Tiểu luận của Trần Mạnh Hảo
( Nhân kỷ niệm 30 năm
ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính 20-1-1996)
Nhân một buổi hội thảo thơ 1932-1945, một độc giả hỏi : “ Nếu
cần phải chọn một câu thơ hay nhất để đại diện cho Thơ Mới ( thơ tiền chiến) ,
ông sẽ chọn câu thơ của ai ?”. Không do dự, tôi trả lời : “ Tôi xin chọn câu
lục bát : “ Anh đi đấy, anh về đâu / Cánh buồm nâu cánh buồm nâu cánh buồm !”
của Nguyễn Bính”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một bài cho nền thơ ấy, ông chọn bài
nào ?”. Trả lời : “ Tôi chọn bài Tống biệt hành của Thâm Tâm”. Lại hỏi : “nếu
phải chọn một tập hay nhất của nền thơ ấy, ông chọn tập nào?” . Trả lời : “Tôi
chọn tập “ Lửa thiêng” của nhà thơ quê Hà Tĩnh Huy Cận”. Lại hỏi : “nếu phải
chọn một đời thơ tiêu biểu nhất của nền thơ ấy, ông chọn ai ?”. Tôi trả lời : “
Tôi chọn Nguyễn Bính !”.
Vâng, Nguyễn Bính, nhà thơ bị giời đầy : “ Mình tôi giời bắt làm
thi sĩ !” Câu thơ ông viết từ những năm đầu của thập kỷ 40 đã vận vào ông :
“Chung lưng làm một chuyến đi đầy”. Thậm chí ông còn nhắc con gái sau này :
“Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ / Nghèo lắm con ơi bạc lắm con”.
Có lẽ, trong thơ tiền chiến, Hàn Mặc tử và Nguyễn Bính là hai
nhà thơ có số phận ít được vận may chiếu cố. Hàn Mặc tử bị trăng hành. Còn
Nguyễn Bính bị con bướm Trang Chu hành tới bến. Nếu Thế Lữ được biểu tượng thơ
là con hổ, Lưu Trọng Lư là con nai, Chế Lan Viên là con ma Hời, Xuân Diệu là
con chim ngứa cổ hót chơi…thì con bướm là biểu tượng cho thơ Nguyễn Bính :
“ Có ai điên dại như tôi nhỉ
Nuôi bướm làm con để nhớ người”
Nuôi bướm làm con để nhớ người”
Hay :
“ Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập về bướm trắng mà sang bên này”…
Nhập về bướm trắng mà sang bên này”…
Trong thơ ông, bươm bướm bay nhiều quá, rượu và hoa nhiều quá,
nhiều quá những cô gái đẹp chưa chồng. Nhưng bướm đã bay đi, rượu đã nhạt, hoa
đã tàn, trinh nữ đã theo chồng hoặc đã chết, chỉ còn mình nhà thơ ngồi lại với
phũ phàng và điên đảo :
“Mưa chiều nắng sớm người ta bảo
Cả đến ông giời cũng đổi thay” ( Giời mưa ở Huế)
Cả đến ông giời cũng đổi thay” ( Giời mưa ở Huế)
Tháng chạp năm Nhâm Ngọ 1942, khi mới 24 tuổi, Nguyễn Bính đã
viết được những câu thơ hay đến kinh hãi về nỗi buồn, nỗi cô đơn của kẻ lạc
loài, của nỗi oán hận suồng sã phải thất tình thay cho con ong cái bướm :
“Uống say cười vỡ ba căn gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông” ( Xuân tha hương)
Ném cái chung tình xuống đáy sông” ( Xuân tha hương)
Cùng “cái chung tình” ấy, nhà thơ hầu như đã ném tuổi trẻ mình
xuống đáy sông của định mệnh, theo kiểu Thúy Kiều ném 15 năm lưu lạc xuống đáy
Tiền Đường .
Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ tấm bé. Ta hiểu vì sao nỗi bơ vơ ám ảnh
suốt đời ông. Ta hiểu ngay từ lúc mới 13 tuổi, làm bài thơ đầu, ông đã thèm
yêu, thèm sống, thèm khát ràng buộc với tất cả và chia tay tất cả. Ông đã vịn
vào chuồn chuồn bươm bướm tập đi như vịn chính vào niềm hư vô của kiếp người.
Theo Hoài Thanh, Nguyễn Bính chưa hề được đến trường ! ( Giống văn hào M.
Goocki của Nga ?). Ông tự học theo người cha và người cậu. Thầy của ông là chim
muông cỏ rả làng Thiện Vịnh xa xôi. Tuy nhiên, mọi thứ nào thay thế được mẹ
ông.
Nguyễn Bính mồ côi mẹ nên đã mồ côi cả đất trời. Hình như ông đã
lớn lên bằng cảm giác của Trần Tử Ngang - người đi dọc thơ Đường : “ Tiền bất
kiến cổ nhân / Hậu bất kiến lai giả …( Trước không thấy người trước / Sau chẳng
thấy người sau). Cảm giác ngồi một mình bơ vơ trên trái đất của Trần tiên sinh
xưa không chỉ được Nguyễn Bính chia xẻ, mà đã thành phận số đời ông. Năm 1937,
khi mới 19 tuổi, nhà thơ đã viết một bài thơ tuyệt vời “ Những bóng người trên
sân ga” với tận cùng cô đơn kiếp người hay đến mức không còn có thể hay hơn nữa
:
“ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly”
Một mình làm cả cuộc phân ly”
Câu thơ viết ra gần 60 năm rồi, đã sống và chết theo bao lớp
người, theo bao trang giấy, qua bao nhiêu trào lưu hiện thực siêu thực, hiện
sinh rồi cấu trúc, có vần với không vần, lạ thay, chưa có một ai nói về nỗi cô
đơn kiếp người hay bằng câu thơ này của thần thơ Nguyễn Bính ? Hóa ra, cái hình
ảnh giản dị và xúc động tận cùng kia, cái dáng người một mình đưa tiễn bóng
mình kia, cho đến muôn đời vẫn cứ còn mới mãi, thấm thía và rung cảm mãi.
Nguyễn Bính với cảm quan thiên phú, một trực giác của thảo mộc
chim muông, đã biết cách tiễn mình đi vào thi ca bằng lối đi của con bướm dưới
gốc hòe Trang tử ! Cái dáng “Chân bước hững hờ theo bóng lẻ” kia không biết
mình đang tiễn bóng hay bóng đang tiễn mình ? Với triết học bản thể, câu thơ “
một mình làm cả cuộc phân ly” không chỉ là biểu tượng sinh động, kỳ vĩ, mà còn
là một khơi gợi, một phát hiện tâm linh trong hình trình nhập thể nhân loại.
Chúng tôi tin rằng, câu thơ này của Nguyễn Bính còn theo ta tới cuối cuộc đời,
đến nơi ta chia ly chính bản thân mình để vào vô tận.Viết được những câu thơ có
thể sánh với bất cứ thơ Tây Tầu nào hay nhất, ai bảo thơ Nguyễn Bính không hiện
đại ?
Thế mà từ năm 1941, năm ra đời cuốn “Thi nhân Việt Nam”của Hoài
Thanh, đã có khá nhiều bài viết, nhiều khảo luận về thơ, khi nói về Nguyễn
Bính, đều ăn theo lối kết luận phiến diện của Hoài Thanh Hoài Chân cho Nguyễn
Bính là thơ nhà quê, chân quê, đồng quê, quê mùa…
Nói về Nguyễn Bính theo trường phái Hoài Thanh mới chỉ nhìn nhà
thơ ở phần nổi, phần xác chữ nghĩa mà chưa đủ tầm đi sâu vào hồn thơ rất cổ
điển, lại rất hiện đại của Nguyễn Bính làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định
kia ( huyện Vụ Bản còn là quê hương của một thiên tài thi nhạc khác đồng thời
với Nguyễn Bính là Văn Cao)
Nguyễn Bính đi tận cùng dân tộc để thành hiện đại : thơ ông phần
xác còn mang nâu sồng ca dao nhưng phần hồn đã vươn tới cõi hiện đại vô cùng
nhân loại vậy ! Chúng tôi không muốn nói đến “chủ nghĩa hiện đại” phương Tây mà
Việt Nam hầu như không có, nên không coi tính hiện đại của thơ chỉ lụy vào con
chữ, vào cái bí hiểm cung quăng không thể hiểu, vào cái siêu thực nằm ngoài cảm
nhận, mà chỉ đánh giá thơ qua cái sự hay, sự xúc cảm của nó, của nghĩa bóng thơ
luôn cất cánh từ nghĩa đen như những câu thơ hay của thi hào Nguyễn Bính mà
thôi !
Cho nên, với chúng tôi, hiện đại hay không hiện đại cốt ở hồn
thơ, ở nỗi cảm nỗi hay của nó mà thôi. Những câu ca dao và thơ cổ hay nhất của
văn học cha ông ta ai bảo không hiện đại nào ? “Gió đưa cây cải về trời / Rau
răm ở lại chịu lời đắng cay” của ca dao hiện đại quá đi chứ ? “ Có thì có tự
mảy may / Không thì cả thế gian này cũng không” của thơ Lý Trần hiện đại quá đi
chứ ? “ Cái quay búng sẵn trên trời / Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” của Ôn
Như hầu hiện đại quá đi chứ ? “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao
mới được phần thanh cao” của Nguyễn Du hiện đại quá đi chứ ? “ Hoa thì hay héo
cỏ thường tươi” của Nguyễn Trãi hiện đại quá đi chứ ? “ Hồn cô cát bụi kinh
thành / Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe” của Nguyễn Bính hiện đại quá đi chứ
?
Hầu hết thơ Nguyễn Bính dưới cái vỏ chân quê giản dị hiền lành
như ca dao, nhưng giấu ẩn sức nghĩ, sức cảm, sức gợi vô cùng tận, hiện đại vì
nó hay ở mọi lúc mọi thời. Viết về cái đẹp của sự trống vắng, gợi ra, vẽ ra
được cái vẻ tôn giáo của hư vô tồn tại ngay trong lòng cái hữu hạn, phỏng có
nhà thơ tiền chiến qua mặt được câu thơ này của Nguyễn Bính :
“Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Nỗi trống vắng vô chủ của ba gian nhà trong câu thơ, đã được xúc
cảm đẩy từ cái cụ thể thành cái vô biên : nỗi trống vắng và vô chủ của đất
trời. Mượn nỗi hoang vu bé mọn của nắng chiều trong căn nhà nhỏ để tả nỗi hoang
vu vũ trụ, cũng là nỗi hoang vu muôn thuở hồn người, lục bát Nguyễn Bính hiện
đại lắm ru !
Khi Nguyễn Bính tả nỗi cô đơn đến rêu mốc bí mật của kinh thành Huế, cũng để nói vế vẻ huy hoàng tàn phai, hay chính là hồn suông thi nhân mượn cả hoàng thành mà hiu quạnh :
Khi Nguyễn Bính tả nỗi cô đơn đến rêu mốc bí mật của kinh thành Huế, cũng để nói vế vẻ huy hoàng tàn phai, hay chính là hồn suông thi nhân mượn cả hoàng thành mà hiu quạnh :
“Thâm u một giải hoàng thành
Đình suông con én không đành bay đi” ( Vài nét Huế)
Đình suông con én không đành bay đi” ( Vài nét Huế)
Con én tân thời không nỡ bỏ cái hoang phế hoàng thành bay đi hay
chính là cái níu kéo của hiện tại với quá khứ ? Cái chấm én mọc lên như một cái
mầm, cái chồi của lẻ loi, khiến vẻ tàn phai càng tàn phai hơn nữa. Ngoảnh lại
cố đô, con én thi ca mà Nguyễn Bính đính lên từ độ ấy, vẫn không đành đoạn bay
đi, như thể loài chim thơ ấy vẫn còn là tình nhân bao thời đại đã đi qua !
Trí tuệ thơ Nguyễn Bính là trí tuệ sương mù, của hoa bướm của
lửng lơ mây khói. Chất sang trọng hàn lâm giấu trong lục bát nâu sồng Nguyễn
Bính như hồn sen giấu trong bùn, ghé mắt vào ta sẽ thấy hoa sen :
“ Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em”
Một chiều cả gió bám đầy áo em”
“ Buồng hương bóng bóng mình mình
Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa”
Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa”
Bên cạnh những bài lục bát nổi tiếng : “Tương tư”, “Lỡ bước sang
ngang”, “Người hàng xóm”…ông còn những bài lục bát hiện đại khác : “”Lửa đò”, “
Vũng nước”, “ Qua nhà” và “Thời trước”…
Khi đánh giá thơ tiền chiến nói chung và Nguyễn Bính nói chung, người ta đã thừa nhận sự vượt trội của thơ lục bát Nguyễn Bính nhưng chưa thấy trong thể thơ bảy tám chữ, Nguyễn Bính cũng chẳng kém cạnh bất cứ thi nhân hàng đầu nào cùng thời với ông.Trong thể loại mượn cảnh tả tình, Nguyễn Bính đã có bài thơ vào hàng tuyệt tác là bài “Xuân về” có thể đứng ngang hàng với các bài hay nhất của Hàn Mặc tử và Huy Cận. Về thể hành, bài thơ “Hành phương Nam” của ông không hề hổ thẹn đứng bên cạnh bài tuyệt bút “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Viết về đất thần kinh xứ Huế, xưa nay chưa thấy bài nào hay bằng bài “Xóm Ngự viên” của Nguyễn Bính ? Ông đã làm sống lại thời vang bóng bằng câu thơ hay đến ma quái :
Khi đánh giá thơ tiền chiến nói chung và Nguyễn Bính nói chung, người ta đã thừa nhận sự vượt trội của thơ lục bát Nguyễn Bính nhưng chưa thấy trong thể thơ bảy tám chữ, Nguyễn Bính cũng chẳng kém cạnh bất cứ thi nhân hàng đầu nào cùng thời với ông.Trong thể loại mượn cảnh tả tình, Nguyễn Bính đã có bài thơ vào hàng tuyệt tác là bài “Xuân về” có thể đứng ngang hàng với các bài hay nhất của Hàn Mặc tử và Huy Cận. Về thể hành, bài thơ “Hành phương Nam” của ông không hề hổ thẹn đứng bên cạnh bài tuyệt bút “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Viết về đất thần kinh xứ Huế, xưa nay chưa thấy bài nào hay bằng bài “Xóm Ngự viên” của Nguyễn Bính ? Ông đã làm sống lại thời vang bóng bằng câu thơ hay đến ma quái :
“ Sớm đào, trưa lý, đêm hồng phấn
Tuyết Hạnh, Sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên”
Hai câu này có thể ngang với câu vi diệu của Xuân Diệu :
Tuyết Hạnh, Sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên”
Hai câu này có thể ngang với câu vi diệu của Xuân Diệu :
“Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh” ( Nguyệt Cầm)
Đã chết đêm rằm theo nước xanh” ( Nguyệt Cầm)
Hãy đọc lại hồn thơ bi hùng ngang trời lệch đất Nguyễn Bính như
“ Giời mưa ở Huế”, “Xuân tha hương”, “Oan nghiệt”…ta thả mình vào nỗi quằn quại
như mất cả hình hài, đau thương dữ dội và đồng bóng, để chia xẻ với nỗi vong
thân, vong quốc của lớp thanh niên trước 1945. Những bài thơ “ Cô hái mơ”,
“Trường huyện”, “ Hoa và rượu”…là những bài thơ đẹp nhất thơ tiền chiến của
Nguyễn Bính. Đâu đây ta nghe có hơi Huy Cận trong hồn thơ “ một trời quan tái”
Nguyễn Bính :
“ Chênh vênh bóng ngả sầu lau lách
Chiều ngái hương rừng lối nhạt son”
Chiều ngái hương rừng lối nhạt son”
Cái hơi Đường thi từ Huy Cận đi lạc vào Nguyễn Bính rất sang
trọng, quý phái : “ Áo bào nguyệt bạch ngựa kim ô” hay đấy, siêu đấy nhưng
không phải mạch chính của thơ ông. Cái hơi, cái hồn, cái vía Nguyễn Bính là ở
những câu thơ rất Việt rất hay như :
“ Một con diều giấy không ăn gió
Õng ẹo chao mình xuống vệ đê”
Õng ẹo chao mình xuống vệ đê”
Có hàng trăm người viết về tơ liễu từ thơ Đường đến Nguyễn Du,
nhưng chưa ai hay bằng Nguyễn Bính tả liễu :
“Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ”
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ”
Chỉ bằng từ “chảy”, Nguyễn Bính không chỉ hiện đại hóa thơ mình,
ông còn làm mới cả hồn tơ liễu nghìn năm. Nguyễn Bính làm thơ rất bản năng,
thậm chí như vô thức. Số lượng câu thơ hay của ông nhiều hơn bất cứ nhà thơ
tiền chiến nào khác. Những câu thơ bất ngờ, hiện đại tới cùng này ai bảo Nguyễn
Bính không mới :
“ Ở đây vô số những trời xanh”
Lối viết này Tây hơn cả Tây !
Hoặc quá ngạc nhiên khi ta đọc :
“ Xe ngựa chiều nay ngập thị thành
Chiều nay nàng bắt được trời xanh”
Chiều nay nàng bắt được trời xanh”
Hay :
“ Giời mờ ngao ngán một loài mây”
Xin lỗi, nếu ai trích được một câu của trường phái “tân con cóc”
“ tân siêu thực” của Việt Nam hay ngang những câu này của Nguyễn Bính, tôi xin
thưởng ba vạn chín nghìn con kiến,một trăm con voi !
Trong dòng thơ tiền chiến, chúng tôi bao giờ cũng biết cách tôn
kính Thế Lữ, ngả mũ trước Xuân Diệu, thán phục Huy Cận, kinh ngạc trước Hàn Mặc
tử, mơ mộng sầu thương cùng Lưu Trọng Lư, Hồ Dếnh…Nhưng chúng tôi bao giờ cũng
dành cho Nguyễn Bính trọn niềm yêu mến, không chỉ là tấm lòng hậu sinh với bậc
tiền bối, mà còn vì tình yêu của độc giả mấy chục năm trời với thơ ông.
Chỉ tính gần chục năm lại đây ( năm 1995khi
tác giả viết bài này) theo thống kê tạm thời của một số nhà xuất bản, thơ Nguyễn Bính đã in và phát hành tới số kỷ lục hàng triệu bản. Qua bao thăng trầm, Nguyễn Bính vẫn là nhà thơ số một được độc giả Việt Nam hâm mộ nhất sau Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi).
tác giả viết bài này) theo thống kê tạm thời của một số nhà xuất bản, thơ Nguyễn Bính đã in và phát hành tới số kỷ lục hàng triệu bản. Qua bao thăng trầm, Nguyễn Bính vẫn là nhà thơ số một được độc giả Việt Nam hâm mộ nhất sau Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi).
Ba mươi năm đã qua kể từ năm Nguyễn Bính mầt buổi trưa ngày 30
tết ấy, có lẽ hình ảnh đọng lại trong mắt thi hào Nguyễn Bính là vườm thuốc nam
nhà ông Tân Thanh hay một loài mây, hay loài bướm trắng nào vừa chìm xuống đáy
ao trước khi ông bụng không hạt cơm ngã xuống trong hôn mê và trong cơn đói
vĩnh cửu ? Chỉ biết rằng thi ca ông đã thành vị thuốc nam chữa lành nỗi đau và
niềm hư vô kiếp người.
Ông không tìm lối xuyên tường đưa thơ Việt vào hiện đại như ai
đó. Thơ ông thẩm thấu qua trời sương khói, qua hồn ca dao, qua Truyện Kiều đưa
nâu sồng lục bát quê hương vào hiện đại. Xin đọc lại một câu thơ Nguyễn Bính :
“ Xót xa một buổi soi gương cũ
Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền”
Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền”
Ôi những mắt chữ điền bị thời gian xô lệch muôn năm cũ, xin về
đây soi lại chiếc gương thi ca hiện đại muôn sau Nguyễn Bính.,.
Sài Gòn 28-12-1995
T.M.H.
Ảnh thi hào Nguyễn Bính
( 1918-1966)