Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

ĐẦU NĂM XEM BÓI CHO TẬP CẬN BÌNH: QUẺ 1-CHÍ LỚN PHẬN MỎNG

Đây là quẻ bói do Blogger Phạm Viết Đào gieo cách đây hơn 1 năm, ngay sau khi bế mạc Đại hội Đảng CS Trung Quốc bế mạc 24/10/2017...
Xin đưa lại quẻ bói này để quý vị chiêm nghiệm

Kết quả tìm kiếm

ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX BẾ MẠC 24/10, (5/9 NGÀY NGUYỆT KỴ)-

Phạm Viết Đào.

          Điều đang khiến cho giới am hiểu lịch pháp, dịch số hết băn khoăn: Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, một sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc, một đại hội với kỳ vọng  "Không quên khởi đầu, ghi nhớ sứ mệnh, giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, quyết tâm xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, giành được thắng lợi vĩ đại từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, không ngừng phấn đấu thực hiện giấc mơ phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại".
          Đây là Đại hội triển khai “học thuyết tứ toàn” của Tập Cận Bình lại được bế mạc- chính thức tuyên bố ra mắt một Ban lãnh đạo mới, những “công trình sư” của một thời đại mới đúng vào ngày mà dân dịch số vẫn gọi là ngày nguyệt kỵ: Mồng 5 âm lịch…
Theo phong tục từ trước tới nay, nhiều người Á- Đông thường chọn ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ huyệt)... Trong những ngày kiêng kỵ có các ngày: Ngày nguyệt kỵ, không phòng, hoang vu, Ngưu Lang

          Trong một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 3 ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23. Những ngày này không nên khởi đầu làm việc gì cả:
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì
Hay
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
          Những tập tục kiêng kỵ này được người Việt Nam đúc kết từ các công trình nghiên cứu về lịch pháp-dịch số của của người Trung Quốc cổ đại…Thế mà Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc lại được thành lập, ra mắt đúng ngày NGUYỆT KỴ?Ngẫu nhiên hay do thiên định ?
          Người Việt quan niệm ngày mùng 5, 14, 23 là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu…

          Hà đồ-Lạc thư lý giải về 3 ngày nguyệt kỵ

          Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

TẬP CẬN BÌNH TRẤN ÁP CẤP DƯỚI VÌ SỢ BỊ LẬT ĐỔ?

Bị phản đối vì thương chiến với Mỹ, Tập Cận Bình trấn áp vì sợ nổi dậy

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 18/12/2018.REUTERS/Jason Lee
La Croix hôm nay 31/12/2018 ghi nhận dưới áp lực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, « Tập Cận Bình buộc các lãnh đạo cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc phải tự kiểm thảo », cho thấy một số dấu hiệu căng thẳng trong nội bộ đảng.



Tờ báo Công Giáo cho rằng « chủ tịch Tập Cận Bình là Mao Trạch Đông mới của thế kỷ 21 ». Và cũng như Mao, ông Tập không tránh được việc bị chỉ trích cho dù không phát biểu công khai. Tuy nhiên, từ nhiều tháng qua, một số rạn nứt đã xuất hiện trong một chế độ luôn muốn chứng tỏ là hoàn toàn đồng tâm nhất trí.
Khi triệu tập 25 ủy viên Bộ Chính Trị họp lại trong hai ngày 25 và 26/12 (vào đúng ngày Noel và sinh nhật của Mao 26/12/1893), Tập Cận Bình bắt buộc họ phải tự kiểm điểm, như trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Theo Tân Hoa Xã, ông Tập « đã yêu cầu Bộ Chính Trị phê bình và tự kiểm thảo về công việc của mình cũng như việc thực hiện các chỉ thị của Tập chủ tịch, chính sách và chủ trương của đảng ».
Vai trò của Bộ Chính Trị đã bị giảm hẳn từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Ông tập trung mọi quyền lực vào tay mình, như thời Mao. Nhưng theo nhiều nhà phân tích Trung Quốc cũng như nước ngoài, uy quyền của ông Tập trong những tháng gần đây có phần bị lung lay do kinh tế bị chững lại, từ cuộc chiến tranh thương mại với nước Mỹ của ông Donald Trump.

Trung Quốc muốn loại Mỹ khỏi 'cuộc chơi' ở biển Đông

Anh Minh | 

Trung Quốc muốn loại Mỹ khỏi 'cuộc chơi' ở biển Đông

Chuyên gia nói Trung Quốc đang tìm mọi cách loại Mỹ ra khỏi “cuộc chơi” ở biển Đông, thông qua các điều khoản đang được đàm phán giữa Bắc Kinh và ASEAN.

Các cuộc đàm phán sắp tới về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các nước ASEAN nhằm giảm căng thẳng và xung đột tại đây nhiều khả năng sẽ khó khăn khi Trung Quốc đang đòi hỏi nhiều điều khoản khó chấp nhận đối với các nước còn lại, theo các tài liệu mà Reuters có được.

Thông điệp năm 2019 của TT Putin: Nước Nga chưa từng, và sẽ không bao giờ được người ngoài giúp đỡ

Hồng Anh | 

Thông điệp năm 2019 của TT Putin: Nước Nga chưa từng, và sẽ không bao giờ được người ngoài giúp đỡ
Ảnh: Kremlin.ru

Trước khi đất nước bước sang năm mới 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã gửi thông điệp sâu sắc tới người dân Nga, nhấn mạnh những nhiệm vụ cấp bách mà nước này đang phải đối mặt.

Thưa các bạn, các công dân của nước Nga,
Một năm mới, năm 2019, đang tiến đến rất gần. Phía sau chúng ta là tháng 12 bận rộn sắp qua đi - khoảng thời gian mà tất thảy mọi người đều phải vội vã chạy đua với thời gian để hoàn thành những nhiệm vụ cấp bách, lên kế hoạch cho tương lai, và chuẩn bị chào đón năm mới gõ cửa.

Toàn văn bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp năm mới 2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc | 

Toàn văn bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp năm mới 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Báo Trí Thức trẻ trân trọng đăng toàn văn bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với tiêu đề: “Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững”.

I
Năm 2018 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài và còn những hạn chế, bất cập trong nội tại.

Người Việt đầu thế kỉ 20 trong hồi ký của một vị Toàn quyền Đông Dương

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.
Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.

Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).

Người phương Tây thán phục vua Gia Long: “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương Tây khi đến Việt Nam cho thấy nhà vua là một “con người phi thường”.
Michel Đức Chaigneau con trai của Jean Baptiste Chaigneau (một người Pháp sang giúp đỡ cho Nguyễn Vương) đã viết trong Souvenirs de Hue (Hồi ký Huế) của mình, mô tả vua Gia Long là người hòa nhã, giản dị và có tài năng với những ý tưởng khoáng đạt và hào hiệp.
Cuốn hồi ký này cũng mô tả rằng:
“Trong sự tâm giao, vua Gia Long rất thích hỏi cha tôi về các trường học và những phong tục của nước Pháp”
“Vua Gia Long được công nhận là một người có khả năng nhất của vương quốc vì đã có đầy đủ trong mình những đức tính cần thiết cho một người đứng đầu nhà nước.
Lòng quả cảm và đức tính kiên trì theo đuổi tất cả những mục tiêu đúng đắn làm cho giám mục Adran và những người Pháp làm việc ở Nam Kỳ cho rằng tuyệt nhiên không có một người đứng đầu quốc gia châu Âu nào có thể thay thế được.”
Người phương Tây thán phục vua Gia Long - “Con người phi thường”
Chân dung hoàng đế Gia Long (Nguồn: ABS Travel)

Du khách Việt tử vong ở Ai Cập được bảo hiểm 2,4 tỷ đồng/người

Hiện đối với 3 nạn nhân, thủ tục sẽ hoàn thành vào ngày 2/1 và sau đó thi thể sẽ đưa về Việt Nam.
Hiện trường vụ đánh bom Ai Cập. (Ảnh cắt từ clip)
Ngày 31/12, bà Đoàn Thị Thanh Trà – Giám đốc Truyền thông Tiếp thị Công ty Lữ hành Saigontourist cho biết đơn vị và Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã làm việc với bệnh viện tại Ai Cập để ưu tiên đưa những người không bị thương và bị thương nhẹ về Việt Nam một cách sớm nhất. Sau khi bệnh viện xác nhận sức khỏe ổn định, công ty sẽ đưa du khách về Việt Nam.

Nhìn lại chiến tranh thương mại Trung-Mỹ trong năm 2018

Cột mốc quan trọng trong chiến tranh thương mại Trung – Mỹ là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký bản ghi nhớ ngày 22/3/2018, tuyên bố sẽ thu thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trị giá 60 tỷ USD (Đô la Mỹ). Ngày 23/3, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố biện pháp đáp trả bằng cách sẽ thu thuế quan đối với sản phẩm Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc trong đó có cả đậu tương với tổng trị giá 30 tỷ USD. 
chiến tranh thương mại
Ngòi nổ của chiến tranh thương mại Trung – Mỹ chính là hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc (Ảnh minh họa từ Shutterstock)
Ngòi nổ dẫn đến bùng nổ tranh chấp thương mại này là phía Mỹ cho rằng trong quá trình thương mại song phương, Trung Quốc có các hành vi thương mại không công bằng như đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại, cưỡng ép chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp Mỹ. Phía Mỹ dựa vào các hành vi này để khỏi động cuộc điều tra từ tháng 8/2017, và có được kết luận rõ ràng vào tháng 3/2018.