MEKONG, Việt Nam (NV) – Đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở Mekong được Thủ Tướng Cambodia Hun Sen phê chuẩn khánh thành, gây ra nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, đe dọa an ninh khu vực đối với các khu vực hạ lưu sông Mekong.
Báo Hội Nhà Nông dẫn tin từ tờ Khmer Post của Cambodia hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Hai, 2018, tiết lộ Thủ Tướng Hun Sen có vẻ đã bị Trung Quốc lừa khi hậu thuẫn xâu dựng đập thủy điện Hạ Sesan 2.
Không những thế, Trung Quốc còn hậu thuẫn toàn bộ kinh phí cũng như nhân lực để giúp Campuchia hoàn thành dự án trên. Do đó, Thủ Tướng Hun Sen và chính phủ của ông khó lòng từ chối lời đề nghị đem lại quá nhiều lợi ích cho đất nước Cambodia.Theo Khmer Post, Công Ty Lưới Điện Hoa Nam là đơn vị xây dựng và thiết kế đập Sesan 2, đã đưa ra những lợi ích hấp dẫn mà thủy điện này sẽ đem lại cho nền kinh tế Cambodia, nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến tất cả những hậu quả nghiêm trọng mà một công trình đập thủy điện sẽ gây ra.
Hứa hẹn do Công Ty Lưới Điện Hoa Nam đưa ra là con đập này sẽ giải quyết được việc thiếu hụt nguồn năng lượng điện trầm trọng của Cambodia, đồng thời xuất cảng điện sang Việt Nam và Thái Lan. Đây lại là một lợi ích thứ hai về kinh tế cho Cambodia. Thủ Tướng Hun Sen bảo vệ mạnh mẽ dự án trị giá $816 triệu này, và cho rằng: ”Hầu hết mọi người ủng hộ phát triển dự án nhưng một số người dân đã gây khó khăn vì bị một số người nước ngoài kích động.”
Đập thủy điện Sesan 2 đã khánh thành vào ngày Thứ Hai, 17 Tháng Mười Hai, do chính Thủ Tướng Hun Sen chủ trì buổi lễ. Tờ Bangkok Post cho biết với kinh phí $816 triệu, Công Ty Năng Lượng Quốc Tế Hydrolancang của Trung Quốc nắm 51% cổ phần, Tập Đoàn Hoàng Gia Cambodia nắm 39% cổ phần và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) nắm 10% cổ phần.
Năm 2014, khi đập thủy điện Hạ Sesan 2 đang chuẩn bị xây dựng, một nhóm 15 tổ chức xã hội dân sự và luật sư ở Cambodia và Đông Nam Á đã gửi thư tới chính phủ Trung Quốc và các nhà thầu có liên quan để cảnh báo về những tác động môi trường, xã hội của dự án, đặc biệt là những hậu quả xuyên biên giới đối với các khu vực ở hạ lưu sông Mekong.
Ame Trandem, giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của tổ chức Sông Ngòi Quốc Tế, từng nhận định: “Tác động của thủy điện Hạ Sesan 2 đối với đa dạng sinh học, an ninh lương thực, sinh kế và nông nghiệp không chỉ diễn ra ở Cambodia mà còn gây ra với toàn bộ khu vực hạ lưu sông Mekong.”
Với Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của đất nước, chính là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, tác động đến giao thông và hệ sinh thái tự nhiên nơi đây. Đập thủy điện Sesan 2 do Trung Quốc thực hiện khi đi vào hoạt động sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở châu thổ sông Cửu Long không những sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi đắp mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm.
Vào giữa Tháng Năm năm nay, bà Claire Poelking, một chuyên gia của tổ chức phi chính phủ MacArthur thuộc Viện Di Sản Thiên Nhiên đã đưa ra cảnh báo về thủy điện Trung Quốc ở Cambodia. Bà Claire cho biết thủy điện đe dọa đến hệ sinh thái trên song Mekong, ngăn chặn dòng cá di cư và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống bằng nghề đánh bắt cá.
“Trong khi các đập thủy điện là nguồn năng lượng có khả năng thay thế nhiệt điện than trong tương lai, chúng lại không thân thiện với môi trường. Các đập thủy điện có thể phá vỡ và thậm chí phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên sông bằng cách ngăn chặn dòng chảy của trầm tích và chất dinh dưỡng, cũng như ngăn chặn quần thể cá di cư,” bà Claire cho biết.
Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 30,000 cây số vuông, do sông Cửu Long, có tên quốc tế là Mekong, bồi đắp nên, và là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam. (Kalynh Ngô)
MEKONG, Việt Nam (NV) – Đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở Mekong được Thủ Tướng Cambodia Hun Sen phê chuẩn khánh thành, gây ra nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, đe dọa an ninh khu vực đối với các khu vực hạ lưu sông Mekong.
Báo Hội Nhà Nông dẫn tin từ tờ Khmer Post của Cambodia hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Hai, 2018, tiết lộ Thủ Tướng Hun Sen có vẻ đã bị Trung Quốc lừa khi hậu thuẫn xâu dựng đập thủy điện Hạ Sesan 2.
Không những thế, Trung Quốc còn hậu thuẫn toàn bộ kinh phí cũng như nhân lực để giúp Campuchia hoàn thành dự án trên. Do đó, Thủ Tướng Hun Sen và chính phủ của ông khó lòng từ chối lời đề nghị đem lại quá nhiều lợi ích cho đất nước Cambodia.Theo Khmer Post, Công Ty Lưới Điện Hoa Nam là đơn vị xây dựng và thiết kế đập Sesan 2, đã đưa ra những lợi ích hấp dẫn mà thủy điện này sẽ đem lại cho nền kinh tế Cambodia, nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến tất cả những hậu quả nghiêm trọng mà một công trình đập thủy điện sẽ gây ra.
Hứa hẹn do Công Ty Lưới Điện Hoa Nam đưa ra là con đập này sẽ giải quyết được việc thiếu hụt nguồn năng lượng điện trầm trọng của Cambodia, đồng thời xuất cảng điện sang Việt Nam và Thái Lan. Đây lại là một lợi ích thứ hai về kinh tế cho Cambodia. Thủ Tướng Hun Sen bảo vệ mạnh mẽ dự án trị giá $816 triệu này, và cho rằng: ”Hầu hết mọi người ủng hộ phát triển dự án nhưng một số người dân đã gây khó khăn vì bị một số người nước ngoài kích động.”
Đập thủy điện Sesan 2 đã khánh thành vào ngày Thứ Hai, 17 Tháng Mười Hai, do chính Thủ Tướng Hun Sen chủ trì buổi lễ. Tờ Bangkok Post cho biết với kinh phí $816 triệu, Công Ty Năng Lượng Quốc Tế Hydrolancang của Trung Quốc nắm 51% cổ phần, Tập Đoàn Hoàng Gia Cambodia nắm 39% cổ phần và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) nắm 10% cổ phần.
Năm 2014, khi đập thủy điện Hạ Sesan 2 đang chuẩn bị xây dựng, một nhóm 15 tổ chức xã hội dân sự và luật sư ở Cambodia và Đông Nam Á đã gửi thư tới chính phủ Trung Quốc và các nhà thầu có liên quan để cảnh báo về những tác động môi trường, xã hội của dự án, đặc biệt là những hậu quả xuyên biên giới đối với các khu vực ở hạ lưu sông Mekong.
Ame Trandem, giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của tổ chức Sông Ngòi Quốc Tế, từng nhận định: “Tác động của thủy điện Hạ Sesan 2 đối với đa dạng sinh học, an ninh lương thực, sinh kế và nông nghiệp không chỉ diễn ra ở Cambodia mà còn gây ra với toàn bộ khu vực hạ lưu sông Mekong.”
Với Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của đất nước, chính là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, tác động đến giao thông và hệ sinh thái tự nhiên nơi đây. Đập thủy điện Sesan 2 do Trung Quốc thực hiện khi đi vào hoạt động sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở châu thổ sông Cửu Long không những sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi đắp mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm.
Vào giữa Tháng Năm năm nay, bà Claire Poelking, một chuyên gia của tổ chức phi chính phủ MacArthur thuộc Viện Di Sản Thiên Nhiên đã đưa ra cảnh báo về thủy điện Trung Quốc ở Cambodia. Bà Claire cho biết thủy điện đe dọa đến hệ sinh thái trên song Mekong, ngăn chặn dòng cá di cư và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống bằng nghề đánh bắt cá.
“Trong khi các đập thủy điện là nguồn năng lượng có khả năng thay thế nhiệt điện than trong tương lai, chúng lại không thân thiện với môi trường. Các đập thủy điện có thể phá vỡ và thậm chí phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên sông bằng cách ngăn chặn dòng chảy của trầm tích và chất dinh dưỡng, cũng như ngăn chặn quần thể cá di cư,” bà Claire cho biết.
Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 30,000 cây số vuông, do sông Cửu Long, có tên quốc tế là Mekong, bồi đắp nên, và là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam. (Kalynh Ngô)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét