Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng cần phải bố trí ngư dân đánh bắt theo tổ đội, nhóm trên biển. Như vậy mới đoàn kết bảo vệ nhau.
Cẩn thận với hộ chiếu "lưỡi bò"
Ngày 6/4, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã có buổi làm việc với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng.
Báo cáo với Bí thư Nghĩa, ông Nguyễn Hải - Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP), cho hay việc đẩm bảo an ninh khu vực biên giới ở Đà Nẵng cơ bản ổn định. Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng có nhiều hoạt động tham gia phòng chống các loại tội phạm như ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, buôn người…
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 6/4, một loạt câu hỏi được đặt ra với lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự: Mới đây, TAND TP Hà Nội tuyên ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải bồi thường 630 tỷ đồng trong 2 vụ án nhưng quá trình điều tra lại không kê biên, phong toả tài sản, tài khoản của ông Thăng. Mặc dù đến nay bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng việc không kê biên, phong toả tài sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thi hành án sau này và liệu chuyện đó có lặp lại “bóng ma thi hành án” như vụ Vinashin khi không thu hồi được số tiền lên tới cả nghìn tỷ đồng?.
TPO - Ngày 6/4, Công an tỉnh Phú Thọ ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Cảnh sát - Bộ Công an, để điều tra liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Nguồn tin xác nhận, ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam thời hạn 03 tháng, về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Tin ban đầu cho hay, ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố vì liên quan đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với quy mô hàng ngàn tỷ đồng do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Việc tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Văn Vĩnh được thực hiện tại Phú Thọ.
Sau khi bị bắt, ông Phan Văn Vĩnh bị di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ.
Nguyên Trung tướng Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19/5/1955, quê Nam Định.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.
Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.
Thanh Minh là một trong những cái Tết (Tiết) quan trọng của người Á Đông xưa. Nền văn hóa xưa là Văn hóa Thần truyền. Mọi phong tục, lễ nghi quy phạm Đạo Đức của người xưa đều xuất phát từ Tin vào, Kính ngưỡng vào Thần. Do đó, mọi tập tục, với người xưa đều là sợi dây dẫn năng lượng nối con người vào Thế giới của Thần.
Xã hội hiện đại sống với nhịp sống hối hả. Văn minh vật chất đề cao hưởng thụ và tự do cá nhân đã làm cho các sinh hoạt văn hóa mang đậm sắc màu Á Đông cứ nhạt dần và có nguy cơ bị tiêu biến.
Do quan niệm tất cả những gì không sản xuất ra được sản phẩm vật chất là lạc hậu nên tư duy con người hôm nay bị thống trị bởi khoa học thực dụng. Không khoa học nghĩa là Mê Tín.
Các môn đệ của Đạo Gia cho rằng nếu Cơ Tâm thay thế cho Pháp Tâm thì đó là sự phản bội, sự quay lưng với Thần. Và con người sẽ bị Thần hủy diệt.
Thanh Minh để hưởng thụ cái hạnh phúc của Thiên Nhân hợp nhất
Thanh Minh là khoảng thời gian cuối xuân, tháng Ba âm lịch. Nhân gian thường tổ chức Lễ và Hội. Người ta làm Tết cho người đã khuất và trai thanh nữ tú ra giữa đồng cỏ xanh của đất trời để hưởng thụ cái hạnh phúc của Thiên Nhân hợp nhất.
Đỗ Mục thời Đường có bài “Thanh Minh” rất nổi tiếng :
清明 清明時節雨紛紛, 路上行人欲斷魂。 借問酒家何處有? 牧童遙指杏花村。
Thanh minh
Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Đa Chiều ngày 4/4 đưa tin, quân đội Trung Quốc thông báo, hải quân nước này sẽ tập trận từ ngày 5/4 đến 11/4 trên vùng biển gần đảo Hải Nam - Trung Quốc và một phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam; quần đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).
Đây là cuộc tập trận thứ 2 liên tiếp trên Biển Đông mà Trung Quốc triển khai, sau cuộc tập trận họ tuyên bố hôm 27/3. Ngày 31/3, Trung Quốc điều động 12 chiếc oanh tạc cơ H-6K "tuần tra" bầu trời Biển Đông.
Đa Chiều cho biết, cuộc tập trận này được tổ chức gần đảo Hải Nam trong bối cảnh có nhiều đồn đoán, ông Tập Cận Bình sẽ đến thị sát các đơn vị của Hạm đội Nam Hải "để cho bên ngoài biết quyết tâm của Trung Quốc" theo đuổi yêu sách(bành trướng, độc chiếm) Biển Đông.
Tờ báo này cũng cho rằng, hoạt động tập trận trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành mang thông điệp "cảnh cáo" các nước ven Biển Đông rằng:
Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc có thể dùng các biện pháp cứng rắn, bao gồm dùng kinh tế để giải quyết vấn đề chính trị.
Phạm vi cuộc tập trận Trung Quốc đang triển khai từ 5/4 đến 11/4 theo tọa độ họ công bố, bao gồm 1 phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều bình luận, sau những cải thiện trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines về Biển Đông gần đây, thì Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của Trung Nam Hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga vừa ký kết Kế hoạch Phát triển Hợp tác Quốc phòng song phương cho thập kỷ tiếp theo trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh trong khu vực.
Xuất hiện ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể hướng tầm ngắm vào mỏ “Cá Voi Xanh" mà Việt Nam đang hợp tác với một tập đoàn Mỹ, sau khi “gây áp lực”, buộc Hà Nội phải ngưng dự án “Cá Rồng Đỏ” với công ty Tây Ban Nha.
Sau khi phía Việt Nam yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng dự án thăm dò dầu khí trên Biển Đông trước “áp lực của Trung Quốc”, nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi là liệu Bắc Kinh có hành động tương tự với tập đoàn ExxonMobil của Mỹ, vốn đang hợp tác khai thác mỏ khí tự nhiên với công ty dầu khí PetroVietnam.
Tuy nhiên, giáo sư Carl Thayer từ Australia cho rằng việc thăm dò dầu khí của Repsol ở vùng biển gần Bãi Tư Chính tại Trường Sa và dự án của ExxonMobil ở khu vực ngoài khơi miền Trung Việt Nam là “hai vấn đề riêng rẽ”.
Nhà nghiên cứu về Việt Nam này nói rằng Trung Quốc tuyên bố “đã đạt thỏa thuận với Việt Nam nhằm duy trì nguyên trạng ở Bãi Tư Chính”, và khi chính quyền trong nước tái khởi động thăm dò dầu khí ở khu vực này năm ngoái, Trung Quốc đã “gây áp lực lớn” với Hà Nội, và thậm chí “đe dọa sử dụng vũ lực”, khiến “Việt Nam phải xuống thang”.