Ảnh minh họa: Nông dân thu hoạch lúa ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016.
Photo: AFP
Việt Nam xuất khẩu hơn 5 triệu 200 ngàn tấn gạo tính đến đầu tháng 10 năm 2017, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 16 tháng 10. Theo mức tăng trưởng xuất khẩu gạo như thế, Việt Nam được xếp vào danh sách 5 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ và Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch VFA, ông Huỳnh Thế Năng dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo đạt hơn 5 triệu 600 ngàn tấn trong năm 2017.
Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, ông Phạm Thái Bình nói với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online rằng nhu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng cuối năm 2017 tiếp tục khả quan đối với thị trường các quốc gia như Malaysia, Philippines, Bangladesh, Trung Quốc và các nước Châu Phi.
Tuy nhiên, cũng theo ông Phạm Thái Bình, Việt Nam có thể gặp khó khăn vì không đủ nguồn cung cho xuất khẩu, do sản lượng vụ mùa thu đông 2017 bị ảnh hưởng bởi lũ.
Gs Trần Hữu Dũng (Viet-studies):Tôi thực tình không hiểu cách phân công làm việc của chính phủ Việt Nam. Nền ngoại giao của Việt Nam đang phải đương đầu vô số vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp (đó là nói nhẹ), tại sao người cầm đầu ngành này lại đi thị sát đê?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thị sát tại tuyến đê sông Chu đoạn qua xã Thọ Trường (huyện Thọ Xuân). (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)
Chiều 15/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cùng đoàn công tác đã đến thị sát các tuyến đê xung yếu và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã đến thị sát tuyến đê hữu sông Cầu Chày tại xã Xuân Minh (huyện Thọ Xuân) bị vỡ với chiều dài 3m và 250m đê sông Chu đoạn qua xã Thọ Trường (huyện Thọ Xuân) bị rạn nứt, sụt lún nghiêm trọng. Phó Thủ tướng cũng đến thăm, động viên một số gia đình ở huyện Thọ Xuân bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao và biểu dương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, tích cực trong việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới và công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Thanh Hóa đã kịp thời sơ tán 18.588 hộ dân sinh sống ở khu vực ven sông, suối, khu vực có nguy cơ cao hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Các lực lượng cũng nhanh chóng vào cuộc giúp đỡ nhân dân di dời tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn. Do chủ động, triển khai nhanh chóng các công việc này nên đã giảm đáng kế thiệt hại về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân.
Phó Thủ tướng đề nghị sắp tới, Thanh Hóa cần tập trung chỉ đạo tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng mưa lũ, không để hộ dân nào đứt bữa, thiếu đói; đồng thời quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, dịch bệnh, đảm bảo nước sạch cho nhân dân. Đối với cơn bão số 11 dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền trong vài ngày tới, tỉnh Thanh Hóa chủ động, chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 11 và hoàn lưu mưa sau bão.
Liên quan đến các kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị tỉnh chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê lại các thiệt hại để báo cáo lên các Bộ, ngành liên quan tổng hợp đề xuất của tỉnh, báo cáo lên Chính phủ. Chính phủ sẽ rà soát lại nguồn kinh phí dự phòng, ngân sách trung hạn để có quyết định phân bổ, hỗ trợ Thanh Hóa cũng như các tỉnh khác trong việc khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổng hợp báo cáo thiệt hại cũng như đề xuất của các tỉnh sẽ cân đối nguồn vốn, hỗ trợ Thanh Hóa và các tỉnh khôi phục sản xuất. Phó Thủ tướng cũng ghi nhận và ủng hộ chủ trương của Thanh Hóa tìm kiếm nguồn vay ODA để sửa chữa, khắc phục, nâng cấp hệ thống để điều do địa phương quản lý.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng qua chuyến thị sát hai tuyến đê ở xã Xuân Minh và xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân cho thấy mưa lũ đã làm hư hỏng nghiêm trọng một số công trình đê xung yếu của Thanh Hóa. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng tỉnh Thanh Hóa khẩn trương xử lý sớm tuyến đê sông Chu (đê do Trung ương quản lý) vì chỉ cần một trận mưa lớn nữa sẽ rất nguy hiểm cho hơn 440.000 hộ dân ở ba huyện Thọ Xuân, Yên Định và Thiệu Hóa, nơi có tuyến đê này chạy qua. Các tuyến đê sông Cầu Chày, đê sông Yên (là những tuyến đê do địa phương quản lý), Trung ương cũng sẽ hỗ trợ kịp thời.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị ngập lụt do mưa lũ. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ cho tỉnh Thanh Hoá 580 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở các tuyến đê và các công trình giao thông bị hư hỏng gồm đê tả sông Chu ở xã Thọ Minh và xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân; đê hữu sông Mã, thành phố Thanh Hóa; đê sông Hoàng, huyện Nông Cống; đê tả sông Cầu Chày, xã Yên Giang và đê sông Hép, xã Yên Tâm, huyện Yên Định và các công trình giao thông khác...
Tỉnh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thanh Hóa một số dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến đê sông Chu với tổng kinh phí khoảng 700 tỷ đồng.
Tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trung ương quan tâm bố trí kinh phí ngân sách Trung ương để hỗ trợ các gia đình có gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi và vùng nuôi trồng thủy sản bị ngập do mưa lũ; hỗ trợ Thanh Hóa một số giống cây trồng để khôi phục sản xuất cho vụ Đông năm 2017-2018; cho chủ trương để lập dự án đầu tư nâng cấp các tuyến đê hữu sông Cầu Chày, đê sông Hoạt và đê sông Thị Long từ nguồn vốn ODA với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ ở xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)
Trong đợt mưa lũ đầu tháng 10 vừa qua, Thanh Hóa đã có 16 người chết, 5 người bị thương, 5 người mất tích, 55 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 172 ngôi nhà bị thiệt hại một phần, 28.146 ngôi nhà bị ngập, 144 ngôi nhà bị ảnh hưởng sạt lở đất. Hệ thống đê xung yếu, đê cấp 3, đê cấp 4 của Thanh Hóa bị ảnh hưởng nặng nề với các sự cố như sạt lở, nứt, vỡ, bị tràn và xấp xỉ tràn.
Bên cạnh đó, 28.833ha cây hàng năm và cây vụ Đông bị thiệt hại; 6.455 con gia súc (lợn, bò, dê), 210.355 con gia cầm, 0,7 tấn ếch nuôi, 130 bọng ong bị cuốn trôi và 1,5 tấn thức ăn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; 6.055ha nuôi trồng thủy sản bị ngập... Tổng giá trị thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 2.700 tỷ đồng.
Tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, giúp nhân dân sớm ổn định sản xuất và đời sống; tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà hỗ trợ các gia đình người bị nạn. Các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, dân quân tự vệ hỗ trợ nhân dân sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sạch, sớm ổn định đời sống và sản xuất./.
Người dân kỳ vọng Hội nghị Trung ương 6
ĐCSVN (Khóa XII) sẽ bàn và ra nghị quyết về những vấn đề quan trọng, trong đó
có 3 chủ đề: Một là lộ trình cụ thể về chủ trương “tinh giảm biên chế”
mà trọng tâm là việc “nhất thể hóa” bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương xuống
địa phương. Hai là đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng (nhóm lò đốt củi
tươi). Balà tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng ngoại giao với Cộng
hòa Liên bang Đức sau việc Trịnh Xuân Thanh “về nước xin đầu thú”, dẫn đến việc
Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với VN,
và khiến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và VN (EVFTA) có thể bị đình hoãn! Đây
là vấn đề quan trọng và rất cấp bách! Song thật đáng tiếc, cả 3 chủ đề lớn và
thiết thực này không được đưa ra bàn thảo! Thay vào đó, Hội nghị lại mang ra
bàn những vấn đề xưa như cũ, tuy không phải là vô bổ, nhưng không thực chất và
cấp thiết, đó là 2 chuyên đề “Dân số” và “Chăm sóc sức khỏe toàn dân”! Hai chuyên
đề này đã làm “loãng” trọng tâm, làm “lệch” mục tiêu của Hội nghị! Đây là điều
khiến người dân rất thất vọng, cho rằng chương trình nghị sự của Hội nghị đã bị
cố tình làm loãng, làm chệch trọng tâm, lẩn tránh những vấn đề gay cấn và cấp
bách! Nhiều nhà quan sát nhận định hình như có sự dàn xếp và thỏa thuận ngầm giữa
các phe nhóm tại HNTW6. Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nghi là có thỏa thuận ngầm tại
HNTW6. Còn nhà báo Thiện Tùng lại cho rằng nếu có thỏa thuận ngầm thì nó xảy ra
trước HNTW6 chứ không phải trong HNTW6!
Do vậy, dù có tuyên truyền HNTW6 thành công và
thắng lợi đến đâu đi nữa thì người dân sẽ không dễ tin! Có lẽ, thắng lợi cụ thể
và nổi bật nhất của Hội nghị Trung ương lần này là ĐCSVN đã thành công khi kỷ
luật được ông Nguyễn Xuân Anh qua việc cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và cho
thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông này. Nhưng rất nhiều trường hợp
tương tự khác, mức độ còn lớn và nghiêm trọng hơn nhiều thì không thấy Đảng đề
cập tới! Người dân không thể đòi hỏi, vì đây là chuyện nội bộ của Đảng. Còn việc
ông Xuân Anh có vi phạm pháp luật, có tham nhũng hay không, thì cơ quan pháp luật
chưa kết luận, nên người dân không vội đánh giá. Mọi việc sẽ sáng tỏ khi các cơ
quan tố tụng vào cuộc! Người dân phát hiện một chi tiết đáng chú ý là, trong diễn
văn bế mạc sáng hôm 11/10/2017, đúng 3 ngày sau khi công bố quyết định kỷ luật ông
Nguyễn Xuân Anh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra đánh giá: “Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân
dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc vừa nhân văn, thấu lý đạt tình,
tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung
rất sâu sắc”! Người viết bài này bày tỏ sự thán phục ông TBT vì đã nhanh
chóng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của dân chúng, nhưng độ chính xác đến
đâu thì cần bàn vì Đảng đâu đã tiến hành khảo sát hoặc nắm tình hình đâu? Trong
buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ và Ba Đình sáng ngày 12/10/2017, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng còn tiết lộ: “Lần đầu
tiên, người bị kỷ luật còn cảm ơn vì “đã kỷ luật tôi”. Rất nhiều người hồ
nghi. Người viết bài này đặt nghi vấn, “người cảm ơn” đó là ai? Có thật không? Phải
chăng người đó là ông Đinh La Thăng, nếu không thì là ông Nguyễn Xuân Anh? Ông Tổng
Bí thư ngại gì mà không nêu rõ danh tính người đó đi?
Một điều rất đáng chú ý nữa là trong diễn văn bế
mạc nói trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi 199 Ủy viên Trung ương Đảng
và toàn thể đảng viên của ĐCSVN “ Hãy
tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng
chàm, và nếu đã trót nhúng chàm rồi thì tự giác gột rửa!”. Như vậy, rõ ràng
là qua lời kêu gọi này, TBT Nguyễn Phú Trọng đã gửi tới những kẻ “đã trót nhúng chàm” (phải hiểu là tuyệt
đại đa số bọn chúng là những kẻ tham nhũng), một thông điệp không thể rõ ràng
hơn là ĐCSVN đã quyết định khép lại quá khứ, không mang ra xem xét kỷ luật
và không hồi tố, chỉ yêu cầu các đồng chí “đã trót
nhúng chàm rồi thì tự giác gột rửa”!? Ông Tổng Bí thư của Đảng còn nhấn mạnh
hơn khi ông tuyên bố, xin trích: “Từ nay
trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm,
làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại
và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”. Như vậy thật
là rõ!
Đây là quyết định “không hồi
tố” của Đảng, và quyết định này có thể “có
tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa rất sâu sắc” như mong muốn
của ông Trọng! Nhưng xin nói thật, quyết định này chỉ đúng khi Đảng áp dụng đối
với những đảng viên tham nhũng, tham ô tiền bạc, công quỹ của riêng ĐCSVN mà thôi!
Vâng, Đảng có thể không kỷ luật, không hồi tố và “xí xóa” trách nhiệm pháp lý
cho số đảng viên này, vì đây là tiền của Đảng, tài sản của riêng Đảng, Đảng có
quyền làm theo ý Đảng! Còn bọn tham nhũng mà 99% bọn chúng là cán bộ, đảng viên
có chức có quyền thì lại khác! Bọn tham nhũng này (mà nay đã trở thành bầy sâu,
tập đoàn sâu), chúng đã ăn cắp tiền bạc, tài sản của dân, cướp đất đai, nhà cửa,
ruộng vườn của dân! Đây là tội danh hình sự, tội danh này phải bị pháp luật trừng phạt! Còn người dân là chủ thể bị hại, họ
phải được hỏi ý kiến, chứ Đảng không có quyền đơn phương quyết định thay họ và
thay cho pháp luật để “xí xóa”, tha bổng cho bọn chúng được!
Nếu ĐCSVN thực sự muốn giữ lòng tin của
người dân thì phải hành động hợp với lòng dân, không được làm trái lòng dân!
Chính ông Trọng đã nói trong diễn văn bế mạc Hội nghị sáng hôm 11/10/2017: “Cần khẳng định, Đảng làm hợp lòng dân thì
dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn! Ngược lại, nếu làm trái lòng dân, để mất
niềm tin là mất tất cả”! Vâng, muốn tồn tại thì Đảng phải làm hợp lòng dân,
làm trái lòng dân thì Đảng chắc chắn sẽ sụp đổ! Xin dẫn lại câu nói trên của
ngài Tổng Bí thư để thay cho lời kết của bài viết này.
Bí mật về Thanh Đông Lăng cũng giống như ánh nắng ban mai thoắt ẩn thoắt hiện. Vậy những bí mật đó rốt cuộc là gì?
Thanh Đông Lăng tọa lạc tại thị trấn Mã Lan, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 125 km về phía Đông. Thanh Đông Lăng được xây dựng vào năm Khang Hy thứ hai (năm 1663), là nơi yên nghỉ của 5 vị hoàng đế: Thuận Trị (Hiếu Lăng), Khang Hy (Cảnh Lăng), Càn Long (Dụ Lăng), Hàm Phong (Định Lăng), và Đồng Trị (Huệ Lăng); ngoài ra còn có 4 lăng mộ của các vị hoàng hậu bao gồm cả Từ An Thái hậu và Từ Hy thái hậu; cùng với mộ của 136 phi tần, 3 hoàng tử, và 2 công chúa.
Quy mô của Đông Lăng rất hoành tráng, thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và sự uy nghiêm của hoàng gia. Việc lựa chọn địa điểm và quy hoạch thiết kế của Đông Lăng là dựa trên lý luận trong phong thủy truyền thống Trung Hoa, tập trung thể hiện quan niệm vũ trụ“Thiên nhân hợp nhất”. Quy mô hoành tráng, kiến trúc tinh tế nhằm thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và sự uy nghiêm của hoàng gia, qua đó trở thành biểu tượng vật hóa của hoàng triều.
Những lăng mộ trong Đông Lăng được xây dựng theo thế dựa lưng vào núi, chính giữa là một con đường dài cùng với nhiều công trình kiến trúc như nhà bia, cổng đá, nhà bếp. Tất cả đều được kết nối với nhau và sắp xếp theo hệ thống vai vế trong hoàng tộc, với quan niệm rằng người có địa vị cao nhất nằm ở vị trí trung tâm. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ của các vị hoàng đế và người thừa kế của họ.
Lăng mộ đầu tiên ở Đông Lăng có tên Hiếu Lăng, là mộ của hoàng đế Thuận Trị, được hoàng đế Khang Hy xây dựng năm 1663. Hiếu Lăng được đặt ở trung tâm Đông Lăng, trong khi lăng mộ của các vị vua khác nằm ở xung quanh. Điều này cho thấy vị trí tối cao của Thanh Thế Tổ, hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh cai trị toàn bộ Trung Hoa.
Mỗi lăng mộ đều có một trục đường chính đi vào và được coi là con đường thiêng liêng. Đây cũng là con đường phục vụ lễ tang cho các vị hoàng đế, các hoàng đế kế vị khi đến thực hiện nghi lễ tế tổ hàng năm cũng đều đi qua đây.
Con đường dài nhất và ấn tượng nhất là của Hiếu Lăng với chiều dài 5 km. Hai bên đường có 18 cặp tượng bằng đá cẩm thạch lớn của các loài động vật có thực và trong truyền thuyết Trung Hoa.
Các bức tượng mang những ý nghĩa khác nhau như: Sư tử tượng trưng cho lòng dũng cảm, kỳ lân tượng trưng cho hạnh phúc, lạc đà và voi tượng trưng cho lòng trung thành. Những bức tượng sống động này được cho là để phục vụ cho hoàng đế ở thế giới bên kia.
Cho tới ngày nay, địa danh này vẫn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa có lời giải. Tại sao hoàng đế Thuận Trị lại chọn nơi này để xây dựng lăng mộ? Rốt cuộc Hương Phi là ai? Thi thể được mai táng ở đâu? Tại sao cỗ quan tài lớn của hoàng đế Càn Long lại chống ở cửa đá của lăng mộ?
Bí mật về Thanh Đông Lăng cũng giống như ánh nắng ban mai thoắt ẩn thoắt hiện. Vậy những bí mật đó rốt cuộc là gì?
1. Phong thủy huyền bí
Một trong những nguyên nhân khiến nơi đây trở nên bí ẩn chính là bởi việc lựa chọn địa điểm này mang đầy màu sắc ly kỳ. Tương truyền, nơi đây vốn là vùng đất phong thủy trù phú được hoàng đế triều Minh lựa chọn, tuy nhiên sau đó bị Đại Thanh tranh giành dẫn tới sự biến mất của triều đại này. Hiện nay rất nhiều người Mãn Thanh đều cho rằng vị trí khu lăng mộ chính là phần đầu long mạch của Trung Quốc. Thanh Đông lăng nguy nga đồ sộ, sơn thủy hữu tình, là mảnh đất trù phú kim tỏa ngọc quan.
2. Tai sao Địa chấn Đường Sơn không ảnh hưởng tới Thanh Đông Lăng?
Năm 1976, lòng đất ở Đường Sơn như có trái bom nguyên tử đột ngột nổ tung. Chỉ trong 10 giây, trận động đất kinh hoàng khiến nơi cư ngụ của hơn 1,6 triệu người trong phút chốc bị san thành bình địa. Tất cả nhà cửa trong ranh giới khu vực Đường Sơn đều sụp đổ, tuy nhiên Thanh Động Lăng – một địa danh nằm trong khu vực tâm động đất – lại bình an vô sự. Tại sao lại như vậy? Hiện tượng kỳ lạ này cho tới nay vẫn là điều bí ẩn khó lý giải của các nhà khoa học.
3. Tại sao Chiêu Tây lăng lại xây dựng bên ngoài tường của Thanh Đông Lăng?
Chiêu Tây Lăng là lăng mộ của Hiếu Trang thái hậu. Về lý mà nói, sau khi Hiếu Trang thái hậu qua đời, linh cữu của bà nên được đưa về vùng đông bắc Trung Quốc an táng cùng với chồng. Nếu ngại đưa về vùng đông bắc xa xôi hiểm trở, thì ít nhất cũng nên được an táng tại một vị trí trọng yếu trong Thanh Đông Lăng.
Tuy nhiên khu lăng mộ lại được xây dựng bên ngoài Thanh Đông Lăng phải chăng là có điều bí ẩn thầm kín? Và phải chăng có liên quan tới Đa Nhĩ Cổn? Cho đến ngày nay, “chuyện tình” giữa Hiếu Trang hoàng hậu và “ông vua không ngai” Đa Nhĩ Cổn vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất Thanh triều.
4. Cầu Ngũ Âm trở thành chiếc cầu “Một bước lên mây” từ khi nào?
Cầu Ngũ Âm là cây cầu trên tuyến đường trọng yếu của Thanh Đông Lăng, không chỉ là cây cầu phong thủy nổi tiếng mà còn được coi là “Kim tỏa ngọc quan” trong phong thủy. Những năm gần đây, cầu Ngũ Âm được du khách đổi tên thành cây cầu “Một bước lên mây”. Sở dĩ đổi tên như vậy là xuất phát từ lời đồn đại rằng, ai đi qua cầu này về có thể thăng quan tiến chức và mang lại may mắn.
5. Quan tài có thể tự xê dịch
Năm 1928, một tên mộ tặc tên là Tôn Điện Anh bắt đầu tiến hành đào trộm lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Khi đào tới cánh cửa đá cuối cùng thì gặp trở ngại, có đào thế nào cũng không đào nổi. Sau khi dùng thuốc nổ để phá cửa, tên trộm mộ phát hiện chiếc quan tài to lớn của hoàng đế Càn Long đã tự dịch chuyển về phía sau và chặn đứng ở cửa tự lúc nào. Vào thập niên 70 khi khai mở khu vực lăng mộ Càn Long một lần nữa, quan tài lại xê dịch tới cửa ra vào và chặn giữa cửa. Sự việc này từng làm kinh động một thời và là bí ẩn khó lý giải cho tới tận ngày nay.
6. Lời nguyền bí ẩn trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long
Trong địa cung của khu lăng mộ hoàng đế Càn Long có khắc lời nguyền, trong đó rất nhiều là những văn tự mà người hiện đại không hiểu được. Cho đến ngày nay, các chuyên gia vẫn không lý giải nổi hàm ý sâu sắc sau đó. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định những lời nguyền này đều là cát tường bình an chứ không mang hàm ý đen tối.
7. Thân xác của Từ Hy thái hậu bị phong hóa
Ngày 4/7/1928, thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Đàm Ôn Giang và Hàn Đại Bảo đưa công binh đến khai quật lăng mộ của Từ Hy thái hậu, nơi được gọi là Phổ Đà Dụ Định Đông lăng.
Đoàn công binh chia nhau đi đào bới các vị trí suốt 2 ngày 2 đêm nhưng vẫn không tìm thấy cửa dẫn xuống địa cung. Tôn Điện Anh nóng ruột bèn bắt 6 người vốn là kỳ binh coi sóc Đông lăng đến tra xét, nhưng họ đều không biết cửa lăng. Tôn Điện Anh tức giận cho tra khảo, dẫn đến cái chết của 2 người. Khi nghe nói là có người thợ đá họ Khương sống cách đó 10 km từng tham gia xây lăng an táng Từ Hy, Tôn Điện Anh lập tức cho thuộc hạ đến mời. Lúc đầu ông Khương không dám tiết lộ vì đó là trọng tội, nhưng Tôn Điện Anh gây áp lực và đe dọa nếu không chỉ ra sẽ hại chết đứa con trai độc đinh nên ông Khương đành tuân lệnh.
Sau khi dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong “giếng phong thủy”, binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa nạy tung quan tài Từ Hy ra, định bụng sẽ chiếm đoạt số châu báu cất giữ bên trong. Trong “Thế Tải Đường tạp ức” của một sĩ quan tham gia vụ phá mộ này kể rằng:“Lúc ấy, nắp quan tài mở ra, ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều sững sờ kinh ngạc”.
Khi bật nắp quan tài, đám mộ tặc hết sức kinh hãi khi nhìn thấy dung nhan xinh đẹp như người còn sống của Từ Hy thái hậu, dường như bà đang say ngủ, chứ không phải là đã chết. Nhưng lạ thay khi cạy viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy ra, thì qua vài giờ đồng hồ, da thịt xác chết trở nên biến dạng, để qua vài ngày thì khô quắt như xác chết lâu ngày.
Tương truyền, khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước, trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch, mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng, tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.
Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng và ngọc, các đồ bằng san hô và đá quý các loại. Nghe nói sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu “lấp chỗ trống” này đã đáng giá 2,23 triệu lượng bạc trắng.
8. Hương Phi là ai?
Truyền thuyết kể rằng Hương Phi là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, trên thân luôn tỏa ra một mùi hương thơm tự nhiên mà không cần dùng tới nước hoa hay bất kể loại mỹ phẩm nào. Bấy lâu nay mọi người đều cho rằng Hương Phi được an táng ở Tân Cương. Tuy nhiên gần đây các nhà khảo cổ học khai quật khu Thanh Đông Lăng đã phát hiện kỳ thực bà được chôn ở đây. Tại sao Hương Phi lại được chôn ở đây cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa được lý giải.
9. Dưới lòng đất của Thanh Đông lăng còn vàng bạc châu báu không?
Mặc dù đã từng bị trộm mộ nhưng dưới lòng đất của Thanh Đông Lăng vẫn còn rất nhiều châu báu. Những châu báu đó ở đâu và còn lại những gì, đến nay vẫn không ai biết. Chỉ biết rằng thi thoảng người dân quanh khu vực lăng mộ khi làm đồng vẫn thi thoảng đào được vật báu.
10. Bảy hai trận mưa gột rửa Thanh Đông Lăng
Tương truyền Thanh Đông Lăng có vị trí là long mạch của Trung Hoa. Trong quan niệm của người xưa, thần long (rồng) là một loại thần thú có thể hô phong hoán vũ. Bởi vậy mỗi năm đều có 72 trận mưa không hơn không kém gột rửa Thanh Đông Lăng.
Thanh tra Chính phủ nói gì về cuộc họp báo của ông Mẫn?
TPO - Trong cuộc họp báo hôm qua (15/10), ông Nguyễn Minh Mẫn-quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định, Tổng TTCP yêu cầu kiểm điểm ông là trái luật. Về việc này, TTCP đã lên tiếng.
Ngày 16/10, trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và tổng hợp - Người phát ngôn của TTCP tái khẳng định: TTCP đang thực hiện quy trình kiểm điểm đối với những phát ngôn không đúng chuẩn mực của ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ III, TTCP.
"Việc ông Mẫn tổ chức họp báo là việc cá nhân. Chúng tôi không thể can thiệp vào việc cá nhân của ông ấy. Ông Mẫn cũng không mời đại diện TTCP tham gia cuộc họp báo", ông Lĩnh nói.
Ông Lê Hồng Lĩnh cũng khẳng định, nếu ông Nguyễn Minh Mẫn không thực hiện kết luận của Tổng Thanh tra, TTCP sẽ có các bước tiếp theo để xử lý theo quy định. "Tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP sẽ nghiêm túc triển khai theo đúng kết luận đã ban hành", ông Lĩnh nói.
Trước đó, khoảng tháng 11/2016, trên mạng xã hội, Youtube xuất hiện một số đoạn video ghi lại hình ảnh và những phát ngôn được cho rằng ông Nguyễn Minh Mẫn xúc phạm phóng viên, nhà báo trong buổi công bố quyết định của Tổng TTCP về việc thanh tra trách nhiệm của Đại học Quốc gia TPHCM trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.
Sau đó, Tổng TTCP đã chỉ đạo đơn vị chức năng làm việc với Cục An ninh mạng (A68 - Bộ Công an) và có văn bản gửi Bộ Công an và A68 để phối hợp, xử lý. Tổng TTCP có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo.
Hội Nhà báo Việt Nam cũng có văn bản gửi lãnh đạo TTCP. Sau đó, TTCP đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phúc đáp Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo cấp trên, Tổng TTCP đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác để kiểm tra đối với ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ III, về việc các trang mạng xã hội và báo điện tử đăng tải thông tin trên.
Ngày 31/8/2017, Tổng TTCP đã ban hành kết luận kiểm tra việc phát ngôn của công chức, trong đó xác định bản ghi âm nội dung của ông Mẫn phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra tại Đại học Quốc gia TP HCM hồi tháng 9/2016 được đăng tải trên mạng xã hội là những phát ngôn của ông Mẫn.
Tổng TTCP xác định những phát ngôn này của ông Mẫn là thiếu chuẩn mực, khiến nhiều cơ quan báo chí phản ứng, dẫn đến những bài viết cho rằng, cán bộ thanh tra hướng dẫn đối tượng bị thanh tra bưng bít thông tin gây cản trở cho báo chí.
Tổng TTCP yêu cầu ông Mẫn phải công khai xin lỗi, đồng thời giao các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm đối với quyền Vụ trưởng Vụ III theo quy định.
Khi nhận được kết luận kiểm điểm và yêu cầu phải xin lỗi báo chí của Tổng TTCP, ông Mẫn lập tức khẳng định không xin lỗi báo chí vì không có bất cứ sai phạm gì và cho rằng kết luận nói trên của Tổng TTCP là trái pháp luật.
Tại buổi họp báo hôm qua (15/10), ông Nguyễn Minh Mẫn chia sẻ “mình là một công dân lương thiện”. Ông Mẫn cho rằng: “Lần thứ nhất ngày 27/9/2016, trong bài phát biểu chỉ đạo của tôi, nhiều đối tượng đã ghi âm và đưa lên mạng nhưng không đầy đủ thông tin, thiếu thông tin. Tuy nhiên những thông tin này không đầy đủ, trọn vẹn, mà đã bị cắt xen một số nội dung rất quan trọng và cần thiết trong bài phát biểu.
Họ cắt xén ý kiến chỉ đạo của tôi với mục đích làm sai lệch méo mó nội dung, bản chất thật. Nhiều đối tượng cung cấp thông tin đưa cho các trang báo và mạng xã hội với mục đích đánh hội đồng tôi. Họ đã căn cứ vào đâu, cơ sở pháp lý nào, nội dung chưa được thẩm duyệt làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tôi.
Vào lần thứ 2, ngày 2/9/2017, họ lại tiếp tục cấu kết với nhau cung cấp và phát tán cho các thông tin đại chúng để hạ nhục, lăng mạ tôi. Họ đã chèn ép bằng mọi hình thức khác nhau.Tôi có phải là người nhũng nhiễu thông tin, hay chính họ đã nói xấu tôi đã xúc phạm, mạt sát báo chí, những việc làm của họ để làm nhũng nhiễu vi phạm pháp luật, họ dựa vào những thông tin chưa được kiểm chứng mà đã dám truyền tải thông tin gây tác hại uy tín, danh dự người khác".
Cuối cùng, ông Mẫn khẳng định: "Tôi sống và làm theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật. Tôi làm đúng pháp luật, tôi không phải xin lỗi bất kỳ ai”.
Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Mẫn cho rằng việc Tổng TTCP yêu cầu kiểm điểm ông là "trái pháp luật”.
Về vấn đề này, ông Lê Hồng Lĩnh nhấn mạnh: Thời gian qua TTCP xử lý việc phát ngôn của ông Nguyễn Minh Mẫn là đúng quy định của pháp luật. Nếu như ông Mẫn phát biểu với phóng viên khẳng định “không xin lỗi” thì đây là phát biểu cá nhân ông Mẫn, nhưng theo quy định thì mọi cán bộ, công chức đều phải chấp hành kiểm điểm nghiêm túc kết luận của cấp trên.
Việc ông Mẫn không thực hiện kết luận của Tổng Thanh tra, TTCP sẽ có các bước tiếp theo để xử lý theo quy định. Tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP sẽ nghiêm túc triển khai theo đúng kết luận đã ban hành.
Theo ông Lĩnh, thời gian qua, Tổng TTCP thường xuyên chỉ đạo, quán triệt, nhắc nhở công chức cơ quan TTCP phải tuân thủ nghiêm túc qui định tại Quy chế phát ngôn của Thanh tra Chính phủ tại Quyết định số 1358/QĐ-TTCP ngày 20/6/2013 của Tổng TTCP.
Dân trí Tối 15/10, lễ phát động “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” đã diễn ra tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi: “Ngay giờ phút này tôi xin kêu gọi người dân cả nước hãy nhấc điện thoại nhắn tin ủng hộ vì người nghèo...". >> Một tuần tang thương vì mưa lũ kinh hoàng!
Tại buổi lễ, ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Vệt Nam cho biết, trong những năm qua Đảng và Nhà Nước đã rất quan tâm chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo. Qua 17 năm theo phát động của TƯ MTTQ Việt Nam, đã quyên góp được hàng chục tỷ đồng. Hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ và thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia; Xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
“Tuy nhiên đất nước ta thường xuyên hứng chịu thiên tai, cướp đi tài sản, tính mạng của người dân, nhiều hộ đã thoát nghèo lại tái nghèo. Vì vậy xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ phát động “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”
Tại buổi lễ, nhiều tấm gương vươn lên trong cuộc sống thoát nghèo đã được nhắc đến như: anh Đặng Ngọc Phương (quê Long Biên, Hà Nội) bị liệt cả hai chân, cuộc sống tưởng như đã rơi vào bế tắc. Nhưng cuộc sống đã thay đổi từ khi anh gặp thầy Trần Nguyên Hải, được thầy dạy nghề. Giờ đây anh có thể tự sinh hoạt và có tiền nuôi mẹ mình.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, những năm qua, mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước luôn quan tâm và ưu tiên cho công tác xóa đói, giảm nghèo.
Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm ngân sách nhà nước đã dành hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cũng như lồng ghép, thông qua các chương trình, dự án, chính sách cho giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Cùng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo còn nhận được sự ủng hộ rất to lớn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, riêng hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ người nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” trên 5.000 tỷ đồng, xây dựng hàng nghìn căn nhà “Đại đoàn kết”, giúp hàng triệu người nghèo về y tế, giáo dục, phát triển sản xuất kinh doanh.
Sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, của toàn xã hội được nhân lên, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, hộ nghèo, tiếp tục vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Biểu tượng thể hiện sự chung tay vì người nghèo
Cùng với thành tựu phát triển chung, to lớn của đất nước, công tác giảm nghèo cũng đạt được những kết quả rất ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 5,8% năm 2016 và trong 2 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đã giảm từ 9,9% năm 2015 xuống còn khoảng 7% năm 2017.
Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, được nhân dân đánh giá cao, được cộng đồng quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Cả nước vẫn còn hơn 1,9 triệu hộ nghèo và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo, tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và cũng là những địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi: “Ngay giờ phút này tôi xin kêu gọi người dân cả nước hãy nhấc điện thoại nhắn tin ủng hộ vì người nghèo. Toàn thể các cá nhân tổ chức, trong và ngoài nước chung tay cùng hành động”.
Ngọc Nam - Đặng Thủy
Năm cựu tổng thống Mỹ quyên góp giúp nạn nhân bão Harvey
Năm cựu tổng thống Mỹ hôm 7-9 cùng nhau gây quỹ cho các nạn nhân cơn bão Harvey, nhằm giúp xây dựng lại nhiều nhà cửa và các cơ sở kinh doanh bị phá hủy từ bang Texas đến bang Louisiana.
Các vị tổng thống mở cuộc vận động "One America Appeal" (tạm dịch "Một lời kêu gọi nước Mỹ", bắt đầu quyên góp quỹ bằng lời kêu gọi được phát sóng trong đêm khai mạc giải bóng bầu dục Mỹ hôm 7-9. Các cựu Tổng thống Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton, George H.W. Bush và Jimmy Carter cùng nhau thực hiện nỗ lực này.
Trong đoạn video giới thiệu cuộc vận động "One America Appeal", cựu Tổng thống Clinton nói: "Bão Harvey đã tàn phá khủng khiếp. Nhưng nó cũng mang đến điều tốt nhất cho nhân loại". Cựu Tổng thống Obama cho hay: "Là cựu tổng thống, chúng tôi muốn giúp người dân Mỹ bắt đầu quá trình khôi phục sau bão". Trong khi đó, cựu Tổng thống Carter nói rằng mọi người ở Texas đang làm điều đó trong khi cựu Tổng thống Bush "con" cho rằng có nhiều tình yêu ở Texas hơn cả nước và cựu Tổng thống Bush "cha" nhấn mạnh "họ yêu Texas".
5 cựu tổng thống Mỹ quyên góp giúp đỡ các nạn nhân bão Harvey. Ảnh: Reuters
Khoản tiền đóng góp cho quỹ dự kiến được phân bổ cho Quỹ Cứu trợ Houston Harvey, tập trung nhiều ở khu vực Houston và Quỹ Tái thiết Texas giúp hỗ trợ các các cộng đồng trên toàn bang. Quỹ Tái thiết Texas đã thu được gần 44 triệu USD hôm 7-9.
Các cựu tổng thống phát biểu trong đoạn video ra mắt cuộc vận động "One America Appeal" . Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump ngay sau đó bày tỏ sự ủng hộ trên mạng Twitter: "Chúng ta sẽ đương đầu với bất kỳ thách thức nào bất chấp gió mạnh và sóng to ra sao. Tôi tự hào sát cánh với các vị cựu tổng thống Mỹ ủng hộ cuộc vận động One America Appeal".
Ngoài 5 cựu tổng thống, những người nổi tiếng như ca sĩ Beyonce, cầu thủ bóng bầu dục J.J. Watt, diễn viên Sandra Bullock cũng kêu gọi quyên góp tiền giúp các nạn nhân.
Cơn bão Harvey đổ bộ Mỹ hôm 25-8 và trở thành cơn bão mạnh nhất ập vào Texas trong hơn 50 năm qua, làm chết hơn 60 người, buộc hơn 1 triệu người sơ tán và làm hư hại khoảng 203.000 ngôi nhà trên đường đi của bão trải dài hơn 480 km. Ước tính thiệt hại do bão Harvey gây ra lên đến 180 tỉ USD.
Cuộc vận động One American Appeal cũng sẽ được mở rộng giúp đỡ các nạn nhân trong bão Irma khi cơn bão này đang hướng đến Mỹ.