Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VI PHẠM ĐIỀU 25 HIẾN PHÁP; "BẢO HOÀNG" HƠN BAN TUYÊN GIÁO VÀ BỘ TT-TT

Hội Nhà báo ra Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo

Viết Thịnh | 
Hội Nhà báo ra Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo

Ngày 25-12, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Bộ quy tắc này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.

Bộ Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam bao gồm ba chương và bảy điều.
Theo đó, Bộ quy tắc có bốn việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội và tám việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội, được quy định tại Điều 4 của Bộ quy tắc này. Cụ thể:
1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.
2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.

4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội.
8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.
theo Pháp luật TPHCM

Báo chí thực hiện hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội

Dân trí Chiều 28/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Cùng dự có hơn 600 đại biểu là lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí; các đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Nhà báo, Tổng biên tập báo Đảng, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Hội nghị đã đánh giá công tác báo chí năm 2018; phân tích ưu điểm, thành tích, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; dự báo tình hình, trên cơ sở đó xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm và giải pháp thực hiện năm 2019.
Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2018 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 nêu rõ: Năm 2018, các cơ quan báo chí đã thông tin tuyên truyền kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế của xã hội trong nước và quốc tế; là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước; là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân; là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối vời đời sống xã hội. Năm qua, báo chí thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng, giám sát, phản biện xã hội, góp phần phản ánh góc nhìn của đông đảo tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, ban hành và thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, báo chí đã nêu bật, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai" trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…
Năm 2018, báo chí đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị tư tưởng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam và thành tựu đổi mới của đất nước với bạn bè quốc tế và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài…
Trong năm, tình trạng thông tin không đúng tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đã từng bước được khắc phục; tình trạng rút, gỡ tin, bài tùy tiện của các cơ quan báo chí giảm cơ bản.
Các cuộc giao ban báo chí được duy trì và đổi mới phương thức theo hướng nâng cao tính tương tác, chủ động cung cấp thông tin, thảo luận, đối thoại dân chủ, thẳng thắn, nghiêm túc giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan báo chí về những vấn đề cần quan tâm trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm, chủ động cung cấp thông tin.  
Trong năm 2018, những sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được xử lý quyết liệt bằng nhiều biện pháp tăng cường kiểm tra, rà soát đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của một số cơ quan báo chí, nhất là các tạp chí điện tử nhằm ngăn chặn tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, "báo hóa" các tạp chí điện tử.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã tiến hành thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành quy định về báo chí đối với 11 cơ quan báo chí; xử lý vi phạm hành chính 46 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt trên 638 triệu đồng. Các cơ quan chức năng đã thu hồi thẻ nhà báo đối với 4 nhà báo có sai phạm và xử lý kỷ luật. Trong năm, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng, ban hành, hướng dẫn sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo.
Bên cạnh những kết quả đã làm được, các đại biểu dự Hội nghị đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của nhiều cơ quan báo chí trong đó là việc tồn tại thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng thông tin vẫn xảy ra trên một số báo và tạp chí. Thông tin về mặt trái của xã hội phản cảm, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn, phản giáo dục, kiểu giật tít mang tính giật gân, câu khách vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Thông tin trên báo chí chưa theo kịp với tình hình diễn biến thực tế. Thông tin để định hướng hoặc đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái trong nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội còn chậm.
Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm này, các đại biểu cho rằng, công tác tổ chức quản lý và cung cấp thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức địa phương còn thiếu chủ động, chưa kịp thời, thiếu sự phối hợp, nhất là đối với tình huống, sự kiện bất thường, phức tạp, liên quan đến chính trị, kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin, cũng như cơ quan báo chí.
Một số cơ quan chủ quản chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm, còn thiếu sâu sát trong giám sát, buông lỏng quản lý nên để xảy ra sai phạm tại các cơ quan báo chí hoặc chưa kiên quyết xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí thuộc quyền.
Một số vấn đề gây bức xúc trong xã hội nhưng chậm được các cơ quan chức năng giải quyết, thiếu sự phối hợp hoặc chưa có phương thức xử lý thông tin thỏa đáng, tạo thành vấn đề nóng trên báo chí, thậm chí gây "khủng hoảng" truyền thông...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, xác định nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong năm 2019.
TTXVN

Không có nhận xét nào: