Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Cấm đánh cá ở Biển Đông 'không để chống VN'?

Quốc Phương

Biển ĐôngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc đã nhiều lần tiến hành tập trận, huấn luyện quân sự, trong đó có diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông, theo giới quan sát.
Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông trong một số động thái mà nước này tiến hành thời gian qua ở vùng biển có tranh chấp này 'không phải nhắm vào Việt Nam' mà chính là 'nhắm vào ngư dân Trung Quốc', một học giả từ Đại học Hạ Môn, Trung Quốc nói với BBC Tiếng Việt tại Oxford cuối tuần này.
Việt Nam nên 'cùng ngồi xuống' để 'đàm phán song phương' với Trung Quốc về các bất đồng, thay vì đưa ra các 'phản đối', vẫn học giả này nêu ý kiến và 'kêu gọi' Việt Nam.
Trao đổi bên lề một Hội thảo về giải pháp cho xung đột trên Biển Đông tổ chức ở một đại học tại Oxford, hôm 20/10/2017, Giáo sư Phó Côn Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, thuộc Đại học Hạ Môn, nói:
"Có ý kiến của nhà nghiên cứu từ Việt Nam cho rằng lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc thực thi trên Nam Trung Hoa [hay Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam] thời gian qua là vô lối. Không, lệnh cấm đánh cá không phải chống ngư dân Việt Nam mà về cơ bản nó được hướng vào việc kiểm soát chặt chẽ ngư dân Trung Quốc.
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương.
"Hai chính phủ và các chuyên gia từ hai nước này cần ngồi xuống và nói về một cách thức hợp lý hơn để thực thi lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó trên Biển Hoa Nam. Hãy tư duy thế này có nhiều điều chúng ta có thể làm được, những việc này không dễ, nhưng đáng làm điều đó ," học giả Trung Quốc, người cho hay ông có 'gốc gác' từ Đài Loan, nói.
Giáo sư Phó Côn ThànhBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionLệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc là nhắm vào ngư dân Trung Quốc, theo Giáo sư Phó Côn Thành, từ Đại học Hạ Môn.
Hồi tháng 5/2017, Việt Nam đã có phản ứng phản đối một lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đưa ra tại Biển Đông và cho rằng lệnh cấm 'đơn phương' này là 'trái' với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam và các quyền chủ quyền và tài phán liên quan của Việt Nam trên vùng biển.
"Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 30/4 bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần vịnh Bắc Bộ," báo mạng VnExpress của Việt Nam hôm 04/5 cho hay. Lệnh cấm kéo dài khoảng hơn ba tháng, bắt đầu từ 1/5 đến 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
"Trung Quốc áp dụng quyết định với cả ngư dân nước này và ngư dân nước khác. Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm". Đây là lệnh cấm dài nhất kể từ khi Trung Quốc thực thi lệnh này.
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan. Quyết định này cũng đi ngược lại với tinh thần và lời văn của DOC, không phù hợp với xu thế phát triển quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực.
Trung QuốcBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTàu đánh cá của Trung Quốc (Hình minh họa, nguồn Tân Hoa Xã)
"Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình," vẫn theo VnExpress.

'Hãy cho thấy bằng chứng'

Cũng hôm 20/10, học giả đến từ Đại học Hạ Môn của Trung Quốc cũng có một 'thông điệp' nữa cho Việt Nam, khi ông cho rằng Việt Nam cần phải đưa ra các 'bằng chứng' lịch sử chủ quyền cho nhân dân Trung Quốc và thế giới biết, thay vì các bằng chứng được đưa ra tại các 'triển lãm' được cho là đóng cửa với phía Trung Quốc.
"Quí vị biết cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực tế là Trung Quốc đã 'giành lại' toàn bộ khu vực Hoàng Sa và trên Trường Sa, người Việt Nam chiếm nhiều hơn các đảo và đá," học giả Phó Côn Thành nói.
"Nhưng với tôi, mọi việc cần phải trở lại với luật pháp quốc tế, chúng ta không thể xem những gì đã xảy ra đầu thập niên 1970 và sau đó, chúng ta phải xét xem ai phát hiện những quần đảo này trước, ai quản lý những đảo đó trước và ai thực sự đã duy trì và kiểm soát những quần đảo đó trước.
"Trong luật pháp quốc tế, người ta gọi đây là nguyên tắc thủ đắc, với thủ đắc sớm, quản lý sớm và kiểm soát sớm một vùng đất, khi đó một quốc gia sẽ tuyên bố chủ quyền trên đó.
"Tôi biết rằng một số bạn bè Việt Nam của chúng tôi nói rằng họ có những bằng chứng từ sớm.
"Rất tốt thôi! Hãy đưa cho nhân dân Trung Quốc và thế giới xem những bằng chứng đó..."
Theo học giả này, người mà đồng thời cũng là Giáo sư tại Trường Luật Đại học Hạ Môn, các học giả Trung Quốc đã có các 'bằng chứng' từ rất sớm tới 'hàng ngàn năm' về việc phát hiện các quần đảo và các chình quyền Trung Quốc trong nhiều năm đã tiến hành việc 'kiểm soát', 'quản lý', đưa ra một thông điệp với Việt Nam, ông Phó Côn Thành nói tiếp:
"Vậy đối với chính phủ và người Việt Nam, các quí vị phải đưa các bằng chứng cho người Trung Quốc và thế giới, nếu triển lãm là sự kiện đóng cửa, ở Việt Nam, tôi được cho biết là chính quyền địa phương đã có một số triển lãm đưa ra bằng chứng về chủ quyền với các quần đảo, họ gọi đó là Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCó ý kiến trong giới chuyên gia cho rằng Việt Nam nên thay đổi chiến thuật trong phát ngôn và vấn đề 'chủ quyền' của nước này trên Biển Đông.
"Nhưng những triển lãm này không mở cửa với người Trung Quốc... "Điều này tạo ra... [tranh cãi]... các vị biết là phải thuyết phục người Trung Quốc của chúng tôi, nhưng nếu triển lãm của quí vị lại đóng cửa với người Trung Quốc, thì làm sao người ta có thể được thuyết phục? "Do đó tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam cần phải đối diện với luật pháp quốc tế, cùng với những bằng chứng lịch sử của họ."
Hiện chưa rõ liệu một số triển lãm về lịch sử chủ quyền với hai quần đảo nói trên của Việt Nam trong thời gian qua như được thông tin công khai trên báo chí, truyền thông nhà nước của Việt Nam có hạn chế cụ thể nào hay không về đối tượng được tiếp cận, tham dự các sự kiện triển lãmtrưng bày đã được loan báo.

Đối diện với lịch sử và tòa án

Học giả từ đại học của Trung Quốc hôm thứ Sáu cũng đưa ra thêm bình luận trên quan điểm riêng của ông với BBC Tiếng Việt về phương cách giải quyết 'tranh chấp' chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo ông hai bên tranh chấp cần đối diện với 'bằng chứng' lịch sử và trước luật pháp quốc tế, ông Phó Côn Thành nói:
"Một điều nữa tôi phải nhấn mạnh là để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhân dân của cả hai nước này phải biết rằng chúng ta đều được hưởng một số quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa.
"Một số đồng nghiệp [học giả] Việt Nam tin rằng chỉ có người Trung Quốc tuyên bố và hưởng các quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa. Điều đó không đúng!
"Trung Quốc có thể đã hưởng từ sớm hơn và nhiều hơn một số bằng chứng lịch sử về việc 'phát hiện đầu tiên', 'thủ đắc đầu tiên' và 'quản lý đầu tiên' những đảo này, nhưng cũng có những bằng chứng lịch sử khác chỉ ra rằng người Việt Nam cũng có thể được hưởng một số quyền lịch sử,
"Do vậy, nếu chúng ta có thể đối diện với lịch sử một cách trung thực, khi đó chúng ta có thể đối diện tiếp và ngay lập tức với luật pháp quốc tế, và khi đó, tất cả những tranh chấp sẽ có thể được giải quyết," Giáo sư Phó Côn Thành nêu quan điểm.
Trong một tuyên bố gần đây của Việt Nam trong sự kiện có liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố và tiến hành 'huấn luyện quân sự bắn đạn thật' ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đầu tháng trước, người phát ngôn của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng được truyền thông Việt Nam hôm 05/9/2017 dẫn lời nói:
"Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói Trung Quốc 'nguy hiểm và thô bạo' khi tập trận gần Đà Nẵng.
"Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", bà Hằng được báo mạng VnExpress dẫn lời nhấn mạnh.
Còn trong một số thảo luân bàn tròn với BBC Việt ngữ thời gian gần đây, một số học giả từ Việt Nam và hải ngoại cũng nêu quan điểm về xung đột, tranh chấp Trung - Việt trên Biển Đông, trong đó, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng 'mưu đồ của Trung Quốc thôn tính, độc chiếm, hoàn toàn Biển Đông là rõ ràng và không bao giờ thay đổi'.
Ý kến khác từ nhà phân tích chính trị TS. Hà Hoàng Hợp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thì cho rằng 'Việt Nam sẽ không bao giờ thỏa hiệp về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với Trung Quốc'.
Trong khi đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam nên nhấn mạnh với thế giới về nhu cầu 'bảo vệ' các nguyên tắc và luật pháp quốc tế về tôn trọng và đảm bảo các 'quyền tự do hàng hải', 'giải thích' cho thế giới biết về những thiệt hại, thương vong cụ thể mà Trung Quốc gây ra với mình trên Biển Đông thay vì đưa ra những 'tuyên bố xuông' và luận điểm 'đòi chủ quyền' mà quốc tế đã quen nghe và có thể cho rằng đây chỉ là vấn đề riêng giữa hai nước có tranh chấp.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của Giáo sư Ngô Vĩnh Long và một Bàn tròn về việc Trung Quốc tập trận trên Biển Đông mới đây và phân tích, bình luận của giới quan sát.

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 
Hỏi: Cụ cho rằng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa?
Châu Hữu Quang (CHQ): Về kinh tế, giai đoạn công nghiệp hóa Trung Quốc (TQ) lạc hậu so với phương Tây. Ngày nay công nghiệp hóa TQ có tiến bộ là nhờ công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Mặt kinh tế của cải cách mở cửa là tiếp thu biện pháp “Ngoại bao” [Outsourcing: xí nghiệp gia công sản phẩm; nước ngoài bao cung cấp vốn và bao tiêu thụ sản phẩm], nói trắng ra là dùng sức lao động rẻ tiền của chúng ta để phục vụ cho nước ngoài. Chuyện này chẳng có gì vẻ vang cả, nhưng không đi con đường ấy thì chúng ta không thể phát triển. Ấn Độ cũng dùng cách này để phát triển. Chúng ta là “nhà máy của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng làm việc của thế giới”. Nga phê phán TQ, nói ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là chịu sự bóc lột của phương Tây. Là bóc lột, nhưng khác với bóc lột thời xưa.
Ngày trước ta chẳng có gì cả, mọi thứ tốt đều là của phương Tây. Hiện nay ta cũng được ăn một chút, tuy rằng phương Tây ăn nhiều hơn, ta ăn ít hơn. Đây là cùng thắng. Ta bằng lòng chịu sự bóc lột của phương Tây. “Ngoại bao” là cách làm cả hai bên đều có cái mà hưởng, thực hiện hai bên cùng thắng. Ông Tống Sở Du [một chính khách Đài Loan] từ Đài Loan sang Đại lục, tại Bắc Kinh ông nói đến “giàu đều”. Ông ấy nói sai rồi. Đây là cùng giàu chứ không phải giàu đều. Giàu đều là một kiểu chủ nghĩa bình quân, mọi người chia đều, điều đó mãi mãi không thể thực hiện được. Cùng giàu là cái Đặng Tiểu Bình nói một số người giàu lên trước, người giàu trước kéo theo người giàu sau.
Hỏi: Nhưng hiện nay người giàu trước không kéo người giàu sau, ngược lại phân hóa giàu nghèo càng nghiêm trọng hơn.
CHQ: Hiện nay tồn tại hai vấn đề lớn: giàu nghèo không đều, tham nhũng nặng. Đây là sự tích lũy nguyên thủy của tư bản.
Nước Nhật thời Duy tân Minh Trị kinh tế đã phát triển. Bốn gia tộc lớn mua rẻ tài sản nhà nước, gây ra tình trạng độc quyền, đây là tham nhũng. Tại Indonesia, Suharto làm đảo chính lật đổ thời đại Sukarno, kinh tế có phát triển nhưng sinh ra chủ nghĩa tư bản thân hữu [crony capitalism], đây cũng là sự tham nhũng. Nước Nga ngày nay các triệu phú đều nguyên là quan chức cấp cao trong đảng cộng sản… TQ cũng vậy. Xí nghiệp quốc doanh thay biển tên thành xí nghiệp tư doanh. Tất cả đều là sự tích lũy nguyên thủy dã man, rất khó tránh được. Hiện nay mọi người đều nói TQ trỗi dậy, tôi cảm thấy còn chưa trỗi dậy, chỉ là công nghiệp hóa ban đầu. Trong thành phần của ngoại bao, hàm lượng sức lao động càng nhiều thì trình độ ngoại bao càng thấp, chúng ta đang còn ở tầng thấp nhất. Cho nên hiện nay ta vẫn cần cải cách, cần nâng cao kỹ thuật ngoại bao. Hiện nay sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm, bởi lẽ kinh tế chưa phát triển. Hai hôm nay báo chí nói nhiều nhà máy tuyển không được thợ, vì lương thấp quá, nông dân không muốn làm thợ. Đây là hiện tượng tốt, như thế cần tăng lương.
Hỏi: Cụ cho rằng tiểu khang là hiện thực, còn đại đồng là lý tưởng mãi mãi không thể thực hiện được?
CHQ: Nếu nghiên cứu lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Tây đến phương Đông, sẽ phát hiện thấy khi tất cả các nền văn hóa xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ xuất hiện lý tưởng. Khi văn hóa còn rất thấp thì chưa có lý tưởng, chỉ có mê tín. Điểm nổi bật của TQ là cách đây 2.500 năm Khổng Phu Tử đã đề ra lý tưởng đại đồng “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công” [Khi đạo lớn được thực hành thì thiên hạ sẽ là của tất cả mọi người – tức xã hội đại đồng]. Ông nêu ra được những người thực hiện tiểu khang (Vũ, Thương, Văn Vương, Vũ Vương) nhưng lại không nêu ra được những người thực hành đại đồng, vì sao vậy? Vì đại đồng là lý tưởng, mà tiểu khang mới là hiện thực. Lý tưởng là động lực của văn minh nhân loại, chỉ đạo ta tiến lên, nhưng nó không phải là những bước đi cụ thể trong xây dựng đất nước; trong phát triển thực tế, mãi mãi không đạt được lý tưởng. Tiểu khang là gì? Nó không phải là một mục tiêu cố định, không phải là chuyện mỗi người mỗi tháng được 2.000 đồng Nhân dân tệ, nó là cuộc sống thực tế mãi mãi tiến lên. Chúng ta cần nghiên cứu cuộc sống cụ thể, cần phát triển kinh tế, đồng thời chính trị và văn hóa cũng phải theo kịp. Đơn giản nhất, quy luật phát triển của xã hội gồm ba thứ này: Về kinh tế là từ nông nghiệp hóa, công nghiệp hóa tới tin học hóa; về chính trị là từ chính trị thần quyền, chính trị quân chủ tiến đến chính trị dân chủ; về văn hóa là từ tư tưởng thần học, tư tưởng huyền học tiến đến tư tưởng khoa học.
Hỏi: Cụ cho rằng TQ còn chưa tiến sang thời đại tin học hóa?
CHQ: TQ đã bắt đầu tin học hóa, nhưng giờ đây gặp một vấn đề lớn. Google hiện nay muốn rút ra khỏi TQ. Vì sao một công ty dân doanh muốn rút ra khỏi TQ mà Tổng thống Mỹ lại lên tiếng? Theo sự phát triển của mạng và của tin học hóa thì sau này tất cả các quốc gia đều không thể giữ bí mật được, bởi lẽ tin học hóa là kết nối đến từng người. Nhưng nước ta lại nhất định phải giữ bí mật, vì thế đẻ ra mâu thuẫn. Chúng ta phát triển theo hướng tin học hóa, nhưng khi dân chúng có thể tiếp xúc với những thứ chính phủ ta không muốn mọi người được tiếp xúc thì chính phủ sợ. Vấn đề này nên giải quyết thế nào? Biện pháp của ta là chặn nó lại. Cái máy tính của tôi phải bỏ xó, những thứ trước đây vẫn đọc thấy thì nay không đọc thấy nữa. Nhà tôi lắp máy tính kết nối vệ tinh, hiện nay có nhiều kênh không xem được nữa. Nhưng Google rút ra khỏi TQ không giải quyết được vấn đề gì, bởi lẽ bạn chẳng biết sau đây sẽ còn những trò nào, hiện nay chẳng phải đã có Twitter đấy sao? Google chưa phải trò cuối cùng, nó sẽ rất nhanh bị các công nghệ mới vượt qua. Đến lúc ấy sẽ đối phó thế nào?
Hỏi: Thế còn sự phát triển trên mặt chính trị?
CHQ: Về chính trị, các nước khác nhau thì có trình độ chính trị khác nhau. Có nhà nước thần quyền, ví dụ như Iran; có nhà nước quân chủ, tức chế độ chuyên chế, ví dụ Triều Tiên; có nhà nước dân chủ, như Âu Mỹ. Từ thần quyền đến dân chủ hơn kém nhau một lịch sử mười nghìn năm. Nhìn về mặt phát triển chính trị, Iran là quốc gia 10 nghìn năm trước. Cho nên trình độ phát triển không đồng đều, xử lý không khéo sẽ đánh nhau. Gần đây có người nói thế giới hiện nay không phải là ngày càng thái bình mà là ngày càng nguy hiểm. Nhưng giải quyết mối nguy hiểm ấy như thế nào thì lại chẳng ai biết. Bởi lẽ chẳng thể nào dự đoán được lịch sử. Karl Marx có một số dự đoán sai. Ông nói công nghiệp càng phát triển thì sẽ càng có nhiều công nhân, cho nên ông kêu gọi giai cấp công nhân toàn thế giới liên hợp lại, ông chưa nghĩ đến chuyện sau này nhà máy sẽ không có công nhân nữa.
Tại Nhật, lần đầu tiên tôi thấy một nhà máy không có công nhân, nhà xưởng rất lớn mà chỉ có ba kỹ sư, phía sau các bức vách kính trong suốt, mọi công việc đều tự động hóa. Sau đấy sang Mỹ lại thấy một trang trại không có nông dân, đó là ở Hawaii, một trang trại chỉ thấy có 5 người, mọi việc đều làm bằng máy. Đó là chuyện Marx không thể dự kiến được. Một ví dụ nữa: chế độ cổ phiếu cũng làm thay đổi chế độ tư bản. Một nửa số cổ phiếu nhà máy ở Mỹ là do công nhân mua, công nhân thành ông bà chủ, vừa bị bóc lột lại vừa bóc lột người khác, câu chuyện trở nên phức tạp. Các học giả Nga đã có nghiên cứu như thế này: họ cho rằng Marx chưa nhìn thấy chủ nghĩa tư bản đích thực;  chủ nghĩa tư bản chia làm ba giai đoạn, thời kỳ trước Thế chiến I là giai đoạn ban đầu [sơ cấp], thời kỳ giữa hai cuộc Thế chiến là giai đoạn giữa [trung cấp], thời kỳ sau Thế chiến II là giai đoạn cấp cao. Marx qua đời quá sớm chỉ thấy phần nửa đầu của giai đoạn sơ cấp, vì thế cuốn “Tư bản” chỉ là sự suy diễn triết học, không phải là luận chứng khoa học.
Hỏi: Theo quy luật phát triển xã hội do cụ tổng kết thì xã hội dân chủ là phương hướng phát triển tất nhiên trong tương lai?
CHQ: Đã là chuyên chế thì đều cản trở sự phát triển xã hội. Vì thế cần phải dân chủ. Cái chúng ta kiêng kị nhất là dân chủ. Nhưng tôi là người lạc quan, mọi cái đều từ từ đến, chớ nên sốt ruột. Thường có người nước ngoài hỏi tôi, vì sao TQ làm chậm thế. Tôi bảo TQ có 5 nghìn năm lịch sử, các ngài chỉ có hai trăm năm, cho nên các vị sốt ruột còn chúng tôi thì không sốt ruột. Có sốt ruột cũng chẳng có cách nào. Dân chủ không phải là chuyện đơn giản, có nhiều việc phải làm. Trước hết phải định ra luật pháp. Từ cải cách mở cửa đến nay chúng ta đã làm ra được một số luật pháp rất tốt, ví dụ Luật Vật quyền [Vật quyền pháp], trên thực tế là thừa nhận chế độ tư hữu. Ta nói “Làm kinh tế thị trường có đặc sắc CNXH”, người nước ngoài cười bảo các ông chẳng phải đã tham gia WTO đấy sao, ở đâu ra hai nền kinh tế thị trường thế? Nhưng ta phải nói vậy, để tự an ủi mà. Tôi thấy dân chủ là con đường ắt phải đi, không thể tránh, như đứa bé phải lớn lên, khi già thì chết, lý lẽ như nhau cả thôi. Dân chủ không phải là phát minh mới hoặc sáng chế của quốc gia nào, nó là sự tích lũy kinh nghiệm của loài người trong ba nghìn năm. TQ đi sau, có mặt tốt là có cải cách mở cửa. Nghiên cứu của nước ngoài nói chúng ta đi lên xã hội dân chủ nhanh nhất cần ba chục năm, chậm nhất cần 150 năm. Tại sao lại là 150 năm? Vì kết cấu xã hội ta ngày nay cực kỳ giống thời kỳ Duy tân Minh Trị của Nhật; thời ấy cách nay đã 150 năm. Nhưng giả thiết chúng ta đi nhanh thì ba chục năm cũng được.
Hỏi: Dưới điều kiện nào thì có thể dùng ba chục năm để hoàn thành dân chủ hóa?
CHQ: Tôi cho rằng có hai tiền đề: một mặt lãnh đạo phải cởi mở [khai phóng], mặt khác phải nâng cao trình độ tư tưởng của quần chúng. Các nhân vật quan trọng trong chính phủ TQ trước đây đều không có văn hóa. Mao Trạch Đông giỏi viết chữ làm thơ nhưng không có văn hóa hiện đại. Ông có văn hóa cổ đại, là văn hóa phong kiến, cho nên ông làm hoàng đế. Đặng Tiểu Bình từng đi Pháp, tuy không phải là lưu học sinh nhưng đã thấy thế giới, nên tiến hơn một bước.Mặt khác cần nâng cao trình độ của quần chúng. Hiện nay các đợt lưu học sinh liên tục về nước, sẽ có ảnh hưởng. Có người nói nếu tất cả người TQ đều là lưu học sinh thì sẽ dễ [thực hiện dân chủ hóa]. Nhưng tôi nói sự việc không đơn giản như vậy, người từ Mỹ về nước cũng có toan tính riêng tư, khi có quyền lực sẽ tham nhũng như thường.
Hỏi: Thực tiễn dân chủ ở Bhutan dường như chứng minh chưa chắc đã cần phải phổ biến nâng cao tố chất của dân chúng?
CHQ:  Bhutan năm 2007 tranh cử thành lập Quốc hội. Quốc vương học ở nước ngoài về đã chủ động tiến hành cải cách dân chủ, hạn chế quyền lực của mình. Có người hỏi quốc vương Bhutan: Nhân dân không có yêu cầu dân chủ, tại sao ngài vẫn làm dân chủ hóa? Ông ấy nói: “Tôi có thể cố gắng làm một quốc vương yêu dân, nhưng tôi không thể bảo đảm Bhutan đời đời kiếp kiếp đều có quốc vương tốt. Vì hạnh phúc lâu dài của nhân dân Bhutan, tất phải thực hành dân chủ.” Bhutan là nước nhỏ, quốc vương có uy tín, nói gì dân đều tin theo. Nhưng nước lớn thì tình hình phức tạp, có quá nhiều thế lực, ông không muốn làm vua nhưng tôi muốn làm vua, cải cách dân chủ không thể thành công.
(Còn tiếp Phần 2)
Nguyễn Hải Hoành lược dịch và ghi chú trong dấu ngoặc [  ].

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Bí ẩn phong thủy Nhà Xanh khiến các đời Tổng thống Hàn Quốc gặp hạn

Các nhà phong thủy tiết lộ rằng, kết cục không mấy tốt đẹp của 10 đời tổng thống Hàn Quốc có nguồn gốc sâu xa từ địa thế phong thủy của Nhà Xanh, nơi đặt dinh Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc…

phong thủy, nhà xanh, Hàn Quốc,
Nhà Xanh (Cheongwadae) là tên gọi của Dinh Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc. (Ảnh: Thedialog)
Nhà Xanh (Cheongwadae) là tên gọi của Dinh Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc, nằm tại quận Jongno Gu, thành phố Seoul. Vùng đất xây dựng Nhà Xanh ngày nay vốn là di tích Hoàng cung của Vương quốc Goryeo. Đến triều đại Joseon, Hoàng cung được chuyển rời đến Gyeongbuk Gung (cung Cảnh Phúc), thì Nhà Xanh trở thành hậu hoa viên của Hoàng cung.
“Thiên hạ đệ nhất phúc địa”?
Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên (1910-1945), người Nhật cho xây dựng Dinh Toàn quyền Nhật Bản trên nền đất của hậu hoa viên này, nay chính là tòa nhà chính của Nhà Xanh.
Năm 1945-1948, thời kỳ Chính phủ lâm thời, tòa nhà này dùng làm nơi ở cho Bộ trưởng Bộ Quân sự của Quân đội Hoa Kỳ. Sau cuộc đảo chính tháng 4/1960, khi lên nắm quyền Tổng thống Yun Po-sun đã xây dựng Nhà Xanh bằng bê tông cốt thép trên nền ngôi nhà này.
Có tư liệu nói, khi Tổng thống Yun Po-sun xây dựng Nhà Xanh, các công nhân khi đào đất đã tìm thấy một phiến đá có khắc 6 chữ lớn: “Thiên hạ đệ nhất phúc địa”. Trên thực tế, tòa Nhà Xanh được xây dựng ngay dưới chân ngọn núi Bắc Nhạc, một trong những ngọn núi có khí vương giả “vượng” nhất Hàn Quốc.
Lưng dựa vào ngọn Bắc Nhạc Sơn, phía tay trái của Nhà Xanh chính là ngọn Lạc Sơn ứng với thế Thanh Long còn phía phải ứng với thế Bạch Hổ là ngọn Nhân Vương Sơn, một trong những dãy núi trung tâm của bán đảo Triều Tiên.
Nhiều người cho rằng, với địa thế phong thủy hội tụ cả Thanh Long lẫn Bạch Hổ, gọi Nhà Xanh là “Thiên hạ đệ nhất phúc địa” cũng chẳng có gì là sai. Tuy nhiên, một số nhà phong thủy khác lại không đồng ý như vậy mà cho rằng, Nhà Xanh có rất nhiều điểm cực kỳ xấu về mặt phong thủy sau đây:
Thứ nhất chính là “cánh cung” Huyền Vũ ở phía sau lưng. Nhà Xanh được xây dựng dựa lưng vào ngọn núi Bắc Nhạc. Dựa lưng vào núi có thể nhận được sự tiến cử, hỗ trợ và giúp đỡ của người khác, là một địa thế phong thủy rất tốt; tuy nhiên, ngọn núi Bắc Nhạc ở phía sau Nhà Xanh lại có hình như một chiếc cung đang được kéo căng ra. “Giương cung ở phía sau bắn lén người khác”, đó là một địa thế đại kỵ.
Thêm vào đó, theo những truyền thuyết dân gian thì vào năm 1910 khi quân Nhật xâm chiếm bán đảo Triều Tiên, để trấn áp sự phản kháng của nhân dân Triều Tiên, người Nhật đã phá vỡ địa thế phong thủy vốn rất vượng của vương triều Lý ở Triều Tiên bằng cách đóng những cột sắt dài đến 8 mét tại những mạch núi quan trọng ở các phía đông tây nam bắc của Triều Tiên nhằm cắt đứt “địa mạch” của nước này, với mục đích không để cho Triều Tiên có ngày trỗi dậy.
Các dãy núi lớn trên bán đảo Triều Tiên đều bị quân Nhật đóng hàng vạn những cây cột sắt như vậy. Trong số những dãy núi bị chôn cột sắt đó, có những ngọn núi ở gần khu vực Gyeongbuk Gung. Mặc dù sau đó, người Hàn Quốc đã nhổ bỏ gần như toàn bộ những cọc sắt; song chính điều này đã phá vỡ địa thế phong thủy khu vực xung quanh Phủ Tổng thống, đặc biệt là “địa mạch” của núi Huyền Vũ, ngay phía sau lưng của Nhà Xanh. Điều này càng khiến địa thế “cánh cung” phía sau lưng Dinh Tổng thống trở nên đặc biệt hung hiểm.
phong thủy, nhà xanh, Hàn Quốc,
Địa thế của Nhà Xanh rất giống địa thế mộ cổ thời Hán ở Từ Châu (Trung Quốc). (Ảnh: Lotustravel)
Chủ nhân của những tòa dinh thự có địa thế phong thủy này, chắc chắn không thể có kết cục tốt đẹp. Họ cho rằng, đây chính là một trong những lý do mà trong suốt hơn 60 năm qua, 10 vị Tổng thống của Hàn Quốc không có ai về hưu mà không dính líu những vụ scandal ầm ĩ hay có kết cục không mấy tốt đẹp như bị ám sát hoặc tự sát.
Thứ hai là sự ngăn cản của cung điện các Hoàng đế đời trước. Phía chính diện Nhà Xanh chính là Gyeongbuk Gung, cửa chính của Nhà Xanh nằm đối diện với cửa sau của Gyeongbuk Gung và được nối với nhau bằng một con đường nhỏ và dài.
Trong phong thủy đây gọi là thế “Thiên trảm sát”, một địa thế cực kỳ xấu và nguy hại. Gyeongbuk Gung chính là cung điện của các vị Hoàng đế thời cổ đại, xây dựng từ năm 1395 nay lại nằm chắn ngay trước mặt của Nhà Xanh, gây nên sự cản trở đối với địa thế phong thủy của Phủ Tổng thống.
Đây cũng chính là lý do khiến các đời Tổng thống của Hàn Quốc dù cố gắng và nỗ lực đến mấy cũng rất khó có thể phát triển như ý muốn; ngược lại, trong suốt thời kỳ cầm quyền luôn gặp phải sự cản trở, bất như ý.
Thứ ba là đỉnh Bạch Hổ quá lộ. Ngọn Nhân Vương Sơn nằm ở phía tây ứng với thế Bạch Hổ vốn là biểu tượng của quyền lực. Tuy nhiên, đỉnh núi của ngọn Nhân Vương lại hoàn toàn lộ thiên, trong phong thủy điều này là cực kỳ không có lợi…
Thứ tư, địa thế của Nhà Xanh là “Tam diện hoàn sơn nhất diện thủy” (ba bề là núi, một phía là sông), người Trung Quốc coi đó là phong thủy cực đẹp cho việc…đặt mộ, có thể thấy ở các ngôi mộ đời Hán có rất nhiều ở vùng Từ Châu.
Thứ năm, màu ngói bất lợi. Một vấn đề khác cũng được các nhà phong thủy chê bai là màu ngói của Nhà Xanh. Một chuyên gia phong thủy Trung Quốc cho rằng: màu ngói của hoàng cung các nước đều màu đỏ (Hồng) và vàng (Hoàng), không hiểu tại sao khi xây dựng Nhà Xanh người ta lại lợp ngói Xanh, màu ngói thường chỉ dùng cho lăng mộ.
Thứ sáu chính là rất nhiều sông, núi, đường đều hình thành thế nhắm chĩa thẳng về phía Dinh Tổng thống. Điều này có thể thấy rất rõ qua những bức ảnh về địa thế xung quanh tòa Nhà Xanh được chụp từ trên cao. Trong xây dựng phong thủy, đó là một địa thế cực kỳ nguy hiểm, hậu họa khôn lường.
Để tránh địa thế phong thủy bất lợi này, khi lựa chọn một nơi để xây dựng, những người am hiểu phong thủy bao giờ cũng xem kỹ những chiếc cầu, đường lớn, sông ngòi có chảy thẳng về phía địa điểm lựa chọn để xây dựng hay không. Cầu càng lớn, đường càng to, dòng nước càng nhiều thì sự nguy hiểm mà chúng mang đến cho địa thế đó càng lớn.
Nơi có phong thủy tốt chính là những nơi có dòng sông chạy vòng uốn lượn xung quanh. Điều đáng tiếc là Nhà Xanh lại hội tụ đầy đủ tất cả những địa thế xấu nhất này khi hầu hết những ngọn núi, dòng sông cho đến các con đường xuất hiện ở khu vực gần Dinh Tổng thống đều giống như những mũi tên chĩa thẳng về phía Nhà Xanh. Đây cũng là một lý do nữa khiến 10 vị Tổng thống từng nắm quyền của Hàn Quốc không có vị nào có được một cái kết hoàn mỹ.
Dời đô, không dời Nhà Xanh
Trên thực tế, có lẽ người Hàn Quốc cũng biết rằng Nhà Xanh có một địa thế phong thủy cực kỳ hung hiểm. Đây chắc hẳn là cũng là lý do mà chính cố Tổng thống Roh Moo-hyun đã lên kế hoạch di dời thủ đô của Hàn Quốc từ Seoul về Sejong.
Kế hoạch của Roh Moo Hyun đã gặp phải rất nhiều sự phản đối trong dân chúng và ngay cả người kế nhiệm ông – Tổng thống Lee Myung-bak. Những nhà cầm quyền mà đứng đầu là vị đương kim Tổng thống họ Lee không đồng ý với kế hoạch của người tiền nhiệm.
Thậm chí họ còn soạn thảo một bản kế hoạch với tên gọi “Kế hoạch chống dời đô” để đưa ra thông qua ở Quốc hội nước này. Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu ngày 29/6/2010, với sự đồng thuận của đa số phiếu trong Quốc hội, kế hoạch “dời đô” của cố Tổng thống Roh Moo-hyun đã được thông qua. Tới năm 2014, chính phủ Hàn Quốc đã cụ thể hóa kế hoạch dời thủ đô về Sejong, cách Seoul 160km về phía Nam.
Tuy nhiên, theo kế hoạch này, việc di dời sẽ hoàn tất vào năm 2030, nhưng Quốc hội và 15 bộ trong đó có Nhà Xanh, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao sẽ vẫn ở lại Seoul. Có lẽ chính vì thế, những tiếng nói đòi di dời Phủ Tổng thống vẫn tiếp tục gia tăng…
TinhHoa tổng hợp

Sau Đại hội 19, Vương Kỳ Sơn sẽ giữ chức vụ mới?

Sau Đại hội 19, hướng đi của Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn hiện vẫn là một ẩn số. Giới quan sát cho rằng, nếu ông Vương không được lưu nhiệm, thì rất có khả năng sẽ chuyển sang một cơ quan khác. 

đại hội 19, Vương Kỳ Sơn, Tap Can Binh,
Bộ ba chống tham nhũng tại Trung Quốc: Lý Khắc Cường, Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn. (Ảnh: Aboluowang)
Đài phát thanh SOH dẫn nguồn tin cho biết, ông Vương Kỳ Sơn sẽ rời khỏi vị trí Thường ủy Bộ Chính trị để nhậm chức Phó Chủ tịch nước. Tuy nhiên, ông vẫn có thể làm Thường ủy dự thính tại các hội nghị Ban Thường vụ, hơn nữa quyền lực của ông cũng không bị suy yếu.
Có tin nói, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 được tổ chức vào năm 2018, ông Vương Kỳ Sơn sẽ giữ chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất, có thể sẽ quản lý các sự vụ ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình có khả năng sẽ tiến hành cải cách lại chức năng Quốc vụ viện, cũng tức là mô phỏng theo chế độ Quốc vụ khanh của Mỹ, do ông Vương Kỳ Sơn chủ quản các sự vụ quốc tế, phụ trách sự vụ chiến lược. Như vậy, ông Vương Kỳ Sơn có thể sẽ có chức vụ tương đương Ngoại trưởng Mỹ trong thể chế ĐCSTQ (tức Quốc vụ khanh).
Ông Vương Kỳ Sơn năm nay 69 tuổi, đã có 5 năm làm trợ thủ chống tham nhũng cho ông Tập Cận Bình, do đó việc ông Vương có lưu nhiệm Thường ủy hay không cũng đã dấy lên một cuộc chiến ngầm ở Trung Nam Hải, và “chiến sự” cũng đã lan ra ngoài Trung Quốc với hàng loạt những lời vạch trần của doanh nhân Quách Văn Quý nhắm vào ông.
Trong khi có người liên tục tung tin ông Vương có thể sẽ về hưu, và ông Vương không được liệt vào một số danh sách dự đoán thường ủy, thì ông lại có nhiều cuộc gặp gỡ với những chính khách quan trọng của nước ngoài khiến giới quan sát ngạc nhiên.
Liên quan tới tin đồn ông Vương Kỳ Sơn sẽ nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia được thành lập vào năm 2018, nhiều nhà quan sát cũng đưa ra nhận định chắc chắn ông sẽ đứng đầu cơ quan này.
Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, lời đồn được nhiều người biết đến nhất chính là ông Vương Kỳ Sơn thôi chức Thường ủy Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, sang năm 2018, ông sẽ là người phụ trách cơ quan mới thành lập – Ủy ban Giám sát quốc gia, chức vụ có quyền lực lớn hơn so với chức Bí thư hiện nay của ông.
Đài phát thanh Pháp RFI cho biết, có một cách nói đó là, sau Đại hội 19, ông Vương Kỳ Sơn sẽ trở thành một trong 2 Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia. Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc được thành lập năm 2013, đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Ngoài ra còn có một cách nói khác, nếu như ông Tập Cận Bình khôi phục lại chế độ Chủ tịch đảng và làm Chủ tịch, thì ông Vương Kỳ Sơn sẽ giữ chức Phó Chủ tịch đảng.
Thời báo Tài Chính của Anh (Financial Times) nhận định, ông Vương Kỳ Sơn có khả năng sẽ tiếp tục lưu nhiệm, thậm chí giữ chức Thủ tướng, và phá vỡ thông lệ mà ĐCSTQ gọi là “7 lên 8 xuống” (tức là 67 tuổi được lưu nhiệm, 68 tuổi phải về hưu).
Ngày 16/10, hãng tin Reuters phỏng vấn nhiều nhân sĩ cấp cao, bao gồm cả người thân, phụ tá, bạn bè thân thiết của quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đã về hưu, đương nhiệm và đã rời chức vị, trong đó có 12 người cho rằng sau Đại hội 19, ông Vương Kỳ Sơn sẽ tiếp tục lưu nhiệm tại tầng hạt nhân quyền lực của ĐCSTQ.
Theo Trithucvn

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam, có một bí mật quân sự khủng khiếp hơn

admin 
  • Trên Tháng Chín 4, 2017
  • Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).
    Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.
    Bài viết ghi rõ như sau “Kể từ đầu tháng Tám, Thủy quân lục chiến Trung Quốc cho thấy đang hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, bằng cách tiến hành một loạt các chiến dịch cứu hộ hỏa hoạn”.
    Thế nhưng đó chỉ là bề ngoài của một cuộc tập trận quy mô với lệnh giới nghiêm, cấm mọi sinh hoạt qua lại của thường dân cũng như báo chí mà thời gian tập trận kéo dài từ ngày 1/8, cho đến ngày 23/8 vẫn còn dấu hiệu thao dượt.
    Bài báo viết “Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét”.
    Dựa trên các hình ảnh quân sự chính thức phát đi của phía Trung Quốc nhưng không tiết lộ rõ địa điểm, người ta thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc đã dàn ra các loại xe bọc thép, như pháo tự hành PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05 hoặc xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05.
    Theo một phóng sự trên kênh TV CCTV-7, một ‘chiến dịch đào tạo đổ bộ’ đã được tổ chức khoảng 30 phần diễn tập khác nhau, bao gồm phá hủy dưới nước, tiềm thủy công, tiến công đổ bộ…
    Các bức ảnh khác được công bố vào ngày 21/8 cho thấy một lữ đoàn không quân của Quân đội Trung Quốc, thuộc Bộ tư lệnh miền Đông (Commandement du théâtre de l’Est), cũng có mặt trong việc thực tập đáp máy bay trên biển. Đặc biệt, máy bay trực thăng chiến đấu Z-10 cũng xuất hiện bên cạnh 998 Kunlun Shan, chiến hạm lớp 071 của Hạm đội Nam Hải.

    Một nguồn tin khác từ RFI, cho biết các cuộc diễn tập cận bờ này khởi đầu có vẻ là nội bộ của Trung Quốc, nhưng rồi vùng tập trận đã lặng lẽ dịch chuyển về hướng gần biên giới Việt Nam. Vòng ra biển rồi sau đó tiến vào một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.
    Giờ thì cuộc đại diễn tập của Trung Quốc chỉ còn cách bờ biển Đà Nẳng 75 hải lý.
    Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 31/8, trước các câu hỏi dồn dập của giới phóng viên về tình hình căng như dây đàn trên biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao lại cũng chỉ nói bằng một giọng điệu buồn chán, rằng “ “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
    Trên thực tế, Trung Quốc đã đẩy mọi thứ trở nên hết sức phức tạp, từ tháng 6/2017 cho đến hiện nay chứ không phải chỉ riêng chuyện diễn tập. Đến lúc này, tin về việc Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực với Hà Nội để buộc ngừng khoan thăm dò ở lô 136/03, đuổi hãng Repsol chạy khỏi Việt Nam chắc không còn là đồn đoán. Cách mà Bắc Kinh muốn nhắc nhở Việt Nam một lần nữa qua cuộc tập trận rầm rộ trên biển này, cho thấy người đàn anh cộng sản không vui trước tin tức Việt Nam định khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở lô 118 vào tháng 11 này. Con số hải quân Trung Quốc chỉ còn 50 cây số nữa là đến Đà Nẳng, là một thông điệp rất rõ, vì lô 118 Cá Voi Xanh cũng chỉ cách bờ biển Việt Nam hơn 80 cây số mà thôi.
    Quả là ngôn ngữ “quan ngại” thường dùng của Hà Nội giờ đây trở thành một trò hề trước các hành động rất cụ thể của Bắc Kinh. Và “quan ngại” cũng không thỏa mãn được hàng triệu người Việt đang xao xuyến trước vận mệnh đất nước mình, đặc biệt là những người từng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc lại bị chính nhà cầm cầm quyền Việt Nam đánh đập hay cầm tù.
    Tuấn Khanh
    Nguồn: http://canhbaovn.com/2017/09/04/trung-quoc-dau-chi-tap-tran-o-sat-bien-viet-nam-co-mot-bi-mat-quan-su-khung-khiep-hon/
    Thảo luận