Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Lý do nào khiến những người như Mạnh Vãn Châu muốn an cư tại Canada, Mỹ?

Mỹ cáo buộc Giám đốc Tài chính Huawei là bà Mạnh Vãn Châu liên quan đến lừa đảo tài chính nên đã yêu cầu phía Canada bắt giữ bà. Canada dựa vào pháp luật để bắt giữ bà Mạnh, Bắc Kinh đã đáp trả lại hành động của Canada bằng cách nhiều lần bắt công dân của Canada, cũng vì thế mà tên tuổi của bà Mạnh Vãn Châu được cả thế giới chú ý. Đài Phát thành Quốc tế Pháp (RFI) đã đưa ra vấn mà rất nhiều người Trung Quốc có sẽ đặt câu hỏi: Mạnh Vãn Châu giàu có như vậy, ở Trung Quốc còn được hưởng đặc quyền như vậy, vì sao lại phải xây nhà sang trọng ở nơi lạnh lẽo tuyết rơi như Canada? Phân tích cho rằng tất cả những quan chức cấp cao và giới quyền quý đều như vậy, thực ra họ không hề trung thành với đảng, chỉ là lợi dụng lẫn nhau, họ an cư tại Canada và Mỹ thực là cũng có lý do.


Bà Mạnh Vãn Châu ở trong ngôi nhà sang trọng tại Vancouver (Canada) sau khi được bảo lãnh (Ảnh từ Getty Images)

