Cá chết nổi trắng hồ khiến người dân bất an - Clip: TRẦN MAI
Quan sát của Tuổi Trẻ Online, cá chết bốc mùi hôi thối nồng nặc, ruồi bu bám rất nhiều. Không chỉ cá tự nhiên ngoài đập, nhiều vị trí người dân nuôi cá cũng chịu chung cảnh cá chết trắng.
Anh Phạm Tấn Thành phản ánh cá chết tấp đầy phía trong bờ đập. Không biết cá bị nhiễm bệnh gì mà khi gà, vịt của người dân thả nuôi quanh đó ăn vào cũng lăn ra chết, trôi khắp nơi và rất hôi thối. Nếu không xử lý sớm, người dân lo sợ nguồn nước trong thôn sẽ bị ảnh hưởng, có hại đến sức khỏe.
Người dân cũng thông tin với Tuổi Trẻ Online, cá chết đã xảy ra trong nhiều năm qua, nhưng không nhiều như lần này.
Anh Cù Văn Hùng cho rằng: Đều bất thường là chỉ sau một trận mưa lớn cách đây ba ngày cá đồng loạt chết nổi trắng đồng. "Nếu tình hình này cứ tiếp diễn mà không có cơ quan chức năng nào xử lý thì đập Hố Chuối sẽ không còn tôm cá gì sống nữa", anh Hùng nói.
Cá chết nổi trắng mặt nước, ruồi nhặng phủ đen thui nguy cơ xảy ra dịch bệnh - Ảnh: TRẦN MAI
Chỉ một đoạn mương nhỏ nhưng có rất nhiều cá chết không rõ nguyên nhân - Ảnh; TRẦN MAI
Người dân lo lắng cho môi trường sống, còn các hộ nuôi cá trong khu vực đập Hố Chuối thì bị "úp" nồi cơm. Chị Đỗ Thị Vân thả nuôi hơn 20.000 con cá trắm, mè, chép… trên diên tích 3,5ha. Nước ô nhiễm từ đập theo đường xả tràn vào hồ gia đình chị trở tay không kịp.
"Mỗi ngày có khoảng gần 1 tạ cá chết, gây tổn thất vài triệu đồng. Với tình hình hiện tại chẳng biết khi nào mới thôi chết cá trong hồ nuôi", chị Vân nói.
Ông Trịnh Phú Định, chủ tịch UBND xã Bình Trung, cho biết: Xã đã cử người xuống kiểm tra thực tế, khảo sát mức độ thiệt hại và đề nghị cấp có chuyên môn sớm tìm ra nguyên nhân khiến cá chết, đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Còn ông Nguyễn Quang Trung, phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, thì cho biết: Đập Hố Chuối do UBND xã Bình Trung quản lý. Huyện chỉ mới nghe thông tin vào trưa nay (22-10) và sẽ cử lực lượng xuống kiểm tra, xử lý vấn đề môi trường và tìm hiểu nguyên nhân cá chết.
Cá chết bất thường dạt vào bờ đập bốc mùi hôi thối - Ảnh: TRẦN MAI
Theo người dân sau cơn mưa ba ngày trước tình trạng cá chết xuất hiện dày đặc - Ảnh: TRẦN MAI
Thời Chiến tranh Lạnh, khi đang tiến hành một dự án khoan sâu hơn 12 km vào trong lòng Trái Đất, các nhà khoa học Liên Xô đã nghe thấy một âm thanh giống “tiếng la hét ghê rợn của hàng triệu người”.
Từ dự án “điên rồ” khoan sâu vào lòng Trái Đất…
Năm 1962, chính phủ Liên Xô thành một Hội đồng khoa học liên ngành để triển khai một dự án “điên rồ” mà chưa có quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện với tên gọi: “Siêu hố sâu Kola” (Kola Superdeep Borehole). Dự án này nhằm khoan sâu xuống Vùng gián đoạn Mohorovičić.
