quân Trung Quốc đi thao diễn ở những nơi xa xôi hơn trước đây, bao gồm việc tới “cửa ngõ” của NATO ở Biển Baltic cùng với đội tàu của Nga.
Trung Quốc nói họ sẽ không bao giờ xâm chiếm các nước khác để áp đặt ý chí của mình (ngoài Đài Loan – vốn bị họ xem không phải là quốc gia). Nhưng trên thực tế, họ đã tuyên bố chủ quyền phi pháp ở hầu hết Biển Đông, chiếm đóng và làm thay đổi hiện trạng các đảo tranh chấp. Lời biện minh của họ là để hỗ trợ gìn giữ hòa bình, chống cướp biển và các sứ mệnh nhân đạo. Đối với các hòn đảo nhân tạo với đường băng quân sự ở Biển Đông, họ nói đây đơn thuần là những hành động phòng thủ.
Với phương Tây, Economist cho rằng ông Tập không gây rối để tìm cách phá hoại các nền dân chủ và làm mất ổn định phương Tây như người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông lại quá “khoan dung” đối với các hành vi gây rối của đồng minh thân cận Triều Tiên. Và một số hành vi quân sự của Trung Quốc đã gây báo động các nước láng giềng, không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở Ấn Độ và Nhật Bản.
Củng cố quyền lực chính trị
Trong nước, tờ Economist nhận định ông Tập tin rằng ngay cả một sự nới lỏng chính trị nhỏ nhoi cũng có thể làm lung lay uy quyền của mình, và đe dọa cả chế độ. Sự sụp đổ của Liên Xô ám ảnh ông. Ông không những không tin tưởng những kẻ thù mà các cuộc thanh trừng của ông nhắm tới, mà cả tầng lớp trung lưu sử dụng điện thoại thông minh đang phát triển nhanh ở Trung Quốc. Ông dường như quyết tâm thắt chặt kiểm soát xã hội Trung Quốc, nhất là bằng cách tăng cườngnăng lực giám sát của nhà nước, và duy trì khả năng kiểm soát của đảng đối với nền kinh tế.
Tất cả điều này sẽ làm cho Trung Quốc kém thịnh vượng hơn khả năng của nó và trở thành một nơi “dè dặt hơn” để sống, Economist trên ấn bản báo giấy. Vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc tiếp tục diễn ra nghiêm trọng khi ông Tập phải gánh chịu di họa đàn áp từ người tiền nhiệm. Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp đối với hàng triệu học viên Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay. Đó là một trong số lý do chính khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Trung Quốc vào danh sách các nước đội sổ về tự do tín ngưỡng.
Có một số dấu hiệu cho thấy dường như ông Tập Cận Bình muốn chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích gay gắt trên thế giới vì những vi phạm nhân quyền này. Ông Tập chưa có động thái chính thức nào, nhưng đã loại bỏ nhiều quan chức tham gia vào cuộc đàn áp, thông qua chiến dịch chống tham nhũng mang tên “đả hổ diệt ruồi”. Ngay cả những tay chân thân tín nhất của họ Giang nay cũng đã bị ngồi tù và muốn lập công chuộc tội bằng việc tố cáo “ông chủ cũ” của mình.
Có tham quyền cố vị?
Những nhà dân chủ đã từng than khóc vì “10 năm mất mát” do cải cách dưới thời người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào của ông Tập. 10 năm nay đã trở thành 15 năm, và có thể thêm nhiều năm nữa. Nhưng một số người lạc quan lập luận rằng giới quan sát chưa thấy được “con người thật” của ông Tập, vì ông chưa tập hợp đủ quyền lực. Đại hội Đảng sắp tới sẽ giúp ông củng cố quyền lực của mình, và sau đó ông sẽ bắt đầu cải cách xã hội-kinh tế một cách nghiêm túc, dựa trên những thành công tương đối của ông trong việc hạn chế tham nhũng.
Tuy nhiên, những người hoài nghi lo ngại ông Tập cũng tham quyền cố vị như một số lãnh đạo tiền nhiệm. Và ông Tập được cho là không muốn bước xuống vào năm 2022, khi nhiệm kỳ hiện nay của ông chấm dứt. Để chuẩn bị cho ngày đó, có lẽ ông sẽ tập trung thâu tóm quyền lực nhiều hơn nữa.
Theo các nhà phân tích, không ai nên có quá nhiều quyền lực. Quyền lực tập trung quá lớn ở một người là công thức cho sự bất ổn ở Trung Quốc, như đã từng xảy ra trong quá khứ – dưới thời Mao Trạch Đông và Cách mạng Văn hoá của ông ta. Đây cũng là một công thức cho hành vi tùy tiện ở nước ngoài, Economist nhận định.