Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( nói gở): Phải làm sao để "chưa đến Đà Nẵng chưa thể chết"

Đình Thức | 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm sao để "chưa đến Đà Nẵng chưa thể chết"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các nhà đầu tư tại diễn đàn

"Đà Nẵng phải trở thành nơi mà bạn phải trải nghiệm trước khi chết trên bản đồ thế giới, chưa đến Đà Nẵng thì chưa thể chết, chưa thể nhắm mắt được", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.




Ngày 15/10, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2017 với sự tham gia, chủ trì, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
"Chưa đến Đà Nẵng chết chưa thể nhắm mắt"
Tại diễn đàn, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tiếp cận với những thông tin về chính sách ưu đãi của Đà Nẵng dành cho các chủ đầu tư.
TP Đà Nẵng cũng đưa ra các dự án đang cần kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế…
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tâm sự với Đảng bộ, chính quyền, người dân Đà Nẵng với tư cách một người dân, một công chức đã từng làm việc tại đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nhìn nhận kinh tế Đà Nẵng có sự tăng trưởng mạnh trong 20 năm qua. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế vẫn còn rất nhỏ. Theo đó, đóng góp của nền kinh tế Đà Nẵng trong nền kinh tế cả nước chỉ chiếm 1,5%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm sao để chưa đến Đà Nẵng chưa thể chết - Ảnh 1.
Thủ tướng chụp ảnh chung với cộng đồng doanh nghiệp tham dự diễn đàn
"Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương, là đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung Tây Nguyên và có vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, đóng góp của Đà Nẵng cho nền kinh tế đất nước còn quá ít.
Đà Nẵng phải quyết tâm phấn đấu nếu không thì đầu tàu này sẽ thuộc về Khánh Hòa hay Quảng Nam hoặc có thể là Thừa Thiên Huế. Nói như vậy để báo động cho Đà Nẵng vì quy mô kinh tế của các tỉnh này cũng lớn tương đương và bằng với TP Đà Nẵng", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định.
Theo Thủ tướng, Đà Nẵng liên tục có thứ hạng đứng đầu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong 7 năm liền, đứng đầu về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và đạt nhiều giải thưởng cao trong phát triển lĩnh vực đô thị, môi trường…là tiền đề để thu hút đầu tư phát triển.
Chính phủ, Trung ương cũng đã dành cho Đà Nẵng một số cơ chế riêng để phát huy tốt nhất tiềm năng. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Đà Nẵng cần phải xác định được nội hàm trong việc phát triển để trở thành thành phố đáng sống.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm sao để chưa đến Đà Nẵng chưa thể chết - Ảnh 2.
Đà Nẵng đóng góp chung cho nền kinh tế cả nước còn ít
"Đà Nẵng không cần sao chép bất cứ mô hình nào mà hãy xây dựng cho mình nét riêng, vị thế riêng.
Đà Nẵng phải làm sao để Đà Nẵng trở thành nơi mà bạn phải trải nghiệm trước khi chết trên bản đồ thế giới. Làm sao để du khách trong và ngoài nước có tiếng nói, chưa đến Đà Nẵng thì chưa thể chết, chưa thể nhắm mắt được", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng để làm được điều đó thì Đà Nẵng phải có chính sách thu hút đầu tư nhất quán, cơ chế hành chính minh bạch, chính quyền đối thoại và là đối tác tin cậy của doanh nghiệp.
"Đà Nẵng phải vươn lên cạnh tranh bằng các chuẩn mực quốc tế, đừng so sánh với các nước, thành phố trong khu vực.
Công chức phải phục vụ dân. Lương của công chức phải được tính bằng sự hài lòng của người dân", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu 8 điều nên, 6 điều tránh
Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ nỗi buồn với những vụ việc xảy ra gần đây tại Đà Nẵng. Ông đánh giá đây là những bước trầm không ai mong muốn. Thủ tướng hy vọng diễn đàn xúc tiến đầu tư sẽ là bước ngoặt để thành phố đi lên.
Để làm được điều này, Thủ tướng nêu 8 điều khuyên Đà Nẵng nên làm và 6 điều cần tránh. Theo Thủ tướng, đây sẽ là con số may mắn dành cho Đà Nẵng.
"Đà Nẵng cần kiện toàn bộ máy lãnh đạo, loại bỏ những công chức yếu kém trì trệ, sửa lại những quyết sách sai và không phù hợp trước đây theo ý kiến người dân, phát huy dân chủ dám nghĩ dám làm, khuyến khích tinh thần doanh nhân, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, tổ chức thành công APEC…", Thủ tướng đưa ra lời khuyên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm sao để chưa đến Đà Nẵng chưa thể chết - Ảnh 3.
Đà Nẵng phải xây dựng để trở thành nơi mà bạn phải trải nghiệm trước khi chết trên bản đồ thế giới.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc nhở Đà Nẵng nên tránh những điều sau: tránh xáo trộn quá nhiều trong hệ thống chính quyền; thay đổi chính sách nhưng vẫn giữ nguyên các quyết sách lớn; tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan đơn vị, giữa địa phương và trung ương, cần tinh thần sáng tạo chứ ko phải né tránh; tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự; tránh việc kiểm tra chồng chéo ảnh hưởng đến nhà đầu tư…
Thủ tướng nhấn mạnh, chính quyền Đà Nẵng nên đặt người dân là trung tâm, hưởng lợi nhiều nhất của sự phát triển và tạo nhiều công ăn việc làm cho giới trẻ.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư tại Đà Nẵng cần có chiến lược lâu dài, triển khai dự án đúng tiến độ, làm trung thực.
"Đà Nẵng cần thu hồi các dự án của nhà đầu tư kém đề phân bổ lại cho các nhà đầu tư có năng lực. Các nhà đầu tư cần có bảo vệ môi trường, quan tâm đến môi trường", Thủ tướng chỉ đạo.
theo Trí Thức Trẻ

Đường cao tốc Dubai làm 4 triệu USD/km, dùng 50 năm, VN mất 20 triệu, dùng 2 năm?

Vì sao đường cao tốc Dubai làm 4 triệu USD/km, dùng 50 năm, VN mất 20 triệu, dùng 2 năm?

Pha Lê - Lộc Phạm | 
Vì sao đường cao tốc Dubai làm 4 triệu USD/km, dùng 50 năm, VN mất 20 triệu, dùng 2 năm?

Nghiên cứu của World Bank đã chỉ ra một số vấn đề khiến cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực đường bộ không cao.

Chuyện về chi phí xây dựng các công trình giao thông của Việt Nam tăng cao, thậm chí cao gấp nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... gấp 3 lần một quốc gia giàu có, hiện đại và phát triển như Mỹ là điều thực tế xảy ra trong nhiều năm qua.
Điều đáng nói là, dù được đầu tư khá nhiều tiền bạc nhưng các con đường của Việt Nam lại có tuổi thọ trung bình rất thấp, vừa đưa vào sử dụng ít lâu đã hỏng và xuống cấp trầm trọng.
Ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã từng nhận xét: Con đường xuyên Emirates - một đại lộ với 12 làn xe (mỗi bên 6 làn) đẹp như mơ, không hạn chế tốc độ, chi phí xây dựng tiêu tốn 4 triệu USD cho 1 km đường. Vậy mà ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình gấp 5 lần con số trên, tới 20 triệu USD/km.
"Tuổi thọ đường của Dubai là 50 năm, còn đường Việt Nam chạy xe 2 năm đã hỏng. Như vậy làm sao Việt Nam phát triển được?", ông Khai trăn trở.
Trong báo cáo đánh giá chi tiêu công trong ngành giao thông do Chính phủ Việt Nam và World Bank (WB) vừa được công bố mới đây, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí làm đường tại Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực đã phần nào được làm sáng tỏ.
Video tạm dừng
Vì sao đường cao tốc Dubai làm 4 triệu USD/km, dùng 50 năm, VN mất 20 triệu, dùng 2 năm?
theo Nhịp sống kinh tế

ÔNG NGUYỄN MINH MẪN TỐ VỚI BÁO CHÍ: ÔNG BỊ NGỘT THỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC: NGƯỜI TA (LÃNH ĐẠO TTCP?) MUỐN ÔNG LÌA XA TẤT CẢ; ÔNG MẪN CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT 70 TRIỆU ĐỒNG...BỞI THÔNG TIN NÀY ?

Họp báo hay buổi trình bày truyền thống gia đình và thành tích cá nhân của ông Nguyễn Minh Mẫn?

Ông Nguyễn Minh Mẫn trong buổi họp báo cá nhân.
-Trong suốt hơn 1 tiếng tổ chức cuộc họp báo cá nhân, ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ) hầu như không tập trung trả lời bất cứ câu hỏi trọng tâm nào mà chỉ đi vào trình bày truyền thống gia đình và thành tích cá nhân.
-Tâm sự cuối buổi họp báo, bằng chất giọng lo âu, rầu rĩ, ông Mẫn cho biết mình hay đi khám bệnh vì đã mổ 3 lần do thiếu oxy. “Phòng tôi sống hơi ẩm mốc nên tôi mua chậu cây để tăng oxy trong phòng. Đến cái cây “họ” cũng không cho sống với tôi, họ không cho tôi sống gần cây cỏ, hoa lá, họ muốn tôi lìa xa tất cả. Hủy hoại cây cỏ đồng nghĩa với việc không cho tôi thở, không cho tôi sống nữa”. 



Ông Mẫn xuất hiện tại nơi tổ chức họp báo cá nhân rất sớm với tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Ông bắt tay từng phóng viên, tươi cười cảm ơn báo chí dành thời gian ngày nghỉ cuối tuần để đến đây. Ông Mẫn giới thiệu mình từng là giáo viên dạy văn, có lẽ vì lý do đó, ông đã tạo nên một buổi họp báo đầy "thơ văn" và xúc động với những ngôn từ hoa mỹ: “Trong khán phòng thân thương này”, “Sáng mùa thu se lạnh”…
Ông Mẫn được cấp phép tổ chức họp báo trong 1 tiếng, tuy nhiên gần nửa thời gian đó, ông tập trung trình bày về truyền thống gia đình và những thành tích cá nhân. Mặc dù khẳng định mình bị bôi nhọ và "đánh hội đồng", tuy nhiên khi các PV đặt câu hỏi ông có bằng chứng gì không thì ông Mẫn không đưa ra được, thay vào đó là việc liệt kê phẩm chất cá nhân của mình: “Trong suốt cuộc đời, tôi là người luôn nêu cao tinh trần trách nhiệm "lấy dân làm gốc". Tôi không đồng tình, cam chịu khi nhìn thấy những biểu hiện sai trái”.
Dù trong phần trình bày đầu họp báo, ông Mẫn liên tục khẳng định có một số đối tượng đặt hàng cơ quan báo chí để vùi dập mình nhưng một lần nữa, ông không làm các phóng viên thỏa mãn với câu trả lời: “Việc ai đánh hội đồng tôi, tôi dùng từ "họ" là đại từ nhân xưng. Các bạn giỏi hơn tôi, các bạn hiểu thế nào thì hiểu”.
Ông Mẫn tiếp tục làm cả phòng họp báo được vài phen cười rộ khi liên tục khen các phóng viên đẹp trai, xinh gái, có trách nhiệm với Tổ quốc nhân dân, nhưng cuối cùng vẫn là “Xin phép không trả lời” trước những câu hỏi đặt ra về bằng chứng ông bị vu khống.
Ông Mẫn dịu giọng chia sẻ trước câu hỏi của một phóng viên: “Tôi rất xúc động khi được phóng viên Truyền hình Quốc hội hỏi, Quốc hội là cơ quan tối thượng của một Quốc gia dân tộc – nói thêm là ngày xưa tôi dùng câu này nên thầy giáo cho tôi thêm điểm làm văn, câu hỏi này liên quan đến các cá nhân tổ chức, xin phép bạn tôi không trả lời”.
Tâm sự cuối buổi họp báo, bằng chất giọng lo âu, rầu rĩ, ông Mẫn cho biết mình hay đi khám bệnh vì đã mổ 3 lần do thiếu oxy. “Phòng tôi sống hơi ẩm mốc nên tôi mua chậu cây để tăng oxy trong phòng. Đến cái cây “họ” cũng không cho sống với tôi, họ không cho tôi sống gần cây cỏ, hoa lá, họ muốn tôi lìa xa tất cả. Hủy hoại cây cỏ đồng nghĩa với việc không cho tôi thở, không cho tôi sống nữa”. 
K.Q

Chuyện bên lề cuộc họp báo của ông Mẫn



Để gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà báo đã giành "thời gian quý báu" để đến "ủng hộ" mình, ông Nguyễn Minh Mẫn đã tặng mỗi người hai chiếc bánh chưng và một cân giò trước khi ra về. 





Có mặt sớm tại phòng họp báo, ông Nguyễn Minh Mẫn - quyền Vụ trưởng Vụ 3, Tổng Thanh tra Chính phủ giữ vẻ mặt vui vẻ và thoải mái, thậm chí ông còn đến bắt tay và cảm ơn từng phóng viên có mặt tại đây.
Mở đầu bài phát biểu dài 10 trang của mình, ông Mẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến báo chí đã có mặt tại “khán phòng nhỏ bé đầy tình cảm, tình thương” và gửi lời chúc sức khỏe chân thành đến Quý vị và các bạn.
Dành hẳn 2 trang đầu để nêu lại truyền thống hiếu học của bản thân, cũng như những thành tích nổi bật, ông cho biết “cuộc đời của tôi chưa bao giờ có một vết nhơ bẩn nào cả”.
Trong khi đó, ông Mẫn đã nhấn mạnh để nói về “họ” - những kẻ đã bôi nhọ “một người con hiếu thảo, một công dân lương thiện…” như ông. "Họ đã dựng nên những màn kịch thật đê hèn", ông nói.
Còn đối với các phóng viên báo chí đang ngồi trong phòng họp, ông Mẫn lại gọi một cách trang trọng. “Tôi xin cảm ơn Quý vị và các bạn đã dành thời gian quý báu của mình để đến cuộc họp báo hôm nay”, “Xin chúc các Quý vị Khách quý và toàn thể các bạn cùng gia đình an khang, thịnh vượng, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!”.
Từ chối trả lời một số câu hỏi mà phóng viên đặt ra, ông Nguyễn Minh Mẫn trang trọng đứng dậy nói những lời cuối cùng, trong đó ông vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành và kêu gọi phóng viên, báo chí hãy đưa tin chân thực, khách quan để ủng hộ, giúp đỡ cho ông.
Ông Nguyễn Minh Mẫn còn chu đáo đến mức, không quên gửi quà cho phóng viên trước khi ra về. Người nhà ông Mẫn, mặc áo dài, đứng chờ sẵn ở cửa, dúi vào tay từng phóng viên ra khỏi phòng “Cây nhà là vườn, các anh chị cầm giúp”. Đó là 2 chiếc bánh chưng, một cân giò.
K.Q

Vụ ông Nguyễn Minh Mẫn tổ chức họp báo: Nếu nội dung sai sự thật, có thể bị phạt đến 70 triệu đồng

NAM DƯƠNG (GHI) | 
Vụ ông Nguyễn Minh Mẫn tổ chức họp báo: Nếu nội dung sai sự thật, có thể bị phạt đến 70 triệu đồng
Ông Nguyễn Minh Mẫn ho liên tục trong cuộc họp báo.

Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, đã đưa ra nhận xét trên về cuộc họp báo của ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ, tổ chức sáng 15.10.






Theo thông tin trên báo chí, giấy phép của Sở TTTT Hà Nội cấp cho ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ, thì thời gian tổ chức họp báo từ 8h30 đến 10h30 sáng 15.10, tại Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Giấy phép cũng ghi rõ nội dung buổi họp báo là: Cung cấp thông tin việc cá nhân ông Mẫn không xúc phạm, mạt sát phóng viên báo chí và cung cấp thông tin về truyền thống yêu nước, cách mạng của gia đình ông Mẫn.
Luật sư Đại cho biết, theo quy định tại Khoản 5, điều 41 Luật Báo chí 2016, có hiệu lực từ 1.1.2017 quy định: Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Điều 11, Nghị định 159/2013/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản" về vi phạm quy định về họp báo như sau:
"… 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Họp báo có nội dung kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy; b) Họp báo có nội dung gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc.
Ngoài biện pháp chính là xử phạt bằng tiền, còn có hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này và biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này".
"Ông Mẫn là người công tác trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật nhiều năm, nên đến giờ này, qua thông tin trên các báo chí, tôi thấy nội dung cuộc họp báo được ông Mẫn bám sát giấy phép", luật sư Đại nhận định.
theo Lao động

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

TÌNH MẸ VĨ ĐẠI THAY!

Huy Phan đã thêm 3 ảnh mới — với Phan HuynhLoan.
36 phút

Hôm nay tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện về #tình_Mẹ qua 4 bức hình:
Bức hình thứ nhất:
Sau khi đào bới đống đổ nát những người cứu hộ đã tìm thấy thi thể một phụ nữ trẻ đã chết trong tư thế lấy thân mình làm tấm chắn để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011...
Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Nghe Nguyễn Đình Thi kể chuyện “Người Hà Nội”


Tuần Việt Nam giới thiệu với độc giả những chia sẻ của nhà văn – nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi xung quanh ca khúc Người Hà Nội.

PV: Thưa nhà văn Nguyễn Đình Thi (NVNĐT), ông có thể cho biết bài hát đã được ra đời như thế nào?

NVNĐT: Bài Người Hà Nội tôi viết vào đầu năm 1947, dịp gần Tết. Khi đó Hà Nội còn đang chiến đấu rất quyết liệt. Do công tác, tôi tạt vào làng Khúc Thuỷ bên bờ sông Nhuệ, đối diện với làng Cự Đà bên kia sông lúc bấy giờ là trạm quân y lớn nhất của ta tiếp nhận thương binh từ Hà Nội đưa về.
Thời gian ấy, do phân công ở trên, tôi cùng anh Thép Mới, bạn học với tôi từ hồi còn học ở trường Bưởi, làm tờ báo Cứu quốc của mặt trận Hà Nội, sau này gọi là Cứu quốc Thủ đô. Tôi rời Hà Nội ra ngoại thành đúng vào đêm 19 tháng chạp tức đêm ngày toàn quốc kháng chiến nổ ra tại Hà Nội.
Phía sau lưng tiếng súng bắt đầu nổ và Hà Nội cứ bốc cháy – một cảnh tượng rất hùng vĩ mà sau đã xuất hiện trong bài hát "Hà Nội cháy, khói lửa rợp trời…"
Trong ngôi nhà tôi ở làng Khúc Thủy có một chiếc đàn piano của đồng bào tản cư bỏ lại vì bị hỏng. Tôi ở đấy và hàng ngày Hà Nội vẫn đang chiến đấu thành ra có ý làm một bài hát về Hà Nội. Một buổi tối, tôi ngồi và đàn, gõ mổ cò mấy nốt nhạc.

Tự nhiên trong đầu óc tôi vọng lên những nhịp pháo gầm, những tiếng súng và bầu trời Hà Nội cháy hiển hiện trở lại. Tứ nhạc cứ thế hiện ra.
Cảnh đầu tiên là "Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, Hà Nội ầm ầm rung, Hà Nội vùng đứng lên… ", rồi nhớ Hà Nội có "Hà Nội đẹp sao, Hà Nội vui sao…" rồi kết thúc trở lại những câu đầu. Lúc đó bài Người Hà Nội tôi chỉ viết đến đấy.
Anh Thép Mới tình cờ đọc được những dòng nhạc tôi viết nháp trên một tờ giấy. Anh khuyến khích và thế là bài hát ấy được in ở báo Cứu quốc Tết 1947 gởi tặng các chiến sĩ trung đoàn quyết tử ở Liên khu Một (sau được tổ chức thành Trung đoàn Thủ đô). Lúc đầu bài hát có tên là Bài hát của một người Hà Nội.
Sau trận đánh ở Hà Nội, các cơ quan chuyển lên Việt Bắc. Thu Đông Việt Bắc năm 1947, Pháp lại nhảy dù xuống Bắc Cạn đánh lên Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chính trong những ngày ấy tôi mới nghĩ đến việc viết đoạn kết cho bài hát, đến khoảng Tết năm 1948 thì xong.
PVHẳn là giữa nhà văn và Hà Nội phải có một sự gắn bó đến mức nào mới có thể viết được bài hát như vậy?
NVNĐT: Vâng, làng tôi là làng Vũ Trạch, bên bờ Hồ (bây giờ là phố Bà Triệu). Năm lên 10 tuổi, tôi theo bố mẹ xuống Hải Phòng nhưng lúc học trung học lại học ở Hà Nội cho nên tôi như thằng nhãi của Hà Nội, chỗ nào của Hà Nội cũng đi hết, thuộc hết.

Lúc bé thì đá bóng ngoài sông Hồng, rồi đi bơi… Lớn lên làm cách mạng cũng ở Hà Nội thời kỳ tiền khởi nghĩa, bị bắt cũng ở Hà Nội (bị giam ở sở mật thám Hà Nội) cho nên gắn bó với Hà Nội nhiều.
Khi toàn quốc kháng chiến như một làn gió thổi vào lòng mình và tôi cũng như những thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ ra đi kháng chiến với một niềm tin rất mạnh mẽ, có thế nói là hai tay trắng đánh giặc nhưng tin tưởng lắm, trong lòng không có một cái gì khác. Rất trong sáng.
PV: Nhà văn có thể kể một vài kỷ niệm khi bài hát ra đời?
NVNĐT: Khi tôi viết xong phần đầu bài hát, các anh ở Đài phát thanh biết và mời về hát trên phát thanh. Hồi đó, phòng thu ở trong một cái hang trong Hà Đông, gần chùa Trầm.

Cùng biểu diễn với tôi có hai người Đức – một là tiến sĩ triết học, một là tiến sĩ sử học. Hai anh này trước ở trong quân đội Pháp, sau bỏ quân đội Pháp theo mình. Một anh có cái đàn banjo, một anh có cái thìa cứ thế ngồi gõ trên bàn.
Năm 1948 khi tôi viết xong đoạn Ngày về, anh Nguyễn Xuân Khoát viết phối khí cho một dàn nhạc dây và bài hát được biểu diễn lần đầu cũng vào năm 1948 ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên bởi dàn nhạc dây do chính anh Khoát chỉ huy. Vào năm 1951, bài hát được biểu diễn ở Berlin tại Liên hoan Thanh niên thế giới.
Hồi đó, ngoài bài Người Hà Nội của tôi còn có bài Sông Lô, Làng Tôi của anh Văn Cao và một vài bài nữa. Các bài hát của mình được chơi bởi một dàn nhạc người Đức toàn các ông cụ, bà cụ tóc bạc cả, do ban tổ chức Festival giúp cho chứ đoàn đại biểu ta đi từ kháng chiến sang, không có dàn nhạc. Tôi đưa bản phối khí của anh Khoát cho ban tổ chức, một nhạc trưởng người Đức viết cho dàn nhạc.

Tại Festival, có lúc dàn nhạc chơi, có lúc tôi hát có dàn nhạc đệm. Ban tổ chức có ghi âm lại, sau các Việt kiều dự Festival về Pháp lại đem theo sang bên đó. Bài hát đã đi ra nước ngoài như thế.
Tôi còn nhớ hồi chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận đánh đồi A1 trong 18 ngày đêm, lúc bộ đội được ra nghỉ, tôi leo lên một cái đồi cao. Giữa tiếng súng vẫn nổ, pháo sáng lập lèo, một anh bộ đội đi trên đường nghêu ngao hát "Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây…". Tôi vô cùng cảm động.

Mãi sau này giải phóng bài hát mới được các nghệ sĩ thể hiện. Tôi đã được nghe chị Mỹ Bình (bây giờ là giảng viên Nhạc viện Hà Nội) hát trên đài. Tôi thấy chị hát rất chuẩn. Về sau, bài hát được chọn trong chương trình thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Anh Văn Vượng cũng rất thích và đã chuyển soạn cho ghi ta.
Thực ra tôi rất tiếc là không được học nhạc cao hơn (trình độ âm nhạc của tôi chỉ là sơ cấp thôi – NĐT), để viết thành bản nhạc có tính giao hưởng thì thích hơn.
PVCho đến nay, Người Hà Nội đã hơn 50 tuổi. Vậy cảm nhận của nhà văn đối với bài hát qua từng giai đoạn có gì thay đổi không?
NVNĐT: Khi viết Người Hà Nội, tôi mới hơn 20, bây giờ đã bảy mấy rồi. Tôi thấy may là qua thời gian bài hát đứng được chứ lúc mới ra đời không phải là đã được khen như thế đâu. Có người thì khen như anh Nguyễn Xuân Khoát. Anh bảo câu "Hà Nội vùng đứng lên" anh thích lắm.

Nhưng cũng có nhạc sĩ thì chê. Tôi nhớ có lần xuống Thái Bình, có hai anh chơi đàn violon chê lắm; các anh ấy bảo tôi lần sau đừng viết nhạc nữa, viết về một đề tài lớn như thế phí cả đề tài đi.
Chính tôi bây giờ cũng không hiểu sao hồi đấy mình lại viết bài hát như thế, tự nhiên viết được thôi. Và chính vì nó tự nhiên nên lại biểu hiện cái chất tâm hồn mình nhiều hơn. Vì không phải là nhạc sĩ nên tôi coi bài hát là một sự sáng tác quý trong đời mình.
PV: Thưa nhà văn, tại sao thành công của bài  Người Hà Nội, ông không đi theo con đường âm nhạc?
NVNĐT: Sau kháng chiến, tôi không có điều kiện để học nhạc. Viết văn là cái thuận tiện nhất. Tôi viết cũng được nên tập trung vào văn. Hơn nữa văn không như nhạc, mình tự học được. Với lại về sau làm thơ tôi thấy thích hơn nên cũng mãi mê thành ra bỏ nhạc cũng lâu.

Sau này tôi có viết một vài bài ngắn thôi nhưng được mọi người nhớ thì chỉ có bài Người Hà NộiDiệt Phát Xít và bài Con Voi do nghệ sĩ Trần Hiếu thỉnh thoảng có hát.
PV: Ông có thấy tiếc là đã không đi theo nhạc?
NVNĐT: Giá mà đi theo nhạc thì có khi lại mải sáng tác nhạc hơn. Kể cũng tiếc. Có khi làm nhạc nó thể hiện chiều sâu tâm hồn mình hơn.
PV: Xin cảm ơn nhà văn.
Theo Tạp chí Thời Trang Trẻ – Ngày 1/10/2000

Toàn cảnh mưa lũ lịch sử: 134 người chết, mất tích và bị thương

Chủ nhật , 15/10/2017 17:25 PM GMT+7

(VTC News) - Tính đến ngày 14/10, mưa lũ đã làm 68 người chết, 34 người mất tích, 32 người bị thương và gần 50.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng.
Thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, đợt mưa lũ lịch sử trong tuần qua đã khiến 68 người chết (tăng 8 người so với báo cáo ngày 13/10), 34 người mất tích và 32 người bị thương.
Trong số 68 người chết Sơn La có 6 người; Yên Bái 14 người; Hòa Bình 20 người; Thanh Hóa: 16 người; Nghệ An 9 người, Hà Nội 2 người; Quảng Trị 1 người.
Trong số 34 người mất tích Sơn La có 2 người; Yên Bái 14 người; Hòa Bình 13 người, Thanh Hóa 5 người.
32 người bị thương gồm Sơn La 4 người; Yên Bái 8 người; Thái Bình 6 người; Hòa Bình 8 người; Thanh Hóa 5 người; Hà Tĩnh 1 người.
mua-lu-kinh-hoang_FBMV 3
Hình ảnh mưa lũ ở Yên Bái. 
Về sự cố sạt lở đất vùi lấp 4 hộ dân với 18 người tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đến chiều 15/10, đã tìm được 13 thi thể nạn nhân bị vùi lấp; còn 5 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Mưa lũ còn làm 221 nhà bị sập đổ hư hỏng; 46.177 nhà bị ngập; 2.298 nhà phải di dời khẩn cấp.
Về nông, lâm nghiệp và tiêu úng: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến chiều 14/10, diện tích ngập úng còn 126.515ha. Dự kiến, tình hình ngập úng nặng sẽ còn tiếp diễn trong 5-7 ngày tới ở các tỉnh Hà Nam và Nam Định, 3-5 ngày ở các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình.
Giao thông: Tại Yên Bái hiện đã khắc phục tạm thời tuyến đường quốc lộ 32, đường tỉnh lộ 164 và đang nỗ lực khắc phục tuyến đường tỉnh lộ 174.
Tại Hòa Bình, tuyến quốc lộ 6 đoạn từ km131+050 đến km 131+250 và 7 tuyến đường tỉnh (432, 433, 435B, 438, 438B, 448, 450) hiện vẫn đang tắc do sạt lở và ngập úng.
Video: Lý giải sức tàn phá khủng khiếp của đợt mưa lũ ở miền Bắc
Tại Sơn La, các tuyến quốc lộ có khoảng 945 vị trí sụt lún, bồi lấp gây ách tắc giao thông 98 vị trí (quốc lộ 37 có 34 vị trí, QL43 có 64 vị trí), hiện nay đã thông tuyến; một số tuyến đường tỉnh vẫn còn bị ách tắc giao thông.
Đường giao thông đến xã Mường Bang, Sập Xa, huyện Phù Yên; xã Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa, Mường Tè huyện Vân Hồ hiện vẫn bị cô lập (cầu Bản Đông xã Tường Phù, cầu gỗ xã Mường Cơi, cầu tại QL37, cầu Bản Kháng bị cuốn trôi; cầu Gia Phù bị trôi 02 mố.
Tại Thanh Hóa, các tuyến quốc lộ đã cơ bản khắc phục thông tuyến, hiện còn các tuyến quốc lộ 16, 47, 47C vẫn bị sạt lở, ách tắc; các tuyến tỉnh lộ đã cơ bản thông tuyến, hiện chỉ còn tỉnh lộ 519B chưa thông tuyến.
Hiện Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đang tiếp tục chỉ đạo địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê đánh giá thiệt hại, tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục giao thông.
KIM THƯỢC