Vùng gián đoạn Mohorovičić (gọi tắt là Moho) được lấy theo tên nhà địa chất học người Croatia Andrija Mohorovičić (1857 – 1936), người có công tìm ra nó vào năm 1909. Đây là vùng ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất, nằm dưới bề mặt khoảng 60 km (hình dưới).
Các nhà khoa học Liên Xô tỏ ra rất phấn khởi, họ đã cố gắng hết sức và bỏ rất nhiều chi phí cho một kế hoạch lâu dài, đầy tham vọng thậm chí được nhìn nhận là “bất khả thi” này. Bởi vào đầu thập niên 60, các nhà khoa học Mỹ (đối thủ cạnh tranh với Liên Xô trên mọi phương diện) từng đề xuất một dự án tương tự mang tên Mohole (với cùng mục đích khoan chạm đến Vùng gián đoạn Mohorovičić) lên Ủy ban điều hành của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF), nhưng đã bị Quốc hội Mỹ thẳng tay hủy bỏ. Có thể họ cho rằng, công nghệ thời đó chưa chưa cho phép khoan sâu vào lòng Trái Đất như thế. Nhưng Liên Xô đã dám bước một bước tiên phong, và có vẻ như đây là một quyết định đúng đắn.
Năm 1965, họ chọn một khu đất ở huyện Pechengsky, thuộc bán đảo Kola và cho xây dựng một tòa tháp cao 196m để cố định thiết bị khoan. Tọa độ khoan mà các nhà khoa học Liên Xô lựa chọn là 69° Bắc và 30° Đông.
Ngày 24/5/1970, việc khoan sâu vào lòng đất chính thức bắt đầu.
Viện đến công nghệ khoan đào tối tân nhất thời bấy giờ là Uralmash-4E, và sau đó là Uralmash-15000, các nhà địa chất đã khoan được một hệ thống lỗ hổng mà họ gọi là Hố khoan siêu sâu Kola (Kola Superdeep Borehole).
Năm 1989, sau gần 19 năm miệt mài khoan đào, các nhà khoa học Liên Xô đã khoan được một lỗ hổng trung tâm, với tên gọi SG-3, có độ sâu khủng khiếp là 12.262 mét (12,262 km).
Tại độ sâu này, SG-3 nắm giữ kỷ lục “lỗ hổng nhân tạo sâu nhất mà con người làm được trên Trái Đất” trong gần hai thập kỷ.
Phải mãi cho đến năm 2008, khi lỗ dầu khoan Al Shaheen của Qatar đạt độ sâu 12.289 mét, thì Hố khoan siêu sâu Kola mới bị mất danh hiệu của mình.
… đến loạt bí ẩn kinh hãi không lời giải đáp
Năm 1994, công việc khoan đào buộc phải chấm dứt do sự hạn chế của mũi khoan. Mũi khoan không thể chịu được mức nhiệt gia tăng trong lòng đất, do đó độ sâu 15.000 m theo kế hoạch đề ra không thể thành hiện thực.Như vậy, thạm vọng khám phá một “thế giới bí ẩn khác” trong lòng đất của các nhà khoa học Liên Xô đành phải bỏ giữa chừng.
Vấn đề kỹ thuật hóc búa này chưa xong, các nhà khoa học Liên Xô lại liên tiếp đụng phải những hiện tượng huyền bí khác trong lòng đất.
Một mặt, trong quá trình khoan, các mũi khoan tự động xoay tròn “như mất bánh lái”, như thể bị một “lực lượng” bí ẩn nào đó điều khiển. Mặt khác, và thậm chí còn đáng kinh hãi hơn, một loạt âm thanh rợn người phát ra từ sâu bên trong lòng đất.
Một thành viên giấu tên từng tham gia dự án kể lại, khi họ đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan với mục đích “thu thập các âm thanh về sự dịch chuyển trong lòng Trái Đất”, thì cái mà họ nghe thấy lại là những tiếng la hét kinh hoàng, ghê rợn, không khỏi khiến bất kỳ ai sởn tóc gáy.
Khi họ đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan với mục đích “thu thập các âm thanh về sự dịch chuyển trong lòng Trái Đất”, thì cái mà họ nghe thấy lại là những tiếng la hét kinh hoàng, ghê rợn, không khỏi khiến bất kỳ ai sởn tóc gáy.
Vì cho rằng âm thanh bị nhiễu họ đã đưa máy thu âm xuống sâu hơn nữa để kiểm tra. Tiếng gào thét càng trở nên rõ rệt (Video âm thanh dưới cuối bài).
Và đó không phải là tiếng hét của “một người” mà là của “hàng triệu người”!
Vì cho rằng đó là tiếng gào thét đau đớn của những “linh hồn bị nguyền rủa”, rất nhiều người đã từ bỏ dự án vì bị chấn động tâm lý và hoang mang cực độ.
Đó là lý do vì sao, nhiều người gọi Hố khoan siêu sâu Kola là “Lỗ Địa ngục (Hell Hole)”. Và âm thanh ghê rợn sởn tóc gáy tại lỗ khoan này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Đến năm 2005, sau 35 năm không ngừng khoan đào, dự án Hố khoan siêu sâu Kola của Liên Xô tạm dừng và chính thức khép lại vào năm 2008 do bị mất nguồn kinh phí.
Video ghi lại âm thanh kỳ dị trong lòng hố khoan siêu sâu Kola:
Dựa trên thông tin hiện tại, không thể đưa ra bất kỳ kết luận gì về nguồn gốc của thứ âm thanh ghê rợn phát ra từ độ sâu hơn 12 km bên dưới lòng đất này. Nhưng nó hẳn khiến rất nhiều chúng ta liên tưởng đến khái niệm “địa ngục” trong hầu khắp các nền văn hóa trên khắp thế giới qua các thời kỳ. Đây là nơi những người từng làm những việc xấu ác khi còn sống phải chịu sự trừng phạt bằng những hình phạt tra tấn hà khắc, khủng khiếp.
Lúc trà dư tửu hậu khi hội họp bạn bè , nếu ai đó hứng chí muốn nghe một câu chuyện giật gân, hãy kể cho họ biết rằng địa ngục có tồn tại, và trích dẫn câu chuyện trên như một “bằng chứng”.
Tất nhiên, những âm thanh ghê rợn trên chẳng thể hội đủ bất kỳ điều kiện nào để được nhìn nhận như một “bằng chứng khoa học” đích thực, nhưng trên phương diện tâm lý hay tinh thần, nó có thể đóng một vai trò tích cực, như một lời nhắc nhở cho chúng ta biết rằng vẫn còn rất nhiều điều mà khoa học chưa thể giải thích. Chí ít trong trường hợp trên, sau nhiều thập niên, âm thanh trên vẫn là một ẩn đố chưa có lời giải.
Không chỉ vậy, nó còn là một lời nhắc nhở chúng ra rằng những gì được nói đến trong thần thoại, truyền thuyết, hay tôn giáo không nhất định là sai chỉ vì chúng ta chưa tiếp cận được nó, chưa thực chứng được nó. Nên chăng gọi nó là một hiện tượng nằm bên ngoài khoa học, để ngỏ nhiều giả thuyết “không tưởng” xoay quanh những gì được đề cập đến trong tín ngưỡng các nền văn hóa trên thế giới về một khái niệm khá phổ biến: “Địa Ngục”?
Một điều thú vị là, nếu bạn dám mơ mộng một chút, để niềm tin dẫn lối và tiến thêm một bước nữa, bạn sẽ kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, bên cạnh khám phá trên, các nhà khoa học NASA dường như cũng đã chụp được hình ảnh đầu tiên của … THIÊN ĐÀNG.
Chỉ với 22 dự án BOT giao thông được kiểm tra đến cuối tháng 9 năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện các dự án đề xuất thu phí 'quá' so với tính toán thực của kiểm toán 22.237 tỷ đồng.
Thông tin được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết tại Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.
Tính đến hết tháng 9/2017, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải (dự án BOT giao thông).
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng.
Đồng thời, KTNN phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.
Kiểm toán tại các dự án BOT giao thông
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, theo yêu cầu, cả năm 2017 Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 252 cuộc kiểm toán. Tính đến ngày 30/9/2017, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 185/252 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc 164 cuộc kiểm toán, xét duyệt 144 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 90 báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước cho biết tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm 11.017 tỷ đồng do KTNN đề nghị thu về sau kiểm toán tại các dự án trên. Riêng tăng thu về ngân sách nhà nước gấp 4,05 lần so với cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỷ đồng).
NSNN cũng sẽ giảm chi 6.783 tỷ đồng. KTNN kiến nghị xử lý khác 5.154 tỷ đồng. Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 40 văn bản (2 nghị định, 5 thông tư, 13 quyết định và 20 văn bản khác) nhằm bịt chỗ hổng tránh thất thoát, lãng phí.
KTNN cũng cho biết qua kiểm toán ngân sách địa phương của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có nhiều phát hiện việc sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng. Các địa phương tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán nhưng chậm khắc phục.
Trong đó 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay.
Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng. KTNN thực hiện tại một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai và chọn mẫu kiểm toán một số dự án khu đô thị thông qua kiểm toán ngân sách của 16 địa phương.
KTNN cũng chỉ ra tồn tại được nêu như phê duyệt, thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn tùy tiện; một số khu đô thị, nhà ở được phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu mật độ dân số chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung; việc xác định giá đất chưa kịp thời, làm chậm nộp vào ngân sách nhà nước; xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013...
Về việc quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại một số Bộ, ngành và địa phương, KTNN đã phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người. Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định.
Nam Anh
Kiểm toán kiến nghị giảm thu phí 62 năm tại 22 dự án BOT
Chủ nhật, 22/10/2017, 13:41 (GMT+7)
(Xã hội) - Kiểm toán nhà nước vừa có báo cáo gửi đến Quốc hội kiến nghị giảm thời gian thu phí hơn 62 năm tại 22 dự án BOT giao thông, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỉ đồng; phát hiện 6 trạm BOT thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng; có 31 trạm thu phí BOT trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km.
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 63/2013 của Quốc hội (QH) về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017của Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa được Tổng Kiếm toán Hồ Đức Phớc gửi đến Ủy ban thường vụ QH và các Đại biểu QH.
Trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang – Ảnh: Lê Phong
Nội dung đáng chú ý báo cáo của KTNN là về các dự án quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải (dự án BOT giao thông).
Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết tính đến hết tháng 9-2017, KTNN đã thực hiện kiểm toán 22 dự án BOT giao thông.
Nội dung nổi bật là KTNN kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỉ đồng.
Đặc biệt, KTNN cũng phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.
Báo cáo của KTNN cũng cho biết theo yêu cầu, cả năm 2017 KTNN sẽ thực hiện 252 cuộc kiểm toán. Tính đến ngày 3009-2017, KTNN đã triển khai 185/252 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc 164 cuộc kiểm toán, xét duyệt 144 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 90 báo cáo kiểm toán.
Kết quả tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỉ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ tăng thêm 11.017 tỉ đồng do KTNN đề nghị thu về sau kiểm toán tại các dự án trên. Chỉ tính riêng tăng thu về NSNN gấp 4,05 lần so với cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỉ đồng).
Cũng liên quan đến NSNN, qua kiểm toán sẽ giảm chi 6.783 tỉ đồng và KTNN kiến nghị xử lý khác 5.154 tỉ đồng.
Đáng chú ý, về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỉ đồng. KTNN thực hiện tại một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai và chọn mẫu kiểm toán một số dự án khu đô thị thông qua kiểm toán ngân sách của 16 địa phương.
KTNN cũng chỉ ra tồn tại được nêu như phê duyệt, thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn tùy tiện; một số khu đô thị, nhà ở được phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu mật độ dân số chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung; việc xác định giá đất chưa kịp thời, làm chậm nộp vào ngân sách nhà nước; xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013…
Về việc quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại một số Bộ, ngành và địa phương, KTNN đã phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người. Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định.
KTNN cũng cho biết qua kiểm toán ngân sách địa phương của 23 tỉnh, thành phố đã có nhiều phát hiện việc sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỉ đồng. Ngân sách địa phương cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán nhưng chậm khắc phục.
Trong đó 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỉ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay.
Chỉ trong chớp mắt, một vụ sạt đất đã cướp đi sinh mệnh của 18 con người xấu số xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc, Hòa Bình, để lại phía sau là nỗi đau và sự bàng hoàng của những người ở lại.
Thật khó mà tin nổi khi nghe những câu chuyện của những người may mắn sống sót, họ vẫn chưa hết bàng hoàng khi chỉ thoát chết trong tích tắc đồng hồ. Lần vượt qua quan sinh tử này đối với họ quả thực như một kỳ tích, bởi vì ngay trước đó họ với những người chồng, người mẹ, người anh em có khi còn đang nằm trên cùng một chiếc giường, cùng một căn nhà hay cùng chung thửa đất. Tuy nhiên, chỉ trong tích tắc là khoảnh khắc chia xa mãi mãi.
Ngày 12/10 định mệnh, ngày lấy đi biết bao nhiêu nước mắt của bà con xã Phú Cường, bỗng dưng trời mưa như trút nước, một tiếng nổ phá toang cả bầu trời. Trong phút chốc hoảng loạn, đất đá từ đỉnh đồi đổ xuống nuốt chửng 18 con người, không còn một dấu vết.
Khi ấy gia đình anh Bùi Văn Dũng (26 tuổi) đang say ngủ. Tiếng động lớn như nổ mìn chưa đầy 5 giây khiến anh mở choàng mắt. Anh Dũng kể lại: “Tôi cứ nghĩ là đang mơ vì tự nhiên nửa đêm lại nằm trên đống đất giữa không trung. Vợ và con mới được hai tuổi đang bị đất vùi nửa người. Cột nhà sàn đổ tứ tung”.
Sau 1 phút bừng tỉnh trở lại, kịp nhận ra mình phải tìm cách nhanh chóng giải thoát gia đình,trong ranh giới sinh tử, anh may mắn quờ quạng tìm thấy chiếc đèn pin để bật lên nguồn sáng lờ mờ. Nguồn sáng đó đủ để anh vượt qua nỗi sợ hãi tìm lại sự sống cho cả gia đình.
Anh Dũng vơ vội chiếc xà nhà bằng gỗ vừa gãy xuống để khoét đất. Một lỗ nhỏ hở ra giúp ba người trong gia đình anh chui được ra ngoài thoát nạn. Sự việc diễn ra trong khoảng 10 phút.
Cuối cùng gia đình anh cũng ngoi ra được khỏi đống đổ nát, 1 tay bế con, 1 tay dìu vợ cố nhanh chạy thoát thân. Ba con người dắt nhau chạy không dám quay đầu nhìn lại ngôi nhà mình lần cuối cùng, bởi họ hiểu rằng nó chỉ còn lại là một bãi đất ngổn ngang mà thôi. Đi nhanh về phía nhà mẹ vợ, coi như đến vùng an toàn, ba con người ôm nhau trong nỗi sợ hãi khi thỉnh thoảng tiếng đất đá vẫn lăn ầm ầm ở ngoài kia.
Vợ chồng anh Đinh Công Hoan (29 tuổi) cũng may mắn sống sót, nhưng anh cho rằng đó là một sự điểm hóa của bố muốn giữ lại mạng sống cho mình. Buổi tối hôm trước, anh Hoan và bố xảy ra mâu thuẫn. Ông Huynh (51 tuổi) tức tối đuổi vợ chồng con trai ra khỏi nhà. Xưa nay ông Huynh là thế, khi đã quyết việc gì thì khó ai có lay chuyển được. Mặc dù, vậy chưa bao giờ ông Huynh đuổi các con như thế, sự quả quyết lần này đã khiến tối đó anh Hoan buộc phải dắt theo vợ ra khỏi căn nhà sàn với ánh đèn điện lờ mờ yếu ớt. Nó chẳng dễ dàng với anh vì đó là nơi anh sinh ra và gắn bó từ lúc lọt lòng.
Sự thật làm anh Hoan cũng không thể tin rằng đó là lần cuối cùng mình được ở bên gia đình, bên bố mẹ và các em. Giờ đây, anh đang quỳ gối bên thi thể một người đàn ông lấm lem bùn đất, khóc nức nở, còn 4 người thân nữa trong gia đình anh đang bị đất đá lấp vùi chưa tìm thấy. Anh Hoan đau lòng nói trong nước mắt: “Tôi và vợ được sống đến giờ này có lẽ do linh cảm của bố”.
Bà Đinh Thị Siêu (50 tuổi) kể, hai mẹ con đang ngủ say thì nghe tiếng ầm ầm như động đất, ngôi nhà bị đổ sập. Bà lồm cồm bò dậy, cào đất, tìm cậu con đang bị vùi kín. Chưa hết bàng hoàng, bà kể lại: “Vừa chạy được vài bước, đất đá tiếp tục sạt, dồn mạnh từ sau lưng đẩy hai mẹ con tôi bắn xa vài chục mét, ngã lăn ra. Đứng dậy chưa kịp chạy thì bị dồn tiếp một lần nữa, hai mẹ con ôm nhau lăn xuống ruộng”.
Chẳng kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, bà Siêu chỉ thấy tiếng kêu thét của dân làng. Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng này, bà chưa từng chứng kiến vụ sạt lở nào có tiếng kêu lớn đến vậy.
Lợn gà, trâu bò mất tất cả, nhiều lúc tiếc của bà Siêu muốn lao về đống đất để tìm nhưng lực lượng cứu hộ không cho phép. Bà cho hay, 18 nạn nhân mất tích đều cùng dòng họ, trong đó một người là trưởng thôn vào tham gia cứu hộ thì gặn nạn. “Thương tâm nhất là gia đình anh Huynh, nhà có năm người bị vùi lấp hết cả. Chiều nay, đã tìm thấy thi thể anh Huynh cùng hai con trai tám tuổi và bốn tháng tuổi. Mẹ và vợ anh vẫn chưa tìm thấy”.
Đội cứu nạn vẫn mải miết tìm kiếm, đến sáng 15/10, tâm lý đội tìm kiếm cứu nạn chùng xuống khi phát hiện thi thể một người phụ nữ ôm chặt hai con. Đứa lớn lên 9 tuổi, còn đứa nhỏ mới vừa tròn 3 tháng.
Khi được tìm thấy, họ vẫn đắp trên mình chiếc chăn màu đỏ. Thảm họa ập xuống, chị Đỗ Thị Sinh (37 tuổi) vẫn ôm chặt, chở che cho hai con của mình. Nhìn cảnh tượng này, đoàn tìm kiếm cảm thấy quặn lòng.
Núi non hùng vĩ vốn có vẻ đẹp hiên ngang và hữu tình là vậy, nhưng khi nổi nóng thì cũng thật chất ngất tang thương. Sự ra đi đột ngột của những người thân, những người đã gắn bó cả cuộc đời mình với bản, để lại đằng sau lưng những tiếng thở dài, ai oán, tiếc thương, và có cả sự biết ơn vô hạn. Liệu có còn phép màu nào cho những nạn nhân cuối cùng chưa tìm thấy? Sự mong chờ gần như ngày càng đi vào trống rỗng hư không…