Blog Phạm Viết Đào:
Nhà thơ Ngọc Bái, hội viên Hội Nhà văn VN, ông từng là cán bộ tuyên huấn của Quân khu 2, ông có mặt tại chiến trưởng Vị Xuyên, Hà Giang những năm tháng chiến tranh ác liệt chống quân Trung Quốc xâm lược...
Khi nói về mặt trận Vị Xuyên Hà Giang, mọi người thưởng nghĩ tới cuộc chiến ác liệt, của những người lình của chúng ta phải dành dật từng mỏm đồi, từng khe suối với quân Trung Quốc...
Những trận ác chiến được ghi lại qua những địa danh được khắc dấu bằng xương máu bộ đội: Suối gọi hồn, Đồi thịt băm, Cối xay thịt, Lò Vôi thế kỷ...Trong 10 năm 1979-1989, Trung Quốc đã tập trung về đây khoảng 50-60 vạn quân của 5 đại quân khu đánh phá, lấn chiếm tuyến biên giới Vị Xuyên...
Theo con số mới nhất, phía ta đã có trên 5000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh tại Mặt trận này; Còn phía Trung Quốc, theo 1 nguồn tin trên mạng đã mất 15.000 lính trong các cuộc lấn chiếm Vị Xuyên...
Bên cạnh những nét hào hùng như là " mặt tiền" của đời sống chiến đấu của quân dân Vị Xuyên, có một góc tối khác của người lính từng phải vào sinh ra tử ở đây: Đó là sự hà lãm công quỹ, lạm dụng công lính và nguồn lâm sản gỗ của Hà Giang của một số cán bộ chỉ huy tại mặt trận này...
Bài ký của nhà thơ Ngọc Bái viết và đã đăng trên Văn Nghệ quân đội thời kỳ đó, tuy so với thời điểm bây giờ chỉ là " muỗi" tiêu cực nhưng đã cho thấy: ngay thời kỳ nước sôi lửa bòng chiến tranh, người lính anh hùng của chúng ta ngoài nghĩa vụ hy sinh xương máu để báo vệ Tổ quốc, họ còn phải gánh trên vai một " gánh nặng" khác, đó là sự lạm dụng của cán bộ chỉ huy để mưu cầu lợi ích cho cá nhân...
TẤT CẢ TRÊN VAI NGƯỜI
LÍNH
Ngọc Bái
Chủ nhật ngày 13 tháng 5 năm 2018 6:08 PM
I/ LẠI CỨ PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôi “chộp”được cái tít bài viết qua câu nói cửa
miệng của một cán bộ trung đoàn tôi thường gặp trong những ngày chiến đấu ở Vị
Xuyên. Ở mặt trận này, hầu hết cán bộ đều gọi chiến sĩ là “các em”! Tôi không
hiểu xuất xứ của từ này do ai, từ đơn vị nào khởi xướng, nhưng ở đâu cũng nghe
nói. Theo diễn đạt của chiến sĩ thì từ này ngọt xớt, ngộ nghĩnh và hiện đại! Êm
tai và rất hiệu lực. Mắc màn ư? Để đấy “câc em” làm. Nước tắm, nước rửa mặt ư?
Có “các em”. Giặt giũ ư? “Các em” lo. Rồi thậm chí rượu thịt, đến gỗ lạt, nhà
cửa, súng đạn... “Các em” tất! “Các em” toàn phần! Tất cả trên vai “các em”!
Đơn giản vậy thôi! Có lần tôi tỏ sự băn khoăn, thì được cán bộ nọ giải thích:
“Mình cũng đã từng là chiến sĩ rồi, phải rèn! Phải rèn!” Và cũng theo cái đà
ấy, các cán bộ từ chức tiểu đội tới tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn đua nhau
“rèn các em”. Có điều, mục đích tối thượng của sự rèn rũa ấy lại quá sơ đẳng và
thấp kém. Nó chỉ góp làm giảm nhân cách của của những người lính.
Có lần, thiếu tướng phó Tư lệnh Quân khu đi kiểm
tra các đơn vị, dọc đường thấy bộ đội cởi trần kéo gỗ quá nhếch nhác, đã nói
thẳng với chỉ huy sư đoàn rằng: “Vậy mà cán bộ đang tâm lợi dụng sức lính để
làm giàu, tiêu xài và ăn nhậu thì thật là đê tiện. Tiếng chuông cảnh tỉnh đã
gióng lên khẩn thiết mà con người vẫn chưa tỉnh, hỏi làm sao vậy? Nếu có tòa án
để xử những gì đê tiện, tôi nhiệt thành đứng về phía quyền lợi của những người
lính.
Làm sao lại để sự đê tiện cứ nhởn nhơ? (Bây giờ
nhiều chuyện còn đê tiện hơn – TG).
Nhưng viết mới thật khó. Khi sự thật đã được
phơi bày lên mặt giấy, tránh sao được sự động chạm? Nào uy tín của cá nhân! Nào
uy tín của đơn vị! Dù chưa hẳn uy tín đích thực. Rồi những sợi dây giằng chéo
vô hình. Chưa viết còn được quí, viết rồi, đi đến đâu ai cũng cảnh giác và có
kẻ nhìn mình như kẻ thù. Nhưng mà lại nghĩ, viết mà còn sợ thì cũng hèn. Và
biết đâu, viết rồi, người ta càng quí mình hơn thì sao!