Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

TT DONALD TRUMP VỚI KẾ 'TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU' VÀ 'GIẤU MÌNH CHỜ THỜI' CỦA TRUNG QUỐC

Trong hình ảnh có thể có: 3 người
Các nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) từ ngàn xưa rất thích các kế sách ‘Tọa sơn quan hổ đấu’ và ‘Giấu mình chờ thời’. Đến đế chế Mao và Đặng thì cả hai vận dụng các kế sách này rất thâm hiểm, vượt xa các bạo chúa tiền nhân.
TT Donald Trump đặt mục đích ‘Mỹ là trên hết’. Ông lại là một nhà buôn lão luyện. Nhờ mục tiêu quốc gia tối thượng và phép mặc cả giao thương mà ông nhìn thấy “ruột gan” của hai kế sách ‘Tọa sơn quan hổ đấu’ và ‘Giấu mình chờ thời’. Dẫu rằng trước đó ông không quan tâm đến mưu kế của Tôn Tử.

Phương Đông hay phương Tây, những người giỏi đều biết đến các kế sách tương tự, dù cho cách gọi có khác nhau.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một cuộc chiến tranh bộ phận của cuộc chiến tranh quyền lực Trung – Mỹ.
Mỹ khởi đầu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bởi vì họ nhận ra Trung Quốc đã tiến hành từ lâu cuộc chiến tranh quyền lực Trung – Mỹ.
TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU
Mỹ - Liên Xô trước đây, và Mỹ - Nga gần đây đối đầu nhau về quyền lực. Mỹ muốn thống soái tuyệt đối, còn Nga thì cầm cự sự thống soái áp đảo. Nhờ tìềm lực hạt nhân có thể hủy diệt cả thế giới mà Liên Xô trước đây và Nga ngày nay mới trở thành đối thủ có trọng lượng của Mỹ.
Lực lượng hạt nhân của Anh , Pháp, Trung Quốc chưa bao giờ có thể đạt đến ngưỡng hủy diệt thế giới, nên chưa bao giờ là đối trọng của Mỹ, Nga.
Một quốc gia có tiềm lực hạt nhân gần tới biên hủy diệt thế giới là Ukraina thì đã bị Mỹ và Nga chung tay giải giáp (1992-1996).
Cho nên mấy chục năm qua từ sau Thế chiến thứ 2, là cuộc đối đầu Mỹ - Xô, Mỹ - Nga mà Trung Quốc luôn là kẻ ngồi trên núi xem hai hổ tranh nhau.
TRỘM CẮP CHỜ THỜI HAY LÀ VÌ SAO TT TRUMP PHẢI TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
Khi mà ông Tập Cận Bình xây đựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ngoài khơi biển Đông Nam Á, điều mà chưa quốc gia nào tiến hành trong lịch sử nhân loại, cũng là lúc Trung Quốc không thể ‘giấu mình’.
Khi mà Trung Quốc tiến hành một cách bành trướng kế sách ‘Một vành đai, một con đường’ là lúc ông Tập Cận Bình nhận định rằng thời cơ đã đến.
Đó cũng là lúc Tổng thống Donald Trump biểu thị rẳng Trung Quốc nguy hiểm hơn Nga, rồi sẽ trở thành đối thủ lớn nhất của nước Mỹ. Đó cũng là lúc TT Donald Trum bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đòn phủ đầu ngăn chặn bước tiến tiếm quyền thống trị thế giới của Trung Quốc.
Không phải chỉ là kế sách ‘Giấu mình chờ thời’ mà Trung Quốc, thời cộng sản giả hiệu, thực chất là một kẻ ‘Trộm cắp chờ thời’.
Bởi vì trong suốt quá trình ‘chờ thời’ Trung Quốc đã không ngừng bí mật ăn cắp sáng chế công nghệ, khoa học kỹ thuật của các nước, trong số đó nhiều nhất là từ Mỹ và Nga.
Nền công nghiệp Trung Quốc do tự lạc hậu và bị cô lập, nên tụt hậu xa với các nước tân tiến. Để tiến tới hiện đại, bắt kịp Mỹ, Nga (nhất là trong lĩnh vực quốc phòng), Trung Quốc buộc phải áp dụng hai biện pháp chính.
Một là, mua sản phẩm về để bới ra, mổ xẻ, học mót công nghệ. Dễ hiểu vì sao TQ cố mua bằng được các vũ khí mới nhất của Nga. Nhưng Nga cũng không phải tay vừa. Buộc TQ phải ôm những đơn hàng lớn.
Điều này rất bất lợi cho Việt Nam, khi bao năm luôn là khách hàng trung thành của vũ khí Nga. Những người cầm quyền Việt Nam phải tỉnh giấc ngủ mê. Phải có kế sách thích hợp về các đơn hàng quốc phòng. Nếu không, tất cả vũ khí mà Việt Nam có từ Nga thì TQ có nhiều hơn và hiện đại hơn. Cần có kẻ khắc chế. Nếu muốn một lời khuyên, thì hãy nhìn sang Israel mà tham khảo.
Quay lại vấn đề mua bán công nghệ. Những công nghệ đã được thương mại hóa không phải là công nghệ thế hệ chót. Bởi vì trong phòng thí nghiệm đã thai nghén các thế hệ tiếp theo. TQ chỉ mua được công nghệ áp chót.
Cho nên TQ buộc phải tiến hành con đường thứ hai là bí mật ăn cắp sáng chế. Sự gần bắt kịp thần tốc của TQ đã khiến cho TT Donald Trump phải giật mình. Ông ý thức được rằng sự mềm yếu trong quan hệ với TQ của thời TT Obama không chỉ tạo ra cơ hội cho TQ lấn át về thương mại, mà nguy hiểm hơn là TQ đã ăn cắp được nhiều công nghệ cao. Cả hai nhân tố đó đã biến TQ thành kẻ khổng lồ, không chỉ bị lộ mình, mà còn hung hăng tranh đua trực tiếp với Mỹ vì tưởng rằng mình đã đủ sức.
BÊN LỀ CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH G 20
Cuộc gặp giữa Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G 20 sắp tới đây đang thu hút dư luận. Một cao thủ thương mại dày dạn như Donald Trump sẽ biết mặc cả như thế nào với TQ. Trung Quốc là kẻ mềm nắn rắn buôn. Còn Donald Trump lại là người rất biết nắn.
Một điều chắc chắn là Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ. Nhưng nhượng bộ đến mức nào để Donald Trump chấp nhận là một nước cờ cân não của cả hai phía.
Chuyện tiếu lâm Âu châu có kể về gà trống đuổi gà mái. Và rằng trong lúc chạy, gà mái nghĩ ‘không biết là mình chạy có quá nhanh không?’. Đây không phải đúng hoàn toàn cho trường hợp Donald Trump và Tập Cận Bình. Chỉ biết là cả hai phải tìm được điểm dừng. Donald Trump thì quá vì nước Mỹ và quá aggressive. Còn Tập Cận Bình cũng là một cáo già quyền biến.
Việt Nam có thể được lợi nhiều hơn hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chứ không phải bị hại nhiều hơn lợi như có người nghĩ.

Tiếc là không có những bộ óc đủ sáng suốt để biết tận dụng cơ hội.

Không có nhận xét nào: