Nguyễn Đình Ấm
3-2-2018
Ngày 28/3/2018 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chọn phương án mở rộng sân bay TSN về phía nam. Về vấn đề mở rộng TSN như thế nào là tối ưu, tôi đã viết nhiều bài cũng như có nhiều ý kiến của các chuyên gia, nay thủ tướng đã quyết thì phải tôn trọng nhưng cần làm rõ một số ý kiến nêu lý do phát triển TSN về phía nam và chỉ khai thác đến công suất 50 triệu khách năm.
Lý do mở rộng sang hướng nam chưa thuyết phục
Tại cuộc họp chính phủ ngày 28/3/2018 về vấn đề này tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng bộ quốc phòng Phan Văn Giang và một số ý kiến khác chung quan điểm: “Ủng hộ phương án mở rộng về phía nam, TSN chỉ khai thác đến 50 triệu khách/năm do quy hoạch và không có nước nào có sân bay quá lớn trong thành phố…”.
Theo tôi, ý kiến này là chưa thuyết phục. Mặc dù sân bay nằm sát thành phố thì không tốt bằng cách thành xa hơn. Bởi vì, sân bay cũng như nhiều hoạt động khác gây ra tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và nếu tai nạn xẩy ra thì thành phần thứ 3 (dưới đất) có thể bị tổn thất. Tuy nhiên, do hoàn cảnh địa lý, tài chính, xã hội… hiện nay vẫn có nhiều sân bay lớn nằm sát thành phố giống TSN như sân bay Tokyo (Haneda Airport) thuộc cỡ nhộn nhịp nhất châu Á ở thủ đô Nhật Bản…
Sở dĩ Nhật vẫn để sân bay ngay trong thành phố vì ngày nay quan niệm ô nhiễm môi trường đã khác 10-20 năm về trước. Theo đó, người ta tính ô nhiễm là lượng ôxít carbon thải ra môi trường trong khu vực, trong nước và toàn bộ khí quyển chứ không tính riêng trong khu vực sân bay. Theo đó, nếu TSN chuyển qua Long Thành cách 35 km thì mỗi ngày hàng nghìn xe hơi từ Long Thành đi, về TPHCM sẽ thải ra lượng ô nhiễm, thời gian đi lại, chi phí của hành khách, xã hội cũng gấp cỡ 7 lần (TSN cách trung tâm thành phố 5 km) so với ở TSN.
Hơn nữa hiện nay máy bay chở khách hiện đại, có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải rất nghiêm ngặt, ngồi trong nhà ga ta cũng chỉ nghe thấy tiếng xẹt khi máy bay hạ, cất cánh. Năm 2010 ngành HKVN đã thuê đo ô nhiễm ở TSN và một số nơi trong TPHCM thì thấy khu vực sân bay không ô nhiễm bằng nhiều nơi đông dân cư, nhiều xe cộ trong thành phố như Bảy Hiền, Hàng Xanh… Chính sự nguy hiểm và ô nhiễm ở TSN hiện nay là hoạt động của máy bay quân sự với loại máy bay cũ không có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải, sân golf hàng năm thải ra hàng trăm tấn hóa chất diệt và kích thích cỏ chứ không phải máy bay thương mại. TSN chuyển về Long Thành là lý tưởng khi có đường tàu điện từ đây về TPHCM và diện tích 1.150 ha của TSN dùng làm các công trình công cộng như đường giao thông, công viên, quảng trường, sân bay cấp cứu, thể thao (là những thứ mà TPHCM rất thiếu) chứ không phải dùng cho máy bay quân sự, sân golf…là những yếu tố gây ô nhiễm mạnh.
Về “chi phí bồi thường quá lớn” khi phát triển sang hướng bắc phải giải tỏa 61,37 ha là chưa thuyết phục. Như bài: “Mách nhước mở rộng sân bay TSN” lần trước tôi đã vạch rõ khu phía bắc có sân golf hình tam giác có diện tích khoảng 450 ha ta có thể cắt ngang phần đỉnh không dùng đến sẽ dùng đền bù cho dân để lấy phần giải tỏa cần cho sân bay. Như thế nhà nước chỉ đền tiền xây nhà không tốn kém là bao. Riêng các công trình thương mại sân golf vi phạm pháp luật 157,6 ha thu hồi không phải bồi thường (Họ làm sân bay tắc nghẽn, ngập lụt, uy hiếp an ninh, an toàn… không bị truy tố là may rồi). Việc mở rộng sân bay sang hướng nam sẽ gia tăng ùn tắc giao thông do các quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận… đã quá đông đúc mà theo dự kiến sẽ làm thêm đường ra đường Trường Chinh, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám dày đặc nhà cửa mà chưa thấy dự kiến diện tích thu hồi đất, chi phí như thế nào, nếu so với mở rộng về phía bắc ra sao.
Sẽ không cần huy động 18.000 tỷ đ