Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra một loạt yêu cầu liên quan tới vụ việc đánh bạc nghìn tỷ

(Tổ Quốc) -Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao các cơ quan rà soát tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ Sáu, ngày 16/03/2018 - 21:18
Theo Văn phòng Chính phủ, qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động internet thời gian qua, nổi lên hiện tượng tội phạm công nghệ cao, tội phạm trên internet sử dụng một số hình thức thanh toán mới để thanh toán cho các hoạt động phi pháp như đánh bạc, mua bán hàng hóa, dịch vụ phi pháp…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra một loạt yêu cầu liên quan tới vụ việc đánh bạc nghìn tỷ - ảnh 1Một trong những đối tượng tổ chức đường dây đánh bạc nghìn tỷ Phan Sào Nam. Ảnh: VietNamNet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin, Truyền thông, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, trong tháng 5/2018 báo cáo Thủ tướng về tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet, đặc biệt là các hoạt động thanh toán liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, đánh bạc, rửa tiền

Viettel, Vinaphone, MobiFone hưởng nghìn tỷ từ đường dây đánh bạc



  • 11
 Theo Bộ Công an, các doanh nghiệp viễn thông lớn bao gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng lợi khoảng 15-16% trong các giao dịch đánh bạc nghìn tỷ nạp qua các cổng thanh toán.
Liên quan đến vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố”, Bộ Công an vừa cho biết không chỉ các đối tượng tổ chức đánh bạc thu lợi hàng nghìn tỷ đồng mà còn nhiều pháp nhân và cá nhân khác, bao gồm các hãng viễn thông lớn ViettelVinaphoneMobiFone cũng thu lợi rất lớn từ hoạt động này.

Doanh nghiệp viễn thông, trung gian thanh toán hưởng lợi nghìn tỷ

Quá trình điều tra bước đầu, Bộ Công an xác định số tiền tham gia đánh bạc được chuyển qua 2 đường chính là cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý.
Trong đó, tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỷ đồng, tương đương 342 tỷ mỗi tháng. Trong đó, chủ yếu là tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game với giá trị 9.296 tỷ, chiếm 97% và tiền chuyển từ các ngân hàng là 168 tỷ đồng, chiếm 1,75%.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Anh hùng ca của Beethoven, bản giao hưởng được bầu chọn là vĩ đại nhất mọi thời đại

15:40, 17/03/2018

Chia Sẻ
0
Kiệt tác thế giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao văn hóa nghệ thuật nhân loại, được minh chứng qua dòng chảy thời gian với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn học…kiệt xuất – những dấu ấn lịch sử đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh quý báu cho toàn thể nhân loại.
Giao hưởng “Anh hùng ca” của Beethoven đã được bầu chọn là bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại vào ngày 05/08/2016. Các nhà soạn nhạc Đức và Áo chiếm 8 trên 10 vị trí hàng đầu trong một cuộc thăm dò ý kiến các nhạc trưởng hàng đầu thế giới do tạp chí Âm nhạc BBC thực hiện…
Cuộc bầu chọn lịch sử của 151 nhạc trưởng lớn nhất thế giới…
Ngày 05/08/2016, tạp chí Âm nhạc của Đài BBC loan báo Bản giao hưởng số 3 của Ludwig van Beethoven đứng đầu danh sách các bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại. Cụ thể, danh sách 10 bản giao hưởng đứng đầu là:
  1. Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca / Eroica) của Beethoven (1803)

Nhà mạng hưởng lợi 1.400 tỷ từ vụ đánh bạc liên quan tướng công an

TPO - Quá trình điều tra đường dây đánh bạc núp dưới vỏ bọc game bài Rikvip, bước đầu CQĐT xác định tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỉ đồng. Trong đó tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán, ba nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone được hưởng từ 15,5 - 16,3%, tương đương 1.400 tỉ đồng.

Chi tiết tỷ lệ ăn chia tiền cờ bạc
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Phú Thọ, tiền tham gia đánh bạc qua 2 đường chính là cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý. Điều tra bước đầu xác định, tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng), trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%.
Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631,5 tỉ đồng. 
Số tiền 9.583,2 tỉ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp phát hành thẻ game, nhóm đối tượng tổ chức (Dương, Nam, Trung, bao gồm cả chi phí vận hành và một phần nhỏ hạch toán vào các pháp nhân CNC, VTC online, Nam Việt) và trả thưởng cho con bạc.

Nguyễn Thanh Phượng, Lê Nam Trà và đại án tham nhũng ở Mobifone

Hình minh họa
Cuộc chơi kinh doanh tài chính với miếng bánh Cổ phần hóa Mobifone

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám trong lĩnh vực viễn thông: sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm.

Thủ tướng: "Nhà đầu tư nản lòng vì thể chế của chúng ta”

Người đứng đầu Chính phủ nêu lý do vì sao ngành giao thông chưa thể kêu gọi và huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách...

 
Thủ tướng chỉ ra nhiều tồn tại của ngành giao thông vận tải, trong đó nổi lên là thể chế, cơ chế, chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc.
16/03/2017 18:38
“Tôi biết có nhà đầu tư tâm huyết, rất muốn làm các dự án hạ tầng giao thông nhưng vì thể chế của chúng ta nên họ nản lòng. Thể chế còn vướng mắc nhiều thứ nên chúng ta chưa huy động vốn xã hội được”.

Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ngày 16/3.

MobiFone nói gì về các sai phạm trong thương vụ mua AVG?

 26 THANH NIÊN ONLINE

Đánh giá tác giả
1 2 3 4 5


Trước những sai phạm mà Thanh tra Chính phủ kết luận, MobiFone cho rằng mình làm theo chỉ đạo của Bộ Thông tin - Truyền thông, và báo cáo Bộ này về tất cả thực trạng của AVG.
 
 
MobiFone báo cáo thiếu trung thực, sai sự thật về AVG  /// Anh Vũ
MobiFone báo cáo thiếu trung thực, sai sự thật về AVG
ANH VŨ
Trong thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG với giá trị gần 8.900 tỉ đồng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ 4 sai phạm tại MobiFone. Thứ nhất, thiếu trách nhiệm và làm trái trong đề xuất dự án đầu tư, đặc biệt việc đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.

Nói UNESCO giao Trung Quốc xây trạm quan trắc hải dương ở Trường Sa là bịa đặt

TIẾN SĨ TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - 1988 Trung Quốc xâm lược Gạc Ma, năm 1990 Hệ thống Quan trắc Đại dương toàn cầu mới được thiết lập. Trung Quốc lợi dụng UNESCO lấp liếm cho thảm sát Gạc Ma.
Ngày 15/3/2018, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có bài “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?” đang làm dư luận đặc biệt quan tâm, với nhiều thông tin, nhận xét, đánh giá, bình luận khác nhau…
Trong bài báo này, nhà báo Hồng Thủy đã nêu một số ý kiến phản biện có liên quan đến bản chất của sự kiện.
Nhiều người cho rằng, rõ ràng đây là một cuộc thảm sát do lính Trung Quốc nhằm vào 64 chiến sĩ công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; 
Thậm chí, cũng nhiều ý kiến khẳng định rằng, đây đích thực là cuộc chiến xâm lược một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do quân đội Trung Quốc tổ chức.
Trung Quốc thực hiện cuộc chiến xâm lược này theo lộ trình đã được tính toán sẵn, sau khi họ đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956 và 1974. 
Kế hoạch thôn tính Trường Sa đã được Đặng Tiểu Bình giao cho Lưu Hoa Thanh từ năm 1974. Ảnh chụp màn hình bài viết "Lưu Hoa Thanh và việc bố phòng ở Hoàng Sa, cướp đoạt các bãi đá Trường Sa". Lưu Hoa Thanh mặc áo đen.
Cuộc xâm lược và thảm sát Gạc Ma là hành động có kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng chứ không phải “để nổ ra xung đột thực chất hoàn toàn không phải mong muốn của Bắc Kinh” như các tác giả Trung Quốc lập luận.  

"Lịch sử" nào tác động tiêu cực đến quan hệ Việt - Trung?

HỒNG THỦY

(GDVN) - Nhận thức của các học giả Trung Quốc về lịch sử sẽ ảnh hưởng đến dư luận nước này, cũng như việc hoạch định bang giao, hòa bình hữu nghị hay ngược lại.
Trong bài viết trước, Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?, chúng tôi đã trích dẫn và bình luận, phản biện các quan điểm mà một số học giả Trung Quốc gián tiếp nêu ra về vụ thảm sát Gạc Ma.
Ở bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục dẫn lại các quan điểm, lập luận của một số học giả Trung Quốc về lịch sử quan hệ Việt - Trung mà họ cho rằng "ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước".
Gác sang một bên những ngôn từ mang màu sắc lập trường chính trị, chúng tôi cho rằng việc phản biện và làm rõ các vấn đề một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đặt ra, dù chỉ là gián tiếp, cũng là việc hết sức cần thiết để góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
Cũng như bài trước, để đảm bảo tính khách quan và minh bạch của thông tin, bài viết được chúng tôi chia làm 2 phần: dẫn lại nguyên văn vấn đề / quan điểm được các tác giả / học giả Trung Quốc nêu ra (in nghiêng) và phân tích, phản biện.
Thời báo Hoàn Cầu, học giả Trung Quốc và cái nhìn sai lệch về lịch sử
"Việt Nam thường xuyên làm giả lịch sử. Cách đây không lâu, Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 299 năm ngày (Hoàng đế Quang Trung) "đại phá quân Thanh xâm lược", Thủ tướng cũng tham dự.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dâng hương kỷ niệm 229 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, ảnh: Thống Nhất / TTXVN.

RIKVIP- Đường dây đánh bạc lớn nhất Việt Nam bị đánh sập như thế nào?

09:37 17/03/2018

Việc triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến RIKVIP thể hiện quan điểm của Bộ Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: không có vùng cấm!
Những ngày qua, dư luận cả nước đang đặc biệt quan tâm đến vụ án triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến RIKVIP. Bởi đây không chỉ là đường dây đánh bạc trực tuyến có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam, mà nó còn liên quan đến rất nhiều đối tượng, trong đó có cả một số cán bộ cơ quan Nhà nước. Việc triệt phá đường dây này thể hiện quan điểm của Bộ Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: không có vùng cấm!
Lập đại lý khắp cả nước để thu hút con bạc
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lập các đường dây đánh bạc trực tuyến qua hình thức cá độ hoặc trò chơi có tính chất cờ bạc (còn gọi là game bài). Và trong số các game bài ấy, nổi cộm nhất là RIKVIP, sau đổi tên thành TIP.CLUB, với tổ chức, quy mô hoạt động có thể nói là lớn nhất Việt Nam.
Game bài RIKVIP bắt đầu hoạt động từ ngày 18-4-2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8-2016, đổi tên thành TIP.CLUB và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.
Từ trái qua phải: Hoàng Quốc Trung, Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam.
Để tham gia, con bạc tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông (Vietel, Mobifone, Vinaphone), nạp thẻ game (Zing, Gate, Vcoin, Megacard, GoCoin, Vcard), nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý.