Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hơn 20 lần bị kiểm toán 'gọi tên': Tập đoàn Than lộ hàng loạt sai phạm

22/05/2018  05:00 GMT+7

 Số dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương không dừng lại ở con số 12 dự án. Mới đây, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều dự án tai tiếng của các doanh nghiệp khác trong ngành Công Thương, trong đó nổi lên là loạt dự án của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV).
Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2016 của 201 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty và công ty; 5 chuyên đề; 5 dự án đầu tư xây dựng độc lập; kết quả tư vấn định giá của 7 doanh nghiệp cổ phần hóa.
Nhiều sai phạm đã được chỉ ra, trong đó nổi lên là tình trạng kinh doanh bi đát, kém hiệu quả của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Bị “điểm danh” đến hơn 20 lần trong báo cáo kiểm toán, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam đã có nhiều sai phạm bị phát hiện sau khi Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hoạt động quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả đầu tư dự án của Tập đoàn này.
Tập đoàn Than,dự án kém hiệu quả,dự án thua lỗ,dự án ngàn tỷ,TKV,Kiểm toán Nhà nước
Tập đoàn Than khoáng sản có nhiều dự án không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp của TKV có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính như Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin nợ trên vốn chủ sở hữu gấp 9,83 lần. Có công ty phải giám sát tài chính đặc biệt, đó là Công ty CP Vận tải thủy - Vinacomin, Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin.

Mỹ đánh thuế nặng các sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu từ Việt Nam ( Hoan hô Trump)


Bộ Thương mại Mỹ hôm 21.5 (giờ Washington D.C) đã áp thuế nhập khẩu thép đối với các sản phẩm từ Việt Nam nhưng bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi kết luận Trung Quốc có hành vi lách thuế.
Mỹ áp thuế đối với thép không gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Quốc sản xuất
 /// Reuters
Mỹ áp thuế đối với thép không gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Quốc sản xuất
REUTERS
Giới chức hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá lên đến 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với các mặt hàng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu có nguồn gốc Trung Quốc, theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ.

Thanh Hóa giao đất rừng phòng hộ cho FLC nhưng không báo cáo Thủ tướng


  • 16:49 21/05/2018
  •  
  • 104

    • 3
     Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm đất đai trên cả nước năm 2016, trong đó điển hình là việc Thanh Hóa giao đất rừng phòng hộ cho FLC mà không báo cáo Thủ tướng.
    Chiều 21/5, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016 trước Quốc hội. Năm 2016, cơ quan này đã thực hiện nhiều kiểm toán chuyên đề, trong đó phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến lĩnh vực đất đai.

    Tăng mật độ, chia nhỏ căn hộ, vượt tầng, sai quy hoạch

    Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế. Từ đó dẫn đến quá trình triển khai dự án phải điều chỉnh nhiều lần.
    Một số địa phương còn điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng không phù hợp với quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền; phê duyệt quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2.000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.
    Việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch của một số dự án còn chỉ tiêu không phù hợp quy định, quy chuẩn xây dựng, như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn...
    Thanh Hoa giao dat rung phong ho cho FLC nhung khong bao cao Thu tuong hinh anh 1
    Nhiều dự án tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng... xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn, phá vỡ mật độ, vượt tầng... Ảnh: Tiến Tuấn.
    Các địa phương bị chỉ ra còn tình trạng này là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Nam, Đồng Nai, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Vĩnh Long.

    Quốc hội và mâu thuẫn lớn

    Bởi
     AdminTD
     -

    Nguyễn Đình Cống
    21-5-2018
    Nhân Quốc hội (QH) đang họp kỳ 5 khóa 14, xin bàn về hai mâu thuẫn lớn. Gặp phải hai mâu thuẫn này QH rất khó phát huy năng lực.
    1-Mâu thuẫn giữa danh và thực
    Một quy luật để xã hội phát triển bình thường là quy luật “Danh thực tương đồng”, hoặc theo Đạo Nho là “Thuyết Chính danh”. Vi phạm quy luật này là kiểu “nói một đàng, làm một nẻo”, là dối trá, là bất minh, là nguyên nhân của nhiều rối loạn. Quốc hội VN đang phạm phải mâu thuẫn này, khi danh xưng là “Cơ quan quyền lực cao nhất, là đại biểu của nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là một cơ quan thừa hành của Đảng, chỉ là Quốc hội của Đảng.

    Hậu Cộng sản – cuộc chuyển đổi ‘chưa có điểm kết’

    Bởi
     AdminTD
     -

    Quốc Phương
    21-5-2018
    Một số hiện vật về cựu lãnh tụ cộng sản Romania Nicolai Ceaucescu được trưng bày cho công chúng nước này hôm nay. Ảnh: BBC
    Mặc dù đã có nhiều năm bước sang chế độ hậu cộng sản, cuộc chuyển đổi ở nhiều quốc gia ra khỏi hệ thống này vẫn chưa ‘có điểm kết’, trong lúc các biến thể cộng sản và hậu cộng sản có nhiều diễn biến đa dạng trên toàn cầu, kể cả từ chuyển sang ‘dân túy’ cho tới tham vọng muốn kết hợp ‘chủ nghĩa xã hội’ với ‘kinh tế thị trượng’, một số nhân chứng và nhà nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và toàn trị nói với BBC Tiếng Việt từ Paris, Pháp.

    NGHỊ QUYẾT TƯ 7: XÓA CHẠY CHỨC, BỎ BIÊN CHẾ SUỐT ĐỜI ( CÓ THẬT KHÔNG?)

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Ban chấp hành TƯ ký Nghị quyết 26, TƯ 7 khoá 12 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
    Nghị quyết nhận định, sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 3 khoá 8 về Chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu. Công tác cán bộ ngày càng đi vào nền nếp và đạt được những kết quả quan trọng.

    Anh em tâm tư…

    Lưu Trọng Văn

    Mới năm ngoái năm kia người ta vừa lên tiếng về việc lon tướng ở Việt Nam đứng vào hàng lạm phát cao nhất thế giới, cao hơn gấp đôi Trung Quốc. Dân chúng đang hy vọng sẽ có một cải cách nào đó bớt được con số tướng tá đi để dân đỡ khổ vì phải nuôi một bộ máy đàn áp ngày càng bành trướng khổng lồ. Năm nay bà Chủ tịch QH tâm tư về ngành CA đang thiếu nhiều lon tướng ở địa phương nên… có nhiều “bất cập”. Ôi, bà Chủ tịch QH này hiểu hơn ai hết nỗi lòng của đám quan chức “còn đảng còn mình”! Sâu sát đến thế còn gì nữa mà phải chê trách thưa nhà văn Lưu Trọng Văn. Đảng sinh ra QH không để bảo vệ Đảng thì hỏi chức năng nào mới là trọng yếu nhất.
    Bauxite Việt Nam
    Bà Kim Ngân phát biểu tại QH tâm tư thay cho anh em trong ngành công an về hạn ngạch quân hàm chức tước. Nhiều vị lãnh đạo khác của QH, CP, Bộ Công an cũng bày tỏ tâm tư rằng: anh em tâm tư…(1)
    Ô hay, sao các vị không hiểu được dụng ý của bác Tổng khi là Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam nhận cái chức thường vụ Đảng uỷ Bộ Công an nhể? Bác Tổng vô đó đâu để chia sẻ cái điều “anh em tâm tư“ đại tá thì cấp nào, lên tướng thì đường nào, sao tôi là tổng cục phó chỉ là thiếu tướng trong khi có cục trưởng lại là trung tướng?
    Sao các quý vị lại tầm thường hóa vai trò thường vụ Đảng uỷ Công an của bác Tổng như vậy?

    CHUYỆN CỦA TUẤN; Nghe thường dân trả lời...VỀ ĐẠI CỤC

    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi
    Vừa bước vào nhà, Tuấn thấy mụ vợ đang quần nhau trên giường với một thằng ranh con. Điên tiết Tuấn quát lên: “Mày làm cái gì thế, dám dẫn trai về nhà à?
    Thay vì lo sợ, mụ vợ vẫn bình tĩnh trả lời: Anh đừng nóng, đừng để chuyện nhỏ ảnh hưởng đến đại cục.

    "Phản ứng" của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông; Lý do Bắc Kinh ráo riết quân sự hóa Biển Đông

    Gần đây nhất Bắc Kinh đã đưa tên lửa, thiết bị gây nhiễu ra những hòn đảo nhân tạo được bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa... Những hành động này nhằm biến con đường thông thương kinh tế quốc tế (SLOC) thành một tuyến hải lộ bị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, Asiatimes nhận định.

    Trung Quốc đã triển khai tên lửa HQ-9B và YJ-12B tại Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi.
    Thế giới hầu như không ngạc nhiên với việc Trung Quốc đưa những vũ khí tấn công ra các hòn đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép trên Biển Đông. Sự triển khai này núp dưới một loạt các mánh khóe, bao gồm việc gia tăng các hành động gây chiến, một loạt những hoạt động trái phép trong các hành vi của Trung Quốc trong khu vực trong gần một thập kỷ.

    Quan chức dầu khí đồng loạt 'thôi chức' vì 'lý do sức khỏe'

    Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro hôm 21/5 công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới đối với chức Tổng Giám đốc và Chánh kế toán khi hai nhân sự đang nắm giữ các chức vụ này bất ngờ xin từ chức hai ngày trước đó vì “lý do sức khỏe” và “theo nguyện vọng cá nhân”.

    Hoạt động của Vietsovpetro ở ngoài khơi.
    Truyền thông trong nước xem đây là một sự kiện “biến động” khi 2 sếp lớn của ngành dầu khí bất ngờ “được thôi chức” trong cùng một ngày.

    Trong khi đó, một chuyên gia phân tích chính sách của Việt Nam nhận định với VOA rằng đây có thể là bước khởi đầu của việc xử lý hai quan chức bị tố cáo đã nhận hàng chục tỷ đồng ngoài lãi suất trong chuỗi án tham nhũng liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và ngân hàng OceanBank.

    Công thức “Kế toán 70%, giám đốc 30%”

    Theo quyết định bổ nhiệm mà PVN công bố ngày 21/5, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tập đoàn sẽ giữ chức Tổng giám đốc Vietsovpetro thay cho ông Từ Thành Nghĩa, người đã gửi đơn xin “thôi chức” vào ngày 18/5. Ngoài ra, ông Võ Quang Huy cũng được chấp thuận cho thôi chức “chánh kế toán” theo nguyện vọng cá nhân và cả hai ông đều được điều đi “nhận nhiệm vụ” ở văn phòng đại diện PVN phía Nam.

    Ánh Liên - Kiểm soát quyền lực bằng đạo đức cách mạng?

    Nghị quyết Trung ương 7 ĐCSVN ban hành ngày 19.05 đặt mục tiêu đến 2020 hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực.

    Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
    Kiểm soát quyền lực liên quan trực tiếp nhất, quyết định nhất đến sự xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền hiện nay; và đây là nguyên lý gần gũi nhất để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    Nhưng trong một vòng xoáy của quyền lực, ai đủ để có thể kiểm soát chính vòng xoáy đó mà không bị nó nghiền nát hoặc bị cuốn theo vòng xoáy (tính hình thức)? Trung ương ĐCSVN đã đề ra một nguyên tắc là 'mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm.' Có nghĩa là đánh thẳng vào sự gánh vác trách nhiệm dựa trên luật pháp trên hết đã được ông Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc lại trước đó - liên quan đến cuộc chiến chống tham nhũng mà ông đang tiến hành.

    Trung Quốc, Việt Nam dùng du lịch để tuyên truyền tranh chấp Biển Đông

    21/05/2018
    Du khách Trung Quốc đi xe xích lô, ngắm cảnh Hà Nội (ảnh tư liệu 1/12/2016)
    Hàng loạt sự cố liên quan đến du khách Trung Quốc đến Việt Nam khiến tranh chấp chủ quyền Biển Đông tiếp tục là trọng tâm chú ý, bất chấp các nỗ lực của chính phủ hai nước tìm cải thiện quan hệ.

    Nếu nợ công là 431 tỷ USD, ai trả nợ cho DNNN thua lỗ?

    HỒ MAI - 02/06/2017 07:36

    (VNF) - Một câu hỏi đặt ra là những khoản nợ nần khổng lồ của các DNNN, các dự án 'đắp chiếu' thua lỗ và các đại án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ai sẽ chịu trách nhiệm và lấy tiền ở đâu để bù đắp, trả nợ?
    Theo một phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu Vụ trưởng Vụ thống kê của Liên Hiệp Quốc, vào năm 2011, nợ công việt Nam về thực chất đã tăng đến 106% GDP, nếu tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Vào thời điểm đó, con số báo cáo của Chính phủ về nợ công quốc gia chỉ vào khoảng 50% GDP.
    Đầu năm nay, tại hội nghị tổng kết ngành tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cảnh báo rằng "nợ công nếu tính đủ đã vượt trần chứ không chỉ sát trần". Người đứng đầu Chính phủ cũng dẫn lời chuyên gia nhận định nếu không chấm dứt tình trạng này thì sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia là không thể tránh khỏi.
    Tiến sĩ Vũ Quang Việt dẫn số liệu được cho là tin cậy cho thấy nợ Chính phủ năm 2015 là 115 tỷ USD bằng 59,5% GDP và ước tính nợ Chính phủ năm 2016 lên tới ít nhất 131 tỷ USD, bằng 63,9% GDP. 
    Theo phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nợ của khoảng 3.200 DNNN theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của DNNN là 324 tỷ USD, bằng 158% GDP.

    3 ngân hàng mua lại 0 đồng âm vốn gần tỷ USD, nợ xấu cao kỷ lục

    3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại 0 đồng đang bị âm vốn gần cả tỷ USD và có tỷ lệ nợ xấu tăng cao kỷ lục, lên đến 95% tổng dư nợ.
    ngan hang xay dung
    3 ngân hàng 0 đồng tiếp tục thua lỗ nặng. (Ảnh: Kiều Phong/nguoitieudung.com.vn)
    Báo cáo vừa được Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội cho hay tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) được NHNN mua lại 0 đồng đang lên mức rất cao.
    Cụ thể, nợ xấu của VNCB (chưa bao gồm nợ của các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) đang ở mức 18.073 tỷ đồng, chiếm đến 95% dư nợ.
    Nợ xấu của Oceanbank là 14.234 tỷ đồng, chiếm 72,3% dư nợ.
    Nợ xấu của GPBank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,3% dư nợ.