Đài Phát thanh Quôc tế Pháp (RFI) hôm 28/12 đã đăng bài viết nói, có người nói rằng Mạnh Vãn Châu là một trong số những người thuộc tầng lớp quyền quý của Trung Quốc, hưởng đặc quyền mà nhiều người không thể sánh được, nhưng lại cứ muốn đến Canada sinh sống, 4 người con của bà cũng đều học tập ở phương Tây. Canada mặc dù tốt, nhưng lại không có đặc quyền. Vì sao bà Mạnh lại lựa chọn như vậy?
Nhiều thông tin cho rằng, Huawei trên danh nghĩa là doanh nghiệp tư nhân, thực tế có bối cảnh liên quan đén quân đội, là doanh nghiệp đỏ ẩn hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có “nhiệm vụ đặc biệt”, do đó quản lý cấp cao của Huawei chính là “quan chức” của ĐCSTQ, nhưng Huawei và chính quyền Trung Quốc đương nhiên không thừa nhận. Dù vậy, bản thân bà Mạnh Vãn Châu là thế hệ đỏ thứ 3 là điều không thể che giấu được, ông ngoại của Mạnh Vãn Châu là ông Mạnh Đông Ba – nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên.
RFI liên hệ đến các ví dụ mà cư dân mạng đưa ra, ví dụ như việc lựa chọn an cư tại phương Tây không chỉ có Mạnh Vãn Châu, có người thậm chí chết cũng muốn chết tại Mỹ, Canada. Ví dụ như ông Vương Kiện (Wang Jian), cố Chủ tịch Hãng hàng không Hải Nam (Hainan Airlines) chết tại Pháp, được biết thi thể của ông không được đưa về Trung Quốc mà được vận chuyển đến thành phố Seattle tại Washington (Mỹ), bởi vì vợ con của ông đều sống ở đó.
Bài viết nói, ông Vương Kiện cũng là một tỷ phú, cũng có mối quan hệ qua lại sâu với quan chức cấp cao của Trung Quốc, nhưng vì sao lại từ bỏ tổ quốc, chết cũng phải an táng ở Mỹ? Lẽ nào người nhà sợ ở nếu an táng ông ở Trung Quốc sẽ có người đào mộ ông?
Bên cạnh đó, gần đây Trung Quốc lại bắt giữ một chuyên gia cấp cao do chính họ bồi dưỡng, nguyên Ủy viên Đảng ủy kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu 718 thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (China Shipbuilding Industry Corporation) Bốc Kiến Kiệt (Bo Jianjie), tập đoàn này phụ trách chế tạo và đóng tàu mẫu hạm và quân hạm. Được biết vị cán bộ cấp cao này đã âm thầm làm quốc tịch Canada cho mình để sẵn sàng chạy đến Canada làm công dân Canada bất cứ lúc nào. Đáng tiếc ông là chưa kịp chạy thì đã bị bắt.
RFI cho rằng, vụ án ông Bốc Kiến Kiệt cho thấy, người của ĐCSTQ không những giàu có 2 thế hệ, mà còn có rất nhiều thế hệ đỏ thứ 2 an cư lạc nghiệp, sinh con, giấu tiền tại các nước phương Tây như Canada, Mỹ. Tại Trung Quốc, người có 2 quốc tịch là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc và thương nhân đều có quốc tịch của các nước khác. Hơn nữa, những người như ông Bốc Kiến Kiệt còn nắm giữ bí mật chế tạo mẫu hạm của Trung Quốc, nên sẽ liên quan cả đến vấn đề cơ mật của quốc gia.
Bài viết cho rằng, quan chức cấp cao của Trung Quốc rốt cuộc có bao nhiêu người trung thành với ĐCSTQ, trung thành với quốc gia, và giống như những gì mà miệng họ nói. Tận bên trong họ, đối tượng họ trung thành chính là tiền, là quốc gia phương Tây an toàn, yên tĩnh tốt đẹp như Canada.
Bài viết còn trích dẫn lời của một cư dân mạng chỉ ra, Mạnh Vãn Châu lựa chọn an cư tại Canada, thực ra không phải là một lựa chọn tồi, bởi vì Mạnh Vãn Châu tại Trung Quốc là thuộc về “tầng lớp đặc quyền”, nhưng “con người đang sống” thì “nhân quyền” vẫn quan trọng hơn “đặc quyền”. Cư dân mạng nói: “‘Đặc quyền’ của bà là có được từ những người có ‘đặc quyền’ lớn hơn trao cho, họ có thể cho bà thì cũng có thể tước đoạt đi của bà; còn nhân quyền là đảm bảo chế độ, chế độ còn thì không ai lấy đi được. Nếu Mạnh Vãn Châu bị Trung Quốc bắt, thì kết cục sẽ rất bi thảm, càng không thể nhắc đến chuyện được bảo lãnh tại ngoại.”
Theo các thông tin công khai, sau khi bà Mạnh Vãn Châu được bảo lãnh đã kích động thốt lên một câu “Tôi tự hào về Huawei, tôi kiêu hãnh vì tổ quốc” .  
Một bài đăng trên blog của Yan Xueming (Nghiêm Tuyết Minh) nói: “Sau khi bị Canada bắt, trong một đêm mà Mạnh Vãn Châu đã thành anh hùng dân tộc. Nhưng bà từng cầm trong tay thẻ xanh của Canada, có 2 căn biệt thự hào nhoáng tại Canada, 4 người con đều đang được phương Tây giáo dục, điều này cho thấy được gì?” Bloger này đặt vấn đề: Mạnh Vãn Châu đã muốn làm anh hùng, vì sao không đại nghĩa hào hùng, kiên cường bất khuất, còn đòi bảo lãnh gì đây?
Bài blog còn nói: “Cảnh ngộ mà Mạnh Vãn Châu gặp phải tại Canada, đã cho chúng ta một bài học sinh động về chính trị. Thế nào gọi là bảo vệ nhân quyền? Thế nào gọi là không trừng phạt khi vẫn còn nghi ngờ? Thế nào gọi là công khai minh bạch? Thế nào gọi là trình tự pháp luật? Chúng ta đã thấy được một án lệ sống động. Một số người Trung Quốc cầm biển biểu tình trước cổng tòa án tại Canada, cũng không cần lo lắng bị bắt hay gì, cũng không bị phán tội gây rối. Xem ra, chính phủ các nước phương Tây, đúng là đã bị đưa vào trong cái lồng pháp trị.
RFI kết luận, sự kiện Mạnh Vãn Châu chẳng qua chỉ là một phần nổi của tảng băng trôi mà thôi, quan chức cấp cao quyền quý của ĐCSTQ có thể chạy ra nước ngoài thì đã chạy, không thể chạy thì cũng đã bố trí cho con cái ở nước ngoài, giấu tiền ở nước ngoài vì lo sợ sẽ có một ngày mất tất cả.
Huệ Anh (theo RFI)
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: